CẢM ỨNG
Khái niệm
1. Cảm ứng : Cảm ứng là khả năng phản ứng của thực vật đối với sự kích thích.
2. Hướng động :
Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
8 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 31818 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập thi chất lượng học kỳ 1 môn Sinh học Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA
TỔ BAN CHUNG
-------------* & * -----------
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2011- 2012
MÔN : SINH HỌC LỚP 7
GIÁO VIÊN: Lý Đình Dũng
HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
I.Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ở các nhóm động vật
1.Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
- ĐV đơn bào và đa bào bậc thấp(giun tròn, giun dẹp giun đốt và ruột khoang) TĐK thực hiện trực tiếp qua màng tế bào.
2. Trao đổi khí qua mang
- Các ĐV dưới nước như: Tôm, cua, cá…trao đổi khí qua mang.
- Ôxy hòa tan trong nước khuếch tán vào máu và CO2 từ máu chảy qua mang ra ngoài.
- Nhờ cơ quan tham gia vào hô hấp.
3.Sự trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
- Ở sâu bọ :Sự lưu thống khí qua phổi nhờ cơ hô hấp co giãn .
- Ở chim: Phổi nằm sát vào hốc sườn không thay đổi thể tích .Sư lưu thông khí phổi được thực hiện nhờ co giãn của hệ thống túi khí thông trong phổi diễn ra liên tục .Đảm bảo không có khí đọng trong phổi.
4.Trao đổi khí ở các phế nang(Trong phổi )
- Đa số ĐV trên cạn và một số ĐV ở nước như : Rắn nước, ba ba, cá heo, cá voi …
II. Sự vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể.
- Sự vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
- Ôxy hít vào phổi (mang) được khuếch tán vào máu. O2 + Hb (sắc tố hô hấp) → tế bào. CO2 (tế bào ) → vào máu.
TUẦN HOÀN
I.Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn.
1.Ở động vật chưa có hệ tuần hoàn
- Các tế bào của cơ thể đơn bào hoặc đa bào bậc thấp trao đổi chất trực tiếp với MT bên ngoài.
2.Ở động vật đã xuất hiện hệ tuần hoàn
- Các tế bào trong cơ thể đa bào bậc cao tiếp nhận các chất cần thiết từ máu và dịch mô bao quanh tế bào.
- Đồng thời chuyển các sản phẩm cần loại thải đến cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường ngoài, nhờ hoạt động của tim và hệ mạch.
3.Tiến hóa của hệ tuần hoàn
II. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
- Thành phần quan trọng của hệ tuần hoàn là tim và các mạch
- Hệ tuần hoàn có 2 loại: Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
1.Hệ tuần hoàn hở.
a. Cấu tạo:
- Ở đa số thân mềm và chân khớp: Tim đơn giản, khi tim co bóp máu với 1 áp lực thấp vào cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện trao đổi chất sau đó tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc các lỗ trên thành tim để trở về tim.
- Giữa mạch đi từ tim và các mạch đến tim không có mạch nối, đảm bảo cho dòng dịch di chuyển dễ dàng mặc dù với áp suất thấp.
b.Chức năng:
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng các chất khí và các sản phẩm hoạt động sống của tế bào.
- Ở sâu bọ vận chuyển dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết
2. Hệ tuần hoàn kín.
- Có ở giun đốt, mực ống,bạch tuộc và ĐV có xương sống .
- Máu được vận chuyển trong hệ thống kín : Tim và hệ mạch .
- Các mạch xuất phát từ tim được nối với các mạch đưa máu trở về tim bằng các mao mạch, máu không trực tiếp tiếp xúc với tế bào mà thông qua dịch mô.
- Ở ĐV có xương sống cón có mạch bạch huyết.
- Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim theo 1 chiều hướng nhất định nhờ các van tim.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. Quy luật hoạt động của tim và hệ mạch.
1. Hoạt động của tim:
a) Cơ tim hoạt động theo quy luật “ Tất cả hoặc không có gì”
- Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng → cơ tim hoàn toàn không co bóp.
- Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng → cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa.
- Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng →cơ tim không co mạnh hơn nữa.
b) Cơ tim có khả năng hoạt động tự động
-Tim ở người, ĐV khi cắt rời ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp nhịp nhàng nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và O2 với nhiệt độ thích hợp.
