Đề kiểm tra chất lượng cuối kì I môn: Ngữ văn lớp: 7

Câu 2(2 điểm): Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ sau:

“Trên đường hành quân xa

Nghe gọi về tuổi thơ”

Yêu cầu:

+Viết đúng hình thức đoạn văn

+ Đoạn văn thể hiện tốt nội dung, tính liên kết mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục.

+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng từ ngữ phù hợp.

Đoạn văn cần đạt được các nội dung sau:

- Giới thiệu được tác giả, bài thơ, đoạn thơ và ấn tượng chung về đoạn thơ.(0,5 điểm)

- Chỉ ra và nêu được tác dụng của điệp từ nghe nhấn mạnh cảm giác lan tỏa trong tâm hồn người lính (không chỉ nghe bằng thính giác mà mà chính là nghe bằng cảm xúc tâm hồn.)(1 điểm)

- Kết đoạn: Đánh giá vai trò của điệp ngữ trong việc thể hiện nội dung khổ thơ. (0,5 điểm)

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng cuối kì I môn: Ngữ văn lớp: 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI KÌ I Môn: Ngữ văn Lớp: 7 Thời gian: 90 phút Đề chẵn Câu 1(3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều, tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ... a.(0,5 điểm): Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? b.(0,5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? c.(0,5 điểm): Từ “tôi” trong đoạn trích trên chỉ ai? d.(0,5 điểm): Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên? e.(0,5 điểm): Tìm từ đồng nghĩa với từ “giận dữ”? g.(0,,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2(2 điểm): Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ sau: “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cụccục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mởi Nghe gọi về tuổi thơ” Câu 3(5 điểm): Biểu cảm về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI KÌ I Môn: Ngữ văn Lớp: 7 Thời gian: 90 phút Đề lẻ Câu 1(3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B.Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật lên khóc thút thít.  a.(0,5 điểm): Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? b.(0,5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? c.(0,5 điểm): Từ “chúng tôi” trong đoạn trích trên chỉ những ai? d.(0,5 điểm): Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên? e.(0,5 điểm): Từ “sân trường” là từ ghép chính phụ hay đẳng lập? g.(0,,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2(2 điểm): Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ sau: “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ” Câu 3(5 điểm): Biểu cảm về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. ĐÁP ÁN BÀI THI CUỐI KÌ I – NGỮ VĂN 7 Đề chẵn Câu 1: a.(0,5 điểm): - Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê (0,25 điểm) - Tác giả : Khánh Hoài (0,25 điểm) b.(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: Tự sự c.(0,5 điểm): Từ “tôi” trong đoạn trích trên chỉ: Thành d.(0,5 điểm): Từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên: khe khẽ; tru tréo e.(0,,5 điểm): Từ đồng nghĩa với từ “giận dữ” là: tức giận, thịnh nộ(Học sinh chỉ cần nêu được 1 trong 2 từ trên) g.(0,,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là: Nỗi đau buồn của Thủy khi cha mẹ li hôn và sự giận dữ của em khi phải chia cả những con búp bê- đồ chơi gắn bó với hai anh em. ( Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng cần nói được cơ bản những nội dung trên) Câu 2(2 điểm): Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ sau: “Trên đường hành quân xa Nghe gọi về tuổi thơ” Yêu cầu: +Viết đúng hình thức đoạn văn + Đoạn văn thể hiện tốt nội dung, tính liên kết mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục. + Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng từ ngữ phù hợp. Đoạn văn cần đạt được các nội dung sau: - Giới thiệu được tác giả, bài thơ, đoạn thơ và ấn tượng chung về đoạn thơ.(0,5 điểm) - Chỉ ra và nêu được tác dụng của điệp từ nghe nhấn mạnh cảm giác lan tỏa trong tâm hồn người lính (không chỉ nghe bằng thính giác mà mà chính là nghe bằng cảm xúc tâm hồn...)