Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ I - Địa lý 11 kèm đáp án

Có ý kiến cho rằng “Bảo vệmôi trường là vấn đềsống còn của nhân loại” có

đúng không? Tại sao?

* Bảo vệmôi trờng là vấn đềsống còn của nhân loại vì các lí do sau:

- Vai trò của môi trường: môi trờng là ngôi nhà chung của tất cảmọi ngời,

trong đó con ngời tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi ngời có liên hệmật

thiết với môi trờng. Con ngời là một thành phần của môi trờng, không thểsống

tách rời môi trờng. Một môi trờng phát triển bền vững là điều kiện lí tởng cho

con ngời và ngợc lại.

- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thếgiới:

+ Ởcác nớc đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tựnhiên với

nhiều phơng tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hởng nghiêm trọng

đến môi trờng. Điều đó làm cho cuộc sống của họcàng thêm nghèo khổ. Bảo vệ

môi trờng không thểtách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.

+ Các nớc phát triển: sựphát triển của nền kinh tếlàm tăng sửdụng các chất

CFCs

với tốc độvà khối lợng lớn, tăng lợng khí thải và chất thải từcác ngành

kinh tếlà nguyên nhân chính thủng tầng ôdôn, gây hiệu ứng nhà kính,.

- Hậu quảcủa ô nhiễm môi trường:Quy mô ô nhiễm môi trờng không giới hạn

phạm vi ởtừng quốc gia mà trên cảphạm vi thếgiới. Hậu quảcủa hiện tợng này

gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thờng, tan băng ởBắc

cực, gây mưa axit, hiệu ứng nhà kính,. đe dọa trực tiếp đến sựphát triển của các

ngành kinh tếvà sức khỏe của con ngời.

=> Chính vì vậy, bảo vệmôi trờng là vấn đềsống còn của nhân loại.

 

