Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Sinh học THPT

120. Quá trình phiên mã không cần sử dụng đoạn mồi vì

A. Enzim ARN po6limeraza tự tạo được đầu 3’OH tự do.

B. Chỉ có một mạch của ADN được dùng làm khuôn

C. Nó là giai đoạn trung gian của quá trình tổng hợp prôtêin

D. Nó chỉ diễn ra theo từng gen, từng đoạn ADN

121. Vùng nào của gen không được phiên mã

A. Vùng mã hóa B. Vùng kết thúc C. Vùng khởi đầu D. Cả B và C

 

doc17 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4677 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp môn Sinh học THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN A. Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’. B. Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’. C. Di chuyển một cách ngẫu nhiên D. Theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia 82. Các mã bộ ba khác nhau bởi A. Thành phần và trật tự của các nu B. Số lượng các nu C. Trật tự của các nu D. Thành phần các nu 83. Nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện A. Chỉ trong cơ chế dịch mã và tự nhân đôi B. Chỉ trong cơ chế tự nhân đôi và phiên mã C. Trong các cơ chế tự nhân đôi, phiên mã và dịch mã D. Chỉ trong cơ chế phiên mã và dịch mã 84. Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là A. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung. B. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần C. Đều có sự xúc tác của ADN pôlimeraza D. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN 85. Loại ARN nào mang mã đối A. mARN B. tARN C. rARN D. ARN của virut. 86. Mã di truyền trên mARN được đọc theo A. Một chiều từ 5’ đến 3’ B. Hai chiều tùy theo vị trí của enzim C. Ngược chiều di chuyển của ribôxôm trên mARN D. Một chiều từ 3’ đến 5’ 87. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực. A. Nhân B. Tế bào chát C. Màng tế bào D. Thể gôngi 88. Sự hình thành chuỗi pôlipeptit luôn luôn diễn ra theo chiều nào của mARN A. 5’ đến 3’ B. 5 đến 3 C. 3 đến 5 D. 3’ đến 5’ 89. ARN vận chuyển mang aa mở đầu tiến vào ribôxôm có bộ 3 đối mã là A. AUA B. UAX C. XUA D. AUX 90. Ở sinh vật nhân thực, aa đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là A. Valin B. Mêtionin C. Formyl mêtionin D. Alanin 91. Ở vi khuẩn, aa đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là A. Formyl mêtionin B. Valin C. Alanin D. Mêtionin 92. Sinh vật có ARN đóng vai trò vật chất di truyền là A. Một số loài vi khuẩn B. Một số vi sinh vật cổ C. Một số loài sinh vật nhân thực D. Một số loài virut 93. Nguyên tắc hóa học nào sau đây không tham gia cấu tạo nên axit nuclêic A. Cacbon B. Nitơ C. Lưu huỳnh D. Phôtpho 94. Vùng nào sau đây của gen bị biến đổi thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của mARN A. Vùng kết thúc B. Vùng điều hòa C. Vùng mã hóa D. Tất cả các vùng ở trên gen 95. Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh A. Nấm men B. E. coli C. Vi khuẩn lam D. Xạ khuẩn 96. Chuyển gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi khuẩn tổng hợp được prôtêin insulin vì mã di truyền có A. Tính thoái hóa B. Tính phổ biến C. Bộ ba khởi đầu D. Bộ ba kết thúc 97. