B. BÀI KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (20 phút)
CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt.
Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo:
- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 4181 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
Mạch KT
Số câu,
câu số,
số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
1. Đọc hiểu VB: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc; nêu đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong bài.
- Hiểu ý chính của đoạn văn.
- Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản từ bài đọc.
- Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản.
Số câu
2
2
1
1
4
2
Câu số
1,2
3,4
6
9
4
2
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
2
2
2. KT TV : - Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.
- Biết đặt và trả câu hỏi với Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì?
-Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu
chấm hỏi, dấu chấm than,
- Bước đầu nhận biết biện pháp so sánh
trong bài học và trong lời nói...
Số câu
1
1
1
2
1
Câu số
5
7
8
2
1
Số điểm
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0
Tổng
Số câu
3
3
2
1
6
3
Số điểm
1,5
1,5
2
1,0
3
3
A. BÀI KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả: Nghe - viết : (Giáo viên đọc cho học sinh viết).
Bài viết: Đêm trăng trên Hồ Tây (Tiếng Việt 3 - tập 1, trang 105).
II. Tập làm văn:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) giới thiệu về các thành viên trong gia đình em.
Gợi ý:
+ Gia đình em gồm có những ai?
+ Công việc của mọi người trong gia đình?
+ Tình cảm của em đối với mọi người trong gia đình như thế nào?
+ Tình cảm của mọi người đối với em như thế nào ?
B. BÀI KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (20 phút)
CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt.
Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo:
- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào? (MĐ1: 0,5 điểm)
A. Sống lẻ một mình. B. Sống theo đàn. C. Sống theo nhóm.
Câu 2: Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? (MĐ 1: 0,5 điểm)
A. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.
B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.
C. Về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Câu 3: Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt ? (MĐ2: 0.5 điểm)
A. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại.
B. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động.
C. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.
Câu 4: Vì sao kiến phải đào hang ở dưới đất? (MĐ 2: 0,5 điểm)
A. Vì kiến sợ bị bắt nạt
B. Vì kiến ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà
C. Vì kiến sợ các con vật khác
Câu 5: Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ? (MĐ 1: 0,5 điểm)
A. Người đi rất đông.
B. Đàn kiến đông đúc.
C. Người đông như kiến
Câu 6. Qua câu chuyện trên em thấy kiến là loài vật như thế nào? (MĐ 3: 1 điểm)
Câu 7. (MĐ 2: 0,5 điểm)
Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp:
+ Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập
+ Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ
Câu 8: Em hãy đặt câu theo mẫu “Ai thế nào?” để nói về loài kiến. (MĐ 3: 1điểm)
Câu 9: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên ? (MĐ 4: 1 điểm)
.
II. Đọc thành tiếng:
HS bốc thăm và đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 70 – 80 chữ ) trong số các bài tập đọc đã học (từ tuần 1 đến tuần 17) ở SGK Tiếng Việt 3 - tập 1 hoặc do giáo viên chọn bài do GV chuẩn bị, và trả lời một câu hỏi trong các bài tập đọc đó.
1. Giọng quê hương (đọc đoạn 3) (SGK trang 76)
+ Em hãy cho biết các nhân vật trong bài có tình cảm tha thiết với quê hương như thế nào?
(Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau mắt rớm lệ.)
2. Hũ bạc của người cha (đọc đoạn 4-5) (SGK trang 121)
+ Qua câu truyện em rút ra được bài học gì?
(Có làm lụng vất vả mới kiếm được đồng tiền và quy trọng đồng tiền)
3. Các em nhỏ và cụ già? (SGK trang 62)
+ Em học tập được điều gì từ các bạn nhỏ trong bài?
(Cần biết quan tâm và giúp đỡ người gặp khó khăn)
4. Chiếc áo len (SGK trang 20)
+ Vì sao Lan nói với mẹ: “Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai enh em”
(Vì Lan đã ân hận và thấy anh trai yêu thương và nhường nhịn cho mình.)
BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA
A. BÀI KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả: (4 điểm).
- Tốc độ đạt yêu cầu (khoảng 70 chữ/15 phút): 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
(Nếu học sinh viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ: 0,5đ)
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
(Nếu học sinh sai chính tả từ 6,7 lỗi : 0,5đ , từ 8,9 lỗi: 0 đ)
- Trình bày đúng quy định; viết sạch, đẹp: 1 điểm
(Trình bày bài bẩn, chưa khoa học, chữ viết chưa đẹp: 0,5đ )
II. Tập làm văn: (6 điểm).
- Nội dung (ý): đúng yêu cầu nêu trong đề 3 điểm.
+ Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) giới thiệu về các thành viên trong gia đình. Trình bày được tình cảm của em đối với mọi người trong đình, và tình cảm của mọi người đối với em. 3 điểm
- Kĩ năng: 3 điểm.
+ Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: (1 điểm)
+ Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: (1 điểm)
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng: 1đ
- Lời lẽ còn khuôn sáo, liên kết câu chưa chặt chẽ: 0,5đ
- Nêu ý chung chung, chỉ nêu tên các việc làm, các ý diễn đạt rời rạc: 0,25đ
- Không viết được hoặc viết không thành câu, không đủ ý: 0đ
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: (1 điểm)
B. BÀI KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc hiểu: (6 điểm)
Câu 1
(0,5 điểm)
Câu 2
0,5 điểm)
Câu 3
(0,5 điểm)
Câu 4
(0,5 điểm)
Câu 5
(0,5 điểm)
A
C
A
B
C
Câu 6: 1 điểm
Kiến là loài vật biết yêu thương nhau và đoàn kết.
Câu 7: 0,5 điểm
+ Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập.
+ Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ?
Câu 8. 1đ
Loài kiến rất đoàn kết với nhau.
Câu 9. 1đ
Cần phải đoàn kết, giúp đỡ lấn nhau trong mọi lúc.
II. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (Không quá 1 phút) (1đ)
(Đọc từ trên 1 – 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng). 1 điểm
(Đọc sai 6- 7 tiếng: 0,5 điểm, đọc sai 8-9 tiếng: 0đ )
- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1- 2 chỗ)
(Không ngắt, nghỉ hơi đúng 3 – 4 dấu câu : 0,5 điểm; không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0 điểm)
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (1đ)
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de KT hoc ki 1 TV lop 3_12514615.doc