Đề cương ôn tập Sinh học 8 học kỳ I

Chương 2. Vận động

1. Vai trò của hệ vận động? vai trò của bộ xương? Thành phần chính của bộ xương?

2. Đặc điểm, ví dụ và vai trò của các loại khơp xương?

3. Cấu tạo, chức năng của xương dài, xương ngắn và xương dẹt?

4. Sự to ra và dài ra của xương?

5. Thành phần hóa học và tính chất của xương?

6. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ?

7. Tính chất và ý nghĩa của co cơ? Khái niệm công cơ? Công thức tính công? Công cơ được sử dụng để làm gì? Hoạt động của cơ chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

8. Khái niệm, nguyên nhân mỏi cơ, biện pháp phòng chống mỏi cơ?

9. Sự tiến hóa của bộ xương, hệ cơ người so với thú?

10. Vệ sinh hệ vận động?

11. Những nguyên nhân gãy xương? Sơ cứu cho người gãy xương?

 

doc51 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 8 học kỳ I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch, vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải. + Các tế bào máu: màu đỏ thẫm, đặc quánh, chiếm 45% thể tích máu, gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. 2. Hồng cầu Đặc điểm cấu tạo: Màu hồng, hình đĩa, lõm hai mặt không có nhân. Chức năng: Hồng cầu có Hb (hemoglobin – huyết sắc tố) dễ dàng kết hợp với oxi và cacbonic. Vận chuyển Ôxi từ phổi về tim và từ tim đến các cơ quan cung cấp cho tế bào. Vận chuyển cacbonic từ tế bào về phổi để thải ra ngoài. Cấu tạo của hồng cầu phù hợp với chức năng Đặc điểm cấu tạo Ý nghĩa Có chứa huyết sắc tố (Hb - hemoglobin) Dễ dàng kết hợp với khí oxi và khí cacbonicgiúp vận chuyển khí. Tế bào không có nhân Giảm tiêu tốn năng lượng Thường xuyên được đổi mới bằng những tế bào hồng cầu khác được sinh ra từ tủy đỏ xương Giúp duy trì khả năng hoạt động liên tục trong cơ thể Hình đĩa, lõm hai mặt Tăng diện tích trao đổi khí Sơ đồ Hb vận chuyển khí: 3. Bạch cầu - Là những tế bào không màu, trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân, hình dạng không nhất định, có khả năng vận chuyển bằng chân giả. - 5 loại bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể: Bạch cầu Chức năng Bạch cầu ưa kiềm Ngăn cản quá trình đông máu Đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng Bạch cầu ưa axit Khử độc protein là nhờ các enzym đặc biệt. Tập trung nhiều ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu – sinh dục để ngăn chặn các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Tiết ra các chất độc đối với ký sinh trùng. Bạch cầu trung tính Bảo vệ cơ thể bằng hình thức thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả, bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa chúng. Bạch cầu mono (Đại thực bào) Bạch cầu LIMPHO LIMPHO B Tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa, kết dính các kháng nguyên từ vi khuẩn, virus, . . . LIMPHO T Phá hủy tế bào cơ thể đã bị nhiễm bệnh bằng cách dùng các phân tử protein đặc hiệu làm thủng lớp màng tế bào. * Chức năng, đặc tính chung của bạch cầu Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhìn chung, chúng có các đặc tính sau để thích hợp với chức năng này: - Tính vận chuyển và xuyên mạch: Bạch cầu có khả năng di chuyển bằng cách bám vào thành mạch hoặc mô liên kết, tự biến đổi hình dạng để chui qua giữa các tế bào nội mô mạch máu vào tổ chức xung quanh. - Vận động bằng chân giả: theo kiểu a-míp để đến các tổ chức. - Tính cảm ứng (hoá ứng động): bạch cầu bị hấp dẫn đến vị trí tổn thương khi có các hoá chất được giải phóng ra bởi tế bào tổn thương hoặc vi khuẩn hoặc khi có các phức hợp miễn dịch - Tính thực bào: bắt các vật lạ đưa vào trong bào tương rồi tiêu hoá chúng. Tuy nhiên, không phải loại bạch cầu nào cũng có đầu đủ các đặc tính trên. * Đặc điểm bạch cầu - Bạch cầu được thành lập ở các hạch bạch huyết, lá lách, hạch hạnh nhân, tủy xương. - Bạch cầu sống không quá 4 ngày. Phần lớn chết ở các mô liên kết bằng cách tự tan rã, một số xuyên qua mô bì ruột non rồi được thải ra ngoài cùng với chất bã ở ruột già. * Sự bảo vệ các tế bào của cơ thể bằng các cơ chế - Cơ chế thực bào: Có sự biến dạng của màng tế bào bao lấy các tác nhân gây nhiễm để tiêu hóa. - Cơ chế tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên. - Cơ chế phá hủy các tế bào của cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn, virus. - Cơ chế miễn dịch khác: viêm, sốt, tiết chất interferon hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus. 4. Tiểu cầu - Chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu. - Tiểu cầu tham gia và đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, giúp hình thành các cục máu đông và bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu. - Khi có vết thương, vết rách gây chảy máu, các tế bào tiểu cầu gần đó sẽ nhận được tín hiệu để vây đến vết thương. Tại đây các tế bào tiểu cầu sẽ tiếp tục giải phóng các hoạt chất báo hiệu cho các tế bào tiểu cầu khác kéo đến, kết dính và kích hoạt các yếu tố đông máu khác, tạo ra các cục máu đông tại vị trí tổn thương, ngăn cản quá trình rò rỉ và chảy máu. - Ngoài ra, tiểu cầu còn giữ vai trò miễn dịch. Chúng có thể kiểm soát quá trình viêm, điều chỉnh hệ miễn dịch bẩm sinh. 5. Môi trường trong cơ thể - Gồm máu, nước mô, bạch huyết - Quan hệ giữa các thành phần: + Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô. + Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết. + Bạch huyết lưu thông trong mạch bạch huyết rồi đổ vào tĩnh mạch máu và hòa lẫn với máu. - Vai trò của môi trường trong: + Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất dinh dưỡng, oxi, cacbonic, các chất thải. + Đảm bảo cho các tế bào hoạt động bình thường. 6. Miễn dịch a. Kháng nguyên, kháng thể - Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, hay trong các nọc độc của ong, rắn.. - Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên. - Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa, nghĩa là kháng nguyên nào thì kháng thể ấy. Điều đó tạo nên tính miễn dịch. b. Miễn dịch - Khái niệm: Miễn dịch là khả năng không mắc một số bệnh của người dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh, cơ thể không bị mắc một số bệnh, là khả năng tự vệ quan trọng của cơ thể. Cơ thể càng khỏe mạnh thì khả năng miễn dịch càng cao. Có 2 loại miễn dịch - Miễn dịch tự nhiên: khả năng tự chống bệnh của cơ thể. • Miễn dịch bẩm sinh: Loài người không bao giờ bị mắc một số bệnh của các động vật khác như toi gà, lở mồm long móng trâu bò, lợn tai xanh, ... • Miễn dịch tập nhiễm (miễn dịch đạt được): cơ thể mắc bệnh một lần và lần sau không mắc bệnh đó nữa hoặc ít. Khi mắc lại bệnh đó, chất kháng thể còn trong cơ thể. VD: bệnh sởi, thủy đậu, quai bị, ... - Miễn dịch nhân tạo: Khả năng không bị mắc một số bệnh do tiêm chủng phòng bệnh. • Miễn dịch chủ động: Tiêm chủng một số bệnh: Lao, sởi, ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch hầu, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, ... • Miễn dịch thụ động: Tiêm thẳng chất kháng độc vào cơ thể. 7. Đông máu - Hiện tượng: khi bị thương đứt mạch máu, máu chảy ra một lúc rồi ngừng nhờ một khối máu bịt vết thương. - Khái niệm: đông máu là hiện tượng biến máu loãng trong mạch thành máu cục. - Nguyên nhân: Sự đông máu liên quan đến hoạt động tiểu cầu là chủ yếu, để hình thành một búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một khối máu đông bịt kín vế thương. - Cơ chế: Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+ ). - Vai trò: bảo vệ cơ thể chống mất máu khi bị thương chảy máu. + Với người bị thương: Nhờ cục máu đông mà vết thương bị bịt kín làm cho máu cầm lại, người đó không bị chết hoặc tổn hại nhiều sức khỏe vì mất máu nhiều. + Với người bệnh phải phẫu thuật: Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ phải xác định tình trạng đông máu của bệnh nhân. Nếu máu khó đông thì phải tiêm thuốc đông máu.. 8. Truyền máu - Có 4 nhóm máu: A; B; O; AB KN – KT Nhóm máu Hồng cầu có các kháng nguyên Huyết tương có các kháng thể A B α β O x x A x x B x x AB x x - Các trường hợp gây kết dính hồng cầu: Kháng nguyên A của người cho gặp kháng thể α của người nhận. Kháng nguyên B của người cho gặp kháng thể β của người nhận. - Sơ đồ truyền máu: Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận. - Nguyên tắc tuân thủ khi truyền máu: • Cần làm xét nghiệm để chọn lựa nhóm máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến. • Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu, tránh nhận máu có các tác nhân gây bệnh. • Truyền máu từ từ để tránh bị sốc. 9. Cấu tạo hệ tuần hoàn máu Hệ tuần hoàn máu bao gồm: tim, hệ mạch tạo nên vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. - Tim: • Có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ nằm trên, 2 tâm thất nằm dưới. • Nửa trái của tim chứa máu đỏ tươi, nửa phải của tim chứa máu đỏ thẫm. • Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ. Tâm thất trái có thành cơ dày nhất. • Giữa tâm nhĩ với tâm thất có van nhì thất (van hai lá bên trái, van ba lá bên phải). • Giữa tâm thất với động mạch có van động mạch (van tổ chim). - Hệ mạch: • Động mạch: xuất phát từ tâm thất. • Tĩnh mạch: dẫn máu trở về tâm nhĩ. • Mao mạch: nối động mạch, tĩnh mạch lại với nhau. 10. Vai trò của hệ tuần hoàn máu - Tim co bóp tạo lực để đẩy máu vào hệ mạch - Hệ mạch: dẫn máu từ tim --> các tế bào và dẫn máu từ các tế bào --> tim. • Vòng tuần hoàn nhỏ: Xuất phát từ tâm thất phải, máu đỏ thẫm mang theo nhiều cacbonic, theo động mạch phổi đến phổi trao đổi khí ở phổi (thải khí cacbonic, nhận khí oxi). Máu đỏ tươi mang theo nhiều khí oxi, theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái. • Vòng tuần hoàn lớn: Xuất phát từ tâm thất trái, máu đỏ tươi mang theo nhiều oxi, theo động mạch chủ đến các cơ quan trao đổi khí ở các cơ quan (cung cấp oxi, nhận khí cacbonic). Máu đỏ thẫm mang theo nhiều khí cacbonic, theo tĩnh mạch chủ trở về tâm nhĩ phải. 11. Lưu thông bạch huyết * Cấu tạo hệ bạch huyết Gồm: - Mao mạch bạch huyết - Mạch bạch huyết, tĩnh mạch máu - Hạch bạch huyết - Ống bạch huyết Hệ bạch huyết bao gồm: • Phân hệ bạch huyết lớn • Phân hệ bạch huyết nhỏ * Vai trò của hệ bạch huyết - Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa bên phải phía trên của cơ thể rồi đưa về tĩnh mạch máu. - Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể. Sự luân chuyển bạch huyết ở mỗi phân hệ: Mao mạch bạch huyết --> Mạch bạch huyết --> Hạch bạch huyết --> Mạch bạch huyết --> Ống bạch huyết --> Tĩnh mạch máu (thuộc hệ tuần hoàn máu). Þ Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể . 12. Cấu tạo tim và các loại mạch máu * Cấu tạo tim Cấu tạo ngoài - Màng tim bao bọc bên ngoài - Mạch máu bao quanh tim - Lớp dịch - Đỉnh tim (mỏm tim) Cấu tạo trong - Tim có 4 ngăn, hai tâm thất và hai tâm nhĩ. • Nửa trái của tim chứa máu đỏ tươi, nửa phải của tim chứa máu đỏ thẫm. • Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ. Tâm thất trái có thành cơ dày nhất. • Giữa tâm nhĩ với tâm thất có van nhì thất (van hai lá bên trái, van ba lá bên phải). • Giữa tâm thất với động mạch có van động mạch (van tổ chim). Các van tim đảm bảo máu lưu thông theo một chiều. * Cấu tạo mạch máu CÁC LOẠI MẠCH MÁU SỰ KHÁC BIỆT VỀ CẤU TẠO CHỨC NĂNG Động mạch Thành có 3 lớp (mô liên kết, cơ trơn, biểu bì) với lớp mô liên kết dày hơn. Lòng hẹp hơn Thích hợp dẫn máu từ tim đến cơ quan với áp lực cao, vận tốc và áp lực máu lớn. Tĩnh mạch Thành có 3 lớp trong đó có lớp mô liên kết và cơ trơn mỏng hơn. Lòng rộng hơn. Có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực. Thích hợp với việc dẫn máu từ các cơ quan về tim với vận tốc và áp lực nhỏ. Mao mạch Nhỏ và phân nhánh nhiều. Thành mỏng, chỉ có một lớp biểu bì. Lòng hẹp. Thích hợp với chức năng toả rộng đến các tế bào, mô của cơ thể thực hiện sự trao đổi chất với các tế bào. * Hoạt động co dãn của tim Chu kì tim gồm 3 pha, kéo dài khoảng 0,8 giây Pha co tâm nhĩ Pha co tâm thất Pha dãn chung Thời gian: khoảng 0.1 giây Thời gian: khoảng 0.3 giây Thời gian: khoảng 0.4 giây Van nhĩ thất mở Van nhĩ thất đóng Van nhĩ thất mở Van động mạch đóng Van động mạch mở Van động mạch đóng Máu từ tâm nhĩ dồn xuống tâm thất Máu từ tâm thất vào động mạch Máu từ động mạch vào tâm nhĩ và máu được hút từ tâm nhĩ vào tâm thất Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch. 13. Vận chuyển máu qua hệ mạch - Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ sức đẩy của tim tạo ra (khi tâm thất co), áp lực trong mạch máu và vận tốc máu trong