Câu 10: Đồ dùng điện loại điện – cơ biến đổi điện năng thành:
A. cơ năng. B. nhiệt năng. C. quang năng. D. hóa năng.
Câu 11: Đặc điểm của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng là:
A. điện năng tiêu thụ rất lớn, điện áp của mạng điện tăng lên.
B. điện năng tiêu thụ giảm, điện áp của mạng điện tăng lên.
C. điện năng tiêu thụ rất lớn, điện áp của mạng điện giảm.
D. điện năng tiêu thụ giảm, điện áp của mạng điện giảm.
Câu 12: Trên bóng điện có ghi: 220V- 20W cho ta biết:
A. Uđm = 220V; Iđm = 20W. B. Iđm = 220V; Uđm = 20W.
C. Uđm = 220V; Pđm = 20W. D. Pđm = 220V; Uđm = 20W.
Câu 13: Tuổi thọ của bóng đèn huỳnh quang vào khoảng:
A. 8000 giờ B. 2000 giờ C. 80000 giờ D. 18000 giờ
Câu 14: Dây Niken- Crôm có nhiệt độ làm việc từ:
A. 10000 C đến 11000 C B. 10000 C đến 110000 C
C. 9000 C đến 11000 C D. 100000 C đến 120000 C
Câu 15: Rôto của động cơ 1 pha bao gồm?
A. Lõi thép và dây quấn B. Dây quấn
C. Lõi thép D. Lá thép kỹ thuật điện
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Công nghệ 8 học kì II năm học: 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 8 HKII
Năm học: 2017 - 2018
A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Động cơ điện dùng trong đồ dùng điện nào?
A. Ti vi. B. Bếp điện. C. Quạt điện. D. Đèn huỳnh quang.
Câu 2: Yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng là:
A. có điện trở suất lớn. B. có điện trở suất nhỏ.
C. chịu được nhiệt độ cao. D. có điện trở suất lớn, chịu được nhiệt độ cao.
Câu 3: Đồ dùng điện loại điện – nhiệt biến đổi điện năng thành:
A. cơ năng. B. nhiệt năng. C. quang năng. D. hóa năng.
Câu 4: Giờ cao điểm tiêu thụ điện trong ngày là:
A. từ 6h đến 12h. B. từ 18h đến 22h. C. từ 6h đến 18h. D. từ 10h đến16h.
Câu 5: Mặt trong của bóng đèn huỳnh quang có phủ 1 lớp:
A. bột huỳnh quang. B. lưu huỳnh. C. bột sắt. D. bột sắt và lưu huỳnh.
Câu 6: Máy biến áp 1 pha được dùng:
A. để tăng hoặc giảm điện áp. B. để tăng điện áp.
C. để tiết kiệm điện năng. D. để giảm điện áp.
Câu 7: Dây đốt nóng là bộ phận chính của đồ dùng:
A. điện- cơ. B. điện- nhiệt. C. điện- quang. D. điện cơ – điện quang.
Câu 8: Động cơ điện để:
A. giúp cho bàn là điện làm việc tốt hơn. B. giúp cho đèn huỳnh quang phát sáng mạnh hơn.
C. chạy máy tiện, máy khoan, máy xay. D. giúp cho tất cả đồ dùng điện hoạt động tốt hơn.
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của đèn ống huỳnh quang?
A. Hiệu suất phát quang thấp. B. Ánh sáng liên tục.
C. Không cần mồi phóng điện. D. Tuổi thọ cao, tiết kiệm được điện năng.
Câu 10: Đồ dùng điện loại điện – cơ biến đổi điện năng thành:
A. cơ năng. B. nhiệt năng. C. quang năng. D. hóa năng.
Câu 11: Đặc điểm của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng là:
A. điện năng tiêu thụ rất lớn, điện áp của mạng điện tăng lên.
B. điện năng tiêu thụ giảm, điện áp của mạng điện tăng lên.
C. điện năng tiêu thụ rất lớn, điện áp của mạng điện giảm.
D. điện năng tiêu thụ giảm, điện áp của mạng điện giảm.
Câu 12: Trên bóng điện có ghi: 220V- 20W cho ta biết:
A. Uđm = 220V; Iđm = 20W. B. Iđm = 220V; Uđm = 20W.
C. Uđm = 220V; Pđm = 20W. D. Pđm = 220V; Uđm = 20W.
Câu 13: Tuổi thọ của bóng đèn huỳnh quang vào khoảng:
A. 8000 giờ B. 2000 giờ C. 80000 giờ D. 18000 giờ
Câu 14: Dây Niken- Crôm có nhiệt độ làm việc từ:
A. 10000 C đến 11000 C B. 10000 C đến 110000 C
C. 9000 C đến 11000 C D. 100000 C đến 120000 C
Câu 15: Rôto của động cơ 1 pha bao gồm?
