Câu 6: Yếu tố nào không có trong thể loại truyện?
A. Luận điểm B. Cốt truyện
C. Nhân vật D. Người kể chuyện
Câu 7: Trong câu văn Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn, đâu là cụm chủ- vị làm thành phần câu?
A. Trung đội trưởng B. Trung đội trưởng Bính
C. Đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn D. Khuôn mặt đầy đặn
Câu 8. Dòng nào nêu đúng công dụng của dấu chấm phẩy?
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu bộ phận chú thích .
C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
D. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II – Ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Mục tiêu đề kiểm tra:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kỳ II môn ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung: Văn học – Tiếng Việt – Tập làm văn.
- Mục đích: Đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận
II. Hình thức kiểm tra:
- Trắc nghiệm + tự luận
III. Thiết lập ma trận:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1
-Tục ngữ
-Sống chết mặc bay
-
-Đặc điểm tục ngữ
- Thể loại
Tác dụng phép tăng cấp
Ý nghãi văn bản sống chết mặc bay
Văn học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ: %
Số câu: 3
Số điểm: 0,75 =7,5%
Số câu:
Số điểm:
Số câu: 1
Số điểm:0,25 =2,5 %
Số câu: 1
Số điểm: 1,0= 10%
Số câu:2
Số điểm: 2
= 20%
Chủ đề 2: Tiếng việt
-Trạng ngữ
- Câu chủ động
- Mở rộng câu
- Dấu câu
- Nhận diện Trạng ngữ
- Cụm C- V
Chuyển đổi câu
- Công dụng dấu câu
Công dụng dấu gạch ngang
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ: %
Số câu: 2
Số điểm: 0,5 =
5 %
Số câu:2 Sốđiểm:0,5 =5%
Số câu:1 Sốđiểm:1,0 =10%
Số câu: 5
Số điểm:2
= 20%
Chủ đề 3: Tập làm văn
Văn nghị luận
Đúng thể loại
Biết cách làm bài văn nghị luận.
Giải thích câu tực ngữ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ: %
Số điểm: 6,0= 60%
Số câu: 1
Số điểm: 6
= 60%
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 2đ )
( Khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đung nhất)
Câu 1: Dòng nào nêu không đúng đặc điểm của tục ngữ?
A. Các vế thường đối xứng nhau. B. Thường có vần, nhất là vần lưng.
C. Không có nghĩa bóng. D. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
Câu 2: Phép tăng cấp được sử dụng trong văn bản Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) có tác dụng gì?
A. Phản ánh uy thế của quan phủ.
B. Làm rõ thêm tâm lí, tính cách xấu xa của quan phủ.
C. Thể hiện sự bất lực của nhân dân trước cảnh đê vỡ.
D. Làm rõ sự đối lập giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại.
Câu 3: Văn bản nào sau đây thuộc thể loại truyện ngắn?
A. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
B. Tinh thấn yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
C. Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
D. Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào có tổ hợp mùa xuân là trạng ngữ?
A. Mùa xuân của Hà Nội có mưa riêu riêu.
B. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
C. Tự nhiên như thế: ai cũng chọn mùa xuân.
D. Mùa xuân! Mọi vật có sự đổi thay kì diệu .
Câu 5: Câu nào dưới đây không thể chuyển đổi thành câu bị động?
A. Tập thể lớp phê bình nó. B. Mọi người yêu mến nó.
C. Nó rời sân ga. D. Nó buộc con ngựa bên gốc đa.
Câu 6: Yếu tố nào không có trong thể loại truyện?
A. Luận điểm B. Cốt truyện
C. Nhân vật D. Người kể chuyện
Câu 7: Trong câu văn Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn, đâu là cụm chủ- vị làm thành phần câu?
A. Trung đội trưởng B. Trung đội trưởng Bính
C. Đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn D. Khuôn mặt đầy đặn
Câu 8. Dòng nào nêu đúng công dụng của dấu chấm phẩy?
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu bộ phận chú thích .
C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
D. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở.
PHẦN II: TỰ LUẬN:
1. Nêu ý nghĩa của văn bản Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
2. Nêu công dụng của hai dấu gạch ngang trong phần trích dưới đây:
- Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - Một chú bé con thầm thì.
3. Viết bài văn giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 2,0đ) Mỗi câu đúng đạt 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
A
B
C
A
D
C
PHẦN II: TỰ LUẬN: (8,0 đ)
Câu 1: (1,0 đ) Ý nghĩa của văn bản Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
-Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm của quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc (0,5 đ).
-Đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên (0,5 đ).
Câu 2: (1,0 đ) Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích.
Câu 3: (6,0 đ)
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gi mà đã làm bao người chán nản. vậy để có những thành công đó hay vượt qua những thất bại ấy ta phải làm những gi?. Để khuyên chúng ta có động lực sau những lần thất bại để có được những thành công ông bà ta đã có câu “ thất bại là mẹ thành công”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
* Nghĩa đen
- Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thành công là đạt dược những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
* Nghĩa bóng câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung
- Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.
2. Tại sao “ thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói, “ thành công” hoàn toàn trái ngược với “ thất bại”.
- Nguyên nhân: vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí
- Đối với người có ý chí
- Dẫn chứng:
+ lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi
+ nhà bác học Edison đã thất bại hang ngàn lần trước khi ông sang tạo ra chiếc bóng đèn.
III. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
* Biểu điểm:
- Điểm 6,0: Đạt yêu cầu trên mắc 1-2 lỗi chính tả
- Điểm 4,0 – 5,0: Đạt 2/3 yêu cầu trên, mắc 4 -5 lỗi chính tả
- Điểm 3,0: đạt ½ yêu cầu trên, mắc một số lỗi chính tả
- Điểm 1,0 -2,0: Đạt 1/3 yêu cầu trên, mắc một số lỗi chính tả
* Nhận xét sau tiết kiểm tra:
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT văn 7 ky 2.doc