Mã 02
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1. Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về
A. dầu mỏ và khí tự nhiên.
B. quặng sắt và than đá.
C. than đá và khí tự nhiên.
D. khoáng sản kim loại màu.
Câu 2. Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?
A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc.
C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.
Câu 3. Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Tây Trung Quốc?
A. Khí hậu ôn đới hải dương.
B. Khí hậu ôn đới gió mùa.
C. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
D. Khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 4. Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là
A. núi cao và hoang mạc.
B. núi thấp và đồng bằng.
C. đồng bằng và biển.
D. núi thấp và sa mạc.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11
Thời gian làm bài: 60 phút
I. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học xong chủ đề Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
- Phát hiện sự phân hóa về trình độ học lực của học sinh trong quá trình dạy học để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
- Giúp cho học sinh nhận biết được năng lực học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình giáo dục phổ thông phần nội dung kì II, tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học, phát triển kĩ năng tự đánh giá cho học sinh.
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh vào các tình huống cụ thể.
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
II. Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan + Tự luận
III. Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TNKQ
TL
TL
TL
Trung Quốc
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, lãnh thổ và điều kiện tự nhiên của Trung Quốc
- Trình bày được đặc điểm một số ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc
- Phân biệt được sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên miền Đông và Tây Trung Quốc
- Giải thích được các đặc điểm của nền kinh tế của Trung Quốc
- Phân tích được các đặc điểm dân cư của Trung Quốc
- Giải thích sự phân bố dân cư của Trung Quốc
- Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc
Số điểm: 5
Số điểm: 1,5
Số điểm: 1,0
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 50%
Tỉ lệ: 30%
Tỉ lệ: 20%
Tỉ lệ: 50%
Khu vực Đông Nam Á
- Biết được đặc điểm vị trí địa lí, lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đến kinh tế khu vực Đông Nam Á
- Phân tích được một số ngành kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á
- Phân tích được cơ chế hợp tác của ASEAN
- Liên hệ thực tế
- Giải thích tại sao ASEAN coi trọng sự ổn định trong khu vực
Số điểm: 5
Số điểm: 1,5
Số điểm: 1,0
Số điểm: 1,5
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 50%
Tỉ lệ: 30%
Tỉ lệ: 20%
Tỉ lệ: 30%
Tỉ lệ: 20%
Tổng điểm: 10
Tổng điểm: 3,0
Tổng điểm: 3,5
Tổng điểm: 3,5
Tỉ lệ: 100%
Tỉ lệ: 30%
Tỉ lệ: 35%
Tỉ lệ: 35%
IV. Đề kiểm tra
Mã 01
1. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc sắp xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là
A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. B. Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc.
C. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. D. Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Bắc, Hoa Nam.
Câu 2: Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ mấy trên Thế giới?
A. Thứ 2. B. Thứ 3. C. Thứ 4. D. Thứ 5.
Câu 3: Miền Tây Trung Quốc có kiểu khí hậu
A. ôn đới lục địa. B. ôn đới gió mùa.
C. cận nhiệt Địa Trung Hải. D. cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 4: Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng với khoáng sản nào?
A. Kim loại đen. B. Kim loại màu. C. Phi kim loại. D. Kim loại hiếm.
Câu 5: Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào những ngành nào?
A. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
B. Hóa dầu, sản xuất ô tô, cơ khí chính xác, xây dựng, điện tử.
C. Xây dựng, sản xuất ô tô, cơ khí chính xác, hóa dầu, chế tạo máy.
D. Điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, luyện kim, xây dưng.
Câu 6: Các đồng bằng trồng nhiều lúa mì ở Trung Quốc là
A. Đông Bắc, Hoa Bắc. B. Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Trung. D. Hoa Bắc, Hoa Nam.
Câu 7: Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội miền Tây, Trung Quốc cần ưu tiên
A. phát triển giao thông vận tải. B. phân bố lại dân cư, lao động trên toàn quốc.
C. phát triển mạng lưới truyền tải điện. D. khai thác các tài nguyên khoáng sản.
Câu 8: Nhận xét không chính xác về sự đối lập giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là
A. miền Tây nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc; miền Đông nhiều đồng bằng rộng lớn.
B. miền Tây là thượng nguồn các con sông lớn; miền Đông là trung và hạ lưu của các con sông lớn.
C. miền Tây giàu tài nguyên khoáng sản; miền Đông nghèo tài nguyên khoáng sản.
D. miền Tây khí hậu lục địa khắc nghiệt; miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
Câu 9: Nguyên nhân chính nào làm nền kinh tế Trung Quốc có bước phát triển khởi sắc như hiện nay?
