B. Thân bài:
- Vóc dáng hùng dũng
+ Hình ảnh tráng sĩ : Hiện lên tư thế “ cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ
+ Hình ảnh ba quân hiện lên với sức mạnh của quân đội đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng
+ Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dan tộc thời trần
- Khát vọng hào hùng : lập công danh để thoả chí “ nam nhi ”,cũng là khát vọng được đem tài trí tận trung báo quốc - thể hiện lẽ sống lớn của con người thời nhà Trần
6 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 14349 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Ngữ văn học kì I lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GDĐT BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1- Năm 2011- 2012
Trường THPT Nguyễn Thị Định MÔN NGỮ VĂN – Lớp 10
Thời gian : 90phút ( Không kể giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 10 sau khi học sinh kết thúc học kì I theo 3 nội dung: Văn học, tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
- Cụ thể:
+ Chỉ ra và phân tích được đặc điểm PPCNN sinh hoạt trong một câu ca dao .
+ Nhớ được nội dung khái quát của một văn bản đã học.
+ Viết được đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí : Tôn sư trọng đạo
+ Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 10
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Tiếng Việt :
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Nắm vững được đặc điểm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Biết vận dụng hiểu biết về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vào việc tạo lập lĩnh hội văn bả
1.0 điểm
10%
điểm
1,0 %
1 điểm
10%
Đọc văn
Truyện cổ tích Tấm Cám,
Phân biệt và nhận diện được các loại văn học dân gian
Nhớ được cốt truyện, phát hiện được các chi tiết nghệ thuật, nhận ra ý nghĩa và bài học lịch sử của tác phẩm
1
1.0 điểm
1 điểm
10%
Đoạn văn
Viết đoạn văn về hiện tượng đời sống
Vận dụng các thao tác lập luận trong đoạn văn nghị về hiện tượng đời sống .
Xây dựng đoạn văn có bố cục rõ ràng , liên kết đoạn và luận điểm , luận cứ và dẫn chứng xác thực
2
2,0 điểm
2 điểm
20%
Làm văn Văn tự sự, tác phẩm thơ Trung đại
Tích hợp kiến thức, kỹ năng đã học để làm một bài văn Nghi luận văn học thuộc thể lọai thơ trữ tinh thời Trung đai Cảm nhận những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ trung đại Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật thơ trung đại. Xây dựng luận điểm, luận cứ rõ ràng, chính xác. Bố cục đầy đủ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả, trình bày rõ ràng.
Số câu
Điểm
%
1
6,0 điểm
1
6,0 đ
Tổng cộng
1
10 %
1
10%
2 đ
20 %
1
60 %
10 điểm
100%
SỞ GDĐT BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 – Năm 2011 - 2012
Trường THPT Nguyễn Thị Định MÔN NGỮ VĂN - Lớp 10
Thời gian: 90 phút( không kể giao đề )
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (1 điểm) . Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau :
Hỡi cô yếm trắng loà xoà,
Lại đây đập đất trồng cà với anh
Câu 2: (1 điểm) . Ý nghĩa của truyện Tấm Cám
Câu 3: (2 điểm) Viết đoạn văn ( khoảng 200 từ ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề : Tôn sư trọng đạo
Câu 4: (6 điểm ). Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Câu
ĐÁP ÁN
Điểm
1
Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện rõ :
Cách xưng hô thân mật : Cô – anh
Đối thoại : Hỡi
Cách dùng từ ngữ gần gũi , giản dị quen thuộc : đập đất, trồng cà
Giọng điệu : tình tứ ,..
1,0 đ
2
Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt,sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa.
1,0 đ
3
Yêu cầu cần đạt:
A/ Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội
- Bố cục đoạn văn làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, lỗi chính tả.
- Thao tác lập luận rõ ràng mạch lạc, dùng liên kết câu …
B/ Yêu cầu về kiến thức:
Khái niệm Tôn sư trọng đạo là : Tôn kính và biết ơn những người thầy giáo, cô giáo dạy dỗ mình ở mọi lúc mọi nơi
Biểu hiện đúng đắn :
+ Coi trọng những đều thầy cô dạy bảo, chăm ngoan học tập và rèn luyện
+ Thăm hỏi thầy cô giáo cũ vào dịp lễ, tết … bày tỏ lòng biết ơn, tôn trọng thầy cô giáo..
- Phê phán : không vâng lời, xem thường, hay có hành động vô lễ thầy cô giáo
Lưu ý:
- HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề.
- Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng tạo.
2,0 đ
4
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận thơ trung đại
- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng phù hợp . biết cách trình bày dẫn chứng
- Diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b. Yêu cầu về kiến thức :
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ lòng, Học sinh phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật hình tượng người nam nhi thời Trần và khát vọng lập công danh để báo ân vua đền nợ nước
Thí sinh làm nhiều cách miễn sau làm rõ các ý sau:
A. Mở bài : Giới thiệu vấn đề nghị luận
0,5 đ
B. Thân bài:
- Vóc dáng hùng dũng
+ Hình ảnh tráng sĩ : Hiện lên tư thế “ cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ
+ Hình ảnh ba quân hiện lên với sức mạnh của quân đội đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng
+ Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dan tộc thời trần
- Khát vọng hào hùng : lập công danh để thoả chí “ nam nhi ”,cũng là khát vọng được đem tài trí tận trung báo quốc - thể hiện lẽ sống lớn của con người thời nhà Trần
5,0 đ
C.Kết bài : Đánh giá chung bài thơ
0,5 đ
Lưu ý:
Cho trọn điểm khi bài làm đạt cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
Điểm tối đa cho những bài diễn xuôi ( đúng) là : 2,5 đ
Điểm tối đa cho những bài suy diễn gán ghép chưa phù hợp là : 1,0 đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề thi kì 1 văn tỉnh bến tre - lơp 10 - năm 11-12 ( có ma trận).doc