Câu 9. Cho 4,6 gam Natri phản ứng hết với lượng axit axetic dư thu được thể tích khí H2 (ở đktc) là bao nhiêu?
A. 0,112 lít. B. 0,672 lít. C. 0,224 lít. D. 2,24 lít.
Câu 10. Tính chất nào sau đây của CH2 = CH – CH2 – CHO là đúng nhất?
A. Làm quỳ tím hóa đỏ.
B. Làm mất màu dung dịch brom.
C. Làm mất màu dung dịch brom và tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Tham gia phản ứng tráng gương.
2 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2017 - 2018 môn: Hóa học 11 - Đề 246, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 SI MA CAI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2017 - 2018
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề 246
Họ và tên: ................................................................................
Lớp: ...............................................................................................
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Biết NTK của: C = 12; N = 14; O = 16; H = 1, Na = 23, S = 32, Ag = 108.
I. Phần trắc nghiệm: (6,0 điểm)
Câu 1. Cho 6,0 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với kim loại natri dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (ở đktc). CTPT của X là:
A. C5H12O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C4H10O.
Câu 2. Để thu được sản phẩm khử là xeton thì chất đem oxi hóa bởi CuO phải là ancol bậc mấy?
A. bậc IV. B. bậc I. C. bậc II. D. bậc III.
Câu 3. Cho 0,87 gam một anđehit no, đơn chức X phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. Vậy CTCT của X là:
A. CH3CHO. B. CH3CH2CHO.
C. HCHO. D. CH3CH2CH2CHO.
Câu 4. Cho 6,0 gam anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 có dư thu được bao nhiêu gam bạc kết tủa?
A. 43,2 gam. B. 86,4 gam. C. 172,8 gam. D. 21,6 gam.
Câu 5. Đun nóng etanol với H2SO4 đặc ở 1700C thu được sản phẩm chính là:
A. CH3OCH3. B. C2H5OC2H5. C. C2H5OSO3H. D. C2H4.
Câu 6. Khi cho a mol HCHO tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được bao nhiêu mol kết tủa?
A. 2a mol. B. 4a mol. C. 3a mol. D. a mol.
Câu 7. Thuốc thử dùng để phân biệt axit axetic và anđehit axetic là:
A. dd AgNO3/NH3. B. NaOH.
C. dd NaNO3. D. dd NaCl.
Câu 8. Trong các chất dưới đây, chất nào phản ứng được với cả 3 chất sau: Na, NaOH, NaHCO3?
A. C2H5COOH. B. C2H5OH.
C. HO–CH2–CH2–OH. D. C6H5OH.
Câu 9. Cho 4,6 gam Natri phản ứng hết với lượng axit axetic dư thu được thể tích khí H2 (ở đktc) là bao nhiêu?
A. 0,112 lít. B. 0,672 lít. C. 0,224 lít. D. 2,24 lít.
Câu 10. Tính chất nào sau đây của CH2 = CH – CH2 – CHO là đúng nhất?
A. Làm quỳ tím hóa đỏ.
B. Làm mất màu dung dịch brom.
C. Làm mất màu dung dịch brom và tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Tham gia phản ứng tráng gương.
Câu 11. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. C6H5ONa + H2O ? B. C6H5OH + Na ?
C. C6H5ONa + CO2 + H2O ? D. C6H5OH + KOH ?
Câu 12. Ancol etylic, axit axetic và phenol lỏng đều phản ứng được với chất nào trong các chất sau?
A. kim loại Na. B. dd NaOH.
C. dd Na2CO3. D. nước brom.
Câu 13. Tên thay thế của công thức cấu tạo sau: CH3–CH(CH3)–CH2–OH là?
A. 2–metylpropan–1–ol. B. pentan–1–ol.
C. 3–metylbutan–1–ol. D. 2–metylbutan–1–ol.
Câu 14. Thể tích khí H2 thu được (ở đktc) khi cho 0,23 gam Na phản ứng hết với ancol etylic là bao nhiêu lít?
A. 0,112 lít. B. 0,224 lít. C. 0,560 lít. D. 0,672 lít.
Câu 15. Công thức cấu tạo sau: CH3–CH(CH3)–CH2–COOH có tên thay thế là?
A. axit pentan–1–ol. B. axit 2–metylbutanoic.
C. axit 4–metylbutanoic. D. axit 3–metylbutanoic.
II. Phần tự luận: (4 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Viết các đồng phân axit của CTPT sau: C5H10O2 và gọi tên thay thế của chúng.
Câu 2. (2,0 điểm) Cho 22,2 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở A tác dụng vừa đủ với Na tạo ra 3,36 lít khí H2 thoát ra (đktc).
a. Xác định công thức phân tử của A.
b. Khi oxi hóa các đồng phân ancol của A bởi CuO, to thu được bao nhiêu anđêhit ? Viết các phương trình tạo thành các anđehit.
----------- Hết ----------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ THI HỌC KỲ II KHỐI 11 ĐỀ 246.docx