pdf11 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 75319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ I - Địa lý 11 kèm đáp án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nước. - Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. - Sự tương phản về trình độ phát triển KTXH của các nhóm nước. - Đặc điểm nổi bật, tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. - Nguyên nhân, tác động. - Lấy ví dụ minh họa. - Phân tích tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, lấy được ví dụ minh hoạ. 20 % tổng số điểm = 2,0 điểm - Xu hướng Toàn cầu hoá- Khu vực hoá kinh tế. - Biểu hiện Toàn cầu hoá – Khu vực hoá. - Hệ quả Toàn cầu hoá – Khu vực hoá. - Lý do hình thành các tổ chức liên kết khu vực. - Cơ hội , thách thức của Toàn cầu hoá – Khu vực hoá. - Cơ hội , thách thức của Toàn cầu hoá đối với Việt Nam, lấy được ví dụ minh hoạ. 20 % tổng số điểm = 2,0 điểm - Một số vấn đề mang tính toàn cầu. - Nội dung các vấn đề toàn cầu: dân số, môi trường,... - Giải thích được nguyên nhân, nêu được hậu quả của các vấn đề toàn cầu. - Sự cần thiết để bảo vệ môi trường. - Hiểu được nguy cơ chiến tranh, tầm quan trọng bảo vệ hoà bình. - Hiểu được nguy cơ chiến tranh, tầm quan trọng bảo vệ hoà bình, lấy được ví dụ cụ thể, điển hình. 20 % tổng số điểm = 2,0 điểm - Tiềm năng, - Những khó khăn cần giải quyết. - Giải thích được một số đặc điểm tự nhiên tác động đến KTXH. - Tiềm năng, - Những vấn đề KTXH. - Vẽ, nhận xét biểu đồ. - Phân tích biểu đồ, giải thích nguyên nhân. - Giải thích được một số vấn đề KTXH của khu vực. - Một số vấn đề Châu lục và khu vực: + Châu phi. + Mĩ La Tinh. + Tây Nam Á & Trung Á. - Đặc điểm chung. - Một số vấn đề KTXH. - Biểu hiện các vấn đề KTXH. - Lý giải nguyên nhân dẫn tới xung đột… - Lý giải nguyên nhân dẫn tới xung đột. Lấy được ví dụ điển hình minh họa. 40 % tổng số điểm = 4,0 điểm Tổng số điểm: 10 Tổng số câu : 4 4,0 điểm 40 % tổng số điểm 3,0 điểm 30 % tổng số điểm 2,0 điểm 20 % tổng số điểm 1,0 điểm 10 % tổng số điểm IV. CÂU HỎI KIỂM TRA : Câu 1: (2,5 đ) Trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa. Xu hướng toàn cầu hóa mang lại những cơ hội gì cho sự phát triển KT-XH nước ta ? Câu 2: (1,5 đ) Vì sao nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng và hậu quả của nó? Câu 3: (3,0 đ) Vì sao Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng tỷ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao ? Câu 4: (3,0 đ) Dựa vào bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước – năm 2004 . (Đơn vị: %) Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Nhóm nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Phát triển 2,0 27,0 71,0 Đang phát triển 25,0 32,0 43,0 ĐỀ SỐ 01 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004. b. Nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004. Câu 1 (2,0 đ): Trình bày những đặc điểm tương phản về trình độ phát triển KTXH giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. Câu 2 (2,5 đ): Nêu nguyên nhân, hậu quả và giải pháp của vấn đề ô nhiễm biển và đại dương. Lấy một ví dụ ở Việt Nam để chứng minh. Câu 3 (2,5 đ): Chứng minh rằng, khai thác dầu mỏ là ngành kinh tế quan trọng của các nước Tây Nam Á và Trung Á. Câu 4 (3,0 đ): Dựa vào bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mĩ La Tinh (Đơn vị % ) Năm 1985 1990 1995 2000 2002 2004 GDP 2,3 0,5 0,4 2,9 0,5 6,0 a) Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mĩ La Tinh thời kỳ 1985 – 2004. b) Nêu nhận xét và giải thích nguyên về sự tăng trưởng trên. Câu 1 (3,0 đ): Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Tại sao? Câu 2 (2,0 đ): Nêu tên và một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra. Kể tên một số ngành dịch vụ cần nhiều đến tri thức. Câu 3 (2,0 đ): Nêu những ảnh hưởng của xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố đối với khu vực Tây Nam Á và Trung Á về kinh tế-xã hội-môi trường. Câu 4 (3,0 đ): Dựa vào bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mĩ La Tinh (Đơn vị % ) Năm 1985 1990 1995 2000 2002 2004 GDP 2,3 0,5 0,4 2,9 0,5 6,0 a) Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mĩ La Tinh thời kỳ 1985 – 2004. b) Nêu nhận xét và giải thích nguyên về sự tăng trưởng trên. ĐỀ SỐ 03 ĐỀ SỐ 02 Câu 1 (2,0 đ): Em có nhận xét gì về sự bùng nổ dân số trên thế giới? Dân số tăng nhanh dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội? Câu 2 (2,5 đ): Tại sao Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú, nhưng đa số các nước ở châu Phi lại có nền kinh tế kém phát triển? Câu 3 (2,5 đ): Tại sao các nước châu Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ dân cư đô thị chiếm đến 