Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn lớp 9

* Yêu cầu về kĩ năng ( Vận dụng)

 - Học sinh viết hoàn chỉnh bài văn theo đúng kiểu bài nghị luận

 - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt, lập luận tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về kiến thức:

A/ Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long: Nguyễn Thành Long (1925-1991) ông bắt đầu viết văn vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Vẻ đẹp trong sáng tác của ông không nằm ở những phát hiện sắc sảo mà nằm ở việc tạo dựng một chất thơ trong trẻo, nhẹ nhàng, thể hiện khả năng cảm nhận cuộc sống tinh tế.(Nhận biết)

- Giới thiệu tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” và nhân vật anh thanh niên: ” Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn tiêu biểu của ông, truyện được viết vào năm 1970 là kết quả của chuyến đi Lào Cai của tác giả, truyện ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của công việc thầm lặng, tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên.- một nhân vật tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam(Nhận biết)

 

doc12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÙ YÊN TRƯỜNG THCS TÂN LANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc Tân Lang, ngày 21 tháng 4 năm 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN: Ngữ văn lớp 9 (Thời gian 90’ không kể thời gian chép đề) I. MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng thấp Vận dụng cao Phần 1: Đọc hiểu - Nêu vài nét về tác giả của một đoạn văn đã cho. - Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong câu - Nhận biết câu ghép trong đoạn văn đã cho. Chỉ ra mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó - Nêu hàm ý của 1 câu cụ thể trong đoạn văn - Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn - Xác định phép tu từ trong 1 câu bất kì của đoạn văn - Xác định nhân vật trong tác phẩm - Lí giải được vì sao trong câu lại sử dụng hàm ý mà không sử dụng tường minh - Tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong một câu bát kì của đoạn văn? Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3,5 4 40% 0,5 0,5 5% 4 4,5 45% Phần 2: Tập làm văn Từ hình ảnh nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hãy suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay hoặc qua các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2 20% 5 5,5 50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 3,5 5 50% 1 3 30% 0,5 2 20% 5 10 100% II. ĐỀ KIỂM TRA Đề số 1 Phần 1: Đọc - hiểu Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: - ( 1) Trời ơi, chỉ còn có năm phút! ( 2) Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười đầy tiếc rẻ. ( 3) Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. (4) Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy.( 5) Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. - (6) Ô! ( 7) Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này! ( 8) Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. ( 9) Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. ( 10) Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Câu 1( 0,5đ): Nêu một vài nét bản nhất về tác giả Nguyễn Thành Long ? Câu 2( 0,5đ): Xác định thành phần biệt lập trong câu ( 1) của đoạn văn trên ? Câu 3( 2đ): Trong các câu ( 7), (8), ( 9) câu nào là câu ghép ? Chỉ ra kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó ? Câu 4( 1,5đ) Nêu hàm ý trong câu (1) Vì sao anh thanh niên không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái ? Phần 2: Tập làm văn (5,5 đ) Câu 5 : Từ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Hãy nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay Đề số 2 Phần 1: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: «  Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó chúng tôi gọi nhau là «  những con quỷ mắt đen ». ( Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê) Câu 1 ( 1đ): Nêu vài nét về tác giả Lê Minh Khuê . Câu 2 (0,5 đ): « Chúng tôi » là những nhân vật nào trong tác phẩm ? Câu 3(1 đ): Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên ?. Câu 4 (2đ) a. Câu “ Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ gì? b. Tác dụng của biện pháp tu từ mà em vừa tìm được ở câu 4a? Phần 2: Tập làm văn (5,5 đ): Câu 5 : Qua truyện "những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khuê. Em có suy nghĩ gì về thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.? III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Đề số 1 Phần Câu Đáp án Số điểm Phần 1. Đọc hiểu 1 -Nguyễn Thành Long (1925 — 1991) quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. ( Nhận biết) -Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, một cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng. ( Nhận biết) 0,25 0,25 2 Thành phần biệt lập trong câu :( 1) Trời ơi, chỉ còn có năm phút là thành phần biệt lập cảm thán( Trời ơi)( Nhận biết) 0,5 3 - Câu ghép trong đoạn văn: ( 9) Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. ( Nhận biết) - Kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế câu ghép đó: Quan hệ mục đích( Nhận biết) 1 1 4 - Hàm ý: Anh thanh niên cảm thấy tiếc nuối vì thời gian gặp gỡ bác họa sĩ và cô kĩ sư sắp kết thúc.