Vấn đề 6: Những nội dung của tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc.
1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng:
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược quyết định sự thành công của cách mạng:
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, nhất quán, xuyên suốt lâu dài chứ không phải khẩu hiệu hay một thủ đoạn chính trị, nó quyết định sự thành bại của cách mạng.
+ Để cách mạng thắng lợi nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ mà phải có lực lượng cách mạng cơ bản để thực hiện các hành động cách mạng. Vì vậy phải tập hợp đoàn kết dân tộc.
+ Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn đối với sự thành bại của cách mạng.
- HCM đã có nhiều câu nói thể hiện tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc.
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc:
- Xuất phát từ vai trò của Đại đoàn kết dân tộc mà đại đoàn kết dân tộc trở thành mục tiêu, thành nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.
* Là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng:
+ Nó phải được quán triệt trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng.
+ Phải được quán triệt trong mọi hoạt động thực tiễn của Đảng.
+ Phải được quán triệt trong mọi thời lỳ, mọi giai đoạn cách mạng.
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kìm hãm sự phát triển của CNXH.
Vấn đề 5: Quan điểm cúa HCM về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Vai trò, bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng CSVN cầm quyền, xây dựng Đảng VN trong sạch, vững mạnh.
1.Quan niệm về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:
* Quan niệm của chủ nghĩa M-L:
Đảng ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-L và phong trào công nhân.
* Quan niệm của HCM:
- 1953: Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, HCM cho rằng sự kết hợp giữa phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa M-L đã dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Đông Dương.
- 1960: Trong tác phẩm “ 30 năm hoạt động của Đảng” thì HCM chỉ rõ chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương đầu năm 1930. Đây là một luận điểm mà HCM đã vận dụng chủ nghĩa M-L một cách sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
+ Chủ nghĩa M-L:
Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa M-L và truyền bá vào Việt Nam
Qua các tài liệu, báo chí của Quốc tế cộng sản, của HCM và qua lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu, trên thực tế chủ nghĩa M-L đã được truyền bá vào Việt Nam làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
+ Phong trào công nhân:
Giai cấp công nhân ra đời muộn vào đầu thế kỷ 20 trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của thực dân Pháp.
Giai cấp công nhân Việt Nam số lượng ít- Năm 1914 có 10 vạn, 1929 có 20 vạn.
Họ sớm có các phong trào đấu tranh.
Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Đặc điểm riêng: Ra đời ở một nước thuộc địa nửa phong kiến bị 3 tầng áp bức, có tin thần yêu nước và bất khuất chống giặc ngoại xâm.
+ Phong trào yêu nước:
Có vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam ( có lịch sử phát triển lâu đời, là nguồn sức mạnh để chúng ta chiến đấu và chiến thắng, có giá trị trường tồn)
Đây là phong trào rộng lớn ( thu hút, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân). Phong trào công nhân và phong trào yêu nước có thể kết hợp được với nhau vì cả 2 đều có mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, làm cho dân tộc hoàn toàn giải phóng và phát triển.
2. Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam:
- Các nhà yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã ý thức được tầm quan trọng của tổ chức cách mạng.
- HCM đã ý thức được một cách sâu sắc về tầm quan trọng của Đảng cách mạng:
+ HCM cho rằng cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng cách mạng để trong thì vận động tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản khắp nơi.
+ HCM cho rằng Đảng có vững thì cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.
- Đảng ra đời là để tổ chức tập hợp quần chúng trong nước, liên hệ với các nước bạn tiến hành cách mạng.
- Đảng đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho cách mạng.
- Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam.
3. Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam:
- Mang bản chất của giai cấp công nhân.
- HCM cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của người dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
* Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân vì:
+ Đảng lấy chủ nghĩa M-L làm nền tảng tư tưởng , kim chỉ nam cho hành động.
+ Mục tiêu lý tưởng của Đảng là đạt tới chủ nghĩa cộng sản còn hiện tại là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Đảng cộng sản Việt Nam được xây dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
* Là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc vì:
- Lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc thống nhất với nhau cho nên Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam.