75% dân số? Câu 4 (3,0 đ): Dựa vào bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước – năm 2004 . (Đơn vị: %) Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Nhóm nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Phát triển 2,0 27,0 71,0 Đang phát triển 25,0 32,0 43,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004. b. Nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004. Câu 1 (2,5 đ): Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến hệ quả gì? Câu 2 (2,0 đ): Nêu tên và một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra. Kể tên một số ngành dịch vụ cần nhiều đến tri thức. Câu 3 (2,5 đ): Chứng minh rằng, khai thác dầu mỏ là ngành kinh tế quan trọng của các nước Tây Nam Á và Trung Á. Câu 4 (3,0 đ): Dựa vào bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mĩ La Tinh (Đơn vị % ) Năm 1985 1990 1995 2000 2002 2004 GDP 2,3 0,5 0,4 2,9 0,5 6,0 a) Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mĩ La Tinh thời kỳ 1985 – 2004. b) Nêu nhận xét và giải thích nguyên về sự tăng trưởng trên. ĐỀ SỐ 04 ĐỀ SỐ 05 V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM : CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM * Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế: - Thương mại thế giới phát triển mạnh: Tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới chi phối đến 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại. - Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh, năm 2005 tăng hơn 5 lần so với năm 1990 và chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau thông qua mạng viễn thông điện tử. Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu. - Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, sở hữu nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng 1,5 đ 1 (2,5 đ) * Xu hướng toàn cầu hóa mang lại những cơ hội gì cho sự phát triển KT-XH nước ta: - Thị trường luôn được mở rộng, hàng hoá được lưu thông rộng rãi. - Dễ dàng tiếp nhận, đón đầu & chuyển giao những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất. - Giữ gìn, bảo tồn, quảng bá & làm phong phú thêm những giá trị văn hoá của dân tộc. - Tạo điểu kiện cho nước ta thực hiện chủ trương đa phương hoá quan hệ quốc tế. - Tận dụng được tiềm năng & thế mạnh của toàn cầu, để đẩy nhanh quá trình phát triển KTXH cho đất nước…. 1,0 đ Vì sao nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng và hậu quả của nó? 2 (1,5 đ) - Nguyên nhân: Do các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt của con người đã thải ra môi trường lượng khí CO2 quá lớn, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. - Hậu quả: + Băng ở 2 cực tan chảy, làm cho mực nước biển dâng cao, lấn chiếm phần diện tích đất thấp ven biển. + Làm thu hẹp phạm vi phân bố sinh vật trên cạn, gây mất cân bằng sinh thái. + Làm cho thiên tai ngày càng gia tăng, gây tổn thất cho hoạt động kinh tế và đời sống… 0,75 đ 0,75 đ 3 (3,0 đ) Vì sao Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng tỷ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao ? - Giành được độc lập sớm, song các nước Mĩ La Tinh đã duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, nên là lực cản trong thực thi cải cách xã hội tiếp theo, dẫn tới nhiều cuộc cải cách diễn ra thiếu triệt để, nên không hiệu quả cao. - Thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo, có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. - Có vị trí là sân sau của chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ, có nhiều thuận lợi về thu hút vốn đầu tư, về công nghệ từ các quốc gia Bắc Mỹ này. Nhưng cũng gặp nhiều trở ngại về chính sách phát triển độc lập của mỗi quốc gia cũng như mởi rộng ảnh hưởng của liên kết kinh tế khu vực ( Mercosur). - Trong thời gian dài trước đây, các quốc gia trong khu vực luôn bế tắc trong 0,75 đ 0,75 đ 0,75 đ ĐỀ SỐ 01 việc tìm kiếm đường lối phát triển kinh tế phù hợp-hiệu quả. 0,75 đ a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004. - Vẽ biểu đồ tròn: 1 thể hiện cho nhóm nước phát triển và 1 thể hiện cho nhóm nước đang phát triển. - Yêu cầu: Vẽ đúng tỉ lệ thành phần, có chú giải và tên của biểu đồ. 1,5 đ 4 (3,0 đ) b. Nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004. - GDP khu vực II giữa 2 nhóm nước chênh lệch nhau không lớn ( nhóm nước đang phát triển lớn hơn nhóm nước phát triển 5 % ). - Thể hiện rõ sự chênh lệch là khu vực I (nhóm nước đang phát triển có tỉ trọng lớn hơn hẳn) và khu vực III (nhóm nước phát triển có tỉ trọng cao hơn hẳn). - Giải thích: Nhóm nước phát triển đã qua thời kỳ công nghiệp hoá, nên GDP khu vực I và II có tỉ trọng thấp hơn so với các nước đang phát triển. Nhưng GDP của khu vực III lại có tỉ trọng cao hơn hẳn so với các nước đang phát triển. 