Đề cương ôn sinh thi môn Sinh Học

4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống sinh vật (sinh vật hằng nhiệt, sinh vật biến nhiệt)

- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát.

 - Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường: chim, thú, con người

5. Ảnh hưởng lẫn nhau giữ sinh khác loài

-Hỗ trợ :

+Cộng sinh: sự hợp tác cùng có lợi giữi các loài sinh vật

+Hội sinh: sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và không có hại

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn sinh thi môn Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn sinhthi môn sinh học Chương I: Sinh vật và môi trường 1. Môi trường sống của sinh vật - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. - Có 4 loại môi trường phổ biến: + Môi trường trong đất. + Môi trường trên mặt đất – không khí. + Môi trường nước. + Môi trường sinh vật. 2. Các nhân tố sinh thái của môi trường * Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. * Có 2 nhóm nhân tố sinh thái: - Vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, - Hữu sinh: + Con người: người trồng cây, người nhặt rác, + Sinh vật khác: động vật, thực vật, 3. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật - Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lý của thực vật. - Mỗi loài cây thích nghi với một điều kiện chiếu sáng khác nhau. - Căn cứ vào sự thích nghi của thực vật với ánh sáng người ta chia thực vật thành hai nhóm: + Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng. + Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác. 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống sinh vật (sinh vật hằng nhiệt, sinh vật biến nhiệt) - Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát. - Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường: chim, thú, con người 5. Ảnh hưởng lẫn nhau giữ sinh khác loài -Hỗ trợ : +Cộng sinh: sự hợp tác cùng có lợi giữi các loài sinh vật +Hội sinh: sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và không có hại -Dối địch: +Cạnh tranh: các sinh vật khác loài tranh giành thức ăn ,nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường, các laoì kiềm hãm sự phát triển của nhau +Kí sinh nữa kí sinh: sinh vậy sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác +Sinh vậy ăn sinh vật khác: gồm các trường hợp độngvật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ Chương II Hệ sinh thái (4đ) 6. * Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Ví dụ: đàn ngựa, bụi tre * Những dấu hiệu để nhận biết một quần thể sinh vật - Gồn các cá thể cùng loài. - Cùng sống trong một khu vực nhất định - Cùng sống ở thời điểm nhất định - Có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. *Hậu quả khi mật độ quần thể tăng quá cao Số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết 7. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã - Các nhân tố sinh thái luôn ảnh hưởng tới quần xã sinh vật tạo nên sự thay đổi của quần xã và ngược lại, kết quả tạo ra cấu trúc động của quần xã. - Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo ngoại cảnh và luôn được khống chế ở một mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên cân bằng sinh học trong quần xã. * Xác định được sự cân bằng sinh học trong quần xã - Cân bằng sinh học: cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. - Ví dụ minh hoạ về cân bằng sinh học: gặp khí hậu thuận lợi ấm áp, độ ẩm cao, cây cối xanh tốt..) sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng là điều kiện tốt cho chim phát triển số lượng.Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu hại giảm. 8. Tăng dân số và phát triển xã hội - Tăng dân số tự nhiên là kết quả có tỉ lệ sinh lớn hơn tỉ lệ tử. - Tăng dân số thực: tăng dân số tự nhiên + dân số nhập cư - dân số di cư. - Sự tăng dân số quá nhanh sẽ dẫn đến thiếu nơi ở, thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường. *Để xã hội phát triển bền vững mỗi quốc gia cần làm gì ? Để hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí. Ở Việt Nam đã và đang thực hiện Pháp lệnh dân số nhầm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đinh và toàn xã hội. Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng , chăm scs của mỗi gia đình và hài hòa với sự phát triển kinh tế -xã hội, tài nguyên môi trường của đất nước. Nhà nước Việt Nam vận động mỗi gia đình chỉ có 1-2 con . 9. *Chuỗi thức ăn - Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. - Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. - Các thành phần sinh vật trong một chuỗi thức ăn: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. - Ý nghĩa chuỗi thức ăn: cho ta biết mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một quần xã sinh vật. * Lưới thức ăn - Định nghĩa: mỗi loài trong quần xã sinh vật thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. - Ý nghĩa lưới thức ăn: chỉ ra mối quan hệ về mặt dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái như quan hệ cạnh tranh, sinh vật ăn sinh vật khác, kí sinh; vị trí của một loài trong quần xã sinh vật *Bài tập về lưới thức ăn, chuỗi thức ăn (xem lại kiểm 1 tiết) Chương III : Con người dân số môi trường (2đ) 10. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Ô nhiễm môi trường do: + Hoạt động của con người: phương tiện giao thông, xả rác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, + Hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa, ... * Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học - Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật. - Con đường phát tán: + Hoá chất (dạng hơi) " nước mưa " đất (tích tụ) " Ô nhiễm mạch nước ngầm. + Hoá chất " nước mưa " ao hồ, sông, biển (tích tụ) " bốc hơi vào không khí. + Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người * Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh - Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện, ... - Sinh vật gây bệnh vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh môi trường kém, ... 11. Nguyên nhân (ở trên) * Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường  - Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí bằng cách lắp đặt các thiết bị lọc bụi và sử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí. Phát triển công nghệ sử dụng các nhiên liệu không gây khói bụi, sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm (năng lượng mặt trời, gió). Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu, hạn chế tiếng ồn.    - Biên pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước chủ yếu xây dựng hệ thống cấp và thải nước ở các khu đô thị. Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, dùng các biện pháp cơ học, hoá học, biện pháp sinh học xử lí nước thải.    - Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật: xây dựng nơi quản lí thật chặt các chất gây nguy hiểm cao, hạn chế phun, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn.    - Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ chất thải rắn:       + Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học. Xây dựng khu tái chế chất thải thành các nguyên liệu đồ dùng, kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.       + Dù dùng biện pháp hạn chế nào đi nữa cũng không mang lại hiệu quả như ta tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường sống. *Liên hệ bản thân - Bản thân bạn đã làm gì góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường? - Tham gia trồng và chăm sóc cây xanh. - Để rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. - Không vức xác chết động vật xuống ao hồ, sông suối. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, - Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện - Tố giác người thải chất độc với lượng lớn ra môi trường Chương V Bảo vệ môi trường 12. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước, ...). - Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên qua 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt (than đá, dầu mỏ, ...). - Tài nguyên vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường (năng lượng mặt trời, gió, sóng, ...). * Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Sử dụng hợp lí tài nguyên đất - Đất là nơi ở, nơi sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, sinh vật khác. - Cách sử dụng hợp lí: + Cải tạo đất, bón phân hợp lí. + Chống xói mòn đất, chống khô hạn, chống nhiễm mặn. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước - Nước là nhu cầu không thể thiếu của các tất cả các sinh vật trên trái đất. - Cách sử dụng hợp lí: + Khơi thông dòng chảy. + Không xả rác, chất thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, biển, + Tiết kiệm nguồn nước ngọt. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng - Rừng là nguồn cung cấp lâm sản, thuốc, gỗ, .. điều hòa khí hậu, - Cách sử dụng hợp lí: + Khai thác hợp lí, bảo vệ và trồng thêm rừng. + Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, 13. Hiểu để lựa chọn các tài nguyên phù hợp, với các dạng tài nguyên chủ yếu Dạng tài nguyên Ghi kết quả Các tài nguyên Tài nguyên tái sinh Tài nguyên không tái sinh Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu 1. b, c, g 2. a, e, i 3. d, h, k, l Khí đốt thiên nhiên Tài nguyên nước Tài nguyên đất Năng lượng gió Dầu lửa Tài nguyên sinh vật Bức xạ mặt trời Than đá Năng lượng thủy triều Năng lượng suối nước nóng 14. * Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã - Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần khôi phục hệ sinh thái. - Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. - Tránh được các thảm họa: xói mòn, lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường, * Các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên * Bảo vệ tài nguyên sinh vật + Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. + Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia. + Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. + Không săn bắn động vật và khai thác quá mức các loài sinh vật. + Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quí hiếm. * Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá + Trồng cây phủ xanh đồi trọc, đất trống. + Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lý. + Bón phân hợp lý và vệ sinh. + Thay đổi các loại cây trồng hợp lý. + Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE CUONG ON SINH 9 HK II 17 - 18.doc
Tài liệu liên quan