+ Đảng cộng sản Việt Nam tận tâm, tận lực phụng sự tổ quốc, phụng sự dân tộc.
+ Tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc.
+ Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân, của dân tộc thì Đảng không có lợi ích nào khác.
- Sức mạnh và lực lượng của Đảng không chỉ trong giai cấp công nhân mà còn trong nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam.
4. Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền:
a. Đảng CSVN lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền:
- Đảng CSVN đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản.
+ Lựa chọn học thuyết lý luận để chỉ đường: chủ nghĩa M-L.
- Đảng đã giác ngộ quần chúng tổ chức đưa quần chúng ra đấu tranh.
- Khi thời cơ đến, Đảng lãnh đạo người dân giành chính quyền trở thành Đảng cầm quyền.
b. Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền:
- “ Đảng cầm quyền” là Đảng chính trị nằm giữ và lãnh đạo chính quyền.
+ Nó có thể là kết quả của một cuộc cách mạng xã hội.
+ Nó có thể là kết quả của một cuộc bầu cử.
- HCM cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước ta, cải tạo xã hội cũ tiếp tục sự nghiệp độc lập dân tộc xây dựng chế độ xã hội mới: xã hội xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu lý tưởng của Đảng cầm quyền đó là độc lập cho dân tộc và cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.
+ Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân:
Đảng lãnh đạo: Đảng xác lập quyền lãnh đạo duy nhất của mình với chính quyền nhân dân và với toàn xã hội. Đảng lãnh đạo bằng đường lối, bằng công tác tổ chức cán bộ, bằng kiểm tra, bằng tuyên truyền vận động tổ chức. Muốn vậy thì Đảng phải có liên hệ gắn bó mật thiết với dân, lắng nghe ý kiến của dân khiêm tốn học hỏi dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
Đảng là người đầy tớ: Phải phục vụ dân và đem lại lợi ích cho dân, muốn vậy Đảng viên vừa phải có đức, vừa phải có tài.
=> Phải có sự thống nhất giữa lãnh đạo và đầy tớ.
5. Tư tưởng HCM về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
a. Xây dựng Đảng – quy luật tồn tại và phát triển của Đảng:
- HCM xác định đây là nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên.
+ Nó không phải là một giải pháp tình thế, không phải chỉ khi có gì đột biến hay có vấn đề nổi cộm thì mới sử dụng.
+ Có xây dựng Đảng một cách thường xuyên thì Đảng mới giữ được vai trò tiên phong của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc.
+ Có như vậy thì khi gặp khó khăn, cán bộ Đảng viên mới bình tĩnh, sáng suốt, không lúng túng, bị động, bi quan, khi thắng lợi không kiêu ngạo, chủ quan, tự mãn.
=> Như vậy việc xây dựng Đảng gắn liền với sự tồn tại của Đảng
- Tính tất yếu của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng:
+ Sự nghiệp cách mạng là một quá trình liên tục, nó trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kì khác nhau, có những nhiệm vụ khác nhau, xây dựng và chỉnh đốn Đảng để đáp ứng được tình hình mới.
+ Mỗi cán bộ Đảng viên đều chịu sự tác động của xã hội, có cả mặt tốt – mặt tích cực và mặt xấu – mặt tiêu cực. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng để khắc phục mặt xấu- mặt tiêu cực.
+ Là cơ hội để cán bộ Đảng viên tự rèn luyện, tự giáo dục và tu dưỡng.
+ Trong điều kiện Đảng cầm quyền thì việc xây dựng chỉnh đốn Đảng lại càng cần thiết bởi tính chất hai mặt của quyền lực
=> Tất yếu và thường xuyên tự xây dựng sẽ làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh.
b. Nội dung công tác xây dựng Đảng: 4 nội dung
Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận
Xây dựng Đảng về chính trị
Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ
Xây dựng Đảng về đạo đức
* Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận:
- Lý luận và vai trò của lý luận
- Khi tiếp thu chủ nghĩa M-L cần lưu ý:
+ Phải phù hợp với từng đối tượng.