- Hoạt động của tim có tính tự động, do trong thành tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi lả hệ dẫn truyền tim.
* Hệ dẫn truyền tim :
+ Nút xoang nhĩ tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó Hits → mạng Puôc-kin phân bố trong hai thành tâm thất → làm các tâm nhĩ, tâm thất co.
c)Tim hoạt động theo chu kỳ:
- Tim co dãn nhịp nhành theo chu kỳ : Pha co dãn tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung, chu kì cứ thế diễn ra liên tục (hình 19.2)
- Nêu ví dụ nhịp tim ở người và ở một số động vật theo bảng 19.2 trang 76.
Hoạt động của cơ tim
- Cơ tim hoạt động theo quy luật “ Tất cả hoặc không có gì”.
- Cơ tim hoạt động tự động ( Không theo ý muốn )
- Cơ tim hoạt động theo chu kỳ(Có thời gian nghỉ đủ để đảm bảo sự phục hồi khả năng hoạt động do thời gian trơ tuyệt đối dài)
Hoạt động của cơ xương
- Cơ vân co phụ thuộc vào cường độ kích thích (sau khi kích thích đã tới ngưỡng)
- Cơ vân hoạt động theo ý muốn
- Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích co thời kỳ trơ tuyệt đối ngắn.
2. Hoạt động của hệ mạch :
- Hệ mạch gồm các động mạch, tĩnh mạch, nối với nhau qua mao mạch.
a.Huyết áp : Là áp lực máu do tim co, tống máu vào các động mạch →huyết áp động mạch .
- Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ năng lượng co tim .
- Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim giãn .
- Tim đập nhanh và mạnh → huyết áp tăng.
- Tim đập chậm và yếu → huyết áp hạ.
- Càng xa tim huyết áp càng giảm.
- Huyết áp cực đại quá 150mmHg và kéo dài → huyết áp cao.
- Huyết áp cực đại thường dưới 80mmHg và kéo dài → huyết áp thấp.
b.Vận tốc máu :
- Phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
- Tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh (và ngược lại).
- Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chảy chậm nhất trong các mao mạch → đảm bảo cho sự trao đổi giữa máu và tế bào.
II. Điều hòa hoạt động tim – mạch
1.Điều hòa hoạt động tim:
- Hệ dẫn truyền tự động của tim.
- Trung ương giao cảm→làm tăng nhịp và sức co tim.
- Dây đối giao cảm→làm giảm nhịp và sức co tim (tim đập chậm và yếu).
2.Sự điều hòa hoạt động hệ mạch:
-Nhánh giao cảm→co thắt mạch ở những nơi cần ít máu.
- Nhánh đối giao cảm→dãn nở mạch ở những nơi cần nhiều máu.
3.Phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch:
- Các xung thần kinh từ các thụ quan áp lực và thu quan hóa học – nằm ở cung động mạch và xoang động mạch cổ → Sợi hướng tâm→ trung khu vận hành mạch trong hành tủy→ Điều chỉnh áp suất và vận tốc máu.
* Khi huyết áp giảm hoặc khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng → tim đập nhanh và mạnh, mạch co lại→áp lực máu tăng→máu chảy mạnh.
* Khi lượng máu cungc ấp cho não không đủ → tăng cường hoạt động của tim và co mạch ở các khu vực không hoạt động → dồn máu cho não.
CẢM ỨNG
Khái niệm
1. Cảm ứng : Cảm ứng là khả năng phản ứng của thực vật đối với sự kích thích.
2. Hướng động :
Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I. Khái niệm cảm ứng ở động vật
1. Khái niệm
Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại kích thích của môi trường (trong và ngoài cơ thể) đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển.
VD: - Khi kích thích cơ bắp → cơ co
- Trời nóng toát mồ hôi
2. Phân biệt
- Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm.
- Cảm ứng ở động vật thường diễn ra nhanh, mức độ chính xác của phản ứng tùy thuộc vào mức độ tổ chức hệ thần kinh.
3. Kết luận
Cảm ứng ở động vật phong phú hơn về hình thức và diễn ra nhanh hơn so với cảm ứng của thực vật.
II. Cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau
1. Ở động vật chưa có tổ chức thần kinh
- Cơ thể phản ứng lại kích thích bằng sự chuyển trạng thái co rút của chất nguyên sinh.
