Câu 10. Cho a mol khí CO2 tác dụng vừa đủ với b mol dung dịch NaOH. Cho biết điều kiện nào xảy ra trường hợp nào tạo hỗn hợp 2 muối:
A. a b. C. b > a. D. b < a < 2b.
Câu 11. Để loại bỏ tạp chất Fe, Cu có trong mẫu Ag, người ta ngâm mẫu bạc này vào một lượng dư dung dịch nào trong các dung dịch sau:
A. H2SO4 đặc nguội. B. FeCl2
C. HCl. D. AgNO3.
Câu 12. Hòa tan 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO và ZnO vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thu được khối lượng các muối sunfat là:
A. 3,8 gam. B. 4,81 gam. C. 5,21 gam. D. 4,8 gam.
Câu 13. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 hiện tượng xảy ra là:
A. Có kết tủa Al(OH)3 dạng keo trắng.
B. Có kết tủa Al(OH)3 màu xanh lam.
C. Dung dịch vẫn trong suốt.
D. Có kết tủa nhôm cacbonat.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2017 - 2018 môn: Hóa học 11 - Đề 309, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 309
SỞ GD&ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 SI MA CAI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2017 - 2018
Môn: Hóa học 12
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ và tên: ................................................................. Lớp ..............
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Cho NTK của: Li=7; Na=23; K=39; Rb=85; Be=9; Mg=24; Ca=40; Sr=88; Ba=137; Al=27; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Cr=52; C=12; O=16; H=1; S=32; N=14; Cl=35,5.
Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
A. +2; +4, +6. B. +1, +2, +4, +6. C. +2, +3, +6. D. +3, +4, +6.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng nhất về nước cứng?
A. Nước có chứa nhiều muối của ion canxi và ion sắt.
B. Nước có chứa nhiều muối của ion canxi và ion magiê.
C. Nước có chứa nhiều muối của bari clorua và magiê clorua.
D. Nước có chứa nhiều muối của ion canxi, ion bari và ion sắt.
Câu 3. Trong 3 oxit sau: FeO, Fe2O3, Fe3O4. Oxit nào tác dụng với dung dịch HNO3 tạo ra chất khí:
A. Chỉ có FeO. B. Chỉ có Fe3O4.
C. Chỉ có Fe2O3. D. FeO và Fe3O4.
Câu 4. Hoà tan hoàn toàn 0,575g một kim loại kiềm vào nước. Để trung hoà dung dịch trên cần 25g dung dịch HCl 3,65%. Kim loại đem đi hoà tan là:
A. Li. B. Na. C. Rb. D. K.
Câu 5. Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thu được các sản phẩm là:
A. NaOH, CO2, H2. B. Na2O, CO2, H2O.
C. Na2CO3, CO2, H2O. D. NaOH, CO2, H2O.
Câu 6. Có 3 lọ đựng 3 chất bột riêng biệt: Al, Al2O3, Fe. Có thể nhận biết 3 lọ trên chỉ bằng 1 thuốc thử duy nhất là:
A. H2O. B. dd NaOH. C. dd FeCl2. D. dd HCl.
Câu 7. Có 5 dung dịch đựng trong 5 lọ mất nhãn là FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Nếu chỉ được dùng 1 thuốc thử duy nhất để nhận biết 5 chất lỏng trên, ta có thể dùng dung dịch nào trong các dung dịch sau:
A. BaCl2. B. NH3. C. HCl. D. NaOH.
Câu 8: Đốt nhôm trong bình đựng khí clo, sau phản ứng thu được 5,34 gam muối . Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng là:
A. 1,08 gam. B. 3,24 gam. C. 0,86 gam. D. 1,62 gam.
Câu 9. Kim loại Al tan được trong nhóm các dung dịch nào sau đây:
A. H2SO4 đặc nguội, KOH, nước. B. HNO3 đặc, H2SO4 loãng, NaCl.
C. HCl, HNO3 loãng, Na2CO3. D. HCl, HNO3 loãng, NaOH.
Câu 10. Cho a mol khí CO2 tác dụng vừa đủ với b mol dung dịch NaOH. Cho biết điều kiện nào xảy ra trường hợp nào tạo hỗn hợp 2 muối:
A. a b. C. b > a. D. b < a < 2b.
Câu 11. Để loại bỏ tạp chất Fe, Cu có trong mẫu Ag, người ta ngâm mẫu bạc này vào một lượng dư dung dịch nào trong các dung dịch sau:
A. H2SO4 đặc nguội. B. FeCl2
C. HCl. D. AgNO3.
Câu 12. Hòa tan 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO và ZnO vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thu được khối lượng các muối sunfat là:
A. 3,8 gam. B. 4,81 gam. C. 5,21 gam. D. 4,8 gam.
Câu 13. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 hiện tượng xảy ra là:
A. Có kết tủa Al(OH)3 dạng keo trắng.
B. Có kết tủa Al(OH)3 màu xanh lam.
C. Dung dịch vẫn trong suốt.
D. Có kết tủa nhôm cacbonat.
Câu 14. Phèn chua có công thức hoá học là:
A. Cả B,C đều đúng. B. NH4Al(SO4)2.12H2O
C. KAl(SO4)2.12H2O D. NaAlF6
Câu 15. Để điều chế Fe trong công nghiệp người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau:
A. Điện phân dung dịch FeCl2. B. Khử Fe2O3 bằng Cu.
C. Khử Fe2O3 bằng CO ở nhiêt độ cao. D. Mg + FeCl2 ® MgCl2+ Fe
Câu 16. Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cabonat của kim loại hoá trị II thu được 1,96 gam chất rắn. Công thức muối cacbonat của kim loại đã dùng là:
A. CaCO3 B. MgCO3 C. FeCO3 D. BaCO3
Câu 17. Cho 4,48 lít khí CO2 (đkc) vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 ta thu được 12 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 là:
A. 0,6 M. B. 0,2 M. C. 0,8 M. D. 0,4 M.
Câu 18. Cho các hợp chất sau: CaO, CaCO3, CaSO4, Ca(OH)2. Các chất trên có tên khoa học lần lượt là:
A. Vôi sống, vôi tôi, thạch cao, đá vôi. B. Vôi sống, thạch cao, đá vôi, vôi tôi.
C. Vôi tôi, đá vôi, thạch cao, vôi sống. D. Vôi sống, đá vôi, thạch cao, vôi tôi.
Câu 19. Để điều chế Natri người ta sử dụng cách nào sau đây:
A. Điện phân muối NaCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch muối NaCl.
C. A, D đều đúng. D. Điện phân NaOH nóng chảy.
Câu 20. Dụng cụ làm bằng kim loại nào sau đây không nên dùng để chứa dung dịch kiềm?
A. Al. B. Fe. C. Ag. D. Cu.
Câu 21. Cho 7,68g đồng tác dụng hết với HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra . Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?
A. 21,65. B. 21,56. C. 22,56. D. 22,65.
Câu 22. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng: Cu + HNO3 (đặc) Cu(NO3)2 +NO2+ H2O là:
A. 6. B. 7. C. 10. D. 8.
Câu 23. Để loại bỏ H2SO4 có lẫn trong dung dịch HNO3, ta dùng dung dịch nào trong các dung dịch sau?
A. dd Ba(NO3)2 vừa đủ. B. dd Ba(OH)2.
C. dd Ca(OH)2 vừa đủ. D. dd AgNO3 vừa đủ.
Câu 24. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư. Dung dịch thu được sau phản ứng gồm các chất nào?
A. Fe(NO3)3, HNO3. B. Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)3.
Câu 25. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng nhất?
A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt và yếu hơn kẽm.
B. Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt và yếu hơn kẽm.
C. Trong tự nhiên, crom có thể tồn tại ở dạng đơn chất.
D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy.
-------------- Hết ---------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ 309.docx