Đề kiểm tra học kỳ I – Ngữ văn lớp 7

A. Đề ra từ ma trận:

I. Đọc – hiểu (4,0điểm)

 Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

 “ Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng laị từ những thôn xóm xa xa, có những câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng

 Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nhuwlongf mình say sưa như một cái gì đó – có lẽ là sự sống!.”

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I – Ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Mục tiêu đề kiểm tra: - Kiến thức: nắm được kiến thức về ba phân môn: Văn, tiếng Việt, Tập làm văn. - Kỹ năng: hệ thống hóa các kiến thức đã học. - Thái độ: tự đánh giá được trình độ tiếp thu của bản thân, học tốt hơn. II. Hình thức kiểm tra: - Tự luận. Học sinh làm bài kiểm tra trong vòng 90 phút. III. Thiết lập ma trận: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 -Văn bản Mùa xuân của tôi Tên văn bản, tác giả Tác giả bày tỏ tình cảm của mình với mùa xuân Trong 4 mùa xuân , hạ, thu, đông thích mùa nào nhất? Vì sao Văn học Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 =5% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 =5 % Số câu: 1 Số điểm: 1,5 =1 5 % Số câu: 3 Số điểm: 2,5 = 25% Chủ đề 2: Tiếng việt Quan hệ từ Trình bày khái niệm Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Số câu: 1/2 Số điểm:1,0 =10% Số câu ½ Số điểm : 0,5 =5 % Số câu: 1 Số điểm: 1,5 = 15% Chủ đề 3: Tập làm văn Văn biểu cảm Đúng thể loại văn biểu cảm. Biết cách làm bài văn biểu cảm. Phát biểu được tình cảm đối với người mẹ Sát với bố cục, có liên kết, có mạch lạc, nội dung sâu sắc. Số câu Số điểm Tỉ lệ: % Số điểm: 1 = 10% Số điểm: 1 = 10% Số điểm: 2 = 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 = 20% Số câu: 1 Số điểm: 6 = 60% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ: % Số câu: 1 Số điểm:1,5 = 15% Số câu: 1,5 Số điểm: 2,5 =25% Số câu: 1,5 Số điểm: 2,5 =25% Số câu: 1 Số điểm: 3,5 = 35% Số câu: 5 Số điểm: 10 = 100% A. Đề ra từ ma trận: I. Đọc – hiểu (4,0điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng laị từ những thôn xóm xa xa, có những câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nhuwlongf mình say sưa như một cái gì đó – có lẽ là sự sống!..” Câu 1: Ngữ liệu trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó do ai sáng tác? Câu 2: a. Thế nào là quan hệ từ? b. Tìm 3 quan hệ từ có trong ngữ liệu trên? Câu 3: Đoạn ngữ liệu trên cho thấy tác giả đã bày tỏ tình cảm nào của mình với mùa xuân Bắc Việt? Câu 4: Trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông em yêu mùa nào nhất, vì sao? II. Làm văn (6,0 điểm) Cảm nghĩ về người mẹ của em. B. Đáp án – biểu điểm Phần Câu Nội dung Điểm I 1 Ngữ liệu được trích từ văn bản “ Mùa xuân của tôi”, do Vũ Bằng sáng tác. 0,5 2 a. Quan hệ từ: dùng để biểu thị các ý nghãi quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. b. Tìm đúng 3 quan hệ từ. 1,0 0,5 3 - Tác giả bày tỏ tình cảm yêu mến, sự thích thú và nỗi nhớ da diết với mùa xuân Bắc Việt. 0,5 4 - Học sinh bày tỏ được cảm xúc của mình với một mùa trong năm và lí giải hợp lí về cảm xúc ấy. 1,5 II 1. Yêu cần về hình thức, kỹ năng Làm đúng phương pháp thể loại văn biểu cảm. Có bố cục 3 phần, kết cấu chặt chẽ, hợp lí. Lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn tả cảm xúc sâu sắc. 2. Yêu cầu nội dung Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: a. Mở bài: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về mẹ b. Thân bài: - Miêu tả những nét ấn tượng về vẻ bề ngoài của mẹ (dáng người, khuân mặt, đôi mắt, đôi tay..) Qua đó, học sinh bày tỏ những ấn tượng của mình về mẹ (mẹ hiền hòa, thân thiết và giàu lòng yêu thương..,) - Cảm nhận về cuộc sống và công việc hàng ngày của mẹ (qua tự sự, miêu tả về cuộc sống, công việc thường nhật của mẹ, học sinh bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về người mẹ kính yêu của mình) - Cảm nhận những tình cảm mẹ dành riêng cho em (được mẹ chăm lo, quan tâm, dạy dỗ, dành tình cảm đặc biệt như thế nào? Mẹ là tấm gương sáng về các ứng xử giao tiếp, về nghị lực để em noi theo) - Bày tỏ niềm cảm xúc khi được mẹ sinh ra trong cuộc đời. - Luôn mong muốn làm cho mẹ vui, mẹ được hạnh phúc, những ước mơ tốt đẹp cho mẹ. - Lời hứa của bản thân với mẹ: Cố gắng học tập làm nhiều việc tốt để làm hài lòng mẹ, xứng đáng với những gì mẹ đã hy sinh, chăm lo cho gia đình. c. Kết bài: Khẳng định tình cảm của em với mẹ 3. Cách cho điểm - Điểm 6,0: Bài viết đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, còn mắc 1- 2 lỗi nhỏ - Điểm 4,0 – 5,0: Bài viết đảmbảo ¾ yêu cầu trên, diễn đạt tương đối tốt, mắc 3,4 lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 3,0: Bài viết diễn đạt ½ yêu cầu, còn mắc 5 – 6 lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 1,0 -2,0: Bài viết sơ lược nhiều ý sa vào kể lể chưa biểu lộ được cảm xúc của mình, diễn đạt vụng về. Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. * Nhận xét sau tiết kiểm tra .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 KIỂM TRA HỌC KỲ I.doc
Tài liệu liên quan