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nu và 3900 liên kết hiđrô. đoạn ADN này A. Dài 4080 A0 B. Nặng 90.000 đvC C. Có 600 ađênin D. Có 5998 liên kết photphođieste 98. Trong thành phần cấu tạo của nu guanin luôn có chất nào sau đây 1. axit phôtphoric 2. Đường glucôzơ 3. Bazơguanin A. 1, 2 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2, 3 99. Điểm nhiệt độ mà ở đó 2 mạch của phân tử ADN tách nhau ra được gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài nhưng tỉ lệ các loại nu khác nhau. Hỏi phân tử nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất A. Phân tử ADN có ađênin chiếm 40% B. Phân tử ADN có ađênin chiếm 30% C. Phân tử ADN có ađênin chiếm 20% D. Phân tử ADN có ađênin chiếm 10% 100. Ở ADN, số nu loại A luôn bằng số nu loại T, nguyên nhân vì A. Hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A. B. Hai mạch của ADN xoắn kép, A và T có khối lượng bằng nhau C. Hai mạch của ADN xoắn kép, A và T là hai loại của bazơ lớn D. ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm trong nhân tế bào. 101. Dựa vào cấu trúc, người ta chia bazơ nitơ ra 2 loại là bazơ có kích thước lớn và bazơ ó kích thước bé. Loại bazơ có kích thước lớn là A. T và A B. A và X C. A và G D. G và X 102. Chỉ có 3 loại nu A, T và G. Trong điều kiện nhân tạo, người ta đã tổng hợp được một đoạn phân tử ADN xoắn kép. Đoạn ADN này có các loại nu A. A, T, G B. A, T, G, X C. A và T D. G và X 103. Một đoạn ADN có tổng số 39.000 liên kết hiđrô và A chiếm 20%. Đoạn ADN này có A. 24.000 bazơnitơ B. 9.000 G C. Chiều dài 40.800 A0 D. 7.800 A 104. ADN có 2 mạch xoắn kép. Trình tự sắp xếp các nu trên đoạn mạch số 1 là 5’ – ATTTGGGXXXGAGGX – 3’ Đoạn ADN này có tổng số liên kết hiđrô A. 50 B. 40 C. 30 D. 20 105. Xét về cấu trúc hóa học, các phân tử ADN khác nhau về 1. Thành phần nu 2. Số lượng nu 3. Trình tự sắp xếp của các nu 4. Chức năng của các loại nu A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4. 106. Một đoạn phân tử ADN có tổng số nu 150 chu kì xoắn và A = 30% tổng số nu. Tổng số liên kết hiđrô của đoạn ADN này là A. 3000 B. 3100 C. 3600 D. 3900 107. Một đoạn phân tử ADN có 500 A và 600G. Tổng số liên kết hiđrô được hình thành giữa các cặp bazơ nitơ là A. 2.200 B. 2.800 C. 2.700 D. 5.400 108. Giả sử chỉ có 4 nu là A, T, G, X thì sẽ có bao nhiêu kiểu sắp xếp để tạo ra một chuỗi pôlinuclêotit có 4 nu A. 4 kiểu B. 24 kiểu C. 48 kiểu D. Vô số kiểu. 109. Trong phân tử mARN, các nu liên kết với nhau bằng A. Liên kết ion B. Liên kết phôtphođieste C. Liên kết peptit D. Liên kết glicôzit. 110. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia ARN ra ba loại là mARN, tARN, rARN A. cấu hình không gian B. Số loại đơn phân C. Khối lượng và kích thước D. Chức năng của mỗi loại 111. Về cấu trúc, cả ba loại ARN có đặc điểm chung là 1. Chỉ gồm một chuỗi pôlinuclêotit 2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân 3. Có 4 loại đơn phân : A, U, G, X 4. Các đơn phân không liên kết theo nguyên tắc bổ sung A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 112. Trong tế bào, hàm lượng rARN luôn cao hơn mARN nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu vì A. rARN có cấu trúc bền vững, tuổi thọ cao hơn mARN. B. Số gen quy định tổng hợp rARN nhiều hơn mARN C. Số lượng rARN được tổng hợp nhiều hơn mARN D. rARN có nhiều vai trò quan trọng hơn mARN. 113. Loại ARN có nhiều gen quy định tổng hợp nhất là A. mARN B. rARN C. tARN D. rARN và tARN 114. Khi nghiên cứu về nguyên tắc bổ sung ở ARN, có thể kết luận gì A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. B. Trên tARN chỉ có một số đoạn liên kết theo nguyên tắc bổ sung C. Ở tARN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung nên A = U và G = X D. Các cặp bazơ liên kết bổ sung với nhau làm cho ARN dễ bị phân hủy 115. Ở một số virut có vật chất di truyền là ARN. Loại ph6n tử ARN này có chức năng A. Cấu trúc nên các ribôxôm B. Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền C. Vận chuyển aa D. Bảo quản thông tin di truyền 116. Điểm khác biệt giữa cấu tạo của ADN với cấu tạo của ARN là 1. ADN có cấu tạo hai mạch còn ARN có cấu trúc một mạch 2. ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn ARN thì không có 3. Đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ khác với đơn phân ARN. 4. ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn ARN. A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4. 117. Một phân tử mARN dài 4080 A0 và tỉ lệ A : U : G : X = 1 : 3 : 2 : 4. Gen quy định tổng hợp ARN này có A. 20% G B. Tỉ lệ C. 30% timin D. 3120 liên kết hiđrô 118. Trong quá trình nhân đôi, nếu phân tử ADN con có cấu trúc khác với ADN mẹ thì nó đã vi phạm A. Nguyên tắc bổ sung B. Nguyên tắc bán bảo tồn C. Nguyên tắc khuôn mẫu D. Nguyên tắc nửa gián đoạn. 119. Sự nhân đôi của ADN vi khuẩn khác biệt với ADN tế bào nhân thực là 1. Chiều tổng hợp 2. Số lượng đơn vị tái bản 2. Độ dài đoạn Okazaki 4. Tốc độ gắn nuclêotit vào chuỗi pôlinuclêotit A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 120. Quá trình phiên mã không cần sử dụng đoạn mồi vì A. Enzim ARN po6limeraza tự tạo được đầu 3’OH tự do. B. Chỉ có một mạch của ADN được dùng làm khuôn C. Nó là giai đoạn trung gian của quá trình tổng hợp prôtêin D. Nó chỉ diễn ra theo từng gen, từng đoạn ADN 121. Vùng nào của gen không được phiên mã A. Vùng mã hóa B. Vùng kết thúc C. Vùng khởi đầu D. Cả B và C 122. Ở sinh vật nhân thực, sau khi phiên mã phân tử mARN được biến đổi nhờ 1. Cắt bỏ các đoạn intron, nối các e6xon với nhau 2. Gắn mũ 7 mêtyl guanin vào đầu 5’ 3. Gắn đuôi po6li A vào vị trí 3’. 4. Gắn kết các đoạn mARN lại với nhau. A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4. 123. Một gen có 10 đoạn êxon. Gen này có thể tạo ra được bao nhiêu loại phân tử mARN A. 1 loại B. 10 loại C. 1010 loại D. 10! loại 124. Để tạo thành 10 phức hợp axit amin – tARN thì số phân tử ATP được sử dụng là A. 1 phân tử B. 2 phân tử C. 10 phân tử D. Không xác định được 125. Một chuỗi pôlipep có tổng số 75 aa (không tính aa mở đầu). Trong quá trình dịch mã, để tổng hợp chuỗi pôlipeptit này, số lần dịch chuyển của ribôxôm ở trên mARN là A. 75 B. 76 C. 77 D. 78 126. Khi nói về quá trình dịch mã, kết luận nào sau đây không đúng A. Liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit. B. Trình tự cca1 bộ ba trên mARN quy định trình tự các aa trên chuỗi pôlipeptit C. Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp aa cuối cùng trên chuỗi pôlipeptit. D. Chiều dịch chuyển của ribo6xo6m ở trên mARN là 5’ – 3’ 127. Quá trình sinh tổng hợp prôtêin được gọi là dịch mã vì A. Đây là quá trình chuyển thông tin từ dạng các mã di truyền trên mARN thành các aa B. Đây là quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit từ các aa trong tế bào chất của tế bào. C. Đây là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất. D. Quá trình này diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và có sự tham gia của ribôxôm 128. Pôliribôxôm là A. Một chuỗi gồm nhiều ribôxôm gắn kết với nhau B. Nhiều ribôxôm cùng hoạt động trên một phân tử mARN C. Nhiều ribôxôm cùng tổng hợp một chuỗi pôlipeptit D. Nhiều ribôxôm cùng nằm trên lưới nội chất có hạt. 129. Thông tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng nhờ các quá trình A. Phiên mã, dịch mã B. Nhân đôi, phiên mã, dịch mã C. Nhân đôi, dịch mã D. Dịch mã 130. Opêron là A. Một nhóm gen ở trên 1 đoạn ADN có liên quan về chức năng, có chung một cơ chế điều hòa. B. Một đoạn phân tử ADN có một chức năng nhất định trong quá trình điều hòa C. Một đoạn axit nuclêotit có chức năng điều hòa hoạt động của gen cấu trúc D. Một tập hợp gồm các gen cấu trúc và gen điều hà nằm cạnh nhau ở trên ADN. 131. Cấu trúc nào sau đây không thuộc opêron A. Gen điều hòa B. Gen cấu trúc C. Vùng khởi động D. Vùng chỉ huy ** Cho sơ đồ mô hình cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn đường ruột (E. coli) như sau: Gen điều hoà Operon Lac P R P O Z Y A Sử dụng các dữ kiện trên sơ đồ trên để trả lời cho các câu hỏi 132, 133, 134, 135. 132. Các kí hiệu Z, Y, A trên sơ đồ chỉ: A. gen điều hoà B. các gen cấu trúc C. vùng vận hành D. vùng khởi động 133. Kí hiệu P trên sơ đồ chỉ: A. gen điều hoà B. các gen cấu trúc C. vùng vận hành D. vùng khởi động 134. Kí hiệu O trên sơ đồ chỉ: A. gen điều hoà B. các gen cấu trúc C. vùng vận hành D. vùng khởi động 135. Kí hiệu R trên sơ đồ chỉ: A. gen điều hoà B. các gen cấu trúc C. vùng vận hành D. vùng khởi động 136. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là: A. nơi tiếp xúc với enzym ARN polimeraza B. mang thông tin quy định protein ức chế C. mang thông tin quy định enzym ARN polimeraza D. nơi liên kết với protein điều hoà 137. Cụm các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau có chung một cơ chế điều hoà được gọi là: A. vùng vận hành B. operon C. vùng khởi động D. vùng điều hoà 138. Ở sinh vật nhân sơ, cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin đượ thực hiện ở khâu A. Tái bản B. Phiên mã C. Tái bản, dịch mã D. Dịch mã 139. Trình tự các gen trong một opêron Lac ở vi khuẩn E. coli là A. Gen cấu trúc (Z, Y, A) gen chỉ huy (Operatơ – O) gen điều hoà (Regulatơ – R). B.Vùng khởi động(Prômôtơ – P) Vùng vận hành (Operatơ – O) gen cấu trúc (Z, Y, A) C. Gen điều hoà (Regulatơ – R). Vùng vận hành (Operatơ – O)Vùng khởi động(Prômôtơ – P) D. Gen điều hoà (Regulatơ – R). Vùng khởi động(Prômôtơ – P) Vùng vận hành (Operatơ – O)gen cấu trúc (Z, Y, A) 140. Ở vi khuẩn E.coli, chất ức chế trong điều hoà sinh tổng hợp prôtêin hoạt động bằng cách. A. Gắn vào vùng khởi động và làm mất tác dụng của gen này B. Gắn vào vùng vận hành để ngăn cản sự phiên mã C. Ức chế tực tiếp hoạt động sao mã của các gen cấu trúc D. Kết hợp với enzim ARN – pôlimeraza làm mất khả năng sao mã của gen này. 141. Sự điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhằm giải thích hiện tượng gì A. Cơ thể sinh vật có đầy đủ các gen nhưng sự hoạt động của mỗi gen hoặc của nhóm gen chỉ tổng hợp prôtêin những lúc cơ thể cần thiết. B. Tiết kiệm năng lượng C. Một số gen hoạt động thường xuyên cung cấp sản phẩm liên tục. Một số gen khác chỉ hoạt động ở những lúc, những giai