Đề cương thi học kỳ II Môn: Sinh học - Lớp: 7

8. Đời sống của Thỏ.

- Thỏ ăn thực vật theo kiểm gặm nhấm.

- Thỏ hoạt động về đêm, có tập tính đào hang và lẩn trốn kẻ thù.

- Thỏ là động vật hằng nhiệt.

- Sinh sản:

+ Thụ tinh trong.

+ Phôi phát triển trong tử cung của thỏ mẹ.

+ Đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ.

- Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh.

9. Cấu tạo ngoài của Thỏ.

- Cơ thể có lông mao bao phủ.

- Chi trước ngắn giúp đào hang.

- Chi sau dài khỏe giúp nhảy xa, chạy nhanh.

- Mắt không tinh, có mi mắt và lông mi.

- Mũi thính.

- Tai thính với vành tai lớn dài cử động theo các phía.

động được.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương thi học kỳ II Môn: Sinh học - Lớp: 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: SINH HỌC - LỚP: 7 *Chương VI: Ngành động vật có xương sống 1. Cấu tạo ngoài và di chuyển của ếch đồng. a) Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước: - Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước. - Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí. - Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón. b) Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn: - Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở). - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. - Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt. 2. Di chuyển của ếch đồng. - Nhảy trên cạn. - Bơi trong nước. 3. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi đời sống trên cạn. - Da khô, có vảy sừng bao bọc. - Cổ dài. - Mắt có mi cử động và tuyến lệ. - Màng nhĩ nằm trong hốc tai. - Đuôi và thân dài. Bàn chân có 5 ngón có vuốt sắt. 4. Một số đại diện thuộc lớp Bò sát Bò sát có 3 bộ phổ biến: - Bộ có vảy: + Đặc điểm: không có mai và yếm, hàm ngắn có răng mọc trên xương hàm, trứng có vỏ dai. + Đại diện: thằn lằn bóng, rắn ráo. - Bộ cá sấu: + Đặc điểm: không có mai và yếm, hàm dài có răng mọc trong lỗ chân răng, trứng có vỏ đá vôi. + Đại diện: cá sấu xiêm - Bộ rùa: + Đặc điểm: có mai và yếm, hàm ngắn không có răng, trứng có vỏ đá vôi. + Đại diện: Rùa núi vàng, ba ba. 5. Vai trò của lớp bò sát trong thực tế. - Có lợi: + Tiêu diệt sâu bọ gây hại. + Thực phẩm: Ba ba, rùa. + Dược liệu: rượu rắn, mật trăn, yếm rùa, + Đồ mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu, - Có hại: gây độc cho người. 6. Đặc điểm chung của lớp Chim. - Tập tính: kiếm ăn, xây tổ, ấp trứng, chăm soc con, di cư, - Đặc điểm chung: + Mình có lông vũ bao phủ. + Chi trước biến đổi thành cánh. + Có mỏ sừng. + Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp. + Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. + Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. + Là động vật hằng nhiệt. 7. Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo tim của chim bồ câu so với cấu tạo tim của thằn lằn bóng đuôi dài và ý nghĩa của việc khác nhau đó đối với chim bồ câu. - Chim bồ câu: tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu không pha. - Thằn lằn tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách hụt nên máu pha. - Ý nghĩa máu nuôi cơ thể của chim bồ câu là máu đỏ tươi. 8. Đời sống của Thỏ. - Thỏ ăn thực vật theo kiểm gặm nhấm. - Thỏ hoạt động về đêm, có tập tính đào hang và lẩn trốn kẻ thù. - Thỏ là động vật hằng nhiệt. - Sinh sản: + Thụ tinh trong. + Phôi phát triển trong tử cung của thỏ mẹ. + Đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ. - Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh. 9. Cấu tạo ngoài của Thỏ. - Cơ thể có lông mao bao phủ. - Chi trước ngắn giúp đào hang. - Chi sau dài khỏe giúp nhảy xa, chạy nhanh. - Mắt không tinh, có mi mắt và lông mi. - Mũi thính. - Tai thính với vành tai lớn dài cử động theo các phía. động được. 10. Di chuyển của Thỏ. Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau. 11. Đặc điểm chung của lớp Thú. - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa. - Có bộ lông mao bao phủ cơ thể. - Bộ răng phân hóa: răng cửa, răng nanh, răng hàm. - Tim có 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. - Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não. - Là động vật hằng nhiệt. Chương VII: Sự tiến hóa của động vật. 1. Tiến hóa về tổ chức cơ thể. - Hệ hô hấp: chưa phân hóa hình thành phổi chưa hoàn chỉnh và da hình thành hệ ống khí hoặc phổi hình thành phổi và túi khíphổi - Hệ tuần hoàn: chưa có tim Tim chưa phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất tim đã phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất. - Hệ thần kinh: chưa phân hóa thần kinh hình mạng lưới hình chuỗi hạch hình ống với bộ não và tủy sống . - Hệ sinh dục: chưa được phân hóa phân hóa nhưng chưa có ống sinh dục có ống sinh dục. * Kết luận - Sự tiến hóa của các hệ cơ quan như: hô hấp tuần hòan, thần kinh, sinh dục, thể hiện ở sự phức tạp hóa (sự phân hóa) trong tổ chức cơ thể. - Sự phức tạp hóa một hệ cơ quan thành nhiều bộ phận khác nhau hòan chỉnh các bộ phận (sự chuyên hóa) tác dụng nâng cao chất lượng hoạt động cơ thể thích nghi với điều kiện sống thay đổi trong quá trình tiến hóa của động vật. 2. Tiến hóa của các hình thức sinh sản hữu tính, tập tính bảo vệ trứng và nuôi con. - Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong. - Đẻ nhiều trứng → đẻ ít trứng → đẻ con. - Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai. - Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → được học tập thích nghi với cuộc sống. Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản này đã đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở con non. 3. Cây phát sinh giới động vật. - Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật: - Ý nghĩa: Qua cây phát sinh ta thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm sinh vật với nhau. - Tác dụng: So sánh về số lượng giữa các loài trong cây phát sinh. Chương VIII: Động vật và đởi sống con người 1. Một số biện pháp để duy trì đa dạng sinh học (lồng ghép bảo vệ mội trường). ( Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học) a) Nguy cơ: (nguyên nhân) - Nạn phá rừng, khai thác lâm sản, du canh, khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng các khu đô thị làm mất môi trường sống của động vật. - Săn bắt động vật trái phép, sử dụng thuốc trừ sâu, chất thải nhà máy, khai thách dầu khí, giao thông trên biển, b) Biện pháp: - Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi. - Cấm săn bắt ,buôn bán động vật hoang dã. - Thuần hóa lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài. - Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. 2. Một số biện pháp đấu tranh sinh học (lồng ghép bảo vệ mội trường). a) Ưu điểm: - Có hiệu quả cao. - Tiêu diệt những sinh vật có hại. - Có nhiều ưu điểm hơn thuốc trừ sâu. - Không gây ô nhiễm môi trường. - Giá thành thấp. b) Những hạn chế: - Nhiều loài thiên địch được di nhập giảm số lượng. - Thiên địch chỉ kìm hãm sự phát triển sâu hại. - Tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. - Một loài thiên địch vừa có lợi vừa có hại. Về tim: từ tim 2 ngăn ở cá (chỉ có tâm thất và tâm nhĩ) lên đến tim 3 ngăn ở lưỡng cư (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), đến bò sát có tim 3 ngăn nhưng có thêm vách hụt ngăn giữa tâm thất (trừ cá sấu tim có 4 ngăn), đến lớp chim và thú thì tim hoàn chỉnh (có 4 ngăn:2 tâm nhĩ, 2 tâm thất).  Về vòng tuần hoàn: ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn (xuất phát từ tâm thất theo động mạch bụng đến các cơ quan rồi theo tĩnh mạch lưng đến mang và trở về tâm nhĩ), máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; lưỡng cư có 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ (vòng nhỏ lên phổi trao đổi khí, vòng lớn đưa máu đi nuôi các cơ quan), máu đi nuôi cơ thể là máu pha; bò sát cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng ít pha hơn do tim có vách hụt; chim và thú cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi  Không có lớp thỏ, thỏ thuộc lớp thú  - Thống nhất ý kiến với kẹo bông: Hệ tuần hoàn khi xét người ta xét tới tim, hệ mạch và vòng tuần hoàn  + Tim tiến hòa từ chỗ chỉ có 2 ngăn ở cá lên 3 ngăn ở ếch nhái, rồi 3 ngăn có thêm vách hụt ở tâm thất làm máu đi nuôi cơ thể mặc dù vẫn là máu pha, nhưng tỉ lệ pha máu giàu CO2 giảm, đến cá sấu là bộ tiến hóa nhất trong lớp bò sát tim đã 4 ngăn. Lên tới chim và thú thì tim với vách ngăn tâm thất hoàn chỉnh, quả tim 4 ngăn khiến máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi  + Xét tới vòng tuần hoàn: ở cá chỉ có 1 vòng tuần hoàn, lên tới lớp ếch nhái, bò sát, chim, thú có 2 vòng tuần hoàn do có tới 2 tâm nhĩ. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE CUONG THI HK II - 15 - 16.doc
Tài liệu liên quan