Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới

Câu 73 : So sánh nhà nước phương đông và phương tây cổ đại?

Khoảng thiên niên kỉ IV trước Công nguyên (TCN), trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi, công cụ bằng kim loại xuất hiện, báo hiệu sự tan vỡ hoàn toàn của chế độ công xã thị tộc và bình minh của thời đại văn minh mà ở đó xuất hiện sự tư hữu, sự bóc lột, thống trị của thiểu số quý tộc đối với đa số thành viên công xã và nô lệ. Cũng nơi đây, cư dân phương Đông đã xây dựng nên những quốc gia đầu tiên của mình.

Tuy ở mỗi nơi, quá trình hình thành và phát triển của nhà nước không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế mà trong đó vùa là người nắm mọi quyền hành và được cha truyền con nối. Phương Đông cũng là cái nôi của văn minh nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác.

 

doc270 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 56969 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đêm dài Trung cổ. Nghề làm giấy có từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên ở Trung Quốc và được hoàn thiện dần để đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên thì được truyền bá sang Châu Âu qua Tây Ban Nha như là một kỹ nghệ hoàn hảo. Pháp và Bắc Mỹ lần lượt nhập được kỹ thuật này vào cuối thế kỷ XII và cuối thế kỷ XVII. Thuốc súng (gồm than gỗ, lưu huỳnh và tiêu thạch - Natri) đã được giới binh đao của Trung Quốc cổ dùng từ trước thế kỷ thứ X sau Công nguyên. Mãi đến giữa thế kỷ XIV Châu Âu mới bắt đầu biết chế thuốc súng đến để sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở thời kỳ quá độ từ Trung cổ sang Cận đại. Nhắc lại sơ lược nhũng phát minh nói trên, dù là khoa học hay kỹ thuật để nói lên rằng, Trung Quốc cổ đại đã có một nền khoa học- kỹ thuật vượt trội, song song với sự hình thành và phát triển của Khổng giáo. Còn sau này, nhất là sau thời kỳ Phục hưng ở phương Tây, sự tiến bộ chậm chạp về khoa học- kỹ thuật của phương Đông phụ thuộc vào nhiều yếu tố chính trị - xã hội phức tạp khác chứ không phải là do lỗi của ngài Khổng Tử rất đáng kính trọng. (Xem thêm: 1. Kỹ thuật làm giấy viết: Bên Trung quốc, trước khi phát minh ra giấy viết, hầu hết sásh vở đều viết bằng tre nên rất nặng và cồng kềnh. Vài quyển sách được viết trên lụa nhưng quá đắt. Bên phương Tây, trước khi giấy ra đời, người ta dùng sách viết trên giấy da làm bằng da cừu hay da bò con. Sau đó loại giấy papyrus được người Hy Lạp, La Mã và Ai cập ưa chuộng. Tuy nhiên giấy da hay giấy papyrus đều quá đắt. Sách vở hay những tài liệu khác viết bằng giấy ngày nay được chế tạo quá rẻ và nhiều cũng là nhờ sự hiện hữu của giấy. Thực ra, nếu như không có ngành in ấn thì giấy không đến nỗi quá quan trọng như ngày hôm nay. Việc Trung Quốc phát minh ra giấy viết vô cùng quan trọng bởi nếu xét ra cho cùng ngoài việc dùng để viết, giấy còn dùng cho nhiều thứ khác. Ngoài ra, sau 15 thế kỷ từ khi TQ phát minh ra giấy, người Đức mới bắt đầu sản xuất giấy và nhất là từ năm 1450 ngành báo chí và máy in ra đời. Rẻ tiền hơn, đồng dạng, giấy trở nên cần thiết cho sự phát triển. 