Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Gia Nghĩa

Câu 1: (2 điểm )

Chép lại bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và nêu nội dung chính của bài thơ đó.

 

Câu 2: (2 điểm)

Điệp ngữ là gì? Hãy chỉ ra và xác định dạng điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.

(Phạm Tiến Duật)

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Gia Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN VĂN - TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”. Câu 2: (2 điểm) Tìm số từ trong bài thơ sau và xác định ý nghĩa của các số từ ấy. Một canh…hai canh…lại ba canh, Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành; Canh bốn canh năm vừa chợp mắt, Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. (Không ngủ được - Hồ Chí Minh) II/ PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Hãy kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em. ----------------Hết------------------ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 Câu Nội dung Điểm Câu 1 * Ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”: - Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy và phong tục thờ cúng tổ tiên bằng bánh chưng, bánh giầy trong dịp tết. - Thể hiện sự thờ kính tổ tiên, trời đất của nhân dân. - Đề cao nghề nông và bàn tay của người lao động. - Đề cao lòng tốt, bênh vực kẻ nghèo khổ trong xã hội. (2điểm) 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2 * Số từ trong bài thơ: một (canh), hai (canh), ba (canh), bốn (canh), năm (canh). * Xác định ý nghĩa của số từ: - Số từ chỉ số lượng: một (canh), hai (canh), ba (canh), bốn (canh), năm( cánh). - Số từ chỉ thứ tự: (canh) bốn, (canh) năm 1 điểm 1 điểm TLV * Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật Thánh Gióng * Thân bài: - Sự ra đời của Gióng. - Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc. - Gióng thắng giặc và bay về trời. - Vua nhớ công ơn, lập đền thờ và phong danh hiệu. * Kết bài: Kể kết thúc câu chuyện, nêu cảm nghĩ chung của em đối với nhân vật Gióng và rút ra bài học từ câu chuyện ấy. (1 điểm) (4 điểm) 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm (1 điểm) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA Đề số 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I) PHẦN VĂN - TIẾNG VIỆT:(4 điểm). Câu 1: (2 điểm) - Nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên”? Câu 2: (2 điểm) Cụm danh từ là gì? Tìm các cụm danh từ trong những câu sau: - [….] Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. (Thạch Sanh – Sách Ngữ Văn 6, Tập 1) - Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ. (Thạch Sanh – Sách Ngữ Văn 6, Tập 1) II) PHẦN TẬP LÀM VĂN : (6 điểm) Hãy kể về một người thân mà em yêu mến nhất. ………..Hết……….. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 (Đề số 2) Câu Nội dung Điểm Câu 1 * Ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”: - Nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi. - Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. 1 điểm 1 điểm Câu 2 a) Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. b) Cụm danh từ trong hai câu sau là: + Một lưỡi búa của cha để lại. + Một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ. 1 điểm 1 điểm TLV * Mở bài: Giới thiệu chung về người thân mà em yêu mến * Thân bài: - Kể về hình dáng bên ngoài của người thân - Về công việc, tính tình, sở thích, tài năng của người thân của mình. - Tình cảm, thái độ của người thân dành cho em và ngược lại của em dành cho người thân. * Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung của em về người thân của mình. (1 điểm) (4 điểm) 1 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm (1 điểm) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA Đề số 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I) PHẦN VĂN- TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm ) Nêu những nét chung về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh? Câu 2: (2 điểm) Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau: Bàn (danh từ) – Bàn (động từ). Đá (động từ) – Đá (danh từ). II) PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý nhất. ……………Hết………….. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7 (ĐỀ 2) Câu Nội dung Điểm Câu1 - Cả hai bài thơ đều được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Đều miêu tả vẻ đẹp đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc và thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả dành cho thiên nhiên, cho quê hương đất nước. - Đều thể hiện được phong thái ung dung, lạc quan, tâm hồn nhạy cảm của Bác Hồ. - Cả hai bài thơ đều được làm theo thể thơ TNTT vừa mang phong cách cổ điển ,vừa hiện đại. 