CHƯƠNG IV
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN NHÀ NƯỚC, XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY QPPL
1. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản nhà nước
1.1. Khái niệm, đặc điểm của phong cách ngôn ngữ trong VBNN
1.1.1. Khái niệm
Phong cách hành chính của ngôn ngữ là phong cách của tiếng Việt dùng trong lĩnh vực pháp luật và quản lý nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm (5 đặc điểm)
- Tính chính xác
- Tính dễ hiểu
- Tính khách quan
- Tính văn minh, lịch sự
- Tính khuôn mẫu
1.2. Ngữ pháp trong văn bản Nhà nước
1.2.1. Cách sử dụng từ ngữ
Từ ngữ được sử dụng trong văn bản QPPL là từ ngữ dùng cho văn viết của tiếng Việt. Từ ngữ được dùng một cách chuẩn xác và linh hoạt thuộc các nhóm từ ngữ thông dụng, nhóm từ ngữ hành chính, nhóm từ ngữ luật học và nhóm thuật ngữ khoa học kỹ thuật.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7655 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Xây dựng văn bản pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương môn Xây dựng văn bản háp luật
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Khái niệm xây dựng văn bản pháp luật
1.1. Văn bản nhà nước
1.1.1. Văn bản quy phạm pháp luật
(Định nghĩa, dấu hiệu VBQPPL)
1.1.2. Văn bản ADQPPL (Định nghĩa, dấu hiệu)
1.1.3. Một số khái niệm về các loại văn bản khác
Văn bản nhà nuớc, VB pháp quy, VB cá biệt, VB pháp quy phụ, văn bản hành chính...
1.2. Khái niệm xây dựng văn bản pháp luật
Hoạt động xây dựng văn bản pháp luật là toàn bộ các qui tắc về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước cũng như những qui tắc chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ soạn thảo văn bản trong quá trình soạn thảo, thông qua, ban hành văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát huy vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.
2. Tính chất, ý nghĩa của hoạt động xây dựng văn bản pháp luật
2.1. Tính chất
- Tính khoa học: ứng dụng tri thức khoa học pháp lý và các ngành liên quan.
- Tính thực tiễn: xây dựng văn bản phải xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Tính giai cấp: nhà làm luật phải lựa chọn biện pháp nào, quy trình, quy định nào để ban hành một văn bản mà có lợi nhất cho giai cấp cầm quyền.
2.2. Ý nghĩa
- Đảm bảo cho tư tưởng, ý chí Nhà nước được thể hiện dưới những hình thức và nội dung thích hợp.
- Đảm bảo chất lượng của văn bản nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
CHƯƠNG II
THẨM QUYỀN BAN HÀNH, CƠ CẤU
CHUNG CỦA VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật
1.1. Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL
1.1.1. Thẩm quyền về hình thức
Là sự thể hiện bên ngoài nội dung văn bản, cho phép hiểu chủ thể có thẩm quyền được ban hành loại văn bản nào. Hiện nay, có 9 tên loại văn bản QPPL do nhiều chủ thể ban hành. Cụ thể gồm:
+ Quốc hội: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết (Đạo luật: Hiến pháp, Bộ luật, Luật; Nghị quyết);
+ UBTVQH: Pháp lệnh, Nghị quyết.
- Nhóm văn bản của chính quyền địa phương
+ HĐND các cấp: Nghị quyết;
+ UBND các cấp: Quyết định, chỉ thị.
- …………………………………………�� �…..
1.1.2. Thẩm quyền về nội dung (Phần này sẽ trình bày chi tiết các văn bản do các chủ thể trên ban hành quy định vấn đề gì)
1.2. Thẩm quyền ban hành văn bản ADQPPL(Giới thiệu nguyên tắc chung để xác định thẩm quyền)
2. Cơ cấu chung của văn bản Nhà nước
2.1. Quốc hiệu
2.2. Tên cơ quan ban hành văn bản
2.3. Số, ký hiệu
2.4. Địa danh, ngày tháng năm
2.5. Tên loại văn bản, trích yếu
2.6. Nội dung (căn cứ ban hành, nội dung văn bản)
2.7. Chữ ký, dấu
2.8. Nơi nhận
CHƯƠNG III
HIỆU LỰC VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Hiệu lực của văn bản QPPL
1.1. Hiệu lực về thời gian
1.1.1. Thời điểm phát sinh hiệu lực (Điều 78 Luật BHVBQPPL 2008, Điều 51 Luật BHVBQPPL của HĐND và UBND 2004)
1.1.2. Hiệu lực trở về trước( Điều 79 Luật BHVBQPPL 2008)
- Đối với văn bản của các cơ quan nhà nước ở Trung ương chỉ áp dụng trong trường hợp thật cần thiết. Không được áp dụng 2 trường hợp sau
+ Quy định trách nhiệm pháp lý mới;
+ Trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
- Văn bản của cơ quan nhà nước ở địa phương không áp dụng hiệu lực trở về trước.