2. Kỹ thuật in: Kĩ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu có từ đời nhà Tần. Khi mới ra đời, kĩ thuật in dùng các án khắc. Đây là một phát minh rất quan trọng giúp người ta có thể in nhiều bản trong một thời gian ngắn. Hơn nữa công nghệ khắc in đơn giản, ít tốn, vì vậy cách in bằng ván khắc này đã được sử dụng rất lâu dài. Từ đời Đường, kĩ thuật in ván của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Philipin, A Rập rồi truyền sang Châu Phi, châu Âu. Cuối thế kỉ 14, ở Đức đã biết dùng kĩ thuật in bằng ván khắc để in tranh ảnh tôn giáo, kinh thánh và sách ngữ pháp. Sau đó, người Đức dùng chữ rời bằng hợp kim và mực dầu để in kinh thánh. Việc đó đã đặt cơ sở cho việc in chứ rời bằng kim loại ngày nay.) Câu 68: Giải thích vì sao Ai Cập lại được coi là nền văn minh sớm nhất nhân loại? Nền văn minh Ai Cập, hay nền văn minh sông Nil, gắn liền với cư dân sống bên hai bờ sông Nil tại Ai Cập. Dòng sông Nil dài khoảng 6500 km, có bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh ra một trong các nền văn minh sớm nhất thế giới. Phần hạ lưu sông Nil rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700 km, hai bên bờ sông rộng từ 10 dến 50 km tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và đông đúc. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nil dâng lên làm tràn ngập cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các loại thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen,... sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, cá sấu, các loài cá, chim, ...Chính vì vậy nền kinh tế ở đây fát triển sớm, tạo ĐK cho Ai Cập có thể bước vào XH VM sớm nhất TG Trong lúc nhiều dân tộc còn loay hoay với thời kỳ đồ đá thì Ai Cập đã vượt qua giới hạn của khả năng con người mà tạo nên một nền văn minh với những công trình nghệ thuật và khoa học ưu việt, đến nhân loại thế kỷ 21 cũng phải sững sờ. Đó là những kim tự tháp, đền đài, cung điện, lăng tẩm...Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên. Câu 69: Vì sao lại nói đặc trưng của văn minh ấn độ là tôn giáo? Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo Jain và đạo Xích. 1. Đạo Balamôn - đạo Hinđu: ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó. Về mặt xã hội, đạo Balamôn là công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ. 2. Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên chúa). Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế( bốn điều) 3. Đạo Jain-Kỳ Na cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh. 4. Đạo Sikh- Xích xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo Xích có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ đạo Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjap. Thêm vào đó, các thành tựu of VM Ấn Độ đều có mục đích fục vụ tôn giáo: - Các tác fẩm Văn học, sử thi (Mahabharata, Vêđa,…) đều trở thành những bộ kinh của các tôn giáo ở Ấn Độ. - Kiến trúc: Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, chùa, tháp, trụ đá dung để thờ fật hay bảo tồn các di vật of Phật Câu 70: Những thành tựu đặc sắc của nền văn minh lưỡng hà là gì? 1. Chữ viết đầu tiên Chữ viết là một bước khởi đầu cho nền văn minh. Lưỡng Hà, tiếng Âu châu là Mesopotamia, ngụ ý miền nằm giữa hai con sông. Ðó là sông Tigris và Euphrates nằm trong vùng mà nay là lãnh thổ Iraq. Di sản văn tự của nền văn hoá cổ xưa này được để