A. Lõi thép và dây quấn B. Dây quấn
C. Lõi thép D. Lá thép kỹ thuật điện
Câu 16: Yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng là?
A. Có điện trở suất lớn B. Có điện trở suất nhỏ
C. Chịu được nhiệt độ cao D. Có điện trở suất lớn, chịu được nhiệt độ cao
Câu 17: Dây điện từ là bộ phận chính của đồ dùng?
A. Điện- cơ B. Điện- nhiệt
C. Điện -quang D. Điện cơ – Điện quang.
Câu 18: Công suất định mức của bàn là điện?
A.Từ 100 W đến 200 W C. Từ 200 W đến 300 W
B. Từ 300 W đến 1000W D. Từ 500 W đến 2000 W
Câu 19: Dây đốt nóng của đồ dùng điện- nhiệt thường làm bằng phero-Crôm hoặc Niken- crôm vì nó?
A. Dẫn điện tốt. B.Có màu sắc sáng bóng.
C. Có điện trở suất lớn và chịu được nhiệt độ cao. D. Dẫn nhiệt tốt.
Câu 20: Máy biến áp 1 pha có cấu tạo gồm:
A. 2 cuộn dây sơ cấp, 2 cuộn dây thứ cấp. B. 2 cuộn dây sơ cấp, 1 cuộn dây thứ cấp.
C. 1 cuộn sơ cấp, 2 cuộn thứ cấp. D. 1 cuộn sơ cấp, 1 cuộn thứ cấp.
B. TỰ LUẬN:
Câu 21: Viết công thức tính điện trở dây đốt nóng và nêu yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng?
* Công thức tính điện trở dây đốt nóng:
l
S
R = ρ
Trong đó: R là điện trở của dây đốt nóng (Ώ)
ρ là điện trở suất của dây đốt nóng (Ώ.m)
l là chiều dài của dây đốt nóng (m)
S là tiết diện của dây đốt nóng (mm2)
* Yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng:
- Dây đốt nóng phải làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn.
- Dây đốt nóng phải chịu được nhiệt độ cao.
Ví dụ: dây Niken-Crom (ρ= 1,1.10-6 Ώ.m) và có nhiệt độ làm việc từ 1000oC đến 1100oC
Câu 22: Nguyên lý làm việc của bàn là điện? Khi sử dụng cần chú ý điều gì?
* Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng làm tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế bàn là làm nóng bàn là.
* Sử dụng cần chú ý:
- Sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là.
- Khi đóng điện không được để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo.
- Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với từng loại vải, lụa ... cần là, tránh làm hỏng vật dụng được là.
- Giữ gìn mặt đế bàn là sạch và nhẵn.
- Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt.
Câu 23: Ứng dụng của động cơ điện 1 pha? Khi sử dụng cần chú ý điều gì?
* Ứng dụng: Động cơ điện 1 pha có cấu tạo đơn giản, sử dụng dễ dàng, ít hư hỏng. Trong sản xuất được dùng để cháy máy tiện, máy khoan, máy xay...Trong gia đình được dùng cho tủ lạnh, máy bơm nước, quạt điện, máy giặt...
* Sử dụng cần chú ý:
- Điện áp đưa vào động cơ điện không được lớn hơn điện áp định mức của động cơ và cũng không được quá thấp.
- Không để động cơ làm việc quá công suất định mức.
- Cần kiểm tra và tra dầu, mỡ định kì.
- Đặt động cơ chắc chắn ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng gió và ít bụi.
- Động cơ điện mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng, trước khi dùng cần phải dùng bút thử điện kiểm tra điện có rò ra vỏ không.
Câu 24: Cấu tạo máy biến áp 1 pha? Khi sử dụng cần chú ý điều gì?
* Cấu tạo: Gồm 2 phần chính lõi thép và dây quấn.
- Lõi thép được làm bằng các lá thép kĩ thuật điện mỏng có lớp cách điện bên ngoài được ghép lại thành 1 khối. Lõi thép dùng để dẫn từ cho máy biến áp.