1,5 đ CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Trình bày những đặc điểm tương phản về trình độ phát triển KTXH giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. 1 (2,0 đ) Tiêu chí Nhóm nước Phát triển Nhóm nước Đang phát triển GDP/người - Cao & rất cao ( hàng chục nghìn USD ) - Thấp hơn trung bình của thế giới và thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. ( chỉ vài nghìn USD trở xuống). Cơ cấu GDP theo ngành - Tỉ trọng KV III chiếm trên 70%, còn tỉ trọng KV I rất nhỏ. - Tỉ trọng KV I & II còn cao, tỉ trọng KV III thì còn thấp (dưới 50 % ). FDI - Đầu tư ra nước ngoài nhiều. - Chủ yếu là nhận sự đầu tư của nước ngoài. Nợ - Nợ nước ngoài nhiều. Tuổi thọ - Cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới ( 76 tuổi ) - Còn thấp ( 65 tuổi ) , nhất là các nước Châu Phi ( 52 tuổi ) HDI - Cao ( 2005 : 0,855 ) - Thấp ( 2005: 0,694 ) 1,0 đ 1,0 đ Nêu nguyên nhân, hậu quả và giải pháp của vấn đề ô nhiễm biển và đại dương. Lấy một ví dụ ở Việt Nam để chứng minh. 2 (2,5 đ) - Nguyên nhân: + Do các sự cố như đắm tàu, tràn dầu của việc vận chuyển dầu và các sản phẩm 0,75 đ ĐỀ SỐ 02 từ dầu mỏ; nổ dàn khoan dầu trên biển. + Do chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt đã thải ra sông ngòi rồi đổ ra biển. - Hậu quả: + Suy giảm tài nguyên sinh vật biển, thiểu nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. + Ảnh hưởng đến các tài nguyên du lịch biển. - Biện pháp: + Đảm bảo an toàn trong hoạt động hàng hải và hoạt động khai thác dầu khí. + Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lý chất thải… - Ví dụ:…………………………………………………... 0,75 đ 0,5 đ 0,5 đ Chứng minh rằng, khai thác dầu mỏ là ngành kinh tế quan trọng của các nước Tây Nam Á và Trung Á. 3 (2,5 đ) - Thế mạnh về nguồn tài nguyên dầu khí: Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm trên 50% trữ lượng của thế giới. - Sự phát triển của ngành khai thác dầu khí (so sánh lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng): Công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển mạnh, sản lượng khai thác của một số nước năm 2003: Ả-rập Xê-út (263 tỉ thùng), I-ran (131 tỉ thùng), I-rắc (115 tỉ thùng),... - Sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu thô tiêu dùng. Cụ thể: + Trung Á: lượng dầu thô khai thác là 1172,8 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu dùng là 503 nghìn thùng/ngày (năm 2003). + Tây Nam Á: lượng dầu thô khai thác 21356,6 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu dùng 6117,2 nghìn thùng/ngày (năm 2003). - Vị trí của ngành khai thác dầu mỏ trong cơ cấu nền kinh tế của khu vực: các nước này có sản lượng khai thác và xuất khẩu nhiều dầu mỏ lớn nhất trên thế giới. Sản lượng dầu mỏ ở Tây Nam Á cung cấp 80% nhu cầu dầu mỏ cho Nhật Bản, 70% nhu cầu cho các nước EU và 40% nhu cầu cho Hoa Kì. Nguồn thu từ dầu mỏ của các chiếm đến gần 90% giá trị GDP, thu nhập bình quân đầu người cao cũng nhờ dầu mỏ. - Từ những lí do trên chứng tỏ ngành khai thác dầu mỏ là ngành kinh tế quan trọng, chủ yếu của các nước Tây Nam Á và Trung Á. 0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ 0,5 đ a. Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mĩ La Tinh thời kỳ 1985 – 2004. - Yêu cầu: Vẽ đúng tỉ lệ thành phần và khoảng cách năm, phải có đơn vị của trục tung và trục hoành, điền tỉ lệ lên đỉnh cột, phải có tên biểu đồ. 1,5 đ 4 (3,0 đ) b. Nêu nhận xét và giải thích nguyên về sự tăng trưởng trên. - Tăng trưởng GDP của khu vực Mĩ La tinh từ 1985 đến 2004 là không ổn định. - Giai đoạn 1990-1995 Mĩ La tinh rơi vào khủng hoảng kinh tế nên có tốc độ tăng trưởng GDP chậm ( 0,5 – 0,4 % ) - Khoảng những năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP có tăng, nhưng sau đó lại suy giảm ( từ 2,9 % xuống còn 0,5 %) - Từ năm 2004 Mĩ La tinh đã có sự tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục, lên tới 6 %. Chứng tỏ Mĩ La tinh đã có các giải pháp phát triển kinh tế, đồng thời còn do nguồn thu nhập từ dầu mỏ (vì giá dầu từ 2004 đến nay tăng cao trên thế giới). 