1.2. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng (Điều 82 Luật BHVBQPPL 2008)
- Đối với văn bản của các chủ thể ở Trung ương
+ Áp dụng với mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trừ trường hợp có quy định khác;
+ Áp dụng với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác.
- Đối với văn bản của HĐND, UBND các cấp có hiệu lực áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ xã hội được văn bản đó điều chỉnh.
1.3. Trường hợp ngưng hiệu lực của văn bản (Điều 80 Luật BHVBQPPL 2008)
Văn bản bị đình chỉ thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền (trường hợp không bị hủy bỏ, bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực; nếu bị hủy bỏ, bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực).
1.4. Những trường hợp văn bản hết hiệu lực (Điều 81 Luật BHVBQPPL 2008 và Điều 53 Luật BHVBQPPL của HĐND và UBND)
2. Nguyên tắc áp dụng văn bản QPPL
2.1. Những nguyên tắc chung
- Trong trường hợp các văn bản QPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn.
- Trong trường hợp các VBQPPL về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của VBQPPL được ban hành sau.
- Trong trường hợp VBQPPL mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản QPPL mới.
- ………………………………….
2.2. Nguyên tắc áp dụng văn bản QPPL của địa phương trong trường hợp điều chỉnh địa giới hành chính
CHƯƠNG IV
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN NHÀ NƯỚC, XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY QPPL
1. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản nhà nước
1.1. Khái niệm, đặc điểm của phong cách ngôn ngữ trong VBNN
1.1.1. Khái niệm
Phong cách hành chính của ngôn ngữ là phong cách của tiếng Việt dùng trong lĩnh vực pháp luật và quản lý nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm (5 đặc điểm)
- Tính chính xác
- Tính dễ hiểu
- Tính khách quan
- Tính văn minh, lịch sự
- Tính khuôn mẫu
1.2. Ngữ pháp trong văn bản Nhà nước
1.2.1. Cách sử dụng từ ngữ
Từ ngữ được sử dụng trong văn bản QPPL là từ ngữ dùng cho văn viết của tiếng Việt. Từ ngữ được dùng một cách chuẩn xác và linh hoạt thuộc các nhóm từ ngữ thông dụng, nhóm từ ngữ hành chính, nhóm từ ngữ luật học và nhóm thuật ngữ khoa học kỹ thuật.
1.2.2. Ngữ pháp trong văn bản Nhà nước
- Về câu: không dùng câu hỏi và câu cảm thán.
- Về dấu câu: có 10 loại dấu câu. Trong đó không sử dụng dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi và dấu ba chấm.
2. Xây dựng và trình bày QPPL
2.1. Định nghĩa QPPL, các yếu tố cấu thành
- Định nghĩa
- Các yếu tố cấu thành của QPPL: giả định, quy định, chế tài.
2.2. Kỹ thuật xây dựng QPPL
- Kỹ thuật xây dựng bộ phận giả định
- Kỹ thuật xây dựng bộ phận quy định
- Kỹ thuật xây dựng bộ phận chế tài
2.3. Phương pháp trình bày QPPL trong văn bản
- Phương pháp trình bày trực tiếp
- Phương pháp trình bày viện dẫn
- Phương pháp kết hợp nhiều QPPL vào trong một điều luật.
CHƯƠNG V
QUY TRÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của Quốc hội, UBTVQH
1.1. Quy trình soạn thảo Luật, Pháp lệnh
1.2. Quy trình ban hành Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH
2. Quy trình xây dựng văn bản QPPL của Chủ tịch nước
3. Quy trình xây dựng văn bản QPPL của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
3.1. Quy trình xây dựng nghị định Chính phủ
3.2. Quy trình xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ
3.3. Soạn thảo thông tư của Bộ trưởng, TTCQNB
4. Quy trình xây dựng văn bản QPPL của TANDTC, VKSNDTC
4.1. Soạn thảo nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC
4.2. Soạn thảo thông tư của Chánh án TANDTC
4.3. Soạn thảo thông tư của Viện trưởng VKSNDTC
5. Quy trình xây dựng văn bản QPPL của HĐND và UBND các cấp (trình bày cụ thể)
5.1. Soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp
5.1.1. Quy trình soạn thảo
5.1.2. Bố cục của dự thảo nghị quyết
5.1.3. Phương pháp trình bày
5.1.4. Mẫu dự thảo nghị quyết
5.2. Soạn thảo quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp
5.2.1. Quy trình soạn thảo
5.2.2. Bố cục của dự thảo quyết định, chỉ thị
5.2.3. Phương pháp trình bày
5.2.4. Mẫu dự thảo quyết định, chỉ thị
CHƯƠNG VI
SOẠN THẢO VĂN BẢN ÁP DỤNG QPPL
VÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
1. Soạn thảo văn bản quyết định
1.1. Giới thiệu chung về văn bản quyết định
1.2. Nội dung cơ bản của quyết định
