Câu 9:Những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội , củng cố quốc phòng của thời Trần:
-Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở địa phương.
-Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông" và theo chủ trương : "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
-Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.
-Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía bắc.
Nhà trần đã làm gì để khôi phục và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái dưới thời Lý?
+ Nông nghiệp: đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng thêm diện tích, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh, đặt chức quan hà sứ để trông coi đê điều.=>, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
+ Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sử học kì I lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ HKI LỚP 7
Câu5: Nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống ?
Trả lời:
- Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
- Nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến, tăng cường canh phòng, luyện tập. Các tù trưởng được phong tước cao, được mộ thêm quân đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.
- Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Cham-pa, làm thất bại âm mưu tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.
- Thực hiện chủ trương "tiến công trước để tự vệ", Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào châu Ung, châu Khâm, châu Liêm.
Sau khi tiêu diệt các căn cứ, kho tàng của giặc, Lý Thường Kiệt kéo quân về tấn công châu Ung (Quảng Tây). Sau 42 ngày chiến đấu, quân ta hạ thành Ung Châu và nhanh chóng rút quân về nước chuẩn bị phòng tuyến chặn đánh địch ở trong nước.
Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tấn công trước để tự vệ.
- Chọn vị trí thích hợp ở chiến tuyến sông Như Nguyệt để chặn giặc.
- Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.
- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến( ban đêm)
- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.
Câu 6:Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
Các chính sách nhà Lý đã thực hiện nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đó là:
- Chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế.
- Vua tự cày tịch điền và tế thần Nông.
- Chú trọng khai khẩn ruộng hoang, đào kênh mương, làm thủy lợi.
- Cấm giết trâu bò , bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
→ Những chính sách đó góp phần làm mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp của nước ta thời Lý:
Nông nghiệp:
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua nhưng do nông dan canh tác.
- Nhà Lý quan tâm khuyến khích nông nghiệp phát triển:
+Tổ chức: Lễ cày tịch điền
+ khai khẩn đất hoang, đào vét kênh mương, đắp đê phòng lụt.
+Bảo vệ sức kéo
⇒ Nông nghiệp phát triển, mùa bội thu.
* Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp truyền thống: dệt, đồ gốm, xây dựng nhà cửa, đền đài... được phát triển.
- Đúc đồng, làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, khắc ván in... được mở rộng hơn trước.
- Sản phẩm có chất lượng và giá trị cao.
* Thương nghiệp:
-Nhiều khu chợ được hình thành ở vùng hải đảo, biên giới.
- Việc buôn bán trong và ngoài nước rất phát triển.
-Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán khá sần uất.
Câu 9:Những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội , củng cố quốc phòng của thời Trần:
-Quân đội nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở địa phương.
-Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông" và theo chủ trương : "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
-Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên.
-Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía bắc.
Nhà trần đã làm gì để khôi phục và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái dưới thời Lý?
+ Nông nghiệp: đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng thêm diện tích, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh, đặt chức quan hà sứ để trông coi đê điều.=>, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
+ Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng.
+Thương nghiệp: Chợ mọc lên ngày càng nhiều, Thăng Long đã có 61 phường, Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập
Tác dụng:
+ Làm cho kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển,tạo điều kiện để củng cố quốc phòng toàn dân.
+ Nhân dân, nhất là nông dân tin tưởng vào nhà nước thời Trần.
Câu 10:Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông:
LẦN 1: năm 1258
Lần 2:năm 1285
Lần 3: năm 1287-1288
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
Nguyên nhân thắng lợi không chỉ ở lãnh đạo mà tạo nên bởi một tập thể đoàn kết:
Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến
Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần.
Tinh thần quyết chí hy sinh của toàn dân, toàn quân ta.
Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo
Sự lãnh đạo tài tài của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông
Ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống quân mông nguyên
Trải qua ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên của nhà Trần, đã đem lại ý nghĩa lịch sử rất to lớn như:
Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của quân Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên Mông đối với những nước khác
Xây đắp truyền thống quân sự, viết nên một trang sử hào hùng cho quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
Là bài học kinh nghiệm quý giá bảo vệ đất nước cho đời sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich su 7 On tap hki_12509063.docx