1,5 đ CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Tại sao? 1 (3,0 đ) * Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì các lí do sau: - Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại. - Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới: + Ở các nước đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo. + Các nước phát triển: sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFCs với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính thủng tầng ôdôn, gây hiệu ứng nhà kính,... - Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên cả phạm vi thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa axit, hiệu ứng nhà kính,... đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con người. => Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ Nêu tên và một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra. Kể tên một số ngành dịch vụ cần nhiều đến tri thức. 2 (2,0 đ) - Các phần mềm được sản xuất của Microsoft hầu như không có khối lượng, nhưng có giá trị hàng hoá rất cao trên thế giới và được ứng dụng trên phạm vi toàn cầu và đã tác động đến mọi lĩnh vực sản xuất kinh tế có sử dụng máy tính. - Công nghệ gen, công nghệ nano là những ngành công nghệ mới, ngày càng được ứng dụng nhiều trong đời sống xã hội và trong các sản phẩm kinh tế…. - Một số ngành dịch vụ cần nhiều đến tri thức: Bưu chính viễn thông, ngân hàng tài chính, giao thông vận tải… 0,75 đ 0,75 đ 0,5 đ Nêu những ảnh hưởng của xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố đối với khu vực Tây Nam Á và Trung Á về kinh tế-xã hội-môi trường. 3 (2,0 đ) + Về kinh tế: - Tàn phá những thành quả phát triển kinh tế. - Hạn chế việc thu hút đầu tư nước ngoài. - Hạn chế những tác động tích cực của các cải cách về kinh tế. + Về xã hội: - Tàn phá các công trình văn hóa. - Ảnh hưởng đến tính mạng con người. - Tình hình chính trị bất ổn. + Về môi trường: - Gây ô nhiễm môi trường: - Chất thải từ các cuộc khủng bố, chiến tranh. - Tranh giành nguồn tài nguyên, khai thác không hợp lí các nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trường. 0,75 đ 0,5 đ 0,75 đ 4 a. Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mĩ 1,5 đ ĐỀ SỐ 03 La Tinh thời kỳ 1985 – 2004. - Yêu cầu: Vẽ đúng tỉ lệ thành phần và khoảng cách năm, phải có đơn vị của trục tung và trục hoành, điền tỉ lệ lên đỉnh cột, phải có tên biểu đồ. (3,0 đ) b. Nêu nhận xét và giải thích nguyên về sự tăng trưởng trên. - Tăng trưởng GDP của khu vực Mĩ La tinh từ 1985 đến 2004 là không ổn định. - Giai đoạn 1990-1995 Mĩ La tinh rơi vào khủng hoảng kinh tế nên có tốc độ tăng trưởng GDP chậm ( 0,5 – 0,4 % ) - Khoảng những năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP có tăng, nhưng sau đó lại suy giảm ( từ 2,9 % xuống còn 0,5 %) - Từ năm 2004 Mĩ La tinh đã có sự tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục, lên tới 6 %. Chứng tỏ Mĩ La tinh đã có các giải pháp phát triển kinh tế, đồng thời còn do nguồn thu nhập từ dầu mỏ (vì giá dầu từ 2004 đến nay tăng cao trên thế giới). 1,5 đ CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 (2,0 đ) Em có nhận xét gì về sự bùng nổ dân số trên thế giới? Dân số tăng nhanh dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội? * Bùng nổ dân số thế giới: - Sự bùng nổ dân số thế giới chủ yếu bắt nguồn từ các nước đang phát triển. Các nước này chiếm trên 80% số dân và 95% dân số gia tăng hàng năm của thế giới. - Sự gia tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển chủ yếu do tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, giai đoạn 2001 - 2005 là 1,5% cao hơn mức trung bình của thế giới (1,2%) và cao gấp 15 lần nhóm nước phát triển (0,1%). * Hậu quả của việc dân số tăng nhanh: - Dân số tăng nhanh trong khi đó nền kinh tế - xã hội của các nước còn chậm phát triển đã gây nên sức ép rất lớn cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân (việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế,...) và gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường. 0,75 đ 0,75 đ 0,5 đ Tại sao Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú, nhưng đa số các nước ở châu Phi lại có nền kinh tế kém phát triển? 2 (2,5 đ) - Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phi đều có nền kinh tế kém phát triển (châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu năm 2004) là vì: + Do hậu quả thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân. Nguồn tài nguyên ở châu Phi đang bị khai thác mạnh. Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích đất canh tác làm cho đất đai bị hoang mạc hóa. Khoáng sản bị khai thác nhằm mang lại lợi nhuận cho các công ti nước ngoài làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường. + Mặt khác, các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi còn non trẻ, trình độ dân trí thấp,... cũng hạn chế nhiều đến sự phát triển của châu lục này. 0,5 đ 1,0 đ 1,0 đ Tại sao các nước châu Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ dân cư đô thị chiếm đến 75% dân số ? 