A. Thực hiện công cuộc hiện đại hóa. B. Thực hiện chính sách mở cửa.
C. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. D. Hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất.
Câu 10: Kết quả trực tiếp của việc thực hiện chính sách dân số triệt để trong thời gian dài ở Trung Quốc là
A. ảnh hưởng tới nguồn lao động.
B. xuất hiện tư tưởng trọng nam khinh nữ.
C. mất cân bằng giới tính trẻ sơ sinh.
D. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm.
Câu 11: Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào?
A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 12: Các dãy núi ở Đông Nam Á lục địa chủ yếu chạy theo hướng nào?
A. Bắc – Nam và vòng cung. B. Đông – Tây và vòng cung.
C. Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam. D. Đông Bắc – Tây Nam và Bắc – Nam.
Câu 13: Đặc điểm nào không đúng về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A. Nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn trên Thế giới.
B. Nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
C. Cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ôtxtrâylia.
D. Nằm ở trung tâm châu Á.
Câu 14: Đông Nam Á lục địa có kiểu khí hậu
A. xích đạo. B. nhiệt đới gió mùa. C. cận nhiệt đới gió mùa. D. cận xích đạo.
Câu 15: Quốc gia nào ở Đông Nam Á không giáp biển?
A. Thái Lan. B. Lào. D. Campuchia. D. Đông Timo.
Câu 16: Hai loại đất chủ yếu của Đông Nam Á là
A. đất phù sa và đất Feralit. B. đất badan và đất phù sa.
C. đất Feralit và đất đen. D. đất đen và đất phù sa.
Câu 17: Cơ sở quan trọng nhất để Đông Nam Á phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới là
A. điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C. dân cư có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. D. phục vụ nhu cầu xuất khẩu lương thực.
Câu 18: Cao su, cà phê, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á do
A. địa hình bằng phẳng và sông ngòi dày đặc. B. có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.
C. khí hậu có sự phân hóa và nguồn nước phong phú. D. đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng.
Câu 19: Tại sao nguồn lao động ở Đông Nam Á lại dồi dào?
A. Tỉ suất nhập cư lớn. B. Tỉ suất gia tăng cơ học lớn.
C. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ. D. Dân số đông, cơ cấu dân số vàng.
Câu 20: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính ở Đông Nam Á là
A. nhiều thiên tai, dịch bệnh. B. thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
C. công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển. D. thị trường tiêu thụ nhiều biến động.
Câu 21. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế. B. Sử dụng chung một loại tiền.
Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.
Câu 22. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phât triển.
Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.
Câu 23. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do để các nươc ASEAN nhấn mạnh sự ổn định trong mục tiêu của mình?
Vì mỗi nước trong khu vực có mức độ khác nhau và tùy từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
Vì giữa các nước còn có sự chanh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo
Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
Câu 24. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?
Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
B. Thông qua kí kết các hiệp ước.
C.Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.
Câu 25. Đối với ASEAN, việc xây dựng “ khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc
Mục tiêu hợp tác. B. Cơ chế hợp tác. C.Thành tựu hợp tác. D. Tất cả các ý trên.
Câu 26. Cơ sở vũng chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực ĐNam Á
A.Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
B. Thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D.Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.
Câu 27. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 40 năm tồn tại và phát triển là.
Đời sống nhân dân được cải thiện.
10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Tốc độ tăng trưởng của các nước trong khu vực khá cao.
Câu 28. Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?
Tôn giáo và sự hòa hợp dân tộc ở mỗi quốc gia.
Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.
Câu 29. Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là
Đói nghèo. B. Ô nhiễm môi trường.
C.Thất nghiệp và thiếu việc làm. D. Mất ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Câu 30. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?
Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.
Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tới 70% giao dich thương mại quốc tế của nước ta.
Tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, của khu vực.
D.Hằng năm, khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch.
Mã 02
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1. Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về
dầu mỏ và khí tự nhiên.
quặng sắt và than đá.
than đá và khí tự nhiên.
khoáng sản kim loại màu.
Câu 2. Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?
Đông Bắc. B. Hoa Bắc.
C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.
Câu 3. Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Tây Trung Quốc?
Khí hậu ôn đới hải dương.
Khí hậu ôn đới gió mùa.
Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
Khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 4. Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là
núi cao và hoang mạc.
núi thấp và đồng bằng.
đồng bằng và biển.
núi thấp và sa mạc.
Câu 5. Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào trong cải cách ngành nông nghiệp?
Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
Xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.
Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.
Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 6. Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?
Điện, luyện kim, cơ khí.
Điện tử, cơ khí chính xác, máy tự động.
Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.
Điện, chế tạo máy, cơ khí.
Câu 7. Ngành công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc xếp hạng đầu trên thếgiới?
Công nghiệp khai thác than.
Công nghiệp chế tạo máy bay.
Công nghiệp đóng tàu.
Công nghiệp hóa dầu.
Câu 8. Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào?
Công nghiệp dệt may.
Công nghiệp cơ khí.
công nghiệp luyện kim màu.
Công nghiệp hóa dầu.
Câu 9. Tại sao các đặc khu kinh tế của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở ven biển?
Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải.
Nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
C.Thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài và xuất, nhập khẩu hàng hóa.
D.Thuận lợi để giao lưu kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới.
Câu 10. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, BÔNG CỦA TRUNG QUỐC THỜI KÌ 2004 -2014
(Đơn vị: Triệu tấn)
Năm
2004
2012
2014
Lương thực
422,5
590,0
607,1
Bông vải
5,7
6,84
6,16
(Nguồn: Viện nghiên cứu Trung Quốc)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng lương thực, bông của Trung Quốc thời kì 2004 - 2014?
Sản lượng lương thực liên tục giảm.
Sản lượng lương thực tăng chậm hơn sản lượng bông.
Sản lượng bông liên tục tăng.
sản lượng bông có xu hướng tăng.
Câu 11. Khu vực Đông Nam Á bao gồm:
12 quốc gia. B. 11 quốc gia. C. 10 quốc gia. D. 21 quốc gia.
Câu 12. Khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp với biển và đại dương nào?
Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương.
C. Ấn Độ Dương. C. Biển Đông.
Câu 13. Khí hậu các nước Đông Nam Á lục địa có đặc điểm chung là mang tính chất
cận xích đạo. B. cận nhiệt đới gió mùa.
C. nhiệt đới gió mùa. D. ôn đới hải dương.
Câu 14. Hai loại đất chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là
phù sa và feralit. B. phù sa và pôtdôn.
C. feralit và pôtdôn. D. feralit và secnôdiom.
Câu 15. Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
có nhiều kiểu, dạng địa hình.
nằm trong vành đai sinh khoáng sản.
nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
Câu 16. Loại thiên tai thường xảy ra đối với các nước khu vực Đông Nam Á là
bão, lũ lụt, động đất, sóng thần.
núi lửa, bão tuyết, bão cát, giá rét.
động đất, bão tuyết, lũ lụt, hạn hán.
gió Phơn khô nóng, sóng thần, bão cát.
Câu 17. Mục tiêu chính của ASEAN là
đời sống nhân dân được nâng cao.
hợp tác và cạnh tranh giữa các nước.
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
Câu 18. Số dân khu vực Đông Nam Á tăng nhanh chủ yếu do
thu hút dân cư từ các nước khác.
tỉ lệ tử có xu hướng giảm rất nhanh.
cơ cấu dân số già, tuổi thọ được nâng cao.
dân số đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
Câu 19. Tại sao nguồn lao động ở khu vực Đông Nam Á lại dồi dào?
Dân số đông, cơ cấu dân số già.
Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.
Đây là khu vực thu hút dân nhập cư.
Tỉ lệ người ngoài độ tuổi lao động tăng.
