Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 7 huyện Ninh Giang (Năm học 2011-2012)

Câu 1.

Đoạn thơ trích trong bài thơ Tiếng gà trưa Xu ân Quỳnh( 1 điểm)

. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ:

điệp ngữ cách quãng 0,5

Đặc điểm : Điệp ngữ là cách dùng cách lặp lại từ ngữ hoặc cả câu văn đẻ làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh . 0,5

Tác dụng của phép điệp ngữ trong câu nhấn mạnh mục đích chiến đấu cao đẹp của người chiến sĩ đều bắt nguồn từ những việc làm thân thuộc giản dị gần gũi mà yêuthương 1 điểm

Câu 2: (7 điểm)

Học sinh làm được bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học: Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

 

doc12 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 25535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 7 huyện Ninh Giang (Năm học 2011-2012), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NINH GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN NGỮ VĂN 7(Thời gian làm bài 90 phút) Câu 1 (3 đ): Cho hai câu thơ sau: Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà a) Trong hai câu thơ trên, có một từ bị chép sai, đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó? b) Hai câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó ? c) Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên ? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó ? Câu 2 (7đ): Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết : “Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru…” (trích ‘Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa’’ ) Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về vai trò của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Câu 1(3đ) : a) Từ bị chép sai là từ đêm.(0,25đ) - Sửa lại : Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.(0,25đ) b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (0,5 đ) - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Bài thơ được làm ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1947 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) (0,5đ) c) Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: - So sánh: cảnh khuya như vẽ (0,25đ) - Điệp vòng tròn: chưa ngủ được đặt ở cuối câu trước và đầu câu sau (0,25đ). - Tác dụng: + Vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như một bức tranh sơn mài của núi rừng Việt Bắc khi màn đêm buông xuống. Qua đó, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người nghệ sĩ: say mê trước vẻ đẹp nên thơ của đêm trăng.(0,5đ) + Điệp ngữ chưa ngủ ở cuối câu trước và đầu câu sau như một bản lề mở ra 2 cung bậc tâm trạng của nhân vật trữ tình: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo nước nhà. Hai tâm trạng đó thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hoà hợp giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.(0,5đ) Câu 2 (7đ): - Viết được một bài văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người. Cần đáp ứng các yêu cầu sau: * Viết đúng thể loại văn biểu cảm. Bài viết có đầy đủ 3 phần: Mở bài , thân bài, kết bài. a) Mở bài - Giới thiệu đối tượng biểu cảm: lời ru của mẹ. - Khái quát được tình cảm của mình đối với tình mẹ được thể hiện qua lời ru. b) Thân bài: Bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc của mình đối với tình mẹ thông qua lời mẹ ru. Cần đảm bảo các ý: - Mẹ ru con từ khi còn nằm trong nôi, lời mẹ ru thường là những bài ca dao, lời hát dân gian . - Mẹ ru con để mong con khôn lớn từng ngày => bộc lộ tình cảm yêu thương với đứa con của mình và gửi gắm những ước mơ của mẹ về tương lai của con… - Lời ru của mẹ khiến con ngủ ngon, lời ru là mạch ngầm nuôi dưỡng tâm hồn con từ tuổi ấu thơ… khiến tâm hồn con người trở lên sâu sắc hơn. - Lời