3 (2,5 đ) - Hiện tượng đô thị hóa tự phát: dân cư đô thị Mĩ La tinh chiếm tới 75% dân số, song có đến 1/3 dân số đô thị sống trong điều kiện khó khăn. Quá trình đô thị hóa 1,5 đ ĐỀ SỐ 04 luôn diễn ra trước quá trình công nghiệp hóa gây nên tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia Mĩ La tinh. Khu vực Mĩ La tinh có nhiều thành phố đông dân như: Thủ đô Mê-hi-cô (26 triệu người) và các thành phố có số dân trên 10 triệu người (Xaopaolô, Riôđegianêrô, Buênôt Airet,...). - Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh: Do mức độ chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn diễn ra ở hầu hết các nước Mĩ La tinh. Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm, gây nên hiện tượng đô thị hóa tự phát. 1,0 đ a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004. - Vẽ biểu đồ tròn: 1 thể hiện cho nhóm nước phát triển và 1 thể hiện cho nhóm nước đang phát triển. - Yêu cầu: Vẽ đúng tỉ lệ thành phần, có chú giải và tên của biểu đồ. 1,5 đ 4 (3,0 đ) b. Nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004. - GDP khu vực II giữa 2 nhóm nước chênh lệch nhau không lớn ( nhóm nước đang phát triển lớn hơn nhóm nước phát triển 5 % ). - Thể hiện rõ sự chênh lệch là khu vực I (nhóm nước đang phát triển có tỉ trọng lớn hơn hẳn) và khu vực III (nhóm nước phát triển có tỉ trọng cao hơn hẳn). - Giải thích: Nhóm nước phát triển đã qua thời kỳ công nghiệp hoá, nên GDP khu vực I và II có tỉ trọng thấp hơn so với các nước đang phát triển. Nhưng GDP của khu vực III lại có tỉ trọng cao hơn hẳn so với các nước đang phát triển. 1,5 đ CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến hệ quả gì? 1 (2,5 đ) * Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế: - Thương mại thế giới phát triển mạnh: Tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới chi phối đến 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại. - Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh, năm 2005 tăng hơn 5 lần so với năm 1990 và chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau thông qua mạng viễn thông điện tử. Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu. - Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, sở hữu nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng * Hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế: - Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế. - Tiêu cực: gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. 1,5 đ 1,0 đ 2 Nêu tên và một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra. Kể tên một số ĐỀ SỐ 05 ngành dịch vụ cần nhiều đến tri thức. (2,0 đ) - Các phần mềm được sản xuất của Microsoft hầu như không có khối lượng, nhưng có giá trị hàng hoá rất cao trên thế giới và được ứng dụng trên phạm vi toàn cầu và đã tác động đến mọi lĩnh vực sản xuất kinh tế có sử dụng máy tính. - Công nghệ gen, công nghệ nano là những ngành công nghệ mới, ngày càng được ứng dụng nhiều trong đời sống xã hội và trong các sản phẩm kinh tế…. - Một số ngành dịch vụ cần nhiều đến tri thức: Bưu chính viễn thông, ngân hàng tài chính, giao thông vận tải… 0,75 đ 0,75 đ 0,5 đ Chứng minh rằng, khai thác dầu mỏ là ngành kinh tế quan trọng của các nước Tây Nam Á và Trung Á. 3 (2,5 đ) - Thế mạnh về nguồn tài nguyên dầu khí: Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm trên 50% trữ lượng của thế giới. - Sự phát triển của ngành khai thác dầu khí (so sánh lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng): Công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển mạnh, sản lượng khai thác của một số nước năm 2003: Ả-rập Xê-út (263 tỉ thùng), I-ran (131 tỉ thùng), I-rắc (115 tỉ thùng),... - Sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu thô tiêu dùng. Cụ thể: + Trung Á: lượng dầu thô khai thác là 1172,8 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu dùng là 503 nghìn thùng/ngày (năm 2003). + Tây Nam Á: lượng dầu thô khai thác 21356,6 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu dùng 6117,2 nghìn thùng/ngày (năm 2003). - Vị trí của ngành khai thác dầu mỏ trong cơ cấu nền kinh tế của khu vực: các nước này có sản lượng khai thác và xuất khẩu nhiều dầu mỏ lớn nhất trên thế giới. Sản lượng dầu mỏ ở Tây Nam Á cung cấp 80% nhu cầu dầu mỏ cho Nhật Bản, 70% nhu cầu cho các nước EU và 40% nhu cầu cho Hoa Kì. Nguồn thu từ dầu mỏ của các chiếm đến gần 90% giá trị GDP, thu nhập bình quân đầu người cao cũng nhờ dầu mỏ. - Từ những lí do trên chứng tỏ ngành khai thác dầu mỏ là ngành kinh tế quan trọng, chủ yếu của các nước Tây Nam Á và Trung Á. 0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ 0,5 đ a. Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Mĩ La Tinh thời kỳ 1985 – 2004. - Yêu cầu: Vẽ đúng tỉ lệ thành phần và khoản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề , đáp án kiểm tra địa lí 11_NTH.pdf
Tài liệu liên quan