Câu 20. Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương đồng về
tài nguyên khoáng sản.
trình độ phát triển kinh tế.
dân số và lực lượng lao động.
phong tục, tập quán và văn hóa.
Câu 21. Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN ) được thành lập vào năm?
1967. B.1977. C.1995. D.1997.
Câu 22. 5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là.
Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po.
Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
Câu 23. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm
1967. B.1984. C.1995. D. 1997.
Câu 24. Cho đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?
Đông Ti-mo. B. Lào. C. Mi-an-ma. D. Bru-nây.
Câu 25. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
B. Sử dụng chung một loại tiền.
Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.
Câu 26. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phât triển.
Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.
Câu 27. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do để các nươc ASEAN nhấn mạnh sự ổn định trong mục tiêu của mình?
Vì mỗi nước trong khu vực có mức độ khác nhau và tùy từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
Vì giữa các nước còn có sự chanh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo
Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
Câu 28. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?
Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
B. Thông qua kí kết các hiệp ước.
C.Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
D.Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.
Câu 29. Đối với ASEAN, việc xây dựng “ khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc
Mục tiêu hợp tác. B. Cơ chế hợp tác. C.Thành tựu hợp tác. D. Tất cả các ý trên.
Câu 30. Cơ sở vũng chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực ĐNam Á
A.Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
B. Thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D.Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.
2. Tự luận (5 điểm)
Câu 1 : (2,5 điểm)
a) Giải thích quy luật phân bố dân cư của đất nước Trung Quốc.
b) Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu GDP của Trung Quốc qua một số năm
Đơn vị: %
Năm
1985
1995
2004
Nông nghiệp
28,4
20,5
14,5
Công nghiệp
40,3
48,8
50,9
Dịch vụ
31,3
30,7
34,6
Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2004.
Câu 2: (2,5 điểm)
a) Phân tích cơ chế hợp tác của ASEAN.
b) Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
V. Hướng dẫn trả lời
1. Trắc nghiệm (6 điểm, mỗi câu 0,20 điểm)
Mã 01
1A
2C
3A
4B
5A
6A
7A
8C
9A
10D
11A
12C
13D
14B
15B
16A
17A
18B
19C
20B
21B
22A
23D
24D
25B
26A
27B
28D
29D
30C
Mã 02
1D
2C
3D
4A
5D
6B
7A
8A
9C
10D
11B
12B
13C
14A
15C
16A
17D
18D
19B
20D
21A
22A
23C
24A
25B
26A
27D
28D
29B
30A
2. Tự luận (5 điểm)
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
a
Giải thích quy luật phân bố dân cư của đất nước Trung Quốc
1,0
- Dân cư tập trung chủ yếu ở phía Đông do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt (đặc biệt là địa hình và khí hậu - DC)
- Dân cư tập trung thưa thớt ở phía Tây do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt (đặc biệt là địa hình và khí hậu – DC)
0,5
0,5
b
Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2004
1,5
- Nông nghiệp: Tỉ trọng giảm mạnh (DC)
- Công nghiệp, dịch vụ: Tăng tỉ trọng, đặc biệt công nghiệp tỉ trọng tăng mạnh nhất (DC)
Kết luận: Sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(Chú ý: Nếu không dẫn chứng trừ 50% số điểm của mỗi ý)
0,5
0,75
0,25
2
a
Phân tích cơ chế hợp tác của ASEAN
1,5
ASEAN có cơ chế hợp tác phong phú, đa dạng:
- Thông qua các diễn đàn (DC)
- Thông qua các hiệp ước (DC)
- Tổ chức các hội nghị (DC)
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển (DC)
- Xây dựng "Khu vực thương mại tự do ASEAN" (DC)
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
1,0
- Các nước đều từng trải qua thời kì mất ổn định do sắc tộc, tôn giáo hoặc chiến tranh nên nhận thức sâu sắc vấn đề cần thiết phải ổn định để phát triển.
- Các vấn đề về biên giới, đảo, đặc quyền kinh tế còn nhiều tranh chấp đòi hỏi phải ổn định để đàm thoại, đàm phán.
- Tạo điều kiện để các thế lực bên ngoài không can thiệp được vào nội bộ ASEAN.
0,25
0,5
0,25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia li 11_12474668.doc