+ Phải phù hợp với từng hoàn cảnh ( tránh giáo điều, rập khuôn, máy móc)
+ Phải chú ý kế thừa học tập kinh nghiệm tốt của các Đảng cộng sản khác, đồng thời phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung cho chủ nghĩa M-L.
* Xây dựng Đảng về chính trị:
- Có nhiều nội dung xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, hoàn thiện nghị quyết chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị.
- Trong các nội dung trên thì xây dựng đường lối chính trị là vấn đề cốt lõi.
+ Đảng lãnh đạo bằng đường lối, bằng phương hướng phát triển kinh tế xã hội.
+ Muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn thì phải dựa trên chủ nghĩa M-L, vận dụng phù hợp với từng hoàn cảnh, đồng thời học tập kinh nghiệm của các Đảng khác, Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp. Đồng thời HCM cũng cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối chính trị sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
* Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ:
- Hệ thống tổ chức của Đảng: Là một hệ thống tổ chức chặt chẽ và kỷ luật cao từ trung ương đến cơ sở.
- Trong hệ thống đó HCM rất coi trọng vai trò của chi bộ vì nó là cầu nối giữa Đảng với dân.
- Các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng:
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ: tập trung phải trên cơ sở dân chủ chứ không phải tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán. Dân chủ phải đi đến tập trung chứ không phải phân tán tùy tiện vô tổ chức.
Dân chủ và tập trung phải đi liền với nhau, đó là sự thống nhất về tư tưởng, về tổ chức, về hành động, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, Đảng viên phải chấp hành vô điều kiện Nghị quyết của Đảng.
+ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Tập thể lãnh đạo: Nhiều người sẽ có nhiều kinh nghiệm.
Cá nhân phụ trách: Đảm bảo cho công việc được thực hiện, tránh đùn đẩy, dựa dẫm
+ Tự phê bình và phê bình
Mục đích: Để cái tốt phát triển, cái xấu mất dần.
Đối tượng: Mình và mọi người, công việc và tổ chức.
Thái độ và phương pháp: Phải thường xuyên, thẳng thắn, trung thực, chân thành, không nể nang, không giấu diếm, không thêm bớt, phải có tình thương yêu đồng chí, có lòng bao dung độ lượng.
+ Kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
+ Đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
- Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng.
+ HCM có hệ thống quan niệm về cán bộ như về vị trí, vai trò, về phẩm chất của cán bộ.
+ HCM có hệ thống quan niệm về công tác cán bộ. Ví dụ: tuyển chọn cán bộ, đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng đánh giá, sắp xếp bố trí, chính sách đối với cán bộ.
* Xây dựng Đảng về đạo đức:
- HCM cho rằng một Đảng chân chính phải có đạo đức, điều đó tạo nên uy tín, sức mạnh và sự hấp dẫn của Đảng đối với người ngoài Đảng và quần chúng.
- Đạo đức của Đảng là đạo đức mới: đạo đức cách mạng.
- Đồng thời với việc giáo dục, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng thì phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
Vấn đề 6: Những nội dung của tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc.
1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng:
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược quyết định sự thành công của cách mạng:
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, nhất quán, xuyên suốt lâu dài chứ không phải khẩu hiệu hay một thủ đoạn chính trị, nó quyết định sự thành bại của cách mạng.
+ Để cách mạng thắng lợi nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ mà phải có lực lượng cách mạng cơ bản để thực hiện các hành động cách mạng. Vì vậy phải tập hợp đoàn kết dân tộc.
+ Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn đối với sự thành bại của cách mạng.
- HCM đã có nhiều câu nói thể hiện tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc.
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc:
- Xuất phát từ vai trò của Đại đoàn kết dân tộc mà đại đoàn kết dân tộc trở thành mục tiêu, thành nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.
* Là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng:
+ Nó phải được quán triệt trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng.
+ Phải được quán triệt trong mọi hoạt động thực tiễn của Đảng.
+ Phải được quán triệt trong mọi thời lỳ, mọi giai đoạn cách mạng.
* Là mục tiêu hàng đầu của dân tộc:
+ Đại đoàn kết dân tộc là nhu cầu khách quan của dân tộc trong quá trình cách mạng.