lại nhiều hơn là những gì của các giai đoạn về sau. Người Lưỡng Hà viết bằng cách dùng một cái que để khắc hình hay dấu vào một mảnh đất sét còn dẻo chỉ nhỏ bằng bàn tay. Một khi đã được phơi khô hay nung, những văn tự bằng đất sét này rất bền. chữ viết ở Lưỡng Hà đầu tiên do người Xume sang tạo vào cuối thiên kỷ IV TCN. Chữ tiết hình cũng do người Xume fát minh, về sau người Accat, người Babilon, người Atxiri và các dân tộc khác ở Tây Á cũng dung chữ tiết hình để viết ngôn ngữ của mình. Đến khoảng năm 1500 TCN, chữ tiết hình thành văn tự ngoại giao QTế. 2. Văn học Văn học Lưỡng Hà gồm 2 bộ fận chủ yếu là văn học dân gian và sử thi Trong văn chương Lưỡng Hà, chất văn minh rỏ nét nhất là những quan tâm đối với thân phận con người, cũng như khả năng biến những quan tâm này thành những tác phẩm văn học có phẫm chất cao. Nền văn minh Lưỡng Hà là mốc cổ xưa nhất - mà di tích còn cho phép chúng ta tiếp cận được qua văn tự. Nếu đúng như ước đoán, ngôn ngữ con người đã hiện hữu cách đây khoảng một triệu năm. Nếu tính kể từ thời Lưỡng Hà cách đây khoảng 4, 5 ngàn năm, trên nhiều phương diện, người Xume rất giống chúng ta. Tất cả những tình cảm hỉ nộ ái ố được mô tả trong văn học Lưỡng Hà đã làm người ta ngạc nhiên vì cho dù hơn 4 ngàn năm đã trôi qua, chúng vẫn rất gần gủi với con người đương đại. Hơn nữa văn học Lưỡng hà đã có ảnh hưởng lớn đối với khu vực Tây Á. Những truyện trong kinh thánh đều bắt nguồn từ văn học Lưỡng Hà. 3. Tôn giáo: Cư dân LH cổ đại thờ rất nhiều than fnhư thần tự nhiên, thần động vật, than fthực vật, linh hồn ng chết. Hơn nữa, khi thành lập quốc gia thống nhất, LH bao gồm nhiều thành bang, mỗi thành bang có những fần riêng nên đối tượng sùng bái of cư dân LH rất phức tạp. Việc thờ ng chết cũng rất đc coi trọng. Vì vậy ng LH rất chú ý đến lễ mai tang Do tôn giáo PTriển dẫn đến tầng lớp thầy cúng hình thành. 4. Luật pháp: LH là khu vực có những bộ luật sớm nhất. từ thế kỷ XXII-XXI TCN, ở LH đã ban hành bộ luật cổ nhất TG Bộ luật quan trọng nhất ở LH là luật Hammurabi. Đây là bộ luật cổ sớm nhấthầu như còn nguyên vẹn mà ngày nay fát hiện được. 5. Kiến trúc và điêu khắc: Nghệ thuật tạo hình of LH cổ đại bao gồm 2 mặt chính là kiến trúc và điêu khắc, trong đó đặc biệt là kiến trúc. Các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền, miếu, cung điện, thành, vườn hoa. Trong đó vườn hoa trên ko và thành Babilon về sau được ng Hy Lạp coi là 1 trong 7 kỳ quan of TG. 6. Toán học, Thiên văn, y học: Thành tựu toán học đầu tiên của cư dân LH là fép đếm độc đáo. Nó còn lưu giữ lại cho đến ngày nay trong cách tính độ của vòng tròn và cách tình fút giây. Người Lưỡng Hà đã biết đến đại số học, cách làm 4 fép tính - thậm chí họ có thể giải cả phương trình với hai hoặc ba ẩn số nhưng tất cả đều được viết ra thành văn. Những phiến đất sét để lại từ thời 2000 năm trước Công Nguyên cho thấy các bài tóan mà học trò thời đó phải giải. Ðiều đáng lưu ý nhất là họ phân biệt những bài toán thực tiễn và những bài toán lý thuyết. Dường như giới thư lại Xume quan tâm đến toán học vì mê thích cái logic chứ không phải chỉ vì lợi ích thực tiễn của nó mà thôi. Rõ ràng đó là một dấu hiệu của văn minh. Về thiên văn học: họ biết được chu kỳ of 1 số hành