Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt lớp 4

Câu 8 (M2- 0.5đ): Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen” là:

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Câu 9. (M3 -1 điểm): Câu văn sau: " Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm” có mấy tính từ? Đó là những từ nào?

 A. Một tính từ. Đó là: .

 B. Hai tính từ. Đó là: .

 C. Ba tính từ. Đó là: .

Câu 10. (M4- 1điểm) Theo em, thầy giáo trong bài văn trên là người như thế nào? Em có tình cảm gì đối với thầy giáo (cô giáo) cũ của mình? Hãy viết 3 đến 4 câu thể hiện tình cảm đó.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2016 - 2017 (Thời gian 40 phút, không kể thời gian phát đề) A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) HS bốc thăm đọc một trong các đoạn bài sau và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn bài. Thăm 1: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất SGK TV4-114 Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê – vi – la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma – gien – lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. Vượt Đại Tây Dương, Ma – gien – lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma – gien – lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương. Trả lời câu hỏi 1: Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? Thăm 2: Ăng – co Vát SGK TV4-123 Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo thăm kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa. Trả lời câu hỏi 2: Khu đền chính đồ sộ như thế nào? Thăm 3 : Con chuồn chuồn nước SGK TV4-127 Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Trả lời câu hỏi 1 : Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào? Thăm 4: Vương quốc vắng nụ cười SGK TV4-132 Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thổi dài trên những mái nhà. Trả lời câu hỏi 1: Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn? 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: HOA TÓC TIÊN Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình Theo Băng Sơn Câu 1. ( M1- 0,5 điểm) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Đặc biệt là viền bốn xung quanh... quanh năm. Câu 2. (M1- 0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên xương xông, lá lốt, kinh giới, bạc hà Câu 3. (M2- 0,5 đ) Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến những điều gì? A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên C. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo Câu 4. ( M2- 0,5 điểm) Đánh dấu X vào trước ý đúng. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? Do cây xanh tốt quanh năm. Do những cô tiên không bao giờ già. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc 5. ( M3- 1,0 điểm) Hoa tóc tiên được miêu tả như thế nào? . Câu 6 (M2- 1 điểm): Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình. Câu 7.( M1- 0,5 điểm): Câu “ Cuộc đời tôi rất bình thường.” thuộc mẫu câu nào đã học? Nối từ ở bên trái với ý ở bên phải sao cho thích hợp. Ai thế nào? Câu kể Ai làm gì? Ai là gì? Câu 8 (M2- 0.5đ): Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen” là: Trạng ngữ chỉ thời gian Trạng ngữ chỉ nơi chốn Trạng ngữ chỉ nguyên nhân Câu 9. (M3 -1 điểm): Câu văn sau: " Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm” có mấy tính từ? Đó là những từ nào? A. Một tính từ. Đó là: ........................................................................................... B. Hai tính từ. Đó là: ............................................................................................ C. Ba tính từ. Đó là: .......................................................................................... Câu 10. (M4- 1điểm) Theo em, thầy giáo trong bài văn trên là người như thế nào? Em có tình cảm gì đối với thầy giáo (cô giáo) cũ của mình? Hãy viết 3 đến 4 câu thể hiện tình cảm đó. B. Kiểm tra viết ( 10 điểm) 1. Chính tả ( nghe - viết ) (2 điểm) (15 phút) Lá bàng Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Đoàn Giỏi II. TẬP LÀM VĂN: (8 điểm)- Thời gian: 25 phút Đề bài: Hãy tả một con vật nuôi mà em yêu thích. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt: I. Đọc thành tiếng (3điểm): - Học sinh đạt được các yêu cầu sau : + Đọc đúng lưu loát, tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/1phút. 2 điểm + Biết điều chỉnh giọng đọc về cao độ, nhấn giọng các từ ngữ quan trọng để thể hiện đúng cảm xúc bài đọc. 0,5 điểm + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài. 0,5 điểm II. Đọc thầm và làm bài tập (7điểm): Câu 1 2 3 4 8 Ý đúng mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm B C C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: (1 điểm) Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay. Câu 6: (1 điểm) Nhưng chắc ở trên trời,/ thầy / vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình. TN CN VN Câu 7: (0,5 điểm) Nối từ ở bên trái với ý ở bên phải sao cho thích hợp. Ai thế nào? Câu kể Ai làm gì? Ai là gì? Câu 9:(1 điểm) B. Hai tính từ. Đó là: xanh, mềm Câu 10: (1 điểm) Thầy giáo trong bài văn là người có nếp sống giản dị, trong sáng. (0,25 điểm) HS viết được đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 4 câu thể hiện tình cảm của mình với thầy giáo(cô giáo) cũ . Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả - được 0,75 điểm. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 0,5 – 0,25. B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (10 điểm) I. Chính tả: (2 điểm) - Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, đúng đoạn văn : 2 điểm. - Từ lỗi thứ 6 trở đi mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu, vần, viết hoa không đúng quy định) : trừ 0.25 điểm. II. Tập làm văn: 8 điểm * Yêu cầu cần đạt: 1. Thể loại và bố cục: Viết đúng thể loại văn Miêu tả con vật, có đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài với nội dung từng phần phù hợp. Độ dài bài viết khoảng 12 câu trở lên. 2. Trình tự: Tả bao quát, tả cụ thể về hình dáng, thói quen, hoạt động của con vật. 3. Cách diễn đạt: Dùng từ ngữ phù hợp, đặt câu gãy gọn, lời văn rõ ràng, mạch lạc, viết đúng ngữ pháp,... 4. Hình ảnh, cảm xúc, sáng tạo: Biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa. Ý tưởng phong phú, với nhiều câu văn hay, sinh động, có sức gợi tả,... 5. Trình bày: Không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết dễ đọc, bài làm sạch sẽ. *Thang điểm: - Bài làm đạt trọn vẹn cả 5 yêu cầu trên. (8điểm) - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 7,75 – 7,5- 7; 6,75- 6,5 – 6; 5,75 – 5,5 – 5; ..; 0,25. - Lạc đề không cho điểm. Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt Cuối năm - Lớp 4 Mạch kiên thức Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Số câu 2 2 1 1 4 2 Số điểm 1 1 1 1 2 2 Câu số 1-2 3-4 5 10 Kiến thức tiếng Việt : - Nhận biết được câu kể Ai thế nào?. - Xác định được tính từ. - Xác định được trạng ngữ chỉ thời gian. - Xác định được trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ. Số câu 1 1 1 1 2 2 Số điểm 0,5 0,5 1 1 1 2 Câu số 7 8 6 9 Tổng Số câu 3 3 1 2 1 6 4 Số điểm 1,5 1,5 1 2 1 3 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4.doc
Tài liệu liên quan