Tiết 106, 107
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
Câu 1: (1,5 điểm) Hãy chép theo trí nhớ ba khổ thơ đầu trong bài “Lượm” của Tố Hữu.
Câu 2: (1,5 điểm) Chỉ rõ biện pháp tu từ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy: “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng”. (Nguyễn Tuân)
Câu 3: (1 điểm) Muốn tả người chúng ta cần thực hiện những thao tác nào?
Câu 4: (6 điểm)Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị .)
E. Đáp án, biểu điểm
Câu 1: (1,5 điểm) Chép lại chính xác ba khổ thơ đầu trong bài Lượm – Tố Hữu
Câu 2: (1,5 điểm) Chỉ rõ biện pháp tu từ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy:
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Tiết 98: Kiểm tra văn học - Tiết 106, 107: Viết bài tập làm văn tả người - Lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D. Đề kiểm tra Tiết 98 KIỂM TRA VĂN HỌC
Câu 1: (1.5 điểm) Kể tên các văn bản, tác giả văn học đã học ở học kì 2.
Câu 2: (1,5 điểm) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật người anh trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh.
Câu 3: (3 điểm) Chép theo trí nhớ bốn khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ. Chỉ ra biện pháp tu từ đã học có trong khổ thơ thứ 3 và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: (4 điểm) Dựa vào văn bản “Dế Mèn phiêu lưu kí” em hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả chân dung Dế Mèn có sử dụng phép nhân hóa.
E. Đáp án, biểu điểm
Câu 1: (1.5 điểm)
1. “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài.
2. “Sông nước Cà Mau” trích “Đất rừng Phương Nam” – Đoàn Giỏi.
3. “ Bức tranh của em gái tôi” – Tạ Duy Anh.
4. “Vượt thác” trích “Quê nội” - Võ Quảng.
5. “Buổi học cuối cùng” – An-phông-xơ Đô-đê
6. “Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ
Câu 2: (1,5 điểm)
- Người anh từng có lúc khắt khe với em, thậm chí có lúc đố kị, tự ái. Nhưng cậu vẫn nhận ra được năng khiếu của em và sự bất tài của mình. Sự giận dỗi của cậu cũng trẻ con: “Nó lao vào ôm lấy cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc, đẩy nhẹ nó ra”. Khi chứng kiến tấm lòng nhân hậu của em gái thể hiện trong bức tranh, cậu bé đã bừng tỉnh, nhận ra hạn chế của mình để sống trong sáng, cao đẹp hơn. Vì thế cậu bé trong truyện là một người anh tốt.
Câu 3: (3 điểm)
- Chép đúng chính tả (1 điểm)
- Câu thơ có hình ảnh ẩn dụ: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
- Tác dụng: - Làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm súc, tăng tính gợi hình , gợi cảm người đọc có thể hình dung ra được những đặc điểm, phẩm chất của Bác: Tuổi cao, tấm lòng yêu thương vô hạn của người cha đối với các chiến sĩ.
Câu 4: (5 điểm)
Dựa vào văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” viết đoạn văn đúng yêu cầu.
Trình bày mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
Tiết 106, 107
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
Câu 1: (1,5 điểm) Hãy chép theo trí nhớ ba khổ thơ đầu trong bài “Lượm” của Tố Hữu.
Câu 2: (1,5 điểm) Chỉ rõ biện pháp tu từ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy: “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng”. (Nguyễn Tuân)
Câu 3: (1 điểm) Muốn tả người chúng ta cần thực hiện những thao tác nào?
Câu 4: (6 điểm)Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị ....)
E. Đáp án, biểu điểm
Câu 1: (1,5 điểm) Chép lại chính xác ba khổ thơ đầu trong bài Lượm – Tố Hữu
Câu 2: (1,5 điểm) Chỉ rõ biện pháp tu từ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy:
* Các biện pháp tu từ:
+ So sánh, nhân hóa: Tròn chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
+ Ẩn dụ: Quả trứng hồng hào, một mâm bạc
* Tác dụng: Miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ.
Câu 3: (1 điểm) Muốn tả người chúng ta cần thực hiện những thao tác nào?
* Các thao tác cần thiết khi tả người:
+ Xác định được đối tượng cần tả.
+ Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
+ Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
Câu 4: (6 điểm)Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình(ông, bà, cha, mẹ, anh, chị......)
MB: Giới thiệu về người định tả
TB: 1 . Miêu tả những nét nổi bật về ngoại hình:
- Về mái tóc, khuân mặt
- Về nụ cười, giọng nói
- Về ánh mắt, dáng đi
2. Miêu tả về hành độngcủa người thân:
- Thói quen trong sinh hoạt
- Công việc thường làm
3. Tình cảm giữa em và người đó:
4. Tình cảm của mọi người với người thân của em:
- Của gia đình
- Của bản thân em
- Của những người xung quanh
KB: Suy nghĩ của em về người thân yêu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đáp án kiểm tra Văn TLV số 6.doc