+ Đảng cộng sản Việt Nam có sứ mệnh thức tỉnh, tổ chức tập hợp quần chúng.
- Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định quan điểm này là hoàn toàn đúng đắn.
2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc:
a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân:
- Khái niệm “Dân” theo HCM có biên độ rộng, mọi con dân đất Việt, mọi con Rồng cháu Tiên không phân biệt già trẻ gái trai giàu nghèo quý tiện, có tín ngưỡng hay không, dân tộc đa số hay thiểu số.
- Dân được hiểu là tập hợp đông đảo người, vừa là từng cá nhân.
- Dân, nhân dân không chỉ là đối tượng của đại đoàn kết mà còn là chủ thể của đại đoàn kết.
b. Đại đoàn kết dân tộc phải kế thừa truyền thống dân tộc.
+ Truyền thống yêu nước tiêu biểu
+ Truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
+ Truyền thống đoàn kết tương thân tương ái.
+ Tinh thần nhân nghĩa, khoan dung độ lượng.
+ Ý chí vượt qua khó khăn thử thách, ham học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
=> Cần có niềm tin vào nhân dân.
3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc:
a. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất:
- Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là trong nhận thức, trong những lời kêu gọi mà muốn biến thành lực lượng vật chất, thành sức mạnh thì phải tổ chức quy tụ toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải có đường lối chính trị đúng đắn để toàn dân ý thức về mục tiêu chiến đấu chung và thống nhất về hành động cách mạng.
- Ý thức được điều đó trong quá trình cách mạng, HCM đã sớm đưa quần chúng nhân dân vào các tổ chức yêu nước phù hợp.
- Mặt trận dân tộc thống nhất đã quy tụ được mọi tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong nước và ngoài nước.
- Mặt trận dân tộc thống nhất trong mỗi thời kỳ giai đoạn khác nhau có tên gọi khác nhau song thực chất chỉ là một:
+ 1930: Hội phản đế đồng minh.
+ 1936: Mặt trận dân chủ
+ 1939: Mặt trận nhân dân phản đế
+ 1941: Mặt trận Việt Minh ( Việt Nam độc lập đồng minh hội)
+ 1946: Mặt trận liên Việt
+ 1955- 1976, hiện nay: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
+ 1960: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất:
* Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng:
- Liên minh công – nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Công – nông là những người đông đảo nhất-> có sức mạnh nhất, họ bị áp bức bóc lột nặng nề nhất-> có tinh thần cách mạng triệt để, kiên quyết nhất, vì vậy họ phải trở thành nền tảng.
- Mở rộng khối đại đoàn kết: Trí thức cũng là những người yêu nước, cũng bị áp bức bóc lột, vì thế có thể dễ dàng đoàn kết với họ -> Nền tảng đã vững chắc thì mở rộng khối cũng không sợ bị suy yếu.
* Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân:
- Khối đại đoàn kết dân tộc chỉ thực sự bền chặt lâu dài khi có sự thống nhất cao độ về mục tiêu và lợi ích.
- Lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập và thống nhất.
* Mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ:
- Gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau về lợi ích cho nên mọi vấn đề của mặt trận đều được đem ra bàn bạc công khai để đi đến thống nhất về nhận thức và hành động, tránh áp đặt hoặc dân chủ hình thức.
- Phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết hài hòa lợi ích chung của dân tộc với lợi ích của bộ phận, của giai cấp.
- Phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết.
- Khi xung đột phải giải quyết thấu tình đạt lý.
* Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ lâu dài, thật sự chân thành thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
- Phải tìm những nét tương đồng và bảo tồn những cái khác biệt.
- Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết.
- Phải chân thành thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Vấn đề 7: Những nội dung của tư tưởng HCM về nội dung, hình thức và nguyên tắc đoàn kết quốc tế.
1. Sự cần thiết của đoàn kết quốc tế:
Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài đó là sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
a. Nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại:
- Sức mạnh dân tộc: Tống hợp các yếu tố vật chất và tinh thần song trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết dân tộc.