ru là sợi gắn kết tình cảm giữa con và mẹ - Khi lớn lên, lời ru của mẹ vẫn theo con đến suốt cuộc đời như một lời nhắc nhở: dù con có lớn khôn nhưng với mẹ bao giờ con cũng vẫn còn bé nhỏ, mẹ luôn theo dõi bước đi của con và mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần cho con khi con vấp ngã trong cuộc đời. c) Kết bài - Qua đây, ta thấy mẹ luôn là người nặng lòng với con cái… - Con cái cần phải phấn đấu học tập và rèn luyện để xứng đáng với lời ru của mẹ, xứng với tình cảm bao la mà mẹ dành cho mình. *Quá trình viết bài cần bộc lộ rõ tình cảm: trân trọng, kính yêu, thương mến đối với lời ru của mẹ. *Các phần, các đoạn trong bài phải có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc. *Viết đúng chính tả, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu; trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Biểu điểm: Điểm 7: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Điểm 5- 6: đáp ứng cơ bản các yêu cầu, có thể thiếu một số ý không cơ bản, có thể sai sót một số lỗi chính tả, lỗi dùng từ… Điểm 3-4: viết đúng thể loại, nêu được một số ý chính theo yêu cầu của đề, tình cảm bộc lộ chưa thật sâu sắc, chân thành; còn mắc một số lỗi diến đạt. Điểm 1- 2: các trường hợp còn lại. *Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để cho điểm phù hợp. Giáo viên cần có điểm khích lệ đối với những bài có tìm tòi, phát hiện mới lạ. Giáo viên: Hồ Thị Bích Trường: THCS Tân Quang ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KI I MÔN NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN 90 PHÚT Câu 1: (3 điểm) "Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ." a Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ?Ai là tác giả b Chỉ ra biện pháp tu từ ®· häc được sử dụng trong đoạn thơ là gì?nêu đặc điểm của biện pháp nghệ thuật đó c Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện cảm xúc của bài thơ ? Câu 2: (7điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. ------------HẾT------------- (Giám thị không giải thích gì thêm) GV: Vũ Thị Hương-THCS Văn Hôi HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 - NĂM HỌC 2011 - 2012 Câu 1. Đoạn thơ trích trong bài thơ Tiếng gà trưa Xu ân Quỳnh( 1 điểm) . Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: điệp ngữ cách quãng 0,5 Đặc điểm : Điệp ngữ là cách dùng cách lặp lại từ ngữ hoặc cả câu văn đẻ làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh . 0,5 Tác dụng của phép điệp ngữ trong câu nhấn mạnh mục đích chiến đấu cao đẹp của người chiến sĩ đều bắt nguồn từ những việc làm thân thuộc giản dị gần gũi mà yêuthương 1 điểm Câu 2: (7 điểm) Học sinh làm được bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học: Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan Mở bài: Giới thiệu về Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ Qua Đèo Ngang, ấn tượng chung về tác phẩm, tác giả. - Bà Huyện Thanh Quan sống ở thế kỷ XIX, bà một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có… - Bài thơ Qua Đèo Ngang được bà sáng tác khi Bà vào Huế nhậm chức Cung trung giáo tập, đã thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác Bài làm cần đảm bảo các ý sau: Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc thể hiện phong cách thơ hết sức điêu luyện, trang nhã của Bà Huyện Thanh Quan, tác giả mượn cảnh vật để kín đáo kí thác những nỗi niềm tâm sự của mình: Nỗi buồn cô đơn trước thực tại, nhớ về dĩ vãng để trang trải nỗi Hai câu đề: - Một không gian, thời gian gợi buồn, đó là Đèo Ngang với bóng xế tà: Không gian mênh mông, thời gian chiều tà gợi trong lòng người lữ khách một nỗi buồn man mác Nét chung về phong cảnh: nhà thơ gợi một nét về thiên nhiên hoang dã nơi Đèo Ngang (Cỏ, đá, cây, hoa), phân tích cái hay của