- Hình thức cảm ứng này được gọi là hướng động. Chúng chuyển động hướng tới các kích thích có lợi (hướng động dương) hoặc tránh xa các kích thích có hại (hướng động âm).
2. Ở động vật có tổ chức thần kinh
Sự phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác hơn tùy thuộc vào mức độ tiến hóa của tổ chức thần kinh.
a. Dạng thần kinh lưới (ruột khoang):
- Tổ chức thần kinh bao gồm các tế bào cảm giác và tế bào thần kinh. Các tế bào thần kinh có nhánh liên hệ với các tế bào mô bì cơ và các tế bào gai.
- Khi tế bào cảm giác bị kích thích sẽ chuyển thành xung thần kinh → tế bào mô bì cơ (hay tế bào gai) à cơ thể co lại để tránh kích thích hay phóng gai vào con mồi. ð Phản ứng nhanh kịp thời nhưng chưa chính xác.
b. Dạng thần kinh chuỗi hạch:
- Ở động vật có đối xứng hai bên, cơ thể phân hóa thành đầu – đuôi, hệ thần kinh tập trung thành hệ thần kinh chuỗi, có não ở đầu từ đó phát đi hai chuỗi hạch bụng hay các dây thần kinh chạy dọc cơ thể.
ðCơ thể đã có phản ứng định khu nhưng chưa hoàn toàn chính xác (Động vật thuộc các ngành giun).
- Dạng thần kinh hạch (thân mềm, giáp xác, sâu bọ - động vật không xương sống) có tổ chức cao, có dạng thần kinh hạch trong đó hạch não phát triển và phân hóa.
CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành Động Vật Nguyên Sinh ?
Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là: Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống. Phần lớn: dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
Câu 2: Trình bày vòng đời trùng Sốt Rét ?
Sau khi được muỗi Anophen truyền vào máu người, chúng chui vào hồng cầu và sinh sản rất nhanh, sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu rồi chui ra và lại chui vào hồng cầu khác, tiếp tục vòng đời kí sinh mới.
Câu 4: Trùng Roi giống và khác thực vật ở những điểm nào ?
Trùng roi giống thực vật ở các điểm: Có cấu tạo từ tế bào, có diệp lục, có khả năng tự dưỡng, cũng gồm: nhân, chất nguyên sinh.
Khác động vật có khả năng di chuyển, dinh dưỡng dị dưỡng.
Câu 5:Trùng Biến Hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi , tiêu hóa mồi như thế nào ?
Trùng biến hình sống ở các lớp váng ao hồ ngoài tự nhiên hay ở trong các bình nuôi cấy. Chúng di chuyển nhờ hình thành chân giả, dùng chân giả để bắt mồi và tiêu hóa mồi nhờ hình thành không bào tiêu hóa.
CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG
Câu 1: Cách di chuyển của Sứa trong nước như thế nào ?
Sứa di chuyển bằng dù. Khi phồng lên, nước biển được hút vào, khi dù cụp lại, nước biển bị ép mạnh thoát ra ở phía sau giúp sứa lao nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển theo kiểu phản lực, thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào lỗ miệng.
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành Ruột Khoang ? (Đặc điểm chung: Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, Cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào, đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công).
Vai trò thực tiển: Tạo nên một vẽ đẹp kì diệu cho biển, có ý nghĩa sinh thái đối với biển, là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng, làm vật trang trí, trang sức háo thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
Câu 3: Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì ?
Đề phòng chất độc ở Ruột khoang, khi tiếp xúc với nhóm động vật này nên dùng dụng cụ để thu lượm: vớt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải đeo găng cao su để tránh tác động của các tế bào gai độc, có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.
Câu 4: Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này ?
- Lớp trong cơ thể thủy gồm chủ yếu là tế bào cơ, tiêu hóa đóng góp vào chức năng tiêu hóa của ruột.
- Còn lớp ngoài có nhiều tế bào phân hóa lớn hơn như: Tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản có chức năng: Che chở, bảo vệ, giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản để duy trì nòi giống.
Câu 5: Sự khác nhau giữa San Hô và Thủy Tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ?
Sự mọc chồi ở thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chổ: Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn san hô, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành các tập đoàn.
CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN
Câu 1: Hãy trình bày vòng đời của Giun Đũa ?
Trứng theo phân ra ngoài phát triển thành ấu trùng phân tán đi khắp nơi.
