Hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Phân tích:
a. Lý do: Đảng CSVN là đảng cầm quyền, nhà nước . là vấn đề quan trọng thuộc về chế độ cần phải bảo vệ. Sự chống phá của các thế lực thù địch tìm các phá đảng, nhà nước VN
b. Nội dung: Tổ quốc là một phạm trù lịch sử, gắn với những điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội trong từng
giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân là những vấn đề cơ bản về mặt chính trị - xã hội, quy định bản chất của Tổ quốc. Vì thế, vấn đề có ý nghĩa cốt tử của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới là: bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Điều đó, đòi hỏi trước hết phải xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ; xây dựng Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân, đủ sức điều hành và quản lý đất nước trong thời kỳ mới. Xây dựng phải gắn chặt với việc khắc phục suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, loại trừ những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, lợi dụng uy tín của Đảng để mưu lợi cho bản thân, gia đình và tích cực đấu tranh chống hành động phá hoại của các thế lực thù địch. Nhân dân lao động làm chủ là bản chất của chế độ ta và là thành tựu vĩ đại của cách mạng Việt Nam suốt bảy thập kỷ qua. Do đó, bảo vệ nhân dân thì trước hết và quyết định là bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, cả
về quyền tự do, tính mạng, tài sản và lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ.
c. Liên hệ: Chi bộ trường tôi luôn tổ chức các buổi học tập chuyên đề làm theo tấm gương tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, để từ đó mỗi cán bộ đảng viên phải thật sự thấm nhuần và làm theo. Luôn kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
Ba là, bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phân tích:
a. Lý do: đây là vấn đề quan trọng hiện nay đang có nhiều thách thức trong đó có sự chống phá của các thế lực thù địch.
b. Nội dung: Bảo vệ mục tiêu chương trình .
26 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương thảo luận môn Đường lối phần quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù. Do vậy đã góp phần giữ gìn và phát triển đất nước cho đến ngày nay.
Mục tiêu (3) yêu cầu (3), chủ trương: (SGK trang 357) :
Mục tiêu:
Làm cho kinh tế xã hội và QP, AN phát triển cân đối, hài hòa, vững chắc.
Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, thực hiện CNH, HĐH xây dựng nền CN, QP, AN từng bước hiện đại.
Góp phần tạo sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
Yêu cầu:
Góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm AN quốc gia – trật tự an toàn xã hội.
Góp phần bảo đảm cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững, đúng định hướng XHCN.
Góp phần đáp ứng yêu cầu làm cho QP AN được tăng cường vững chắc.
Chủ trương :
Phát triển kinh tế xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh.
Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP AN ; QP AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, phát triển kinh tế xã hội và trên từng địa bàn.
Quan điểm chiến lược trong chỉ đạo kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại: (SGK trang 361)
Một là, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh phải toàn diện, cơ bản, lâu dài ngay từ trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trên phạm vi cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương.
Hai là, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh phải tập trung có trọng điểm, quan tâm đầu tư vào những vùng, địa bàn chiến lược trọng yếu( vùng núi phía Bắc Tây Nguyên – Tây Nam Bộ), những ngành, những lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.
Phân tích: Ưu tiên đầu tư theo vùng, địa bàn trọng điểm: vùng biên giới (Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ). Hiện nay nước ta xác định 3 vùng kinh tế trọng điểm: phía bắc (Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh); phía nam (Tp.HCM, Đồng Nai, Bà rịa-Vũng Tàu); miền trung (Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi)
Ưu tiên phát triển các ngành trọng điểm: SGK trang 365-369 (chỉ ghi các tên ngành)
Ba là, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh kết hợp từ trong thời bình nhưng phải sẵn sàng điều chỉnh, thích ứng với thời chiến, đối phó thắng lợi với mọi tình huống bất trắc, hạn chế thấp nhất tổn thất do thiên tai, địch họa gây ra.
Phân tích: kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trước hết phải phát huy nội lực của các lĩnh vực, các ngành, các cấp, các địa phương và đơn vị cơ sở; kết hợp chặt chẽ giữa tự bảo vệ, tham gia bảo vệ với được bảo vệ trong quan hệ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng đối ngoại; biết khai thác thế mạnh của từng lĩnh vực để tự bảo vệ và được bảo vệ một cách vững chắc; đồng thời, biết tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, biến nó thành nội lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh là sự nghiệp của toàn dân, của mọi ngành, mọi cấp, mọi thành phần kinh tế do Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý điều hành.
Năm là, chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ: quốc gia giữa đổi mới, ổn định và pát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN; giữa phát triển lục lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất XHCN; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ TQ XHCN; giữa độc lập tự
chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ,... không phiến diện cực đoan, duy ý chí.
Mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi cơ sở và mỗi người phải có ý thức trách nhiệm, tự giác dựa vào sức mạnh của nền kinh tế, của từng địa phương, đơn vị và từng người để thực hiện có hiệu quả cao nhất các yêu cầu kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Theo Sách trắng Quốc phòng 2009, ngân sách dành cho quốc phòng của Việt Nam năm 2008 là hơn 27 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tổng quân số thường trực là 450 nghìn người.
Phương thức gắn kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh:
Phát triển kinh tế xã hội gắn với quốc phòng an ninh theo vùng lãnh thổ: 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam, miền Trung đây là vùng có tiềm năng lớn cả về nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và giao lưu quốc tế.
Phát triển kinh tế xã hội gắn với quốc phòng an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội :ưu tiên phát triển và hoàn thành những công trình then chốt về cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc, thiết bị thay thế nhập khẩu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng; công nghiệp công nghệ cao sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, công nghiệp dầu khí, điện, khai khoáng, hóa chất, luyện thép, xi măng, phân đạm,..cong nghiệp hỗ trợ, công nghiệp quốc phòng an ninh với trình độ công nghệ ngày càng cao...là cơ sở đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp quốc phòng.
Liên hệ:
Kết luận:
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rằng, giữa kinh tế, chính trị, quân sự, quốc phòng, an ninh và đối ngoại có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó, kinh tế bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Phát triển kinh tế nhằm tạo ra của cải cho xã hội, tạo tiền đề vật chất kỹ thuật để tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Nhiệm vụ chủ yếu của quốc phòng - an ninh là bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền và chế độ xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động đối ngoại.
Tuy nhiên, không phải cứ có kinh tế mạnh là có quốc phòng - an ninh mạnh, mà phải trên cơ sở kết hợp chặt chẽ một cách hợp lý, hài hoà giữa kinh tế với quốc phòng - an ninh và đối ngoại, sao cho các hoạt động kinh tế - xã hội gắn kết hữu cơ với các hoạt động quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Hoạt động đối ngoại phải phục vụ cho hoạt động kinh tế, củng cố, tăng cường quốc phòng - an ninh. Từng mặt hoạt động kinh tế, quốc phòng an ninh và đối ngoại có yêu cầu riêng và tuân theo các quy luật vận động riêng, nhưng chúng có quan hệ biện chứng, hữu cơ trong một thể thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, cái này là điều kiện tồn tại và phát triển của cái kia. Nếu quá nhấn mạnh mặt này và không kết hợp chặt chẽ, hài hòa thì sẽ hạn chế mặt kia, thậm chí dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, xây dựng kinh tế, củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh và hoạt động đối ngoại cần phải được kết hợp chặt chẽ để tạo ra sức mạnh tổng hợp quốc gia và đạt hiệu quả cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
*****************************************
Câu 4: Phân tích tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ trong Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm?
Khái niệm:
Tội phạm: Tại Điều 8 của Bộ luật Hình sự năm 2015 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành các nhóm:
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù.
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù.
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Phòng chống tội phạm là quá trình sử dụng biện pháp, chiến lược, sách lược, phương tiện cần thiết với sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội nhằm không để tội phạm xảy ra, hạn chế, ngăn chặn, xử lí, làm giảm tội phạm và quản lí giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Tư tưởng trong phòng chống tội phạm là: phải chủ động, tích cực, thường xuyên và triệt để
Nội dung phân tích:
Thực trạng tình hình phòng chống tội phạm hiện nay:
* Thực trạng tình hình tội phạm:
Từ năm 1998 đến nay, trung bình mỗi năm có 70.000 đến 75.000 vụ phạm pháp hình sự, trong đó:
+ Khoảng hơn 50.000 vụ xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
+ Khoảng hơn 10.000 vụ xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ.
+ Hơn 10.000 vụ phạm tội về ma túy.
* Các kết quả đạt được
Trong những năm qua, các ngành, các cấp do các lực lượng chuyên trách làm nòng cốt đã triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều nội dung, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, thu được nhiều kết quả quan trọng.
Cuộc đấu tranh đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, huy động được nhiều nguồn lực xã hội, động viên được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Công tác phòng ngừa xã hội mà nòng cốt là phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư” được triển khai sâu rộng, gắn với ”cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân đã mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần củng cố nền tảng ngăn ngừa tội phạm ngay từ cơ sở. Các lực lượng chuyên trách tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm. Hàng chục nghìn băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, đường dây mua bán vận chuyển ma túy đã được triệt phá, bóc gỡ; nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn được phát hiện, điều tra, xử lý; hoạt động của tội phạm có tổ chức và băng nhóm tội phạm hình sự mang tính chất “xã hội đen” đã được ngăn chặn; tình hình tội phạm ở các thành phố lớn, trên các tuyến, địa bàn trọng điểm cơ bản được kiềm chế.