- Sức mạnh thời đại ( sức mạnh bên ngoài, sức mạnh quốc tế): Sự ủng hộ giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài.
-> Tổng hợp 2 sức mạnh này sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
b. Nhằm cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng:
- Mục tiêu chung của cách mạng thế giới: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Đoàn kết quốc tế không chỉ vì mục tiêu của cách mạng mỗi nước mà sự thắng lợi của cách mạng mỗi nước sẽ góp phần vào mục tiêu chung của cách mạng thế giới.
- Muốn đoàn kết quốc tế thì phải:
+ Phải đấu tranh chống lại mọi khuynh hướng sai lầm làm suy yếu đoàn kết quốc tế ( chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kỳ thị màu da, phân biệt chủng tộc)
+ Phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
- Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã khẳng định điều đó.
2. Nội dung và hình thức của đoàn kết quốc tế:
a. Các lực lượng cần đoàn kết quốc tế:
- Lực lượng đoàn kết quốc tế của HCM rất rộng rãi nhưng gồm 3 lực lượng chủ yếu:
+ Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Giai cấp vô sản ở các nước đế quốc và các Đảng cộng sản ở các nước Tây Âu.
Đảng cộng sản và công nhân các nước XHCN
Quốc tế cộng sản
-> Đây là lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc tế, đảm bảo vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới.
+ Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ( có kẻ thù chung, mục tiêu chung vì vậy có thể đoàn kết lại)
HCM đã nhận thấy âm mưu chia rẽ tạo ra sự biệt lập, đối kháng, sự thù ghét giữa các chủng tộc và dân tộc trên thế giới của chủ nghĩa đế quốc.
HCM đã kêu gọi quốc tế cộng sản phải khắc phục sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, trên cơ sở đó đi đến đoàn kết với nhau.
+ Các lực lượng tiến bộ, với những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý.
b. Hình thức đoàn kết quốc tế:
- Hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp, HCM kiến nghị thành lập mặt trận nhân dân thống nhất của các nước chính quốc và thuộc địa.
- Thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
- Hình thành 4 tầng mặt trận:
+ Mặt trận dân tộc thống nhất
+ Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào
+ Mặt trận nhân dân Á Phi đoàn kết với Việt Nam.
+ Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam
3. Nguyên tắc của đoàn kết quốc tế:
a. Thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình.
- Để tập hợp lực lượng và đoàn kết quốc tế thì phải tìm ra được những nét tương đồng về mục tiêu, lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và các phong trào cách mạng thế giới.
- Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế:
+ HCM giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Trên nền tảng của chủ nghĩa M-L và chủ nghĩa quốc tế vô sản.
- Có lý:
+ Tuân thủ nguyên tắc của chủ nghĩa M-L
+ Xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới.
- Có tình:
+ Trên cơ sở sự thông cảm, sự tôn trọng lẫn nhau, trên tinh thần tình cảm của những người cùng chung lý tưởng, cùng chung mục tiêu đấu tranh.
+ Phải tôn trọng độc lập chủ quyền và quyền bình đẳng, quyền đoàn kết của các dân tộc.
+ Trong mọi vấn đề phải chờ đợi nhau cùng nhận thức và cùng hành động vì lợi ích chung.
+ Tôn trọng lợi ích dân tộc nhưng không xâm hại lợi ích chung.
- Đối với các dân tộc trên thế giới: Độc lập tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc là sự thống nhất chung.
b. Đoàn kết trên cơ sở độc lập – tự chủ - tự lực – tự cường:
- Đoàn kết quốc tế nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù.
- Sức mạnh của đoàn kết quốc tế chỉ phát huy được khi nguồn nội lực tốt.
Vấn đề 8: Những quan điểm cơ bản của HCM về xây dựng nhà nước ?
1. Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân:
a. Nhà nước của dân:
- Tất cả quyền hành trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Hiến pháp 1946 đã khẳng định: Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân Việt Nam.
- Quyền lực của nhà nước và của đội ngũ cán bộ công chức là do nhân dân ủy quyền cho để giải quyết công việc.
- Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước.
