Đề cương môn Vật lý 7

Câu 12: Nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện ?

TL:

- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện dưới 40V.

- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

- Không được tự mình chạm vào mạng điện và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

- Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà phải tìm cách ngắt công tắc điện và gọi người tới cứu.

Câu 13: Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người.

- Cơ thể người là một vật dẫn điện.

- Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua cơ thể người làm các cơ co giật.

- Dòng điện có cường độ 25mA trở lên đi qua cơ thể người làm tổn thương tim.

- Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu địên thế 40V trở lên sẽ làm tim ngừng đập.

Câu 14: Nêu tác dụng của cầu chì?

Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Vật lý 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN VẬT LÝ 7 ( tài liệu tham khảo, HS xem kiến thức SGK, SBT) Câu 1: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? TL: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện ( mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Câu 2: Có mấy loại điện tích? Kể tên? Các vật nhiễm điện như thế nào thì chúng đẩy nhau, hút nhau? Một vật nhiễm điện âm, dương khi nào? Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử: TL: - Có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương. - Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron. - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. * Quy ước về điện tích - Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương(+). - Điện tích của thanh nhựa sẫm khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm(-). Câu 3: Dòng điện là gì?Nguồn diện? Dòng điện trong mạch kín bao gồm gì? TL: - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Mỗi nguồn điện đều có hai cực: là cực dương (+) và cực âm (-) - Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện . Câu 4: Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Mỗi loại cho VD? TL: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. VD: Đồng, nhôm, sắt Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. VD: Sứ, nhựa, thủy tinh - Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Câu 5: Nêu quy ước chiều dòng điện? Nêu kí hiệu một số bộ phận mạch điện ? TL: - Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện . - kí hiệu một số bộ phận mạch điện ( học SGK trang 58) Câu 6: Nêu các tác dụng của dòng điện? Mỗi tác dụng nêu kết luận? TL: - Tác dụng nhiệt: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. - Tác dụng phát sáng: Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. - Tác dụng từ: Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép và làm quay nam châm . - Tác dụng hóa học: Dòng điện có tác dụng hoá học , chẳng hạn khi có dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. - Tác dụng sinh lý: Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và các động vật sẽ làm các cơ co giật, ngạt thở, tê liệt thần kinh và tim ngừng đập. Câu 7: Cho biết kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo cường độ dòng điện? TL: - Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện. - Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn. - Cường độ dòng điện kí hiệu: I - Đơn vị: Ampe (A), miliampe (mA) 1A = 1000mA; 1mA = 0,001A Dụng cụ đo cường độ dòng điện là: Ampe kế Chú ý : Mắc nối tiếp ampe kế vào mạch điện sao cho chốt dương của Ampe kế nối với cực dương của nguồn điện và chốt âm của Ampe kế nối với cực âm của nguồn điện . Câu 8: Hiệu điện thế được tạo ra ở đâu? Cho biết kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo hiệu điện thế? Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết điều gì ? TL: - Hiệu điện thế được tạo ra gữa hai cực của nguồn điện? - Hiệu điện thế kí hiệu :U - Đơn vị đo hiệu điện thế là : Vôn (V), kilôvôn (kV), milivôn (mV ) 1kV = 1000V ; 1V = 1000mV ; 1kV = 1000000mV 1V = 0,001 kV ; 1mV=0,001 V ; 1mV = 0,000001 kV - Dụng cụ đo hiệu điện thế là : vôn kế. - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. Chú ý : Mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo sao cho chốt dương của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện . Câu 9: Hãy nêu các kết luận về hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn? - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn. - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. - Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. Câu 10: Hãy nêu kết luận và viết công thức tính hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp gồm 2 bóng đèn. TL: - Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác của mạch : I1=I2=I3. - Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. U13 = U12 + U23 Câu 11: Hãy nêu kết luận và viết công thức tính hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song 2 bóng đèn. TL: - Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U12 = U34 = UMN. - Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ. I = I1 + I2 Câu 12: Nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện ? TL: Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện dưới 40V. Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện. Không được tự mình chạm vào mạng điện và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng. Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà phải tìm cách ngắt công tắc điện và gọi người tới cứu. Câu 13: Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người. - Cơ thể người là một vật dẫn điện. - Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua cơ thể người làm các cơ co giật. - Dòng điện có cường độ 25mA trở lên đi qua cơ thể người làm tổn thương tim. - Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu địên thế 40V trở lên sẽ làm tim ngừng đập. Câu 14: Nêu tác dụng của cầu chì? Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch. Bài tập tham khảo 1. Giải thích vì sao những ngày thời tiết khô ráo , đặc biệt là những ngày hanh khô , khi chải đầu bằng lược nhựa , nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra? TL: Khi chải đầu bằng lược nhựa lược nhụa và tóc cọ xát vào nhau . Cả lược nhựa và tóc bị nhiễm điện nên tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. 2. Khi thổi vào mặt bàn , bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh , sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt , đặc biệt ở mép quạt chém vào không khí? TL: Khi thổi bụi trên bàn luồng gió thổi làm bui bay đi . Còn cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và nó hút bụi trong không khí , cón mép quạt bị bụi nhiều nhất là vì khi quạt quay nó cọ sát với không khí nhiều nhất nên mép quạt bị nhiễm điện nhiều nhất và nó hút bụi được nhiều nhất. 3. Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi , kính cửa sổ, màn hình TV bằng khăn khô vẫn thấy bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao? TL: Sau khi chùi gương soi , kính cửa sổ hay màn hình TV bằng giẻ khô chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện . Vì thế chúng có thể hút bụi vải. 4. Tại sao dưới gầm các ô tô chở xăng bao giờ cũng có một dây xích sắt. Một đầu của dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng như thế để làm gì?Tại sao? TL: Dây xích sắt để tránh xảy ra cháy, nổ xăng. Vì khi ô tô chạy, ô tô cọ xát mạnh với không khí , làm nhiễm điện những phần khác nhau của ô tô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng . Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích từ ô tô dịch chuyển xuống đất, loại trừ sự nhiễm điện mạnh. 5. Trước khi cọ xát có phải trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại nào cấu tạo nên vật? TL: Trước khi cọ xát các vật đều có mang điện tích âm và điện tích dương tồn tại ở các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. 6: Tại sao trước khi cọ xát ,các vật không hút các vụn giấy nhỏ? TL: Trước khi cọ xát các vật không hề hút các vụn giấy nhỏ là vì các vật chưa nhiễm điện , các điện tích âm và điện tích dương trung hoà lẫn nhau. Bài tập làm thêm Bài 1: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn, 2 bóng đèn mắc song song, dây dẫn, công tắc đóng, 1 ampe kế , dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện? Bài 2: Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 nguồn mắc nối tiếp, 2 bóng đèn giống nhau mắc nối tiếp, 1 công tắc mở, 1 vôn kế, dây dẫn. Bài 3: a/ Đổi các đơn vị cường độ dòng điện sau: 0,135A = ..mA; 0,14 A = .mA; 1,25 A = .mA; 0,02 A = ..mA; 52,6 A = mA. 1,2 mA = .A; 350 mA = A; 1540 mA = ..A; 25,4 mA = ..A; 80 mA = ..A. b/ Đổi các đơn vị hiệu điện thế sau: 5, 23kV=V 22,67V=kV=.mV 62,5V=mV 0,0015kV=..V=.mV 220000mV=..V=..kV Bài 4: Cho mạch điện gồm 2 đèn mắc nối tiếp vào nguồn điện 14V , biết cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,7A.Tính . a/ Cường độ dòng điện qua đèn 2. b/ Nếu hiệu điện thế qua đèn 2 là 6,5V. Tính hiệu điện thế qua đèn 1 ? Bài 5: Cho mạch điện gồm 2 đèn mắc song song vào nguồn điện 9V , biết cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,35A, cường độ dòng điện mạch chính là 0,72A. Tính : a/ Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn? b/Cường độ dòng điện qua đèn 2 ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde cuong vat li 7_12331471.doc
Tài liệu liên quan