đoạn nhất định tuỳ theo nhu cầu của cơ thể. D. Cả A, B, C. 142. Tế bào của cơ thể sinh vật chứa đầy đủ các gen nhưng các gen không hoạt động đồng thời là do A. Quá trình điều hoà hoạt động của gen B. Quá trình ức chế hoạt động của gen C. Quá trình giải mã hoạt động của gen D. Quá trình biến đổi hoạt động của gen 143. Ở sinh vật nhân thực, do hệ gen lớn và cấu trúc phức tạp nên cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin được thực hiện ở khâu A. Từ trước lúc tái bản đến sau dịch mã B. Chỉ sau dịch mã C. Phiên mã D. Tái bản ADN 144. Tín hiệu điều hoà ở sinh vật nhân sơ là A. Tác nhân dinh dưỡng B. Tác nhân lí, hoá của môi trường. C. Do các hoocmôn D. Chỉ có tác nhân dinh dưỡng và tác nhân lí, hoá của môi trường. 145. Chức năng của trình tự ADN trong vùng khởi động (promotr) trong mô hình opêron Lac là gì A. Chứa các trình tự đặc hiệu B. Thực hiện quá trình khởi động phiên mã của gen cấu trúc (X, Y, A) C. Nơi ARN – pôlimeraza bám vào D. Cả A, B và C. 146. Chức năng của trình tự ADN của gen cấu trúc Z trong mô hình opêronLac là gì ? A. Mã hoá cho enzime - galactôsidaza, có tác dụng chuyển hoá - galactôsit thành các đường đơn (chất cảm ứng của prôtêin ức chế). B. Mã hoá cho enzime - galactôsit pecmêaza, có tác dụng chuyển hoá - galactôsit vào tế bào. C. Mã hoá cho enzime - galactôsit trans axêtylaza, có tác dụng giải độc tế bào. D. Mã hoá cho enzime - galactôsit trans axêtylaza,có tác dụng chuyển hoá axêtyl. 147. Đột biến gen sẽ dẫn đến hậu quả: A. Làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen biến đổi trình tự trong chuỗi ribônuclêôtit của mARN biến đổi trình tự axic amin của prôtêin tương ứng. B. Làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen biến đổi trình tự axit amin của prôtêin tương ứng biến đổi trình tự trong chuỗi ribônuclêotit của mARN biến đổi tính trạng. C. Làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen biến đổi trình tự axit amin của prôtêin tương ứng biến đổi trình tự trong chuỗi ribônuclêôtit của tARN biến đổi tính trạng. D. Làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen biến đổi trình tự trong chuỗi ribônuclêôtit của mARN biến đổi trình tự axit amin của prôtêin tương ứng biến đổi tính trạng. 148. Đột biến xảy ra làm gen có thêm một liên kết hiđrô nhưng chiều dài của gen không đổi,đó là dạng đột biến gen: A. Thay thế 1 cặp A = T ( hoặc cặp T = A ) bằng 1 cặp G X ( hoặc cặp X G ). B. Thay thế 1 cặp G X ( hoặc cặp X G ) bằng 1 cặp A = T ( hoặc cặp T = A). C. Thêm 1 cặp nuclêôtit A = T ( hoặc cặp T = A ). D. Thêm 1 cặp nuclêôtit G X ( hoặc cặp X G ). 149. Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là: A.Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit B. Thêm 1 cặp nuclêôtit C. Mất 1 cặp nuclêôtit D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit. 150. Dạng đột biến gen gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là: A.Mất 1 cặp nuclêôtit của gen. B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở đoạn giữa của gen. C. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit của gen D. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở đoạn cuối của gen. 151. Đột biến xảy ra làm gen giảm 1 liên kết hiđrô nhưng chiều dài của gen không đổi, đó là dạng đột biến gen: A. Thay thế 1 cặp A = T ( hoặc cặp T = A ) bằng 1 cặp G X ( hoặc cặp X G ). B. Thay thế 1 cặp G X ( hoặc cặp X G ) bằng 1 cặp A = T ( hoặc cặp T = A ). C. Mất 1 cặp nuclêôtit A = T ( hoặc cặp T = A ). D. Mất 1 cặp nuclêôtit G X ( hoặc cặp X G ) . 