Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 11

Câu 3 Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ, động lực, lãnh đạo, hình thức, kết quả, hạn chế của các cuộc Cách mạng tư sản thế kỉ XVI - XIX?

Trả lời

- Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc

- Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản. (Có nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào mỗi nước) VD.

- Động lực cách mạng: Quần chúng nhân dân, lực lượng thúc đẩy cách mạng tiến lên (điển hình là cách mạng tư sản Pháp).

- Lãnh đạo cách mạng: Chủ yếu là tư sản hoặc quí tộc tư sản hóa. VD.

- Hình thức diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản cũng không giống nhau (có thể là nội chiến, có thể là chiến tranh giải phóng dân tộc, có thể là cải cách hoặc thống nhất đất nước,.).

- Kết quả: xóa bỏ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Hạn chế:

+ Hạn chế chung: chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, sự bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng tăng.(CMTS Pháp đạt đến đỉnh cao nhất dưới nền chuyên chính Gia-cô-banh)

 

doc3 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6542 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ TRUNG TÂM GDTX CHƠN THÀNH LỚP 11 I TRẮC NGHIỆM A/ Nối mốc thời gian với sự kiện lịch sử sao cho phù hợp Thời gian Sự kiện Kết quả nối A - 1868 1-Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi A – 2 B - 1911 2- Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản B -5 C- 3/1921 3-Hít-le lên làm thủ tướng Đức C -4 D -25/10/1917 4-Lê-nin đưa ra chính sách kinh tế mới D -1 E – 30/1/1933 5- Cách mạng Tân Hợi E -3 B / Khoanh tròn câu đúng nhất Câu 1 Học thuyết Tam dân do ai đưa ra: a. Ti-lắc b. Tôn Trung Sơn c. Thiên Hoàng Minh Trị d. Lê-nin Câu 2 Ấn Độ là thuộc địa của: a. Anh b. Hà Lan c. Đức d. Pháp Câu 3 Chiến tranh thế giới thứ nhất đã lôi kéo bao nhiêu nước tham gia? a. 33 b.36 c.38 d. 72 Câu 4 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bắt đầu từ nước a.Pháp b. Đức c. Anh d. Mĩ C/ Điền từ vào chỗ trống Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng……1,5 tỉ người…………..bị lôi cuốn vào vòng khói lửa,..10 triệu …………...... người chết,………20 triệu người………. bị thương . Chi phí cho chiến tranh lên tới………85 tỉ…… đô la II/ TỰ LUẬN Câu 1 Nêu nội dung của Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868?so với yêu cầu đặt ra cuộc cải cách còn có những hạn chế nào? Trả lời : Nội dung: Chính trị:Thủ tiêu chế độ Mạc phủ thành lập chính phủ mới thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân… Kinh tế: Thống nhất tiền tệ,thị trường,xóa bơ độc quyền ruộng đất ,tăng cường phát triển kinh tế TBCNowr nông thôn ,xây dựng cơ sở hạ tầng…. Quân sự: Tổ chức quân đội và huấn luyện theo kiểu phương Tây,thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự,phát triển công nghiệp đóng tàu chiến,sx vũ khí,đạn dược,mời chuyên gia quân sự nước ngoài… Văn hóa giáo dục : Thực hiện giáo dục bắt buộc ,chú trọng giảng dạy nội dung khoa học kĩ thuật,cử học sinh giỏi đi du học Hạn chế : - Thế lực phong kiến còn mạnh trong đời sống kinh tế chính trị Vai trò của quần chúng bị phai mờ,nông dân chưa được chia ruộng đất,các tầng lớp lao động khác bị bóc lột nặng nề. Câu 2 Trình bày diễn biến giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) Trả lời Mặt trận phía Tây: Đức dự định tấn công Pháp thực hiện chiến tranh chớp nhoáng sau đó quay sang đánh Nga. 8/1914 Đức tấn công Pháp à Pa-ri bị uy hiếp Mặt trận phía Đông: Nga tấn công Đông Phổ buộc Đức phải điều quân ở phía Tây đối phó. Pa-ri được cứu thoát. - 9/1914 Pháp phản công và giành thắng lợià kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức bị thất bại. - 1915 Đức cùng Áo Hung tấn công Nga nhưng không thành sau đó cả hai bên ở thế cầm cự và thiệt hại nặng nề,nền kinh tế bị ảnh hưởng. - 1916 Đức chuyển về mặt trận phía Tây mở chiến dịch Véc-đoong hòng tiêu diệt Pháp nhưng không thành buộc Đức phải rút lui. - Cuối 1916 trở đi Đức Áo Hung chuyển từ thế chủ động sang thế phòng ngự ở hai mặt trận. Câu 3 Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ, động lực, lãnh đạo, hình thức, kết quả, hạn chế của các cuộc Cách mạng tư sản thế kỉ XVI - XIX? Trả lời - Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc - Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản... (Có nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào mỗi nước) VD... - Động lực cách mạng: Quần chúng nhân dân, lực lượng thúc đẩy cách mạng tiến lên (điển hình là cách mạng tư sản Pháp). - Lãnh đạo cách mạng: Chủ yếu là tư sản hoặc quí tộc tư sản hóa. VD... - Hình thức diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản cũng không giống nhau (có thể là nội chiến, có thể là chiến tranh giải phóng dân tộc, có thể là cải cách hoặc thống nhất đất nước,...). - Kết quả: xóa bỏ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Hạn chế: + Hạn chế chung: chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, sự bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng tăng...(CMTS Pháp đạt đến đỉnh cao nhất dưới nền chuyên chính Gia-cô-banh) Câu 4 Để xây dựng CNXH nhân dân Liên Xô đã thực hiện những nhiệm vụ gì? Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì trong công cuộc xây dựng CNXH? Trả lời - Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng CNXH, với nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. - Liên Xô đã từng bước giải quyết thành công các vấn đề liên quan tới công cuộc công nghiệp hóa như: vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề,… - Từ 1928, Liên Xô bắt đầu thực hiện các kế hoạch 5 năm phát triển dài hạn. Sau khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I (1928 - 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ II (1933 - 1937), Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp chiếm tới 77,4% tổng sản phẩm quốc dân. Trong nông nghiệp: Tiến hành tập thể hóa, đưa 93% số nông hộ, chiếm 90% diện tích đất canh tác cùng với sự cơ giới hóa nông nghiệp. Văn hóa - giáo dục: Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân và nền văn hóa – nghệ thuật Xô viết. Xã hội:Các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức XHCN. Câu 5 Hãy tìm ra điểm giống và khác nhau giữa nước Mĩ và Nhật trong thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Trả lời + Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc trong và sau chiến tranh, không bị tổn thất gì nhiều. + Khác nhau: Kinh tế Nhật phát triển bấp bênh không ổn định, chỉ phát triển một thời gian ngắn rồi lại lâm vào khủng hoảng. Còn nước Mĩ phát triển phồn vinh trong suốt thập kỉ 20 của thế kỉ XX. Câu 6 Tại sao sau chiến tranh cùng có lợi như nhau mà kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định còn kinh tế Mĩ phát triển ổn định. Trả lời + Mĩ : chú trọng cải tiến kỹ thuật, đổi mới quản lý sản xuất, sức cạnh tranh cao, nguyên liệu dồi dào, vốn lớn. + Nhật: nguyên liệu, nhiên liệu khan hiếm phải nhập khẩu quá mức, sức cạnh tranh yếu, công nghiệp không được cải thiện, nông nghiệp trì trệ lạc hậu, sức mua của người dân thấp. Câu 7 Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1923 đã gây ra những hậu quả như thế nào? Tại sao cuộc khủng hoảng này lại dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới? Trả lời - 10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất, kéo dài nhất trong lịch sử của CNTB và gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội đối với các nước tư bản và các thuộc địa. - Các nước tư bản đều ra sức tìm lối thoát khỏi khủng hoảng và duy trì ách thống trị của giai cấp tư sản. Các nước như Mỹ, Anh, Pháp đã tiến hành những cải cách về kinh tế - xã hội. Các nước khác như: Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới với việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chế khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. - Quan hệ giữa các nước tư bản chuyển biến ngày càng phức tạpà sự hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau :một bên là Anh,Pháp,Mĩ với một bên là Đức, I-ta-li-a,Nhật và cuộc chạy đua vũ trang báo hiệu nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsu 11.doc
Tài liệu liên quan