- Dây quấn là dây điện từ có lớp cách điện được quấn quanh lõi thép và được cách điện với lõi thép. Dây quấn nối với nguồn điện vào U1 có N1 vòng dây gọi là cuộn sơ cấp, dây quấn lấy điện ra U2 gọi là cuộn thứ cấp. Nếu U2 >U1 gọi là máy tăng áp, còn nếu U2 <U1 gọi là máy hạ áp.
U1
U2
N1
N2
- Tỉ số giữa điện áp vào U1 với điện áp ra U2 bằng tỉ số giữa số vòng dây N1 của cuộn sơ cấp với số vòng dây N2 của cuộn thứ cấp
= = k ( hệ số máy biến áp)
* Khi sử dụng cần chú ý:
- Điện áp đưa vào máy biến áp không được lớn hơn điện áp định mức.
- Không để máy biến áp làm việc quá công suất định mức.
- Đặt máy biến áp ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng gió và ít bụi.
- Máy mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng, trước khi dùng cần phải dùng bút thử điện kiểm tra điện có rò ra vỏ hay không.
Câu 25: Các đặc điểm của giờ cao điểm? Các cách sử dụng hợp lý điện năng?
* Đặc điểm của giờ cao điểm:
- Điện năng tiêu thụ rất lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ.
- Điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của các đồ dùng điện.
* Các cách sử dụng hợp lý điện năng:
- Giảm bớt tiêu thụ điện trong giờ cao điểm
_ Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.
- Không sử dụng lãng phí điện năng.
Câu 26: Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà?
* Đặc điểm:
- Có điện áp định mức là 220V
- Đồ dùng điện rất đa dạng và có công suất khác nhau
- Điện áp định mức của các đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp định mức của mạng điện trong nhà. Riêng các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện điện áp định mức có thể lớn hơn điện áp định mức của mạng điện trong nhà.
* Yêu cầu:
- Đảm bảo cung cấp đủ điện và dự phòng khi cần thiết.
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho cả ngôi nhà.
- Sử dụng thuận tiện, bền, chắc, đẹp.
- Dễ dàng kiểm tra và sữa chữa.
Câu 27: Khái niệm, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phân loại công tắc điện?
* Khái niệm: Là thiết bị đóng-cắt mạch điện.
* Cấu tạo: Gồm vỏ, cực động và cực tĩnh.
- Vỏ: Làm bằng nhựa hay sứ
- Cực động: Làm bằng đồng gắn liền với núm đóng-cắt
- Cực tĩnh: Làm bằng đồng có vít để cố định đầu dây dẫn điện.
* Nguyên lý làm việc: Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc với cực tĩnh làm kín mạch điện. Khi cắt công tắc cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện. Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải và sau cầu chì.
* Phân loại:
- Dựa vào số cực chia ra: Công tắc 2 cực và công tắc 3 cực.
- Dựa vào thao tác đóng cắt có thể phân ra: Công tắc bậc, công tắc bấm, công tắc xoay, công tắc giật
Câu 28: Sơ đồ điện là gì? Thế nào là sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt?
*Sơ đồ điện: Là hình biểu diễn quy ước của 1 mạch điện, 1 mạng điện hay 1 hệ thống điện.
. Sơ đồ nguyên lý: Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện rõ vị trí lắp đặt, cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế.
*Sơ đồ lắp đặt: Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí lắp đặt của các phần tử đồ dùng điện, thiết bị điện, dây dẫn điện ... của mạch điện trong thực tế.
C. BÀI TẬP:
Bài 1. Một máy biến áp cuộn sơ cấp có 880 vòng dây, được nối vào nguồn điện 220V, muốn điện áp ra là 6V thì số vòng dây của cuộn thứ cấp phải là bao nhiêu?
Bài 2. Hãy tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) của một hộ gia đình sau, và số tiền phải trả nếu 1KW.h là 1680 đồng?
TT
Đồ dùng điện
Số lượng
Công suất (W)
Thời gian sử dụng trong ngày mỗi đồ dùng điện (h)
Điện năng tiêu thụ trong 1 ngày (W.h)
1
Đèn huỳnh quang
3
20
6
2
Quạt
4
30
3
3
Nồi cơm điện
1
1000
1
4
Tivi
2
50
8
5
Tủ lạnh
1
80
24
6
Máy vi tính
1
100
10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DE CUONG ON TAP MON CONG NGHE 8 HKII_12329275.doc