152. Đột biến xô ma là gì A. Là đột biến phát sinh trong quá trình nguyên phân , xảy ra ở một tế bào sinh dưỡng, rồi được nhân lên trong một mô. B. Là đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân, xảy ra ở một tế bào sinh dục nào đó, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử C. Là loại đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân, xảy ra ở bất kì tế bào nào trong cơ thể. D. Là loại đột biến phát sinh trong quá trình nguyên phân, phát sinh ở một mô nào đó trong cơ thể. 153. Đột biến gen phụ thuộc vào A. Loại tác nhân gây đột biến B. Liều lượng, cường độ của loại tác nhân C. Đặc điểm cấu trúc của gen D. Tất cả các yếu tố trên 154. Loại hoá chất nào sau đây có tác dụng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X A. Cônsixin B. Êtyl metal sunfurat C. 5-brôm uraxin (5-BU) D. Acriđin 155. Hậu quả sẽ như thế nào nếu đột biến xảy ra ở vùng intron (không ở vị trí tiếp xúc với đoạn êxon) A. Không gây ảnh hưởng gì B. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng C. Enzim không nhận biết được vị trí nối hay cắt D. Dẫn đến sai lệch 156. đột biến gen nếu xảy ra ở vùng vận hành (operator) trong mô hình opêron Lac thì có thể gây hậu quả gì A. Prôtêin ức chế gắn vào được nên opêron Lac hoạt động liên tục. B. Prôtêin ức chế gắn vào được nên opêron Lac không hoạt động C. Prôtêin ức chế không gắn vào được do mất ái lực nên opêron Lac hoạt động liên tục. D. Prôtêin ức chế không gắn vò được nên opêron Lac không hoạt động. 157. Biểu hiện nào sau đây là của đột biến tiền phôi A. Chỉ biểu hiện ở một phần cơ thể B. Biểu hiện trên cả cơ thể C. Chỉ biểu hiện trong giai đoạn đầu phát triển của phôi D. Chỉ biểu hiện trứng hay tinh trùng 158. Ở người đột biến gen trội gây nên A. Bệnh mù màu B. Bệnh bạch tạng C. Ngón tay ngắn D. Bệnh máu khó đông. 159. Loại đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nu được gọi là A. Đột biến điểm B. đột biến xảy ra ở một thời điểm nào đó C. Đột biến mất đoạn D. Đột biến đảo đoạn. 160. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện thành kiểu hình khi A. Ở trạng thái đồng hợp lặn B. Ở trạng thái dị hợp C. Khi nằm trên NST giới tính X (Xa) D. Khi nằm trên NST giới tính Y (Ya) 161. Đột biến thay thế cặp nu có thể làm cho phân tử prôtêin do gen đột biến mã hoá ngắn hơn so với trước khi bị đột biến là do A. Đột biến làm thay đổi bộ ba có nghĩa trở thành bộ ba kết thúc đưa đến việc kết thúc quá trình giải mã sớm hơn. B. Mã di truyền mang tính thoái hoá C. Đột biến chỉ ảnh hưởng đến cođon kết thúc D. Đột biến làm biến đổi côđon có nghĩa 162. Các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST từ mức đơn giản đến phức tạp là A. Phân tử ADN Nuclêôxôm Sợi nhiễm sắc Crômatit NST. B. Phân tử ADN Nuclêôxôm Sợi cơ bản Crômatit Sợi nhiễm sắcNST. C. Phân tử ADN Nuclêôxôm Sợi cơ bản Crômatit Sợi nhiễm sắcCrômatit D. Phân tử ADN Nuclêôxôm Sợi nhiễm sắc Sợi cơ bản CrômatitNST. 