Câu 1(0,75đ): Thế nào là chuyển động cơ học?
Câu 2(0,75đ): Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều?
Câu 3:(0,5đ) Nêu 1 ví dụ về lực ma sát trượt: Nêu 1 ví dụ về lực ma sát lăn?
Câu 4:(0,25đ) Thế nào là hai lực cân bằng?
Câu 5(0,5đ) : Hãy giải thích hiện tượng rũ bụi trong quần áo?
Câu 6(0,25đ): Lấy 1 ví dụ về lực làm biến đổi vận tốc của vật, và 1 ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động của vật.
7 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4239 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS THẠCH TÂN
Giáo viên: Phạm Đức Oánh
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I. NĂM 2011-2012
Môn : Vật l ý 8
Thời gian: 45 phút
1. Mục đích của đề kiểm tra :
a) Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 1 đến tiết thứ 17 theo PPCT
Mục đích:
- Đối với học sinh:
+ Nhận biết được chuyển động cơ, ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.
+ Nhận biết được lực là đại lượng vectơ, và quán tính của một vật là gì.
+ Nhận biết được áp lực, áp suất là gì, và điều kiện nổi của vật là gì.
+ Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ, tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
+ Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi vận tốc của vật, và nêu được ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động của vật.
+ Biểu diễn được lực bằng vectơ, giải thích được hiện tượng có liên quan tới quán tính.
+ Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
+ Vận dụng được công thức p = , công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng, công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = Vd.
- Đối với giáo viên:
Thông qua kiểm tra đánh giá học sinh mà nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của các em, từ đó có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy để khắc phục những yếu kém của các em cũng như nâng cao chất lượng dạy học.
2. Hình thức kiểm tra : Kết hợp TL 100%
- Số câu : 12
3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra :
a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:
Nội dung
Tổng số tiết
LT
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
(1, 2)
VD
(3, 4)
LT
( 1, 2)
VD
(3, 4)
Chuyển động cơ học,Vận tốc, Chuyển động đều - Chuyển động không đều.
3
3
2,1
0.9
17.5
7.5
Biểu diễn lực, Sự cân bằng lực - Quán tính, Lực ma sát
3
3
2,1
0,9
17.5
7.5
Áp suất, Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau, Áp suất khí quyển
4
4
2,8
1.2
23.4
10
Lực đẩy Acsimet.Sự nổi.
2
1
0,7
1.3
5.8
10.8
Tổng
12
11
7.7
4.3
64.2
35.8
b) Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ:
Nội dung
Trọng số
Số lượng câu
Điểm số
LT(C1,2 )
VD(C3,4)
TL(C1,2 )
TL(C3,4)
Chuyển động cơ học,Vận tốc, Chuyển động đều - Chuyển động không đều.
17.5
7.5
2
1
2.5
Biểu diễn lực, Sự cân bằng lực - Quán tính, Lực ma sát
17.5
7.5
2
1
2.5
Áp suất, Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau, Áp suất khí quyển
23.4
10
3
1
3
Lực đẩy Acsimet
5.8
10.8
1
1
2
Tổng
64.2
35.8
8
4
10,0
* Lưu ý : Để thuận tiện cho việc cân đối điểm, điểm giữa các chủ đề bù trừ cho nhau.
Thiết lập bảng ma trận như sau:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TL
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TL
Chuyển động cơ học,Vận tốc, Chuyển động đều - Chuyển động không đều.
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ..
- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.
- Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ
- Vận dụng được công thức v =
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
Số câu hỏi
1
1
1
3(2,5đ)
Số điểm
0.5 đ
1 đ
1đ
Biểu diễn lực, Sự cân bằng lực - Quán tính, Lực ma sát
- Nêu được lực là đại lượng vectơ.
- Nêu được quán tính của một vật là gì.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.
- Biểu diễn được lực bằng vectơ.
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
Số câu hỏi
0.5
1
0.5
1
3(2.5đ)
Số điểm
0.5đ
0.5 đ
0.5 đ
1 đ
Áp suất, Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau,
Áp suất khí quyển
- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng
một độ cao trong lòng một chất lỏng
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
- Mô tả được cấu tạo của máy
nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
.
- Vận dụng được công thức p = .
- Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
Số câu hỏi
1
1
2
4
Số điểm
1đ
0.5đ
1.5đ
3đ
Lực đẩy Acsimet
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét
- Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = Vd.
Số câu hỏi
1
1
2
Số điểm
1đ
1đ
2đ
TS câu hỏi
2,5
4
4,5
1
12(10đ)
TS điểm
2đ
3đ
4đ
1đ
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
ĐỀ BÀI
Câu 1(0,75đ): Thế nào là chuyển động cơ học?
Câu 2(0,75đ): Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều?
Câu 3:(0,5đ) Nêu 1 ví dụ về lực ma sát trượt: Nêu 1 ví dụ về lực ma sát lăn?
Câu 4:(0,25đ) Thế nào là hai lực cân bằng?
Câu 5(0,5đ) : Hãy giải thích hiện tượng rũ bụi trong quần áo?
Câu 6(0,25đ): Lấy 1 ví dụ về lực làm biến đổi vận tốc của vật, và 1 ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động của vật.
Câu 7(0,5 đ): Cho biết phương , chiều của lực đẩy Acsimet?