tinh như mặt trăng, sao Kim, sao Thuỷ, sao Thổ,… Về y học: ng LH cổ đại cũng đã có những hiểu biết đáng kể trong việc chữa một số bệnh và sản xuất dược liệu. 7. Văn minh Từ "văn minh" như chúng ta biết có thể bao hàm các giá trị tinh thần cũng như vật chất. Về vật chất, nhờ văn minh mà cuộc sống được phồn thịnh hơn, xã hội được cai quản tốt hơn. Chữ viết cũng đã có vai trò trong chiến tranh. Dân Lưỡng Hà khá hiếu chiến và có vẻ cũng chẳng xem trọng tính mạng con người hơn những dân tộc cổ đại khác. Nhưng trong xã hội Lưỡng Hà vẫn có một cái gì đó mà ta có thể gọi là văn minh được. Chẳng hạn như có các vì vua đã dựng lên những tấm bia ghi lời tuyên bố cấm người giàu bóc lột người nghèo. Ðôi khi họ còn giúp đỡ dân nghèo bằng cách xóa nợ. Nhờ đó mà nhiều trẻ em bị đưa đi làm nô lệ đã được sớm về đoàn tụ với gia đình. Hành động nhân đạo đó đã được ghi lại trong các chiếu dụ của vua chúa Lưỡng Hà hồi 2400-2350 B.C 8. Văn hóa thành thị Tại Lưỡng Hà, các đơn vị tổ chức chính trị đầu tiên là thành phố. Di tích các thành phố cổ hơn Lưỡng Hà đã được tìm thấy tại các nơi khác ở Trung Ðông, nhưng không đâu có thể so sánh được với sự phổ biến của các thành thị này tại vùng đồng bằng Nam Lưỡng Hà. Chính văn hoá thị thành này có vẻ đã tạo ra những triển vọng mới cho loài người. Sau này, thành phố nổi tiếng nhất Lưỡng Hà là Babylon đã trở nên một trung tâm quyền lực. Tất cả các thành phố của vùng Lưỡng Hà đều sống nhờ vào nông phẩm thặng dư do các vùng quê chung quanh sản xuất. Việc phát minh ra một lưỡi cầy mới đã khiến cho Lưỡng Hà phồn thịnh về kinh tế và nhờ vậy đóng góp vào việc tạo dựng nền văn minh. Câu 71 : Những thành tựu của văn hóa phương Tây cổ trung đại và ảnh hưởng đối với nền văn hóa ? I. Tổng quan về phương Tây cổ - trung đại 1. Cơ sở hình thành nền văn minh phương Tây cổ đại Thuật ngữ phương Tây đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử. Vào thời cổ đại, khi con người còn chưa tìm ra những lục địa mới người Hy Lạp đã gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng đất còn lại (Châu Á, châu Phi) gọi là phương Đông. Sự phân loại này mang tính chất tương đối và chỉ là sự quy ước của con người mà thôi. Văn minh phương Tây cổ đại ngày nay được hiểu chính là hai nền văn minh lớn : Hi Lạp và La Mã cổ đại. 1.1 Hi Lạp. *Điều kiện tự nhiên: Hi Lạp cổ đại nằm ở phái Nam bán đảo Balkans, giống như cái đinh ba của thần biển từ đất liền vươn ra địa Trung Hải. Thế kỉ IX TCN, người Hi Lạp gọi tên nước mình là Hellad hay Ellad dựa theo tên tộc người của họ. Qua phiên âm từ Trung Quốc, ta gọi là Hi Lạp. Đất đai Hi Lạp cổ đại bao gồm Hi Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegean tới phía Tây Tiểu Á, và phía Bắc của Bắc Hải, nhưng vùng quan trọng nhất là vùng lục địa Hi Lạp ở phía Nam Balkans. Lục địa Hi Lạp gồm 3 phần: miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn và quan trọng nhất Hi Lạp; miền Trung ngăn cách với phía bắc bởi đèo Thermopil hiểm trở, nơi đây có 2 đồng bằng lớn là Attique và Beotie trù phú với thành thị Athens nổi tiếng; miền Nam là bán đảo Peloponesus như hình bàn tay bốn ngón xòe ra Địa Trung Hải – đây là nơi xuất hiện nhà nước thành bang đầu tiên của Hi Lạp – nhà nước