(1 điểm) - Kết đoạn: Đánh giá vai trò của điệp ngữ trong việc thể hiện nội dung khổ thơ. (0,5 điểm) Câu 3(5 điểm): Biểu cảm về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ấn tượng chung về tác phẩm Thân bài: * Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng:   + Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa                            Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa - Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa. - Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ. - Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,... - Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. * Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:    +Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ                                   Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà - Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ". - Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. - Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Kết bài: - Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). - Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. Về nội dung: học sinh bày tỏ được thái độ tình cảm của mình khi đọc tác phẩm. Cảm nhận được tình cảm, tư tưởng, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mở bài: (0,5 điểm) + Giới thiệu được tác giả, bài thơ; thể hiện cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề ấn tượng, sáng tạo. (0,25 điểm) + Biết cách dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ. (0,25 điểm) + Lạc đề, không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không có mở bài. (0 điểm) Thân bài: (3 điểm) + Trình bày được những cảm xúc, sự tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình một cách sâu sắc về nội dung, hình thức của tác phẩm. + Trình bày được cảm nhận nhưng còn sơ sài hoặc thiếu ý. GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá. + Lạc đề, sai cơ bản các kiến thức. (0 điểm) Kết bài: Nêu được ấn tượng, suy nghĩ chung về tác phẩm. (0,5 điểm) Về hình thức: (1điểm) - Đủ 3 phần MB, TB, KL; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. (0,25 điểm) - Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc , phát triển ý tưởng theo trình tự. (0,25 điểm) - Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm. (0,25 điểm) - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0,25 điểm) - GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá. - Không thực hiện được những tiêu chí trên. (0 điểm) Đề lẻ Câu 1(3 điểm): a.(0,5 điểm): - Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê (0,25 điểm) - Tác giả : Khánh Hoài (0,25 điểm) b.(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: Tự sự c.(0,5 điểm): Từ “chúng tôi” trong đoạn trích trên chỉ: Thành và Thủy d.(0,5 điểm): Từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên: đăm đăm, thút thít.  e.(0,,5 điểm): Từ “sân trường” là từ ghép chính phụ g.(0,,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là: Nỗi buồn đau, lưu luyến của Thủy khi phải rời xa mái trường, xa cô giáo và các bạn của em. Câu 2(2 điểm): Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ sau: “Cháu chiến đấu hôm nay . Ổ trứng hồng tuổi thơ” Yêu cầu: +Viết đúng hình thức đoạn văn + Đoạn văn thể hiện tốt nội dung, tính liên kết mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục. + Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng từ ngữ phù hợp. Đoạn văn cần đạt được các nội dung sau: - Giới thiệu được tác giả, bài thơ, đoạn thơ và ấn tượng chung về đoạn thơ.(0,5 điểm) - Chỉ ra và nêu được tác dụng của điệp từ vì khẳng định những niềm tin chân thật và chắc chắn của người chiến sĩ về mục đích chiến đấu hết sức cao cả "Vì lòng yêu tổ quốc", nhưng cũng hết sức bình thường (Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ".(1 điểm) - Kết đoạn: Đánh giá vai trò của điệp ngữ trong việc thể hiện nội dung khổ thơ. (0,5 điểm) Câu 3(5 điểm): Biểu cảm về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ấn tượng chung về tác phẩm Thân bài:  * Câu 1 & 2: Hình ảnh bánh trôi nước và ý nghĩa ẩn dụ của nó: - Bánh trôi là thứ bánh hình tròn làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ, lụôc trong nước sôi, chìm nổi vài ba lần là chín. - Mượn những đặc điểm đó, Hồ Xuân Hương ám chỉ thân phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ. Họ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc, bị tước quyền làm chủ bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. * Câu 3 & 4: Phảm giá trong sáng, cao quý của người phụ nữ: - Tiếp tục vẫn là một hình ảnh có nghĩa ẩn dụ: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son. - Ngầm khẳng định: Cuộc đời dù có ba chìm bảy nổi, đầy gian nan, thử thách, người phụ nữ vẫn giữ trọn phẩm chất cao quý (tấm lòng son) của mình. - Cách nói khiêm nhường nhưng cứng cỏi như một lời thách thức với các thế lực bạo tàn đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm người phụ nữ. Kết bài:  - Bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt 28 chữ mà hàm chứa sâu xa ý nghĩa nhân sinh - Cách nhìn và cách nghĩ tiến bộ của Hồ Xuân Hương đậm tính nhân văn do đó mà bài thơ sống mãi với thời gian. Yêu cầu chấm giống đề chẵn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12311356.doc