Câu 8(1đ): Hãy biểu diễn những lục dưới đây:
- Trọng lực của một vật có khối lượng 10kg (tỉ lệ xích 1cm ứng với 20N)
- Lực kéo 25000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ lệ xích tự chọn)
Câu 9(1đ): Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108 km. Tính vận tốc của Ô tô ra km/h và m/s?
Câu 10. (1 điểm)
a) Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét?
Treo một vật để ngoài không khí lực kế chỉ 12N, nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước lực kế chỉ 8N. Tìm độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật?
b) Khi vật nổi lên và nằm cân bằng trên mặt chất lỏng thì khi đó độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào?
Câu 11(1.5đ): Một khối lập phương cạnh a = 10cm
h
được thả chìm lơ lửng trong nước như hình vẽ.
Biết mặt trên của hộp cách mặt nước một khoảng h = 1m
và trọng
lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
a) Tính áp suất của nước tác dụng lên mặt trên của hộp.
b) Tính áp lực tác dụng lên mặt trên và lực đẩy
Ác-si-mét tác dụng lên hộp.
Câu 12. (2điểm)
Một thùng có độ cao 1,6m chứa đầy nước.
a) Tính áp suất của nước tác dụng lên một điểm ở thành thùng cách đáy 40cm.
b) Nếu điểm trên cách đáy thùng 0,3m thì áp suất trên tăng hay giảm? Tại sao?
(cho )
Thạch Tân, ngày 14/10/2011
TỔ DUYỆT
Phạm Văn Trí
GIÁO VIÊN RA ĐỀ
Phạm Đức Oánh
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Bùi Văn Lưu
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS THẠCH TÂN
Giáo viên: Phạm Đức Oánh
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Môn: V ật l ý 8
Năm học: 2011-2012
Câu
Nội dung
Điểm
1
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác.
0,75đ
2
Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ có độ lớn thay
đổi theo thời gian.
0,25đ
0,5đ
3
Ví dụ: Khi bánh xe đạp đang quay, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyển động chậm lại. Lực sinh ra do má phanh ép sát lên vành bánh, ngăn cản chuyển động của vành được gọi là lực ma sát trượt. Nếu bóp phanh mạnh thì bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường, khi đó lực ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường
b) Khi đá quả bóng lăn trên sân cỏ, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng lại. Lực do mặt sân tác dụng lên quả bóng, ngăn cản chuyển động lăn của quả bóng là lực ma sát lăn.
0,25đ
0,25đ
4
Hai lực cân bằng là hai lực có cùng phương , ngược chiều và cùng độ lớn
0,25đ
5
Giải thích hiện tượng giũ bụi trong quần áo:
Khi ta cầm quần áo giũ rồi dừng lại đột ngột thì tay và quần áo thay đổi vận tốc nhưng bụi không kịp thay đổi vận tốc nên vẫn chuyển động, vì vậy mà bụi văng ra ngoài.
0,5đ
6
- Ví dụ về lực làm biến đổi vận tốc của vật:
Thả vật nặng, vật rơi xuống: Trọng lực làm thay đổi vận tốc của vật.
- Ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động của vật:
Xe đạp đang chuyển động ta ngừng đạp, nó chuyển động chậm dần rồi dừng lại:
Lực ma sát của mặt đường đã ngăn cản chuyển động của xe đạp.
0,25đ
7
Lực đẩy Acsimet c ó ph ương thẳng đứng vuông góc với mặt đất và có chiều hướng t ừ dưới lên trên
0,5đ
8
m = 10kg P = 100kg
P = 25000N
P = 100N
20N
5000N
0,5đ
0,5đ
9
Tóm tắt : (0,5 đ)
t = 2h
S = 108km
v = ? k/h ? m/s
Giải :
Vận tốc của Ô tô là :
ADCT : Thay số
(1,5 đ)
Đáp số : 54k/h ; 15m/s
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
10
a) Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét : .
Trong đó : d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Tóm tắt:
, .
Giải:
Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật:
0,25đ
0,25đ
b) Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như sau:
Trong đó: V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng.
(không phải là thể tích của vật).
d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
0,5đ
11
a) Áp suất của nước tác dụng lên mặt trên của hộp là:
P = d.h = 10000.1 = 10000 (Pa)
b) Áp lực tác dụng lên mặt trên là:
F = P.S = P.a2 = 10000. 0,12 = 100 (N)
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hộp là:
FA = d.V = d.a3 = 10000. 0,13 = 10(N)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
12
Tóm tắt:
a) .
b) .
hay ?
Giải:
a) Chiều cao của cột chất lỏng:
Áp suất của nước tác dụng lên một điểm ở cách đáy thùng 40cm:
b) Nếu điểm trên cách đáy thùng 0,3m thì áp suất trên sẽ tăng lên. Vì khi điểm trên cách đáy thùng 0,3m thì chiều cao của cột chất lỏng tăng lên.
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,75đ
Thạch Tân, ngày 14/10/2011
TỔ DUYỆT
Phạm Văn Trí
GIÁO VIÊN RA ĐỀ
Phạm Đức Oánh
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Bùi Văn Lưu
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề kiểm tra vật lý 8- trường thcs thạch tân.doc