III. Từ loại
1. Đại từ
a. Khái niệm:- là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
b. Vai trò ngữ pháp: Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,
c. Phân loại: Dựa vào mục đích chia đại từ làm 2 loại:
- Đại từ dùng để trỏ:
+ Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). VD: nó, hắn, tôi, tao, mày, họ, chúng tôi, chúng tớ, chúng nó, chúng tao, chúng mày,
+ Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu,
+ Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế,
- Đại từ dùng để hỏi:
+ Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì,
+ Hỏi về số lượng. VD: mấy, bao nhiêu,
+ Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào,
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 – học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 – HỌC KÌ 1 (2017-2018)
A. TIẾNG VIỆT
* Yêu cầu:
- Nhớ và hiểu các ghi nhớ
- Xem lại các ví dụ trong SGK
- Xem lại các bài tập trong phần Luyện tập
- Xem lại Luật thơ lục bát, Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, Thất ngôn bát cú Đường luật.
I. Phân loại từ theo cấu tạo
1. Từ ghép
a. Khái niệm: Là từ có 2 tiếng trở lên, giữa các tiếng có mối quan hệ với nhau về nghĩa.
b. Các loại từ ghép
* Từ ghép chính phụ:
- có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính
VD: bà ngoại (nội), bút bi (mực, máy, dạ), lâu đời (năm, ngày), xanh ngắt (thẳm, lè, lét), nhà máy (ăn, phao, xưởng); cười nụ (tủm, thầm), thước kẻ, ăn cơm, trắng toát, làm quen, nhát gan, hoa hồng,
* Từ ghép đẳng lập:
- có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
VD: sách vở, quần áo, bàn ghế, suy nghĩ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới, cây cỏ, cây cối, đường sá, xe cộ, nhà cửa, núi rừng, ham muốn, xinh tươi, mặt mũi, học hỏi, học hành, hỏi han, tươi cười, ăn nói, ăn mặc, chùa chiền, no nê, học hành, học hỏi, hỏi han,
2. Từ láy
a. Khái niệm: Là từ có 2 tiếng trở lên, giữa các tiếng có mối quan hệ láy âm.
b. Các loại từ láy:
- Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo sự hài hoà về âm thanh).
VD: the thé, ồm ồm, khàn khàn, xanh xanh, đo đỏ, đăm đăm, thăm thẳm, bần bật,
- Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
+ Láy phụ âm đầu: đẹp đẽ, xinh xắn, dữ dội, chen chúc, đung đưa, lung linh,
+ Láy vần: lấm tấm, lanh chanh, lưa thưa, lao xao, lom khom, liêu xiêu,
II. Phân loại từ theo nguồn gốc
1. Từ Hán Việt
a. Khái niệm: Từ Hán Việt là từ mượn từ tiếng Hán, đọc và viết theo tiếng Việt.
b. Yếu tố Hán Việt
- Tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
VD: Nam / quốc / sơn / hà => gồm 4 yếu tố Hán Việt
- Phần lớn yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà dùng để cấu tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt có thể được dùng để cấu tạo từ ghép hoặc dùng độc lập như từ (hoa, quả, bút, bảng, học, tập, )
VD: Không nói: Tôi đi leo sơn, tôi đang uống thủy
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau
VD: hữu nghĩa là bạn (bằng hữu), bên phải (hữu ngạn sông Hồng), có (hữu danh vô thực)
Thiên nghĩa là trời (thiên thư), nghìn (thiên lí mã, thiên niên kỉ), dời (thiên đô chiếu)
c. Phân loại: Có hai loại từ ghép Hán Việt
- Từ ghép đẳng lập
- Từ ghép chính phụ: - Trật tự các yếu tố Hán Việt
+ có trường hợp giống trật tự từ tiếng Việt: Yếu tố chính đứng trước – yếu tố phụ đứng sau.
VD: ái quốc, thủ môn, chiến thắng, đại diện, hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa,
+ có trường hợp khác trật tự từ tiếng Việt: Yếu tố phụ đứng trước – yếu tố chính đứng sau.
VD: thiên thư, thạch mã, tái phạm, quốc kì, ngư ông, mục đồng, thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi,
d. Sử dụng từ Hán Việt
- Tác dụng: + Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
+ Tạo sắc thái cổ, phù hợp bầu không khí xã hội cổ xưa.
*Lưu ý: Tránh lạm dụng từ Hán Việt làm thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.