điệp từ chen ® Thiên nhiên rậm rạp, đua nhau trong một không gian sinh tồn. Chỉ có ba sự vật nhưng ta có cảm giác rất nhiều Miêu tả cận cảnh Đèo Ngang với một vài nét chấm phá: từ không gian, thời gian, thiên nhiên đều gợi nét buồn Bốn câu thực - luận: Tả cụ thể hơn cảnh Đèo Ngang - Phép đảo ngữ, đối rất cân xứng đã khắc hoạ được sự ít ỏi, nhỏ nhoi của cảnh vật nơi Bốn câu thực - luận: Tả cụ thể hơn cảnh Đèo Ngang Phép đảo ngữ, đối rất cân xứng đã khắc hoạ được sự ít ỏi, nhỏ nhoi của cảnh vật nơi đây, chú ý tập trung vào các từ láy gợi hình: lom khom, lác đác. - Có sự xuất hiện của con người nhưng không làm bức tranh vui lên mà gợi trong lòng người lữ khách một nỗi buồn trĩu nặng Những âm thanh hoang dã nơi Đèo Ngang qua phép đảo ngữ, đối, chơi chữ rất khéo léo, trang nhã của tác giả đã gợi nỗi niềm tâm sự kín đáo, da diết của tác giả: nhớ nước, thương nhà ® niềm hoài cổ (học sinh phải liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác để rõ hơn ý này Bốn câu thơ đầu tác giả thiên về tả cảnh bằng vài nét phác hoạ, chấm phá mà khá đậm nét, người đọc nhận ra tình cảm của thi nhân trong từng đường nét của cảnh vật (vì mục đích ngụ tình nên tác giả chỉ lựa chọn vài nét hoang vắng, lưa thưa, nhỏ bé của Đèo Ngang), từ câu luận, cảnh thực đã chìm xuống, nhường chỗ cho tâm cảnh. Đi liền với điều đó là sự liền mạch của cảm xúc: từ buồn man mác ® Trĩu nặng ® Da diết, khắc khoải. Tác giả đã chuẩn bị ý tình để hạ hai câu kết. Hai câu kết: Thâu tóm cảnh và tình mà thực chất là tình của bài thơ - Thủ pháp đối lập: không gian rộng lớn > < con ngưòi nhỏ bé ® nỗi cô đơn gần như tuyệt đối không biết chia sẻ cùng ai của tác giả Bài thơ Qua Đèo Ngang cho ta thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn cô đơn thầm lặng của tác giả. - Bài thơ ra đời cách đây hơn ba trăm năm, nhưng khi đọc thơ của bà ta vẫn cảm mến tâm hồn và tình cảm của bà. Vì thế thơ bà luôn sống mãi trong lòng người đọc Cho điểm: + Chữ viết sạch đẹp, bố cục cân đối, kết cấu chặt chẽ, liên hệ hợp lí. (1 điểm) + Diễn đạt rừ rành mạch lạc, bộc lộ được tình cảm của người viết. (1 điểm) * Điểm trừ: (Áp dụng riêng đối với câu 2 và 3) Sai từ 8 đến 10 lỗi chính tả, dựng từ trừ 0,5 điểm; sai quỏ 10 lỗi trừ 1điểm. (Chú ý: Cần lưu ý giữa định tính và định lượng, cần xem xét mối quan hệ giữa ý và việc triển khai, sự liền mạch trong cảm nhận, cách diễn đạt…Không đếm ý cho điểm; nếu bài viết chỉ diễn xuôi bài thơ thì không cho quá 4,0 điểm). ------------- Hết -------------- PHÒNG GD-ĐT NINH GIANG TRƯỜNG THCS HOÀNG HANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 ( Thời gian làm bài 90 phút) Câu 1: (3 điểm) "Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương." a. Tác giả của bài thơ là ai? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? b. Qua bài thơ trên, Em thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào c. Tìm cặp từ trái nghĩa trong bài thơ trên? Câu 2:(7 điểm) Cảm nghĩ về ngôi trường của em. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I Câu 1: (3 điểm) a. Tác giả của bài thơ : Lí Bạch( 0,5 điểm) - Bài thơ được viết theo thể thơ: cổ thể.( 0,5 điểm) b. Qua bài thơ ta có thể thấy Lí Bạch là một người yêu quê hương tha thiết . Mặc dù phải sống xa quê nhưng tấm lòng của ông luôn luôn hướng về quê hương yêu dấu của mình, nhất là trong những đêm trăng như vậy.