Khi người ăn chúng chui vào ruột non, ấu trùng chui ra vào máu qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non kí sinh.
Câu 2: Hãy trình bày vòng đời của Sán Lá Gan ?
Sán lá gan đẻ khoảng 4000 trứng mỗi ngày. Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi, kí sinh trong ốc, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám cây thủy sinh rụng đuôi thành kén sán. Trâu bò ăn phải bị bệnh sán lá gan.
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của ngành Giun Dẹp ? Tại sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho ngành ?
Người ta dùng đặc điểm cơ thể dẹp để đặt tên cho ngành Giun Dẹp vì đặc điểm này được thể hiện triệt đểnhất trong tất cả các đại diện của ngành và cũng giúp dễ phân biệt với giun tròn và giun đốt sau này.
Câu 4:Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun Đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào ?
Trong số các đặc điểm chung của ngành giun đốt thì đặc điểm cơ thể hình giun và phân đốt là đặc điểm quan trọng để nhận biết chúng ở ngoài thiên nhiên.
Câu 5:Nêu tác hại của Giun Đũa với sức khỏe con người ? (40 phút)
Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người ở chổ: Lấy tranh thức ăn, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người. Sau nữa, một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một “ổ” để phát tán bệnh này cho cộng đồng. Vì thế ở nhiều nước phát triển, trước khi cho người ở nơi khác đến nhập cư, người ta yêu cầu họ phải tẩy rữa giun sán trước.
CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM
Câu 1: Trai tự vệ bằng cách nào ? Cấu tạo nào của Trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả ?
Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
Câu 2: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao ?
Nhiều ao thả cá không thả trai mà tự nhiên có, vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao.
Câu 3:Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành thân mềm ?
Đặc điểm chung:
-Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển phát triển.
- Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
Vai trò:
- Làm thực phẩm cho người, nguyên liệu xuất khẩu
- Làm thức ăn cho động vật khác, làm sạch môi trường nước.
- Làm đồ trang sức, trang trí.
Câu 4: Em thường gặp ốc sên ở đâu ? khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào ?
Ốc sên thường gặp ở trên cạn, nơi có nhiều cây cối rậm rạp, ẩm ướt. Đôi khi, ốc sên phân bố trên độ cao tới trên 1000m so với mặt biển. Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn nhằm giảm ma sát và để lại vết đó ở trên lá cây.
Câu 5: Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để chốn chạy không ?
Tuyến mực phun ra mực để tự vệ là chính. Hỏa mù của mực làm tối đen cả một vùng nước, tạm thời che mắt kẻ thù, giúp cho mực đủ thời gian chạy trốn. Mắt mực có số lượng tế bào thị giác rất lớn có thể vẫn nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy an toàn.
CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP
Câu 1: Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ?
Cơ thể có ba phần rõ rệt: Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân thường có 2 đôi cánh là những đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung.
Câu 2: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của Tôm ?
Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm cơ sở cho các cử động và nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.
Câu 3: Trình bày các phần phụ và chức năng của Tôm ?
Cơ thể tôm gồm hai phần: Đầu – ngực và bụng.
- Phần đầu – ngực gồm:
+ Mắt kép và hai đôi râu: Định hướng phát hiện mồi.
+ Các đôi chân hàm: Giữ và xử lí mồi.
+ Các đôi chân ngực: Bắt mồi và bò.
- Phần bụng gồm:
+Các đôi chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
+Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy.
Câu 4: Cơ thể Nhện gồm mấy phần ? So sánh các phần cơ thể với Giáp Xác, vai trò của mỗi phần cơ thể ?
Cơ thể nhện gồm hai phần: Đầu – ngực và bụng.
- Đầu – ngực và bụng: Là trung tâm của vận động và định hướng.
- Bụng: Là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.
So với giáp xác, nhện giống về sự phân chia cơ thể nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện, phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.
Câu 5: Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: Tập tính và môi trường sống ?
Chân khớp đa dạng về môi trường sống và về tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu dài với điều kiện sống thể hiện ở:
- Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như: ở nước là chân bơi, ở cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới.
- Phần phụ miệng cũng thích nghi với các thức ăn lỏng, thức ăn rắn ... khác nhau.
- Đặc điểm thần kinh (đặc biệt não phát triển) và các giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện các tập tính phong phú ở sâu bọ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ON HOC KY I SINH 7.doc