- Nhân dân có quyền bãi miễn các vị đại biểu khi họ không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
- Vị thế của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước là phục vụ dân, là công bộc, là đầy tớ của nhân dân chứ không phải đứng trên dân, coi khinh dân.
b. Nhà nước do dân:
- Nhà nước do nhân dân lập nên
+ Là thành quả của cách mạng
+ Do nhân dân bầu ra ( kết quả 1 cuộc bầu cử)
- Nhân dân phải ủng hộ giúp đỡ nhà nước ( dân phải đóng thuế cho nhà nước hoạt động, dân phê bình, xây dựng nhà nước)
c. Nhà nước vì dân:
- Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác, không có đặc quyền, đặc lợi.
- Nhà nước phải làm cho nhân dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được học hành, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
- Cán bộ công chức nhà nước từ chủ tịch nước trở xuống đều là công bộc của nhân dân.
Lãnh đạo: Dẫn dắt, định hướng cho dân.
Đầy tớ: Phục vụ dân.
-> Cán bộ nhà nước dù là lãnh đạo hay đầy tớ đều nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân.
2. Quan điểm của HCM về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước.
a. Về bản chất của giai cấp công nhân của nhà nước CHXHCN Việt Nam:
- Do Đảng cộng sản lãnh đạo.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nhà nước là nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Định hướng phát triển là theo định hướng XHCN
b. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước:
- Nhà nước mới ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của cả dân tộc. Việc xây dựng bảo vệ nhà nước cũng là thành quả đóng góp của cả dân tộc.
- Nhà nước được xây dựng trên cơ sở khối đại đoàn kết dân tộc.
- Nhà nước bảo vệ trung thành với lợi ích của nhân dân, của dân tộc, lấy lợi ích của nhân dân, của dân tộc làm nền tảng.
3. Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ:
a. Xây dựng nhà nước hợp pháp, hợp hiến:
b. Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.
c. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ tài, đủ đức:
- Đội ngũ cán bộ, công chức là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.
- Để xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ thì phải có đội ngũ cán bộ công chức đủ đức, đủ tài. Đội ngũ này phải được tổ chức một cách hợp lý, hoạt động có hiệu quả.
- Tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ công chức: 5 tiêu chuẩn
+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng: Đây là tiêu chuẩn đầu tiên cần có.
+ Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, chống bệnh quan liêu xa dân.
+ Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.
+ Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước.
4. Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả:
a. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước.
HCM đã chỉ rõ những tiêu cực sau đây nhắc nhở mọi người đề phòng khắc phục:
- Đặc quyền, đặc lợi: Cửa quyền, hách dịch với nhân dân, lạm quyền đồng thời vơ vét tiền của, lợi dụng chức vụ cá nhân làm lợi cho mình, làm như thế là sa vào chủ nghĩa cá nhân.
- Tham ô, lãng phí, quan liêu: Đây là “ giặc nội xâm”, “Giặc ở trong lòng”, thứ giặc nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm.
- Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo: Những hành động trên gây mất đoàn kết, gây rối cho công tác. HCM kịch liệt lên án tệ kéo bè kéo cánh, người không có tài năng gì cũng kéo vào, người có tài có đức nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài.
b. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng:
- HCM đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng người Việt Nam.
- Kỷ cương phép nước thời nào cũng được đề cao và phải được áp dụng cho tất cả mọi người.
- HCM yêu cầu pháp luật phải trừng trị thẳng tay những kẻ bất liêm, bất kể kẻ ấy ở địa vị nào, nghề nghiệp nào. Bên cạnh đó Người cũng dùng sức mạnh uy tín của mình để cảm hóa những người có lỗi lầm, kéo họ đi với cách mạng, giáo dục những người mắc khuyết điểm để họ tránh phạm pháp.
Vấn đề 9: Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa?
Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội.
Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.
- Trong quan hệ với chính trị, xã hội: HCM cho rằng chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển. Để văn hóa phát triển tự do, phải làm cách mạng chính trị trước. Ở VN, tiến hành cách mạng chính trị thực chất là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển.
- Trong quan hệ với kinh tế: HCM chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa. Người viết “Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng, nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tư tưởng hồ chí minh.doc