III. Từ loại
1. Đại từ
a. Khái niệm:- là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
b. Vai trò ngữ pháp: Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,
c. Phân loại: Dựa vào mục đích chia đại từ làm 2 loại:
- Đại từ dùng để trỏ:
+ Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). VD: nó, hắn, tôi, tao, mày, họ, chúng tôi, chúng tớ, chúng nó, chúng tao, chúng mày,
+ Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu,
+ Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế,
- Đại từ dùng để hỏi:
+ Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì,
+ Hỏi về số lượng. VD: mấy, bao nhiêu,
+ Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào,
2. Quan hệ từ
a. Khái niệm: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
VD: của, bằng, với, về, để, cho, mà, vì, do, ở, từ, và, hay, hoặc, nhưng,
- Quan hệ từ dùng theo cặp: Nếu thì, Tuy nhưng, Giá mà, Hễ thì, Vì nên, Sở dĩ là vì, ...
b. Cách sử dụng:
- Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được)
c. Các lỗi thường gặp:
- Thiếu quan hệ từ - Thừa quan hệ từ
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
IV. Nghĩa của từ
1. Từ đồng nghĩa
a. Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD: phu nhân (bà xã, vợ); chiếu (rọi, soi); trông (nhìn, mong, coi sóc, )
b. Các loại từ đồng nghĩa: gồm có hai loại
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa, có nghĩa tương tự nhau.
VD: quả - trái; chó biển – hải cẩu; xinh – đẹp; mã – ngựa,
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau, có nghĩa gần giống nhau.
VD: hi sinh – bỏ mạng; ăn – xơi – chén, ...
c. Cách sử dụng:
- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viêt, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
2. Từ trái nghĩa
a. Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
VD1: giàu – nghèo, tươi – héo, ngẩng – cúi, lành – rách, ngắn – dài, sáng – tối, cứng – mềm,
VD2: Lành: tính lành >< áo rách
b. Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
VD: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
- Bên trọng bên khinh, vô thưởng vô phạt, chân cứng đá mềm, gần nhà xa ngõ, chân ướt chân ráo,
3. Từ đồng âm
a. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
VD: bàn bạc – cái bàn; mùa thu – thu tiền; kho cá – cái kho; ...
b. Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
V. Cụm từ cố định: Thành ngữ
a. Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
* Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,
VD: - Khỏe như voi: rất khỏe
- Lên thác xuống ghềnh: ví cảnh gian truân vất vả, nguy nan
- Bảy nổi ba chìm: cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen
- Tắt lửa tối đèn: ví lúc gặp khó khăn, hoạn nạn
- Da mồi tóc sương: tả người già cả, da lốm đốm những chấm màu nâu nhạt như mai con đồi mồi, tóc bạc như sương tuyết.
- Sinh cơ lập nghiệp: Gây dựng cơ đồ, sự nghiệp
- No cơm ấm cật: Cuộc sống đầy đủ thường hay sinh ra những thói hư tật xấu.
- Lời ăn tiếng nói: cách nói năng trong giao thiệp hàng ngày (nói khái quát)
- Mẹ tròn con vuông: sinh nở tốt lành, sinh nở tốt đẹp
b. Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao
VI. Các biện pháp tu từ
1. Điệp ngữ
a. Khái niệm: Biện pháp lặp lại từ ngữ (cụm từ hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
VD: Khổ thơ đầu bài thơ Tiếng gà trưa – Vũ Bằng: điệp ngữ “Nghe” lặp lại 3 lần
b. Các dạng điệp ngữ
+ Điệp ngữ cách quãng: Gây ấn tượng nổi bật
VD: Khổ đầu, khổ cuối bài thơ Tiếng gà trưa – Vũ Bằng: điệp ngữ “Nghe”, “vì”
+ Điệp ngữ nối tiếp: Tạo ấn tượng mới mẻ, có tính tăng tiến
- Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): Làm câu thơ tuôn trào như đợt sóng, câu thơ liền mạch.
- Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
2. Chơi chữ
a. Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
VD: Bài ca dao: Bà già đi chợ cầu Đông dùng từ ngữ đồng âm “lợi” để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.
b. Các lối chơi chữ thường gặp:
- Dùng từ ngữ đồng âm: Từ đồng âm “lợi” trong bài ca dao: Bà già đi chợ cầu Đông
- Dùng lối nói trại âm (gần âm):
VD: - Sánh với Na-va ranh tướng pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
- Dùng cách điệp âm
VD: - Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
- Dùng lối nói lái: đảo phần vần
VD: - Con cá đối nằm trong cối đá (cá đối = cối đá)
Con mèo cái nằm trên mái kèo (mèo cái = mái kèo)
- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
VD: Dùng từ ngữ trái nghĩa: () Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà
c. Phạm vi sử dụng: Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ CƯƠNGTV.doc