mạch. - Huyết áp: • Là áp lực của máu lên thành mạch (do tâm thất co và dãn, có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu). • Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, sau đó giảm dần ở mao mạch và tĩnh mạch. • Với người bình thường, huyết áp đo được ở động mạch chủ khoảng 80 – 120 mm Hg. • Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch. - Ở động mạch vận tốc máu lớn nhờ sức đẩy của tim và sự co dãn của thành động mạch. - Ở tĩnh mạch máu vận chuyển được là nhờ: • Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch. • Sức hút của lồng ngực khi ta hút vào. • Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. • Van một chiều trong lòng tĩnh mạch. 14. Vệ sinh tim mạch * Các tác nhân có hại cho hệ tim mạch - Khuyết tật tim: hở hay hẹp van tim, ... - Mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ. - Sốc mạnh, quá hồi hộp hay sợ hãi, cơ thể mất máu hay mất nước nhiều, sốt cao, ... - Dùng các chất kích thích mạnh như rượu, bia, thuốc lá, heroin, doping, moocphin, ... - Luyện tập thể dục, thể thao quá sức. - Một số vi khuẩn, virút gây bệnh, ... - Chế độ ăn uống không hợp lí như: ăn thức ăn có chứa nhiều mỡ động vật. * Biện pháp để bảo vệ và rèn luyện tim mạch - Tránh các tác nhân gây hại. - Tạo cuộc sống vui tươi, thoải mái về tinh thần. - Lựa chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp, kết hợp với xoa bóp. - Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chịu đựng của tim mạch và cơ thể . 15. Sơ cứu cầm máu * Các dạng chảy máu - Chảy máu ở mao mạch ít, chậm - Chảy máu ở tĩnh mạch nhiều hơn và nhanh hơn - Chảy máu ở động mạch máu chảy nhiều mạnh, thành tia. Thông thường: Máu chảy ở Động mạch màu đỏ tươi, Tĩnh mạch màu đỏ thẫm (trừ vòng tuần hoàn phổi) * Tập băng bó vết thương - Băng vết thương ở lòng bàn tay (chảy máu mao mạch, tĩnh mạch) + Các bước tiến hành: Tiến hành như bình thừơng. • Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút (cho tới khi thấy máu không chảy ra nữa). • Sát trùng vết thương bằng cồn iot. • Khi vết thương nhỏ, có thể dùng băng dán. • Vết thương lớn hơn thì cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại. + Lưu ý: Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu, đưa đến bệnh viện cấp cứu. - Băng bó vết thương ở cổ tay (chảy máu ở động mạch) + Các bước tiến hành: • Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút. • Buộc garo: Dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát vết thương nhưng cao hơn vết thương (về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu. • Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại. • Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. + Lưu ý: Vết thương chảy máu ở động mạch tay, chân mới buộc dây garo. Cứ 15 phút thì nới dây garô và buộc lại. Vết thương ở vị trí khác, ấn tay vào vị trí động mạch gần vết thương nhưng về phía tim. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP NÂNG CAO CHƯƠNG 3. TUẦN HOÀN Câu 1: máu thuộc kiểu mô nào? - Mô liên kết Câu 2: hồng cầu tiếp nhận oxi ở đâu và có màu sắc như thế nào? Hồng cầu tiếp nhận oxi ở vòng tuần hoàn nhỏ Khi tiếp nhận oxi thì Hb có trong hồng cầu kết hợp với oxi có máu đỏ tươi Câu 3: vai trò của bạch cầu trong cơ thể? Bạch cầu tạo các hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể tránh sự xâm nhập, gây hại của một số khuẩn Câu 4: tế bào nào của máu có khả năng thực bào? Tế bào bạch cầu Câu 5: vì sao máu là loại mô lỏng và vai trò của chúng? Ta biết chức năng của máu là vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi, các chất cần thiết khác và chất thải, sản phẩm phân hủy, cacbonic Þ máu phải là loại mô lỏng thì mới có thể dễ dàng di chuyển trong mạch để thực hiện chức năng của nó Câu 6: trong các điều kiện như thế nào thì máu bị động Trong điều kiện: tiểu cầu bị vỡ giải phóng ra enzim kết hợp với chất sinh tơ máu và một số thành phần khác tạo ra tơ máu bao lấy vết thương Câu 7: hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào? Gồm: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết, mạch bạch huyết, tĩnh mạch dưới đòn Câu 8 : bạch cầu gồm 5 loại, đó là những loại nào? Gồm: bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu limpo, bạch cầu mono Câu 9: vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm? Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có lượng oxi cao hơn cacbonic. Máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi vừa tiếp nhận thêm cacbonic và oxi thì được đưa qua tế bào (do sự khuếch tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp) mà ta biết, trong hồng cầu có Hb khi kết hợp với oxi có màu đỏ tươi còn kết hợp với cacbonic có màu đỏ thẫm Câu 10: vị trí của tim trong lồng ngực nằm ở đâu? Giữa 2 lá phổi, hơi lệch về phía trái, từ sườn thứ 2 đến sườn thứ 4 Câu 11: máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người nhóm máu O được không? Vì sao Không được. vì nó sẽ gây kết dính hồng cầu (do huyết tương trong nhóm máu O có cả anfa và betan) . CHƯƠNG 4. HÔ HẤP 1. Khái niệm hô hấp - Khái niệm: Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp ôxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài. - Ý nghĩa: Nhờ hô hấp mà ôxi được lấy vào cơ thể để ôxi hóa các chất hữu cơ tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải CO2 ra khỏi cơ thể - Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn: 1 Sự thở (sự thông khí ở phổi) Biểu hiện bên ngoài của quá trình hô hấp 2 Sự trao đổi khí ở phổi 3 Sự trao đổi khí ở tế bào Thế hiện bản chất của quá trình hô hấp 2. Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng * Cơ quan hô hấp gồm: Các cơ quan Đặc điểm cấu tạo Đường dẫn khí  Mũi - Có nhiều lông mũi: lọc tạp chất trong không khí - Có lớp niệm mạc tiết chất nhày: làm ẩm ko khí - Có lớp mao mạch dày đặc: làm ấm ko khí Họng Có tuyến amidan và tuyến VA có nhiều tế bào limpo: bảo vệ cơ thể Thanh quản Có nắp thanh quản (sụn thanh nhiệt) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp: để thức ăn ko lọt vào đường hô hấp khi nuốt, và giúp phát âm Khí quản Có 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau Có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông rung chuyển động liên tục Phế quản Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản, nơi tiếp xúc các phế nang ko có các vòng sụn mà là các thớ cơ Hai lá phổi lá phổi phải Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực. Lớp trong dính với phổi. Chính giữa có chất dịch lá phổi trái có 2 thùy đơn vĩ cấu tạo là của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc. Có tới 700-800 triệu phế nang * Chức năng - Đường dẫn khí để: dẫn khí vào và ra; ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm, diệt khuẩn khí trước khi vào phổi. - Phổi: là nơi thực hiện sự trao đổi khí với môi trường ngoài. Chức năng các thành phần của đường hô hấp: - Làm ẩm ko khí là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí. - Làm ấm ko khí là do có mạng mao mạch dày đặc , căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản. - Tham gia bảo vệ phổi thì có: + Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản. + Nắp thanh quản (sụn thanh nhiệt) giúp đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt. + Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể để vô hiệun hóa các tác nhân gây bệnh . So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp của thỏ: Giống nhau: Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch. Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc Khác nhau: Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm 3. Hoạt động hô hấp * Thông khí ở phổi - Thông khí ở phổi là nhờ cử động hô hấp (hít vào và thở ra) - Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức xương sườn tham gia cử động hô hấp. Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp các xương sườn và xương ức có điểm tựa linh hoạt với cột sống, sẽ chuyển động theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên lồng ngực làm mở rộng ra 2 bên là chủ yếu Tăng thể tích lồng ngực Tăng thể tích phổi Động tác hít vào Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng. Cơ liên sườn ngoài dãn làm lồng ngực thu nhỏ, trở về vị trí cũ. ngoài ra, còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong các trường hợp thở gắng sức Giảm thể tích lồng ngực Giảm thể tích phổi Động tác thở ra Cơ hoành dãn - Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào - Dung tích phổi: Chỉ số Diễn giải Số liệu Chú ý Khí lưu thông Hô hấp bình thường 500 ml + 350 ml nằm trong phế nang tham gia trao đổi khí. + 150 ml trong đường dẫn khí (khoảng chết). Khí bổ sung Hít vào gắng sức 2100 – 3100 ml Khí dự trữ Thở ra gắng sức 800 – 1200 ml Khí cặn Khí còn lại trong phổi 1000 – 1200 ml Dung tích sống Lượng khí trong phổi bao gồm khí lưu thông, khí bổ sung và khí dự trữ. 3400 – 4800 ml + Là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe của từng người. + DTS lớn hơn là cơ sở cho sức khỏe tốt hơn. Dung tích phổi Dung tích sống + khí cặn 4400 – 6000 ml Phụ thuộc vào tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, luyện tập. Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra Dung tích sông phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ ko phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng có tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập từ bé. Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng * Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào Trao đổi khí ở phổi: Nồng độ oxi trong ko khí phế nang cao hơn máu mao mạch nên O2 bị khuếch tán từ từ ko khí phế nang vào máu. Nồng độ C02 trong máu mao mạch cao hơn khí phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào ko khí phế nang. Trao đổi khí ở tế bào: Nồng độ 02 trong máu cao hơn tế bào nên 02 khuếch tán từ máu vào tế bào. Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán tế nào vào máu. Giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra: Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2 đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch. Tỉ lệ % CO2 trong ko khí thở ra cao rõ rệt là do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra ko khí phế nang. Hơi nước bão hóa trong khí thở ra do đc làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí. Tỉ lệ % N2 trong ko khí hít vào và thở ra khác nhau ko nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này ko có ý nghĩa sinh học. 4. Cần bảo vệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại: Tác nhân Nguồn gốc tác nhân Tác hại Bụi Từ các cơn lốc, núi lửa phun, đám cháy rừng, khai thác than, khai thác đá, khí thải các máy móc động cơ sử dụng than hay dầu. Khi nhiều quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khí sẽ gây bệnh bụi phổi. Nito oxit (NOX) Khí thải ô tô, xe máy. Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao. Lưu huỳnh oxit (Sox) Khí thải sinh hoạt và công nghiệp. Làm các bệnh đường hô hấp them trầm trọng. Cacbon oxit Khí thải công nghiệp, sinh hoạt, khói thuốc lá. Chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết. Caác chất độc hại( nicotin, nitrozamin,.) Khói thuốc lá. Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí. Có thể gây ung thư phổi. Các vi sinh vật Trong ko khí ở bệnh viện, môi trường thiếu vệ sinh. Gây các bệnh viêm đường dẫn khí và phổi, làm tổn thương hệ hô hấp, có thể gây chết. Biện pháp: • Giữ môi trường sống luôn sạch, ít ô nhiễm (như: trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá). • Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi • Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đúng cách. Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh: tích cực rèn luyện thể dục, thể thao, phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé. Biện pháp Tác dụng Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường, nơi công sở, trường học, bệnh viên, nơi ở Điều hòa thành phần ko khí theo hướng có lợi cho hô hấp Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có bụi Hạn chế ô nhiễm ko khí từ bụi Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp Hạn chế ô nhiễm ko khí từ các vi sinh vật gây bệnh Thường xuyên dọn vệ sinh  Tránh lây bệnh truyền nhiễm Không khạc nhổ bừa bãi  Tránh lây bệnh truyền nhiễm Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc hại Hạn chế ô nhiễm kho khí từ các chất khí độc( NOX, SOX, CO, nicotin.) Kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12420230.doc
Tài liệu liên quan