1.3. Mẫu trình bày của quyết định
- Mẫu quyết định của UBND
- Mẫu quyết định của Chủ tịch UBND
- Quyết định của Thủ trưởng đơn vị
1.4. Mẫu nội dung của một số loại quyết định
- Mẫu quyết định về tổ chức cơ quan
- Mẫu quyết định về tổ chức nhân sự
- Mẫu quyết định của quyết định ban hành văn bản pháp quy phụ
2. Soạn thảo văn bản công văn hành chính
2.1. Giới thiệu chung về văn bản công văn hành chính
2.2. Nội dung cơ bản của một công văn
2.3. Mẫu trình bày của một công văn
2.4. Mẫu nội dung của một số loại công văn hành chính
- Công văn mời họp
- Công văn dùng để hỏi
- Công văn trả lời
- Công văn chỉ đạo
- Công văn hướng dẫn
- Công văn đôn đốc, nhắc nhở
3. Soạn thảo văn bản báo cáo
3.1. Giới thiệu chung
3.2. Nội dung cơ bản của một báo cáo
3.3. Mẫu trình bày của một báo cáo
4. Soạn thảo văn bản biên bản
4.1. Giới thiệu chung
4.2. Nội dung cơ bản của một biên bản
4.3. Mẫu trình bày và nội dung một số loại biên bản
- Biên bản cuộc họp/ hội nghị
- Biên bản bàn giao
- Biên bản xử lý vi phạm
5. Soạn thảo văn bản tờ trình
5.1. Giới thiệu chung về tờ trình
5.2. Nội dung cơ bản của một tờ trình
5.3. Mẫu trình bày và nội dung của tờ trình
- Mẫu tờ trình trong nội bộ cơ quan
- Mẫu tờ trình lên đơn vị cấp trên
CHƯƠNG VII
GIÁM SÁT, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QPPL
1. Ý nghĩa của hoạt động giám sát, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL
- Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật;
- Phát hiện những khiếm khuyết, hạn chế của VBPL;
- Xác định trách nhiệm pháp lý của cơ quan ban hành VB;
- Thuận tiện trong công tác hệ thống hóa.
- …………………………………………�� �……..
2. Giám sát văn bản QPPL
2.1. Khái niệm
Giám sát văn bản QPPL là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm phát hiện những nội dung sai trái của văn bản để kịp thời kiến nghị cơ quan ban hành văn bản có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo tính hợp pháp và thống nhất của hệ thống pháp luật.
2.2. Chủ thể giám sát
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Kiểm tra văn bản QPPL
3.1. Khái niệm
Là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp, hợp hiến của văn bản nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật, bảo đảm tính hợp pháp, hợp hiến, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
3.2. Nội dung kiểm tra văn bản (Điều 3 Nghị định 40/2010/NĐ-CP)
Nội dung kiểm tra văn bản là việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản theo các nội dung được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004.
Văn bản hợp hiến, hợp pháp là văn bản bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:
- Ban hành đúng căn cứ pháp lý.
- Ban hành đúng thẩm quyền. Thẩm quyền ban hành văn bản bao gồm: thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung.
- Nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.
- Văn bản được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật.
3.3. Các hình thức kiểm tra
- Tự kiểm tra
- Kiểm tra theo thẩm quyền
- Kiểm tra theo yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi họ phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật
3.4. Thủ tục kiểm tra. (Xem NĐ 40/2010/NĐ-CP)
4. Xử lý văn bản QPPL
4.1. Khái niệm
Xử lý văn bản là kết quả của hoạt động kiểm tra văn bản khi phát hiện có nội dung trái pháp luật.
4.2. Cơ sở pháp lý xác định nội dung trái pháp luật của văn bản QPPL(Xem Nghị định 40/2010/NĐCP)
4.3. Các hình thức xử lý
- Đình chỉ thi hành
- Sửa đổi
- Bổ sung
- Thay thế
- Hủy bỏ
- Bãi bỏ
4.4. Chủ thể xử lý
- Cơ quan ban hành văn bản có quyền đình chỉ, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ văn bản do mình ban hành.
- Cơ quan cấp trên: có quyền đình chỉ, bãi bỏ, hủy bỏ văn bản trái pháp luật của các cơ quan cấp dưới.
4.5. Các biện pháp xử lý đối với chủ thể ban hành văn bản trái pháp luật
- Cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành VB trái pháp luật phải kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thực hiện văn bản trái PL gây ra.
- Cơ quan, người có thẩm quyền xác định hình thức, mức độ xử lý đối với cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VB đã ban hành VB trái pháp luật.
- Tuỳ theo tính chất và mức độ của văn bản trái pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
HẾT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xay dung van ban phap luat.docx