163. Nuclêôxôm là một khối hình cầu được cấu tạo từ A. Lõi là 8 phân tử histôn, được quấn quanh bởi ADN chứa 100 cặp nuclêotit quấn quanh 1vòng xoắn ADN B. Lõi là 8 phân tử histôn, phía ngoài là đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêotit quấn quanh 1vòng xoắn ADN C. Lõi là 8 phân tử histôn, được quấn quanh bởi 1vòng xoắn ADN (khoảng 146 cặp nuclêotit) D. Lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêotit và vỏ bọc là 8 phân tử histôn. 164. Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả gì A. Gây chết hoặc giảm sức sống B. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể C. Không ảnh hưởng gi tới đời sống của sinh vật D. Cơ thể chỉ mất đi một số tính trạng nào đó 165. Đột biến mất đoạn NST có vai trò A. Loại bỏ đi những gen xấu ra khỏi NST B. Giải thích hiện tượng giả trội C. Nhằm xác định được vị trí của các gen trên NST để xây dựng bản đồ di truyền D. Tất cả các vai trò trên. 166. đảo đoạn NST sẽ gây ra hậu quả gì A. Thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST nhưng không làm mất vật chất di truyền. B. Có thể thay đổi mức độ hoạt động của gen C. Tăng cường độ biểu hiện của tính trạng D. Cả A và B 167. Hậu quả của đột biến lặp đoạn NST là A. Tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tinh trạng do các gen lặp lại B. Tăng cường sức sống cho toàn bộ cơ thể sinh vật C. Lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo đột biến gen, tạo gen mới D. Cả A và C 168. Các dạng đột biến điểm của đột biến gen là: A. đột biến thay thế một cặp nucleotit B. đột biến thêm một cặp nucleotit C. đột biến mất một cặp nucleotit D. cả A, B và C 169.. Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau đây nới về đột biến điểm: A. trong số các loại đột biến điểm thì đột biến thay thế một cặp nucleotit là ít gây hại nhất. B. đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen. C. trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại. D. đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tến hoá. 170. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là: A. mất đoạn, thêm một cặp nucleotit, lặp đoạn, đảo đoạn B. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn C. mất một cặp nucleotit, thêm một cặp nucleotit, đảp đoạn và thay thế một cặp nucleotit D. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và thay thế một cặp nucleotit 171. Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể do: A. đứt gãy nhiễm sắc thể B. đứt gãy nhiễm sắc thể hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường C. trao đổi chéo không đều D. cả B và C 172. NST được quan sát rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào nguyên phân A. Kì trước B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì trung gian 173. Đoạn NST bị đứt gãy không chứa tâm động sẽ A. Tái bản và có mặt ở tế bào con B. Tiêu biến đi trong quá trình phân bào C. Trổ thành NST ngoìa nhân D. Trở thành vật chất di truyền của ti thể và lục lạp. 174. Sự nhân đôi của NST được thực hiện trên cơ sở A. Sự nhân đôi của ADN B. Sự nhân đôi của thoi vô sắc C. Sự nhân đôi của ARN D. Sự đóng xoắn của NST 175. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo bất thường giữa các cômatit trong cặp NST tương đồng ở kì đầu I của gảm phân sẽ xuất hiện đột biến A. Đảo đoạn NST B. Lặp đoạn NST C. Mất đoạn NST D. Lệch bội 176. Sự đóng xoắn của sợi nhiễm sắc có ý nghĩa gì A. Rút ngắn chiều dài của NST B. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp các NST trong quá trình phân bào C. Giúp cho các NST nằm gọn trong nhân tế bào ở sinh vật nhân thực. D. Tất cả các ý nghĩa trên 177. Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là gì A. Do NST bị đứt gãy B. Do rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST C. Do sự trao đổi chéo bất thường của cặp NST tương đồng D. Tất cả các nguyên nhân trên 178. Quá trình sinh tổng hợp prôtêin diễn ra ở pha nào của chu kì tế bào A. G1 B. S C. M D. G1 và G2 179. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở pha nào của chu kì tế bào A. G1 B. S C. M D. G2 180. Ở cơ thể người, tế bào bạch cầu có hình dạng khác với tế bào cơ là vì hai loại tế bào này có A. Bộ NST và bộ gen của các tế bào khác nhau B. Trình tự sắp xếp của các gen khác nhau C. Quá trình điều hoà hoạt động của các gen khác nhau D. Chức năng của các tế bào khác nhau 181. Khi nói về điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực, điều nào sau đây không đúng A. Cơ chế điều hoà phức tạp hơn sinh vật nhân sơ B. Có 5 mức độ điều hoà (trước phiên mã, phiên mã, sau phiên mã, dịch mã, su dịch mã) C. Có các yếu tố điều hoà khác như gen gây tăng cường, gen gây bất hoạt. D. Quá trình điều hoà theo mô hình opêron giống như ở sinh vật nhân sơ. 182. đột biến là A. Những biến đổi trong cấu trúc của gen, xảy ra tại một điểm trên AND B. Những biến đổi trong cấu trúc của AND hoặc ARN C. Những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở ADN hoặc NST D. Những biến đổi về kiểu hình, có thể gây chết hoặc làm giảm sức sống. 183. Đột biến gen là những biến đổi A. Trong cấu trúc của vật chất di truyền, liên q uan tới ADN hoặc ARN B. Trong cấu trúc của gen, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử axit nuclêic C. Về kiểu hình của cơ thể sinh vật, xuất hiện vô hướng và tần số thấp. D. Về kiểu gen dẫn tơi làm biến đổi về kiểu hình của cơ thể. 184. Một đoạn ADN có 106 cặp nuclêotit. Trường hợp nào sau đây được gọi là đột biến gen A. Đoạn ADN bị mất 3 cặp nuclêotit B. Đoạn ADN bị mất 3.000 cặp nuclêotit C. Đoạn ADN bị mất 104 cặp nuclêotit D. Cả 3 trường hợp trên đều được gọi là đột biến gen 185. Quá trình nào sau đây không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm phát sinh đột biến gen A. Phiên mã tổng hợp ARN B. Nhân đôi của ADN C. Dịch mã tổng hợp prôtêin D. Cả 3 quá trình trên 186.Thể đột biến là A. Những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình B. Những cá thể mang đột biến gen hoặc đột biến NST C. Những cá thể mang đột biến trội hoặc đột biến lặn D. Những cá thể có kiểu hình đột biến, sức sống kém. 187. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào 1. Loại tác nhân gây đột biến 2. Cường độ, liều lượng của tác nhân 3. Đặc điểm cấu trúc của gen 4. Chức năng của gen A. 1, 2 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 4 D. 1, 2, 3, 4. 188. Trong các loại phân tử axit nuclêic sau đây, loại nào có cấu trúc bền vững nhất A. Phân tử ADN mạch kép B. Phân tử ADN mạch đơn C. Phân tử ARN mạch đơn D. Phân tử ARN mạch kép. 189. Ngâm tế bào chuẩn bị nguyên phân vào dung dịch 5 brôm uraxin (5-BU), sau ít nhất mấy lần phân bào thì mới xuất hiện gen đột biến A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần. 190. Hoá chất 5-BU gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X theo cơ ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_cuong_on_thi_tot_nghiep.doc
Tài liệu liên quan