Năm 2014, lực lượng Công an đã điều tra, khám phá 43.837 vụ phạm tội về trật tự xã hội, bắt xử lý 75.905 đối tượng, đạt tỷ lệ 77,3%, các vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 93,3%; triệt phá 4.904 băng, nhóm tội phạm. Qua đó, nhiều loại tội phạm nghiêm trọng giảm so với năm 2013, như: giết người giảm 7,93%; giết người, cướp tài sản giảm 31,96%; cướp tài sản giảm 25,85% Tuy nhiên, một số loại tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, trong đó tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội, cướp, cướp giật tài sản... xảy ra với tính chất, mức độ nghiêm trọng.
* Những tồn tại
Tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, mang yếu tố quốc tế, có tổ chức, xuyên quốc gia và sử dụng công nghệ cao. Thủ đoạn hoạt động tinh vi, phương thức hoạt động xảo quyệt, manh động, liều lĩnh. Tội phạm hình sự có tổ chức, băng nhóm “xã hội đen” gây án nghiêm trọng, băng nhóm tội phạm ma túy có vũ trang ở khu vực biên giới, tội phạm tham nhũng và tội phạm kinh tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai và thương mại, tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn hết sức nhức nhối. Xu hướng tội phạm cấu kết với nhau hình thành các tập đoàn tội phạm lớn hoạt động đa lĩnh vực, liên tỉnh, xuyên quốc gia, nếu không được đấu tranh ngăn chặn, có thể trở thành hiện thực. Tội phạm do suy thoái đạo đức xã hội, đạo đức gia đình có xu hướng gia tăng, trực tiếp đe dọa phá vỡ nền tảng đạo đức, văn hóa của xã hội.
Mức độ hậu quả gây ra cho xã hội của các loại tội phạm ngày càng lớn, xâm phạm nghiêm trọng trật tự, kỷ cương pháp luật xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước và xã hội, tài sản, tính mạng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, làm suy giảm niềm tin xã hội và cản trở công cuộc phát triển đất nước.
Thành phần phạm tội đa dạng, phức tạp. Tội phạm nghiêm trọng chủ yếu do các đối tượng chuyên nghiệp gây ra. Tuy nhiên, cũng cần đặc biệt chú ý phòng ngừa, ngăn chặn, làm giảm những nhân tố đầu vào của tội phạm, những người có nguy cơ mắc vào các tệ nạn xã hội và sa vào con đường phạm tội, như những người lao động tự do, thiếu việc làm và thất nghiệp do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế vừa qua; thanh niên, thiếu
niên, học sinh, sinh viên bỏ học, bỏ nhà tụ tập, lang thang, sống bầy đàn và một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức hư hỏng, thoái hóa, biến chất.
Địa bàn hoạt động của tội phạm chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các tuyến trọng điểm, các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, nhất là ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các đô thị loại 1 và các vùng chiến lược về an ninh, trật tự; trên các tuyến biên giới, quốc lộ trọng điểm, tuyến hàng không quốc tế, tuyến bưu chính - viễn thông; trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, xuất - nhập khẩu, thương mại điện tử, tổ chức cán bộ và an sinh xã hội
* Nguyên nhân của tình trạng trên, chủ yếu là do:
Tình hình kinh tế còn khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn nhiều, kéo theo số người lao động mất việc làm tạo áp lực lớn đến các vấn đề xã hội.
Đạo đức xã hội xuống cấp, lối sống thực dụng, hưởng thụ, chạy theo lợi ích vật chất, nhất là trong thanh, thiếu niên rất đáng lo ngại.
Xu hướng giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong xã hội, trong gia đình bằng bạo lực có chiều hướng gia tăng.
Tác động tiêu cực của ấn phẩm đồi trụy, trò chơi trực tuyến trên Internet (game online) đối với thanh, thiếu niên đang trong độ tuổi phát triển về nhận thức, tâm, sinh lý.
Số người nghiện ma túy ngoài xã hội còn nhiều, tiềm ẩn yếu tố làm nảy sinh tội phạm.
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan chức năng nói chung và của ngành công an nói riêng còn có mặt hạn chế và bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót.
2.2 Mục tiêu của phòng chống tội phạm: (SGK trang 402).
Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật, làm giảm một cách cơ bản các loại tội phạm, phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
làm giảm tội phạm nói chung và làm giảm cơ bản các loại tội phạm. Từng bước xây dựng môi trường sống lành mạnh tại các cộng đồng dân cư, trong các nhà trường và gia đình, tạo những chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn xã hội. Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật trohg cộng đồng và đẩy mạnh tính chủ động, sáng tạo của các cấp cơ sở trong công tác phòng, chống tội phạm.
Kết hợp chặt chẽ công tác phòng ngừa và chủ động tấn công trấn áp tội phạm, trước hết ở các địa bàn trọng điểm, các đô thị. Tổ chức giáo dục có hiệu quả đối với những người phạm tội, giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng xã hội.
Từng bước làm giảm các loại tội phạm có sử dụng bạo lực, đặc biệt là các tội phạm giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, cống người thi h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_thao_luan_mon_duong_loi_phan_quoc_phong.docx