( 1 điểm) c. Cặp từ trái nghĩa trong bài thơ : cử- đê (1 điểm) Câu 2:(7 điểm) * Yêu cầu : A.Mở bài: - Giới thiệu về ngôi trường và những cảm xúc chung của em về ngôi trường ấy. B. Thân bài: - Thể hiện được những tình cảm tốt đẹp của mình với ngôi trường bằng hai cách trực tiếp và gián tiếp thông qua phương pháp tự sự và miêu tả ( Kể những kỉ niệm tốt đẹp, đáng nhớ với ngôi trường; Miêu tả những vẻ đẹp, đáng yêu của ngôi trường, nỗi nhớ khi xa trường, niềm vui sướng khi lại được cắp sách đến trường...) C. Kết bài : - Khẳng định lại những tình cảm của mình với ngôi trường. * Biểu điểm: - Điểm 6,7: Bài làm đúng đặc trưng thể loại , bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày sạch đẹp, khoa học; cảm xúc chân thực, sâu sắc, cách biểu cảm phù hợp gây xúc động đối với người đọc; diễn đạt lưu loát, đảm bảo sự mạch lạc, thống nhất xuyên suốt; không mắc lỗi chính tả. - Điểm 4,5: Bài làm cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn có một số hạn chế: cảm xúc chưa thật sâu sắc, còn mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 2,3: Bài làm sơ sài, tình cảm chưa rõ, mắc khá nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt - Điểm 1: Bài làm quá kém, không đạt các yêu cầu trên. Người ra đề: Nguyễn Thị Hoài ĐỀ KIỂM TR HỌC KÌ I - LỚP 7 NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ 1: Câu 1 (1đ') Chép lại 2 câu ca dao được bắt đầu từ mô típ "Thân em" Câu 2 (3đ') Nêu cảm nhận của em về cái hay cái đẹp của 2 câu ca dao em vừa chép. Câu 3 (2đ') Chỉ ra sự thú vị của nghệ thuật dùng từ trong câu ca dao sau: Cô Xuân đi chợ Mùa hè Mua Cá Thu về chợ hãy còn đông. Câu 4 (4đ') Có ý kiến cho rằng: "Người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến luôn vượt lên để chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận, để giữu vững phẩm chất, đạo đức, tấm lòng nhân hậu, tròn đầy, thuỷ chung với cuộc đời, với con người". Bằng sự hiểu biết của em qua bài thơ "Bánh trôi nước"của Xuân Hương. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về ý kiến trên. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1 (1đ') Chép đúmg câu ca dao có mô típ "thân em". Mỗi câu đúng (0.5đ') Câu 1:Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu. (0.5đ') Câu 2: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giưũa chợ biết vào tay ai (0.5đ') Câu 2 (3đ') Đây là tiếng than thở của người phụ nữ về dắng cay của cuộc đời. Vì họ không được tự quyết định cuộc đời mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác (1đ') - Dù xinh đẹp, tài hoa đến mấy thì số phận của họ vẫn chỉ như những thứ bỏ đi "trái bần" 1 thứ quả chát, chua không đáng ăn .....Trôi nổi, vật vờ, rủi may, hạnh phúc, bất hạnh không lường trước được (1đ') - Cái hay là dùng sự vật gần gũi, quen thuộc"hạt mưa", "trái bần" mà tội nghiệp để làm biểu tượng so sánh để được tả số phận và nỗi đau, tủi nhục của mình (1đ') - Ngoài nghĩa than thở, 2 câu ca dao còn ý nghĩa phản kháng, tố cáo XHPK xưa (1đ') ĐỀ II: Câu 1 (2 đ') a. Chép lại theo trí nhớ phần dịch thơ bài "Nam quốc Sơn hà" của Lý Thường Kiệt in trong sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1. b. Nêu vắn tắt nội dung và nghệ thuật bài thơ. Câu 2 (2đ') .... "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" "Cảnh khuya - Hồ Chí Minh" a. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất trong hai câu thơ trên. b. Phân tích tác dụng của cáh diễn đạt đó. Câu 3 (6đ') Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn được thể hiện qua bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1 (2đ') - Chép đúng phần dịch thơ bài "Nam quốc Sơn hà" của Lý Thường Kiệt (1 đ') - Nội dung: Khẳng định chủ quyền của đất nước, dân tộc - Ngôn ngữ: Thể hiện niềm tự hào "Vua Nam"-> ngay với vua đất Bắc, không kẻ nào được coi thường. "Thiên thứ"=> Sách trời đã phân định sẵn => Đó là một chân lí, là lẽ phải (1đ') Hai câu sau: - Niềm tin ở lẽ phải, chính nghĩa (ta) - Thất bại sẽ về tay kẻ nghịch tặc. => Vì vậy bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất (1đ') Câu 2 (2đ') - Nêu được biện pháp so sánh : Cảnh đêm trăng nơi núi rừng VB đẹp như tranh vẽ: Nhấn mạnh vẻ đẹp của đêm