Câu 8: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày
A. 20 tháng 9 năm 1960. C. 20 tháng 11 năm 1960.
B. 20 tháng 10 năm 190. D. 20 tháng 12 năm 1960.
Câu 9: Đại hội toàn quốc lần thứ ba của Đảng đã xác định vai trò của cách mạng miền Bắc là hậu phương
A. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự sự nghiệp giải phóng miền Nam.
B. có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam.
C. có nhiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho cách mạng miền Nam.
D. có nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ cách mạng miền Nam.
Câu 10. Yếu tố được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
A. ngụy quân. B. ngụy quyền.
C. “Ấp chiến lược” D. đô thị (hậu cứ)
Câu 11: Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” là
A. “Trực thăng vận”, “ thiết xa vận”. C. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng
B. Gom dân, lập “ấp chiến lược”. D. “ Bình định” toàn bộ Miền Nam.
Câu 12: Chiến thắng nào của ta đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri ?
A. Chiến thắng Vạn Tường – Quảng Ngãi. C. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
C. Chiến thắng tết Mậu Thân (1968). D. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Câu 13: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là
A. đế quốc Mĩ. B. thực dân Anh.
C. thực dân Pháp. D. Trung Quốc.
Câu 14: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (02/1951) đã quyết định lấy tên Đảng là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh D. Đảng Lao động Việt Nam.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2017 - 2018 môn: Lịch sử 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS YÊN HOÀ
Lớp : 9.......
Họ và tên:...............................................
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học 2017 - 2018
Môn: Lịch sử 9
Thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
I. Trắc nghiệm ( 4,0 điểm ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Mục đích của phong trào “Tuần lễ vàng” và xây dựng “Quỹ độc lập” mà Chính phủ phát động là
A. giải quyết khó khăn về tài chính đất nước.
B. quyên góp tiền, để xây dựng đất nước.
C. quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước.
D. để hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.
Câu 2 : Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là
A. giáng một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
B. đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyền từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
C. giáng một một đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mĩ, dẫn tới sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
D. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ.
Câu 3. Trong chiến dịch Biên giới 1950, trận đánh được xem là ác liệt và có ý nghĩa nhất là
A. phục kích đánh địch trên đường số 4.
B. Đông Khê.
C. phục kích đánh đánh địch từ Cao Bằng rút chạy.
D. Thất Khê.
Câu 4. Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 là
A. loại khỏi vòng chiến đầu hơn 8000 quân địch, chọc thủng hành lang Đông – Tây ở Hòa Bình.
B. giải phóng vùng biên giới Việt -Trung dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.
C. hành lang Đông -Tây bị chọc thủng, giải phóng được 35 vạn dân.
D. bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc, kế hoạch Rơ - ve của Pháp bị phá sản.
Câu 5. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành
A. 45 cứ điểm, chia thành 3 phân khu.
C. 50 cứ điểm, chia thành 3 phân khu
B. 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu
D. 55 cứ điểm, chia thành 3 phân khu
Câu 6: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là
A. đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ
B. đấu tranh bằng lực lượng vũ trang là chủ yếu kết hợp với mít tinh, biểu tình đòi đế quốc Mĩ rút về nước.
C. khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang.
D. đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
Câu 7: “Đồng khởi” có nghĩa là
A. đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa.
C. đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa.
B. đồng sức đứng dậy khởi nghĩa.
D. đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa.
Câu 8: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày
A. 20 tháng 9 năm 1960.
C. 20 tháng 11 năm 1960.
B. 20 tháng 10 năm 190.
D. 20 tháng 12 năm 1960.
Câu 9: Đại hội toàn quốc lần thứ ba của Đảng đã xác định vai trò của cách mạng miền Bắc là hậu phương
A. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự sự nghiệp giải phóng miền Nam.
B. có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam.
C. có nhiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho cách mạng miền Nam.
D. có nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ cách mạng miền Nam.
Câu 10. Yếu tố được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
A. ngụy quân.
B. ngụy quyền.
C. “Ấp chiến lược”
D. đô thị (hậu cứ)
Câu 11: Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” là
A. “Trực thăng vận”, “ thiết xa vận”.
C. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng
B. Gom dân, lập “ấp chiến lược”.
D. “ Bình định” toàn bộ Miền Nam.
Câu 12: Chiến thắng nào của ta đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri ?
A. Chiến thắng Vạn Tường – Quảng Ngãi.
C. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
C. Chiến thắng tết Mậu Thân (1968).
D. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Câu 13: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là
A. đế quốc Mĩ.
B. thực dân Anh.
C. thực dân Pháp.
D. Trung Quốc.
Câu 14: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (02/1951) đã quyết định lấy tên Đảng là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh
D. Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 15: Kết quả lớn nhất của cải cách ruộng đất ở miền Bắc là
A. thực hiện được “người cày có ruộng”, khối liên minh công nông được củng cố.
B. thực hiện được người cày có ruộng, bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi.
C. giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, giai cấp nông dân được giải phóng.
D. tịch thu toàn bộ ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân nghèo.
Câu 16: Âm mưu nào dưới đây không nằm trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ?
A. Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. Cứu nguy cho chiến lược “chiến tranh cục bộ “ ở miền Nam.
C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ miền Bắc vào cho miền Nam .
D. làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.
II. Tự Luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
(1965 – 1968) của Mĩ ở Miền Nam.
Câu 2 (3,0 điểm)
Trình bày nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
BÀI LÀM
..
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ 9 KÌ II
NĂM HỌC 2017 – 2018
I. Trắc nghiệm ( 4,0 điểm ). Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
A
C
B
D
B
C
A
D
B
C
A
D
A
D
C
B
II. Tự Luận (6,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
* Giống nhau
- Loại hình: Đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ; đều có lực lượng ngụy quyền SG.
- Mục tiêu: Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
- Đều dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ
- Đều bị thất bại
* Khác nhau
Chiến tranh đặc biệt
(1961 – 1965)
Chiến tranh cục bộ
(1965 – 1968)
- Lực lượng chiến đấu:
- Lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy.
- Tiến hành bằng quân Mỹ, đồng minh và quân tay sai
- Quy mô:
- Tiến hành chủ yếu ở miền Nam
- vừa bình định MN vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
- Thủ đoạn
- “Ấp chiến lược” là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.
- Mở các cuộc hành quân
“tìm diệt” và “bình định”.
- Tính chất ác liệt
- không bằng chiến tranh cục bộ.
- ác liệt hơn nhiều so với "Chiến tranh đặc biệt"
1,0
2,0
* Nội dung của Hiệp định Pa-ri
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
* Ý nghĩa lịch sử:
- Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quên về nước
- Là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến hành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
1,0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT hoc ki 2 nam 2017 2018_12338010.docx