Sparta. Mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn chung đất đai Hi Lạp không phì nhiêu lắm, chủ yếu trồng nho, ô liu và phát triển các nghề thủ công, còn lương thực chính là lúa mì phần lớn được nhập từ Ai Cập. Địa hình Hi Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng có sự thuận lợi tuyệt vời với con đường giao thông trên biển, bờ biển có nhiều cảng, vịnh, thuận lợi cho tàu bè hoạt động. Từ đây, người Hi Lạp dễ dàng tới vùng Tiểu Á, Bắc Hải để giao thương. Nằm giữa vùng tiếp giáp giữa 3 châu, Hi Lạp sớm tiếp thu những thành tựu của nền văn minh phương Đông cổ đại và tạo ra một nền văn minh Hi Lạp cổ đại độc đáo và rực rỡ, với những thành tựu tuyệt vời đóng góp cho sự phát triển của văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói chung. *Các thời kì phát triển: Văn minh Crete – Mycenae (thiên niên kỉ III – thế kỉ XII TCN) Thời kì Homer (thế kỉ XI – IX TCN) Thời kì xã hội có giai cấp, nhà nước : các quốc gia thành bang Sparta và Athens (thế kỉ VII – IV TCN) Thời kì Macedonia và thời kì Hi Lạp hóa (337 – 30TCN) 1.2 La Mã *Điều kiện tự nhiên: Nơi phát sinh quốc gia La Mã cổ đại là bán đảo Ý – một dải đất dài và hẹp như chiếc hia duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải với diện tích lớn gấp 5 lần bán đảo Hi Lạp. Phía Bắc có dãy núi Apels như một bức tường thành tự nhiên ngăn cách bán đảo với lục địa châu Âu; ba phía Đông, Tây, Nam đều có biển bao bọc. Dãy núi Apennines như một chiếc xương sống chạy dọc bán đảo từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khác với Hi Lạp, điều kiện tự nhiên của La Mã tương đối thuận lợi hơn. Nơi đây có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu: đồng bằng sông Pô (miền Bắc), đồng bằng sông Tibrơ (miền Trung), các đồng bằng trên đảo Xixin. Ở miền Nam còn có nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận tiện cho việc phát triển nghề nông và chăn nuôi gia súc. Ở phía Tây và Nam, bờ biển có nhiều cảng, tàu bè ra vào dễ dàng, thuận lợi cho giao thông và buôn bán. *Các thời kì phát triển: Thời kì Vương chính (753 – 510 TCN) Thời kì Cộng hòa (thế kỉ VI – I TCN) Thời kì Đế chế (thế kỉ I – V) Văn minh phương Tây cổ đại mà nền tảng là 2 nền văn minh của Hi Lạp và La Mã đã hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên của những cư dân gốc du mục. Khác với các quốc gia cổ đại phương Đông, nền văn minh chủ yếu được hình thành trên những khu vực gần các con sông lớn, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, văn minh phương Tây cổ đại hình thành và phát triển trên những khu vực điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt và phức tạp hơn. Điều kiện tự nhiên đó tuy khó khăn cho sự phát triển của nông nghiệp, nhưng bù lại nền văn minh phương Tây có được sự trợ giúp tuyệt vời của biển đảo. Những con đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè… không chỉ tạo điều kiện phát triển trong mối quốc gia mà còn thúc đẩy sự giao lưu, buôn bán giữa các nước, mang những thành tựu văn hóa, văn minh phương Tây truyền bá khắp nơi trên thế giới. Sự phát triển về kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại, đặc biệt là sự phát triển cực thịnh của chế độ chiếm nô. Phương thức sản xuất chiếm nô thời bấy giờ đạt đến mức hoàn chỉnh