trăng nơi núi rừng => Nhấn mạnh tâm trạng say sưa với cái đẹp TN của Bác (1đ') - Biện pháp điệp ngữ "chưa ngủ" nhắc lại 2 lần ở cuối câu 3 và đầu câu 4. Cách điệp này gọi là điệp vòng tròn có tác dụng như cái bản lề khép lại tâm trạng người ngắm cảnh : càng say sưa với cảnh thì lại càng không muốn ngủ, suy nghĩ về vận mệnh của nước nhà của sự nghiệp k/c. Đây chính là vẻ đẹp hài hoà của phong thái thư sĩ và chiến sĩ (1đ') Câu 3 (6 đ') (1đ') - Bài văn có đủ bố cục 3 phần: MB, TB, KB. (1đ') - Đây là bài thơ hay về chủ đề tình bạn. Một tình banh khá sâu nặng sau bao nhiêu năm gặp lại. (4đ') - Bài thơ được tạo ý bằng cách dựng lại hoàn cảnh nghèo khi có bạn đến chơi. Tất cả đều thiếu vắng không có gì đãi bạn. Cách nói vừa thanh minh, vừa giới thiệu hoàn cảnh éo le của gia đình. Nhưng với cách nói vui ta lại thấy đằng sau cái nghèo và thiếu vẫn ẩn chứa 1 cuộc sống phong lưu -> để từ đó ánh lên một tình bạn cao cả. Tuỳ mức độ giáo viên có thể cho điểm cho phù hợp Hà Thị Vân II.Đề bài Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: … “Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bài cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thuỷ chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ…” a) Xác định các quan hệ từ, đại từ, từ láy, từ ghép Hán – Việt trong đoạn văn. b) Đặt câu với từ Hán – Việt,từ láy đã tìm được. Câu 2: a. Bằng trí nhớ của mình em hãy chép lại bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến ? b. Chỉ ra sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ: Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan và bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến Câu 3: Cảm nghĩ về bài thơ " Cảnh khuya " của Hồ Chí Minh Người ra đề: Kim Thị Hương III. Đáp án và biểu điểm: Câu 1: 3đ: Xác đ ịnh đ úng các từ loại : ( 2 đ) Quan hệ từ: của, cho , và. ( 0,5 đ) Đại từ: chúng tôi, tôi, nó. ( 0,5 đ) Từ láy: khe khẽ. ( 0,5 đ) Từ ghép Hán việt: quan tâm ( 0,5 đ) (1đ) Đặt câu đúng ngữ pháp,nội dung phù hợp. VD : Cô giáo rất quan tâm đến việc học tập của chúng tôi. Câu2: 2đ: a. Chép đúng bài thơ ( 1đ ) b. Nhận xét được sự khác nhau của 2 cụm từ ta với ta trong 2 bài thơ - Trong bài Qua Đèo Ngang ( 0,5 đ ) + Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình + Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la - Trong bài Bạn đến chơi nhà (0,5 đ ) + Chỉ tác giả với người bạn + Sự chan hoà, sẻ chia , chân thành của tình bạn thắm thiết Câu3: (5đ) Yêu cầu: 1. Yêu cầu về kĩ năng: - làm đúng thể loại văn biểu cảm: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - Bố cục 3 phần rõ ràng. - Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm. - Hành văn rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về câu từ, diễn đạt, chính tả. 2. Về nội dung: HS có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. * Nêu cảm nhận khái quát về bài thơ Hoàn cảnh đọc bài thơ Cảm xúc , ấn tượng chung nhất của em về bài thơ * Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật bài thơ - Cảm xúc trước hình ảnh thiên nhiên : + Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo +Từ " lồng "được nhắc lại 2 lần -> Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn, gần gũi, hoà quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh, huyền ảo - Cảm xúc về hình ảnh Bác: + Điệp ngữ " chưa ngủ " vừa khẳng định lại vẻ đẹp đêm trăng, vừa nói được nõi lo lắng,trăn trở vận mệnh dân tộc + Cảnh và tình trong bài thơ tạo mối tương quan: Cảm xúc về thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu tổ quốc được bộc lộ -> Đó là sự đan xen của 2 tâm hồn( chiến sĩ và thi sĩ) trong Bác + Qua đó em hiểu Bác có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan. * Khái quát lại cái độc đáo, tình cảm của em về