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm Câu 2 - Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh những nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. - HS tự đặt câu (mỗi câu đúng 0,5 điểm) (1điểm) (1điểm) TLV * Mở bài: Giới thiệu người thân là ai? Quan hệ của em với người đó? Tình cảm của em dành cho người đó như thế nào? * Thân bài: - Thể hiện tình cảm của mình đối với người đó qua việc: - Hồi tưởng kỉ niệm, ấn tượng về người đó. - Sự gắn bó với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, cuộc sống. - Nghĩ đến hiện tại, tương lai của họ mà bày tỏ tình cảm, mong muốn * Kết bài: Khẳng định tình cảm, cảm xúc về người thân. (1điểm) (4điểm) 1điểm 1điểm 1điểm 1điểm (1điểm) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN VĂN - TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm ) Chép lại bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và nêu nội dung chính của bài thơ đó. Câu 2: (2 điểm) Điệp ngữ là gì? Hãy chỉ ra và xác định dạng điệp ngữ trong đoạn thơ sau: Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều. (Phạm Tiến Duật) II/ PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Cảm nghĩ về một loài cây mà em yêu thích. ---------------------Hết--------------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7 (ĐỀ 1) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Chép đúng bài thơ: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. - Nội dung : + Bài thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà còn heo hút, + Thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. 1điểm 1điểm 0,5điểm 0,5điểm Câu 2 - Khái niệm: Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. - Xác định điệp ngữ : rất lâu, khăn xanh.=>điệp ngữ nối tiếp 1điểm 1điểm TLV * Mở bài: Giới thiệu chung về loài cây mà em yêu. * Thân bài: - Đặc điểm của loài cây: thân, lá, hoa, quả… - Cây có ích gì cho cuộc sống của vùng quê em. - Cây gắn bó với cuộc sống của gia đình như thế nào? - Cây trong cuộc sống của riêng em (kỉ niệm của em với loài cây, kỉ niệm của cây với bạn bè,với mỗi thành viên trong gia đình…) * Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây ấy. (1điểm) (4điểm) 1điểm 1điểm 1điểm 1điểm (1điểm) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN VĂN - TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Chép lại bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và nêu nội dung chính của bài thơ đó. Câu 2: (2 điểm) Thế nào là nói giảm nói tránh? Trong trường hợp sau trường hợp nào dùng nói giảm nói tránh: a1) Anh hát dở lắm. a2) Anh hát chưa được hay lắm. b1) Con dạo này không được chăm chỉ lắm. b2) Con dạo này học lười lắm. II/ PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Giới thiệu truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. -----------------Hết------------------ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 8 (ĐỀ 1) Câu Nội dung Điểm Câu 1 * Chép đúng bài thơ: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu, Chạy mỏi chân thì hãy ở tù. Đã khách không nhà trong bốn biển, Lại người có tội giữa năm châu. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. * Nội dung : Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. 1điểm 1điểm Câu 2 * Khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. * Trường hợp dùng nói giảm nói tránh: a2; b1. 1điểm 1điểm TLV * Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật trung tâm của tác phẩm. * Thân bài: Giới thiệu các sự việc chính của tác phẩm: - Hoàn cảnh gia đình của lão Hạc. - Việc làm của lão Hạc khi xin bả chó của Binh Tư… - Nhân cách và lòng tự trọng của lão Hạc. - Cái chết bi thảm của lão Hạc. * Kết bài: - Nghệ thuật viết truyện, miêu tả tâm lí của nhân vật. - Đánh giá chung về tác phẩm (1điểm) (4điểm) 1điểm 1điểm 1điểm 1điểm (1điểm) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA Đề số 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I) PHẦN VĂN - TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1: (2điểm) Chép lại bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh và nêu nội dung chính của bài thơ. Câu 2: (2 điểm) Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Hãy đặt dấu ngoặc kép trong trường hợp sau: … Kết cục, anh chàng hầu cận ông lí yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Tức nước vỡ bờ - SGK Ngữ văn 8,TậpI) II) PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Giới thiệu về chiếc nón là Việt Nam. ……………Hết………….. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 8 (ĐỀ 2) Câu Nội dung Điểm Câu 1 * Chép đúng bài thơ: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con! * Nội dung: Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. 1điểm 1điểm Câu 2 * Công dụng của dấu ngoặc kép: - Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp; - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,.. được dẫn. * Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (1,5điểm) 0,5điểm 0,5 điểm 0,5 điểm (0,5 điểm) TLV * Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá * Thân bài: - Hình dáng của chiếc nón lá như thế nào? Nón được làm bằng nguyên liệu gì? Cách làm nón ra sao? Nón thường được sản xuất ở đâu? Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nón? (vd: Như nón Huế, nón Quảng Bình...) - Nón có tác dụng như thế nào trong cuộc sống của con người Việt Nam? - Có thể dùng nón làm quà tặng nhau được không? - Em có biết một điệu múa tên là múa nón không? - Em có nghĩ rằng nón đã trở thành một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam không? * Kết bài. Đánh giá chung về chiếc nón lá Việt Nam. (1điểm) (4 điểm) 2 điểm 0,5 điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm (1điểm) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN VĂN - TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Chép lại khổ thơ đầu trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đó. Câu 2: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giầy Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. ( Đồng chí – Chính Hữu) Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đầu đoạn thơ trên, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào được dùng theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được dùng theo phương thức hoán dụ? II/ PHẦN TẬP LÀM VĂN: ( 6 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. --------------Hết-------------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 9 (ĐỀ 1) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Khổ thơ đầu trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập của Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi - Biện pháp tu từ được sử dụng là: + So sánh : mặt trời như hòn lửa + Nhân hóa :mặt trời xuống biển, sóng cài then, đêm sập cửa. 1 điểm 1 điểm Câu 2 - Từ được dùng theo nghĩa gốc : miệng, chân, tay. - Từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai, đầu - Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: đầu - Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ : vai 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm TLV * Mở bài: - Giới thiệu vài nét chính về tác giả Nguyễn Thành Long. - Giới thiệu chung về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa”. * Thân bài: - Nêu hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên. - Công việc và ý thức trách nhiệm của anh đối với công việc của mình. - Tình cảm và thái độ của anh đối với mọi người. - Vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của nhân vật. * Kết bài: - Nêu cảm nhận chung của em về nhân vật anh thanh niên. - Liên hệ bản thân (1 điểm) (4 điểm) 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm (1 điểm) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA Đề số 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN VĂN - TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm) Câu 1:( 2 điểm) Chép lại khổ thơ cuối của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ. Câu 2:( 2 điểm) Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để xác định biện pháp tu từ và phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) II/ PHẦN TẬP LÀM VĂN: ( 6 điểm ) Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm“ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. ……………Hết………….. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN (ĐỀ 2) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Chép khổ thơ cuối trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”của Phạm Tiến Duật là: “Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, Chỉ cần trong xe có một trái tim”. - Ý nghĩa nhan đề bài thơ: + Nét mới lạ nhan đề làm nỗi bật một hình ảnh độc đáo của toàn bài thơ, đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ – hình ảnh những chiếc xe không kính. + Nét độc đáo: nhan đề có vẻ như thừa nhưng thật sự vẫn nằm trong chủ định của tác giả, tạo nên sự kết nối giữa hai sự vật có vẻ xa lạ “Bài thơ” và “xe không kính”. Tác giả đã tìm ra chất thơ ở những điều tưởng chừng như rất khô khan trần trụi nơi chiến trường. Đó là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, lạc quan vượt lên thiếu thốn gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh. 1 điểm 1 điểm Câu 2 - Biện pháp tu từ: ẩn dụ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai. - Nét độc đáo: từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào tương lai. (1 điểm) (1 điểm) TLV * Mở bài: - Giới thiệu vài nét chính về tác giả - tác phẩm và nhân vật Vũ Nương. * Thân bài: - Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương + Về nhan sắc: đẹp người + Về vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất: (nết na,hiếu thảo,thủy chung son sắt). - Phân tích số phận bi kịch: đau khổ, oan khuất. * Kết bài: - Cảm nhận được số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Liên hệ hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay. (1 điểm) (4 điểm) 2 điểm 2 điểm (1 điểm)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThi học kì I Văn 6 coa đáp án - hay ( THCS GIA NGHĨA).doc