( Nhận biết) - Anh không nói thẳng điều đó bởi anh muốn dấu cảm xúc của mình nên ngại ngần, e thẹn. ( Thông hiểu) 1 0,5 2 Làm văn 5 * Yêu cầu về kĩ năng ( Vận dụng) - Học sinh viết hoàn chỉnh bài văn theo đúng kiểu bài nghị luận - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt, lập luận tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: A/ Mở bài - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long: Nguyễn Thành Long (1925-1991) ông bắt đầu viết văn vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Vẻ đẹp trong sáng tác của ông không nằm ở những phát hiện sắc sảo mà nằm ở việc tạo dựng một chất thơ trong trẻo, nhẹ nhàng, thể hiện khả năng cảm nhận cuộc sống tinh tế.(Nhận biết) - Giới thiệu tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” và nhân vật anh thanh niên: ” Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn tiêu biểu của ông, truyện được viết vào năm 1970 là kết quả của chuyến đi Lào Cai của tác giả, truyện ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của công việc thầm lặng, tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên.- một nhân vật tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam(Nhận biết) B/ Thân bài: - Anh thanh niên là một người lao động bình thường, anh không phải là người đặc biệt anh như bao người khác, anh được giới thiệu: “hai bẩy tuổi tầm vóc nhỏ bé, khuôn mặt rạng rỡ” anh cũng như các nhân vật trong truyện đều có không có tên riêng, có lẽ đây không phải là điều quan trọng đáng nhớ vì mỗi người trên đời này đều có thê giống như anh mà cái đáng nhớ là vẻ đẹp vốn có trong anh.(Nhận biết) - Hiểu, suy nghĩ, cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên: Anh thanh niên mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người của cuộc sống mới. Ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề ở tinh thần trách nhiệm với công việc: + Cái gian khổ nhất với anh là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người, đây là một hoàn cảnh đặc biệt. + Điều đã khiến anh vượt qua hoàn cảnh đó: là do anh ý thức được công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống của mọi người, anh hiểu rằng anh sẽ là một cái riêng trong cái chung của mọi người. Anh thấy mình thật ” hạnh phúc” anh còn có suy nghĩ sâu sắc quan niệm đẹp về ý nghĩa của công việc “khi ta làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là mình được? ” huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia” ” công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn.., chết mất” . Vả lại theo anh mỗi người mỗi người đều phải là làm việc vì mình vì gia đình và vì cái chung lớn lao hơn là đất nước, anh tự nhắc mình: ” mình sinh ra để làm gì? mình đẻ ở đâu? mình vì ai là làm việc?” + Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn biết sắp xếp lo toan cho cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. + Anh thanh niên này còn thật đáng yêu ở nỗi thèm người, lòng hiếu khách, sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo - Mở rộng vấn để và liên hệ( Vận dụng) Quá khứ – chiến tranh và những đói nghèo của đất nước đã lùi xa. Chúng ta – thế hệ trẻ của thế kỉ XXI đang tiến công vào khoa học và hội nhập quốc tế, tiếp tục phải đốì mặt với bao khó khăn mới, chúng ta không có quyền lãng quên quá khứ của đất nước, của dân tộc nhất là những thế hệ cha anh đã cống hiến, hi sinh để có ngày nay. Những bài học về phẩm chất, về lí tưởng sống như anh thanh niên và những con người lao động vô danh trong Lặng lẽ Sa Pa vẫn mãi là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau noi theo. Hãy cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn của chính bản thân và gia đình để học tập, rèn luyện để sống có ích cho bản thân và xã hội, được mọi người yêu mến, quý trọng. C/ Kết bài: Cảm nhận về ấn tượng mà anh thanh niên để lại trong lòng người đọc ( Thông hiểu) Có thể nói gấp những trang sách lại rồi mà nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn ” lẵng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long vấn để lại trong lòng người đọc bao ấn tượng khó phai mờ, anh là người yêu công việc yêu cuộc sống cởi mở cahan thành với mọi người đặc biệt là đức tính khiên tốn, Anh chính là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lao động mới đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 cuối thế kỷ XX, cuộc sống đẹp đẽ và sự cống hiến hi sinh thầm lặng của anh thanh niên khiến ta trân trọng và cảm phụ. * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa với bài viết có bố cục rõ ràng, biết vận dụng tốt các thao tác nghị luận, lập luận chặt chẽ. - HS có thể có những suy nghĩ riêng về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay 0,5 0,25 0,25 0,5 2đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,5đ 0,5đ Đề số 2 Phần Câu Đáp án Số điểm 1 Đọc- hiểu 1 - Nhà văn Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. ( Nhận biết) - Bà thuộc thế hệ những nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX bà thường viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Từ sau năm 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê đã bám sát những biến chuyển của đời sống, đề cập đến nhiều vấn đề bức xúc của xã hội thời đổi mới. Ngòi bút miêu tả tâm lý của Lê Minh Khuê khá sắc sảo, nhất là khi miêu tả tâm lý phụ nữ. ( Nhận biết) 0,5 0,5 2 « Chúng tôi » là những nhân vật trong tác phẩm : Nho, Thao, Phương Định( Nhận biết) 0,5đ 3 Những phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên : Tự sự và miêu tả( Nhận biết) 1đ 4 a. Câu “ Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ : Ẩn dụ( Nhận biết) b. Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu: “ Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” Cho thấy tinh thần lạc quan, có trách nhiệm cao với công việc của ba cô gái. ( Thông hiểu) 1,5đ 0,5 2 Làm văn * Yêu cầu về kĩ năng ( Vận dụng) - Học sinh viết hoàn chỉnh bài văn theo đúng kiểu bài nghị luận - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt, lập luận tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: 1. Mở bài Giới thiệu tác giả - tác phẩm: ( Nhận biết) + Lê Minh Khuê là cây bút chuyên về truyện ngắn, trong nhữg năm chiến tranh, truyện của bà viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường trường sơn  + Truyện ngắn " những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của nhà văn, viết năm 1971, trong lúc cuộc kháng chiến chống mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Câu chuyện viết về những cô gái thanh niên xung phong trên 1 cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn  2. Thân bài * Nét đặc sắc của tác phẩm: ( Nhận biết) - Truyện tập trung thể hiện tinh thần trách nhiệm, vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao đẹp của những cô gái thanh niên xung phong  - Đem đến cho người đọc những cẩm nhận sâu sắc về hình ảnh cô gái thanh niên xung phong  - Tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ, là những " ngôi sao " lấp lánh trên tuyến đường trường sơn 1 thời khói lửa  * Phân tích ( Thông hiểu) a. Nét chung của 3 nhân vật: - Phong cách người chiến sĩ  - Hoàn cảnh cuộc chiến đầy gian khổ, ác liệt và cũng đầy hi sinh  - Trong hoàn cảnh đó họ vươn lên và tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp  + Nét trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên của tuổi trẻ, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, thích làm đẹp  + Luôn dũng cảm đối diện với gian khổ, chấp nhận hi sinh với thái độ hiên ngang  + Có tình đồng chí đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng se chia với nhau trong cuộc sống  + Sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, với trái tim yêu nước nồng nàn, luôn sẵn sáng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc  b. Nét riêng  * Thao:  - Là 1 cô gái thành thị, chị không yểu điệu mà rất cương quyết. Lớn tuổi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất, Thao trở thành thủ trưởng của 2 cô em gái cùng đơn vị  - Dũng cảm, bình tĩnh trong mọi khó khăn, táo bạo và cương quyết nhưng lại sợ máu và vắt -. tính hiện thực  - Có những dự tính thực tế về tương lai song vẫn có những nét mơ mộng tuổi trẻ  * Nho"  - Ít tuổi nhất, trắng trẻo, nhỏ nhắn như 1 que kem nhưng cũng cứng rắn đầy sự dũng cảm  - Bình thản, lạc quan ngay cả trong khi bị thương  * Phương Định"  - Dù vào chiến trường vẫn mang rõ nét tâm hồn của 1 cô gái Hà Nội  + Nhạy cảm, thích quan tâm đến hình thức  + Luôn nhớ về những kỉ niệm về Hà Nội về gia đình  + Hồn nhiên, mơ mộng, thích hát  - Vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đầu  * Đánh giá mở rộng ( Vận dụng) 1. Đánh giá  - Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng raát hồn nhiền vui vẻ của những cô gái thanh niên xung phong. Đó là hình tượng đẹp là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Vn thời kì chống mĩ  2. Mở rộng  a. Thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay, kế tục và phát triển chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ cha anh  b. So sánh  " ngày em phá nhiều bom nổ chậm  đêm nằm mơ nói mớ vang nhà  chuyện kể về nỗi nhớ râts xa  thương em thương em thương em biết mấy"  3. Kết bài Cảm nhận về tác phẩm( Thông hiểu) Nối tiếp bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc ,một bản anh hùng ca đầy âm hưởng sử thi ,với tài năng tâm huyết và sự từng trải của mình .Lê Minh Khuê đã góp thêm một nốt nhạc rất đẹp . Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm hoi trong văn học chống mỹ cứu nước nhưng với những sáng tạo riêng rất hiện đại của mình đã làm nổi bậc tâm hồn trong sáng , giàu mơ mộng , tinh thần dũng cảm trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ . Sự hy sinh rất hồn nhiên ,l ạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn chính là hình ảnh đẹp , tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ .  Rõ ràng ta thấy thế hệ trẻ ra trận thời chống Mỹ hầu hết là học sinh ,sinh viên ,họ đều có học vấn ,họ ứng xử rất văn hóa ,rất tế nhị và hiện nay ta với thế hệ tuổi trẻ thời đại mới với thế kỷ XXI ta phải vượt hơn vài phần với cách suy nghĩ công nghiệp của ta . * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa với bài viết có bố cục rõ ràng, biết vận dụng tốt các thao tác nghị luận, lập luận chặt chẽ. - HS có thể có những suy nghĩ riêng về thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay 0,5 0,5đ 0,5đ 2đ 1,5đ 0,5đ NGƯỜI RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG ( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Thị Khuyên Lê Thị Hồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE KIEM TRA VAN 9 KI II_12342045.doc