và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại. Chính sự phát triển của chế độ chiếm nô đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần của nền văn minh phương Tây. Sự giàu mạnh về kinh tế cùng với những con đường giao thông trên biển là những nguyên nhân quan trọng đã thúc đẩy quá trình bành trướng của các quốc gia được mệnh danh là đế quốc cổ đại: Hi Lạp và La Mã. Như vậy, điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã không chỉ là nền tảng, cơ sở tạo ra nền văn minh phương Tây cổ đại với nhiều thành tựu rực rỡ mà điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng đã mang nền văn minh phương Tây cổ đại truyền bá khắp thế giới dù bằng nhiều con đường khác nhau: hòa bình hoặc chiến tranh. 2. Phương Tây thời kì trung đại (Tây Âu) 2.1 Thời kì phong kiến Tây Âu Vào thời kì cuối của đế quốc Rôma, chế độ chiếm hữu nô lệ bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, kinh tế suy sụp, nền văn hóa huy hoàng một thời cũng dần lụi tàn. Bên cạnh đó, những cuộc viễn chinh của các tộc Giecmanh đã tàn phá nặng nề những di sản của nền văn minh cổ đại. Bước vào đầu thời kì trung đại, các quốc gia phong kiến dần hình thành, cùng với nó là sự ra đời của các thành thị trung đại và nền kinh tế hàng hóa phong kiến. Tuy nhiên, cũng chính thành thị và nền kinh tế hàng hóa đã ngầm phá hoại dần chế độ phong kiến. Một đặc điểm đáng lưu ý của thời kì này là đạo Kitô đã trở thành tôn giáo phục vụ đắc lực cho cho chế độ phong kiến. Chính sự yếu kém của nền kinh tế và suy tàn về văn hóa là nền tảng để truyền bá những học thuyết cuồng tín, ma quỷ… được giáo sĩ, nhà thờ tận dụng triệt để để bảo vệ tối đa quyền lợi cho giai cấp thống trị. Tòa thánh Rôma lúc này rất có thế lực về chính trị, cùng với giai cấp phong kiến Tây Âu, trong gần 200 năm đã tiến hành 8 cuộc viễn chinh sang phương Đông, được gọi là “Những cuộc viễn chinh của quân Thập tự”. Đây được xem như một cuộc chiến tranh xâm lược và bành trướng cả về kinh tế lẫn văn hóa. Cuộc viễn chinh để lại nhiều hệ quả tốt xấu khác nhau nhưng nhìn chung cũng đã mang lại những hệ quả tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hóa Tây Âu phát triển một bước. Tóm lại, giai đoạn phong kiến Tây Âu từ thế kỉ X – XIII, tuy bị giáo hội Thiên chúa lũng đoạn về tư tưởng nhưng cũng về văn hóa cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Đó là một trong những tiền đề quan trọng dẫn đến sự ra đời và phát triển của văn hóa Phục hưng giai đoạn sau. 2.2 Thời kì văn hóa Phục hưng Cuối thời trung đại, ở châu Âu xuất hiện một phong trào văn hóa mới, gọi là phong trào văn hóa Phục hưng. Văn hóa Phục hưng không chỉ là một phong trào phục hồi văn hóa Hy-La cổ đại một cách đơn thuần mà nó được nảy sinh và phát triển dựa trên những điều kiện lịch sử mới. Từ thế kỉ XIV – XVI, những mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu xuất hiện ở các quốc gia Tây Âu ngay trong lòng chế độ phong kiến. Đến thế kỉ XVI, chủ nghĩa tư bản chính thức ra đời và phát triển ở châu Âu. Sự ra đời của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã mang đến cho xã hội loài người nói chung và châu Âu nói riêng một sự tiến bộ vượt bậc cả về kinh tế lẫn xã hội, thể hiện rõ tính chất của một chế độ ưu việt hơn chế độ phong kiến với nhiều tác động tích cực làm thay đổi xã hội. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế các nước, quan hệ sản xuất tư bản xâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Về xã hội, cùng với nền sản xuất mới đã làm xuất hiện hai giai cấp mới đối lập nhau về quyền lợi kinh tế, chính trị là giai cấp tư sản và vô sản. Trong buổi đầu hình thành, giai cấp tư sản là giai cấp tiến bộ, đại diện cho một phương thức sản xuất mới, làm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản đã tạo ra những biến động lớn. Cùng với sự xuất hiện của giai cấp tư sản là sự ra đời của một trào lưu tư tưởng mới tiến bộ hơn, đối lập với hệ tư tưởng phong kiến. Cuộc đấu tranh giữa tư sản và phong kiến trong buổi đầu chính là cuộc đấu tranh hết sức gay gắt và quyết liệt trên lĩnh vực văn hóa-tư tưởng, tạo ra một phong trào quyết liệt và mạnh mẽ là “Phong trào văn hóa Phục hưng”. Thực chất đó là trận chiến đầu tiên của hai giai cấp đối lập nhau, một là giai cấp phong kiến với hệ tư tưởng lạc hậu, lỗi thời với một nền kinh tế yếu kém với một giai cấp mới đang lên là giai cấp tư sản với sự tiến bộ và ưu việt về nhiều mặt. Như vậy, châu Âu thời hậu kì trung đại đã có những biến đổi về mọi mặt. Từ trong lòng xã hội phong kiến, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tư bản đã ra đời với những tiến bộ vượt bậc đã thúc đẩy nền kinh tế các nước nhanh chóng phát triển. Giai cấp tư sản với thế lực kinh tế ngày càng mạnh đang gặp phải những trở lực từ phong kiến và giáo hội mang nặng tính chất bảo thủ và kiên cố. Chính vì vậy, châu Âu từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI sôi động và quyết liệt với cuộc đấu tranh toàn diện của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, khoa học, văn hóa-nghệ thuật, tư tưởng và tôn giáo với những thành tựu rực rỡ. Bên cạnh đó, giai đoạn nửa sau thế kỉ XV, người châu Âu đã tiến hành nhiều cuộc thám hiểm vượt đại dương với mục đích tìm con đường biển sang phương Đông: Cuộc thám hiểm tìm ra châu Mĩ (1492) của Christopho Columbo, cuộc thám hiểm đi vòng quanh thế giới của Magienlăng (1519 – 1522)…cùng với những cuộc thám hiểm là những phát kiến địa lý khai phá những vùng đất mới, mang một nền văn hóa mới của châu Âu đến các quốc gia, dân tộc trên khắp thế giới. Giai đoạn văn hóa Phục hưng chính là tiền đề trực tiếp cho văn minh châu Âu thời kì cận-hiện đại. II. Những thành tựu của văn hóa phương Tây cổ - trung đại và ảnh hưởng của nó đối với nền văn hóa thế giới 1. Chữ viết Những thành tựu huy hoàng của văn minh Hi Lạp đã trở thành mẫu mực và đỉnh cao cuả nhiều thời đại. Đó là kết quả của một nền kinh tế phát triển cao, một thể chế dân chủ không bị chi phối bởi tôn giáo và sự tiếp thu một cách tinh tế những thành tựu của văn hóa phương Đông. Chữ viết của Hi Lạp đã xuất hiện từ thời Crete – Mycenae. Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, người ta đã tìm thấy hàng nghìn tấm đất sét được khắc chữ cổ được xác định là của thời kì này. Sau khi bị người Dorien thống trị, loại chữ trên đã bị mai một. Đến cuối thế kỉ VII TCN, người Hi Lạp khôi phục lại chữ viết của mình trên cơ sở văn tự của người Phoenicia. Đến năm 403 TCN, nhà nước Athens đã thống nhất quy định thể thức viết từ trái sang phải và giảm từ 40 chữ cái xuống còn 27 chữ 9sau này rút lại còn 24 chữ). Loại chữ này được sử dụng rộng rãi và được coi là thứ chữ đẹp nhất thế giới bởi sự cân đối, hài hòa, thanh nhã và tiện dụng. So với hệ thống chữ tượng hình của người phương Đông, hệ thống chữ cái Hi Lạp đã đạt đến trình độ khái quát hóa rất cao. Với khoảng hơn 20 chữ cái người ta có thể diễn đạt mọi ý tưởng trừu tượng nhất bằng cách ghép chữ dựa theo âm tiết. Đây là một trong những cống hiến lớn lao của Hi Lạp vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Từ chữ cái Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ cái Latinh và chữ cái Cyrill (của các ngôn ngữ gốc Slav). Đó là các cơ sở chữ cái mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng. Tiếng Hy Lạp viết bằng bảng chữ cái Hy Lạp có từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Bảng chữ cái Hy Lạp bao gồm: Chữ Hoa: Α, Β, Γ, Δ, Ε, Ζ, Η, Θ, Ι, Κ, Λ, Μ, Ν, Ξ, Ο, Π, Ρ, Σ, Τ, Υ, Φ, Χ, Ψ, Ω. Chữ Thường: α, β, γ, δ, ε, ζ, η, θ, ι, κ, λ, μ, ν, ξ, ο, π, ρ, σ (ς), τ, υ, φ, χ, ψ, ω. Tiếng Hy Lạp được dạy trong các trường và đại học ở nhiều nước từ thời Phục hưng trở đi. Tiếng Hy Lạp hiện nay có khác nhiều so với tiếng Hy Lạp cổ đại nhưng vẫn có thể nhận ra nhiều điểm giống nhau. Trên thế giới có khoảng 12 triệu người sử dụng tiếng Hy Lạp (ở Hy Lạp và những quốc gia có người Hy Lạp sinh sống). Ở La Mã, chữ viết của người Etrusque xuất hiện vào khoảng thế kỉ VIII – VII TCN nhưng đến hiện giờ người ta vẫn chưa đọc được loại chữ này. Theo nhiều nguồn tài liệu, người La Mã chính thức có chữ viết vào thế kỉ VI TCN có nguồn gốc từ văn tự Hi Lạp. Trên cơ sở chữ viết Hy Lạp cổ, người La Mã đã bổ sung và hoàn thiện, đặt ra một loại chữ riêng của mình mà ngày nay ta quen gọi là chữ Latinh. Với hệ thống chữ viết đơn giản và tiện lợi, tiếng Latinh đã ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc đế chế La Mã. Chữ Latinh chính là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu hiện đại (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp…Người La Mã còn để lại hệ thống chữ số mà ngày nay người ta vẫn thường dùng và quen gọi là chữ số La Mã. Có thể nói, từ bảng chữ cái Latinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày nay được sử dụng làm ngôn ngữ chung cho cả thế giới, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học, nghệ thuật…mang mọi nền văn hóa của các quốc gia dần xích lại gần nhau hơn. 2. Văn học Văn học Hi Lạp gồm 3 bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau: thần thoại, thơ, kịch. Theo tiếng Hi Lạp thần thoại có nghĩa là một tập hợp, tổng thể những câu chuyện dân gian truyền miệng với những nội dung hoang đường, kì ảo gồm những truyện về sự sáng tạo thế giới, các đấng thần linh, các anh hùng, dũng sĩ Hi Lạp... Điểm nổi bật trong thần thoại Hi Lạp chính là hình ảnh các vị thần. Hệ thống các vị thần trong thần thoại Hi Lạp đa dạng và phong phú, được miêu tả rất gần với cuộc sống đời thường của con người, khác với các vị thần của phương Đông. Sau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docIN CAU HOI ON LICH SU VAN MINH THE GIOI.doc
  • doc205 cau hoi lich su van minh the gioi.doc
Tài liệu liên quan