bài thơ. PHÒNG GD& ĐT HUYỆN NINH GIANG Trường THCS Hồng Thái ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn: NgỮ văn 7 (NĂM HỌC 2011 – 2012) Thời gian làm bài:90 phút ( không kể giao đề) ĐỀ BÀI: Câu 1 (3 điểm). a. Ghi lại theo trí nhớ nguyên văn bài thơ “Qua đèo Ngang” trong sách Ngữ văn 7, tập 1. b. Hãy cho biết : tên tác giả ; thể thơ và đặc điểm của thể thơ (câu, chữ, gieo vần...) của bài thơ vừa ghi. Câu 2 (2 điểm). Phát hiện lỗi về quan hệ từ và chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh : a. Qua bài thơ “Rằm tháng giêng” thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. b. Mặc dù nhà Lan nghèo khó nên bạn ấy học rất giỏi. Câu 3. (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về người mà em yêu quý nhất. Hết. Gv: Nguyễn Hải Đăng KIỂM TRA HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2011 – 2012) ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 Câu Gợi ý đáp án Điểm Câu 1 (3,0đ) a. Viết đúng chính xác bài thơ: Qua đèo Ngang. Sai quá 03 lỗi chính tả trừ 0,25đ 1,0 đ b. Tác giả : Bà Huyện Thanh Quan. 0,5đ Thể thơ : Thất ngôn bát cú 0,5đ Nêu đúng số câu, chữ ở mỗi cặp câu lục bát, cách gieo vần... 1,0 đ Câu 2 (2,0đ) Lỗi sai : Dùng thừa quan hệ từ "qua". 0,5đ Viết câu hoàn chỉnh (Lược từ "qua" hoặc thêm chủ ngữ trước từ "thể hiện"). 0,5đ Dùng không đúng cặp quan hệ từ "mặc .... nên" 0,5đ Chữa lại : "mặc dù .... nhưng". 0,5đ Câu 3 (5,0đ) - Yêu cầu về kĩ năng : Học sinh viết bài : + Xác định đúng phương pháp làm bài văn biểu cảm. + Đủ ba phần : Mở - Thân – Kết. + Bố cục mạch lạc, rõ ràng . + Hạn chế các lỗi về diễn đạt, chính tả, ngữ pháp ... - Yêu cầu về kiến thức : + Người thân được biểu cảm có mối thân tình với mình . + Những kỉ niệm, ấn tượng giữa em với người mà em yêu quí nhất (qua hồi tưởng). + Sự gắn bó giữa em với người thân trong sinh hoạt, công việc ... + Tình cảm chân thật, sự quan tâm, lòng mong muốn ... Biểu điểm : 4 - 5 điểm : Thực hiện tốt các yêu cầu trên. Không sai chính tả. 3 - 3,5 điểm : Bố cục khá mạch lạc, viết đúng phương thức biểu cảm. Cảm xúc tự nhiên ... 2,5 điểm : Đủ bố cục ba phần, xác định được đối tượng biểu cảm. Còn sai một số lỗi chính tả, diễn đạt ... 1 – 2 điểm : Bố cục lộn xộn, ý nghèo, sơ lược. Phạm nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp... 5,0đ Gv: Nguyễn Hải Đăng §Ò KIÓM TRA HäC K× I N¡M HäC: 2011 - 2012 Môn : Ngữ Văn 7 Thời gian làm bài : 90 phút. Câu 1 : (2 điểm) Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục … cục tác cục ta" Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. ( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh) a. Tìm các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên. b. Nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó. Câu 2 : ( 2 điểm) a. Chép lại theo trí nhớ bài thơ "Sông núi nước Nam" ( Bản dịch của Nam Trân - sách Ngữ Văn 7 tập I trang 62) b. Tại sao bài thơ này được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Câu 3: ( 6 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về quê hương yêu dấu của em. BIỂU ĐIỂM §Ò KIÓM TRA HäC K× I LíP 7 N¡M HäC 2011 - 2012 Câu 1: a. Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: Điệp ngữ , ẩn dụ (1 điểm) b. Nêu tác dụng ( 1 điểm) Làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi. Diễn tả tâm trạng vô cùng xúc động của người chiến sĩ khi nghe thấy âm thanh quen thuộc của quê hương. Tiếng gà trưa đã làm xao động cả hồn người và gợi nhớ về những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Câu 2: a. Chép lại bài thơ ( Bản dịch của Nam Trân) sách Ngữ Văn 7 tập I trang 62 (1 điểm) b. Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta vì bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào có thể xâm phạm chủ quyền ấy. Nếu có kẻ cố tình xâm phạm thì chúng sẽ phải chuốc lấy bại vong. ( 1 điểm) Câu 3: a. Yêu cầu: - Về hình thức: Làm theo yêu cầu của kiểu bài biểu cảm, có bố cục rõ ràng. * Về nội dung: - Bài viêt thể hiện được cảm xúc về quê hương, biết lựa chọn những nét tiêu biểu của quê hương để bộc lộ cảm xúc. - Tình cảm được thể hiện phải chân thực, không sáo rỗng, cần gây được sự đồng cảm ở người đọc - Mở bài: Giới thiệu chung về quê hương (Tên gọi, vị trí địa lí…), tình cảm của mình với quê hương nói chung . - Thân bài: Giới thiệu những nét tiêu biểu của quê hương dễ khơi gợi cảm xúc: + Phong cảnh + Truyền thống văn hóa, nét đẹp trong lối sống của con người. + Truyền thống lịch sử của quê hương. Gợi cảm xúc …………….. - Kết bài: + Khẳng định vẻ đẹp của quê em + Tình cảm của em cũng như của người dân địa phương với quê hương. b. Biểu điểm Điểm 6: Đáp ứng được các yêu cầu trên về nội dung và hình thức. Cảm xúc chân thực. Diễn đạt trôi chảy. Trình bày sạch đẹp. Điểm 5: Nắm được phương pháp làm bài biểu cảm. Bài viết cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên về nội dung. Về hình thức có thể còn mắc một số lỗi diễn đạt nhỏ. Điểm 3 - 4: Đáp ứng được khoảng 50% yêu cầu trên về nội dung và hình thức. Điểm 1 - 2: Bài viết nội dung còn sơ sài, biểu cảm chưa sâu. Còn mắc một số lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi chính tả. - Chú ý khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo. GV ra đề: Đào Thị Loan - THCS Kiến Quốc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian 90’) Đề bài: Câu 1(2,5đ): Cho câu thơ sau: “Lom khom trên núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” a.Câu thơ trên được trích trong văn bản nào?Của ai? b. Xác định các biện pháp nghệ thuật trong câu thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? Câu 2(1đ): Phát hiện lỗi về quan hệ từ trong những câu sau và sửa lại cho đúng. Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta thấy tình bạn thật ấm áp, chân tình. Buổi sáng, mẹ tôi dậy thổi cơm mà bố tôi và tôi đi đánh răng rửa mặt. Câu 3:(6,5 điểm) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (2,5điểm) a.Câu thơ được trích trong văn bản“Qua đèo ngang” của tác giả Bà huyện Thanh Quan.(0,5 điểm) b.Xác định đúng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ (1 điểm) - Từ láy tượng hình: Lác đác, lom khom. - Đảo ngữ: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ - Nghệ thuật đối: ý, thanh. Tác dụng: Nhấn mạnh về sự sống của con người nơi Đèo Ngang,dù có người, có nhà nhưng tất cả đều thưa thớt, ít ỏi, hoang sơ.(1 điểm) Câu 2: (1điểm) Phát hiện và sửa lỗi mỗi câu đúng. a.Lỗi thừa quan hệ từ “qua” Sửa: bỏ từ “qua” b.Lỗi: dùng quan hệ từ không đúng“mà” Sửa: Thay đổi quan hệ “mà” bằng quan hệ từ “còn” Câu 3: (6,5đ) a, Mở bài: Nêu cảm xúc về nụ cười của mẹ. b, Thân bài: Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ: - Nụ cười yêu thương. - Nụ cười khuyến khích. - Nụ cười an ủi. - Khi vắng nụ cười của mẹ. - Làm sao để luôn được thấy nụ cười của mẹ. c, Kết bài: Tình cảm dành cho mẹ. Bài được điểm 5- 6,5đ: - Đạt được các yêu cầu trên, có sáng tạo. - Diễn đạt mạch lạc, linh hoạt, liên kết chặt chẽ. - Ngôn ngữ trong sáng, câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi diễn đạt. Bài được điểm 3,5- 4,5: - Đạt được các yêu cầu trên. - Có liên kết, có mạch lạc, đôi chỗ diễn đạt chưa hay, không mắc lỗi câu,lỗi chính tả. Bài đạt điểm 3 trở xuống: - Thực hiện được một số yêu cầu của đề, ý còn sơ sài. - Diễn đạt chưa lưu loát, còn mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả. *( Tuỳ theo bài làm, giáo viên có thể cho điểm cho phù hợp)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề kiểm tra học kì 1 2011 - 2012 - Ngữ văn 7 - huyện ninh giang.doc