Đề kiểm tra vật lí học kì I

Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ.

− Nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực.

− Phát biểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm dưới tác dụng của nhiều lực.

− Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính.

− Phát biểu được định luật I Niu-tơn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 5200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra vật lí học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: LT: Câu 1: chuyển động thẳng đều là gì? viết phương trình chuyển động trong cd thẳng đều? Câu 2: chuyển động tròn đều là gì? nêu những đặc điểm của véctơ vận tốc của chuyển động tròn đêu. Câu 3: tôc độ góc là gì? Công thức tính Tôc độ góc Câu 4: Chu kì của chuyển động tròn đều là gì? Công thức tính chu kì Câu 5: viết công thức lien hệ giữa tốc độ góc và tốc độ dài trong cđ tròn đều. Câu 6: tần số của chuyển động tròn đều là gì? CT tính tần số Câu 7:nêu đặc điểm và CT tính gia tốc trong cđ tròn đều. Câu 8: em hãy viết công thức cộng vận tốc. giải thích các đại lượng có trong công thức. BT: Câu 1: một ôtô đang cđ với vận tốc 72km/h thì gặp chướng ngại vật trước mặt, tài xế hãm phanh giảm tốc độ xuống còn 43,2km/h trên đoạn đường 80m. tính gia tốc của xe. Xe phanh trong tg là bao lâu Nếu tiếp tục phanh xe như trên thì sau bao lâu xe dừng lại? tính quãng đường xe đi từ lúc phanh đến lúc dừng. ĐA: a. -1,6m/s2 b.t1=5s c. t2=12,5s d. s=125m Câu 2: Một ô tô chạy với vận tốc 54km/h. khi xe cách một ôtô tải trước mặt thì hãm phanh. Sau 2s thì húc vào xe trước mặt. hỏi khi va chạm tốc độ của xe là bao nhiêu? ĐA: a=-3m/s2,v=9m/s Câu 3: Một vật được thả rơi từ độ cao h so với mặt đất biết vận tốc lúc chạm đất là 38m/s bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10m/s2 . Tính h ? Câu 4: Một vật rơi từ độ cao 45m xuống đất . Lấy g = 10m/s2. Tính: a/ Quãng đường vật rơi sau 2s? b/ Quãng đường vật rơi trong 2s cuối cùng. Câu 5: Tính khoảng thời gian rơi tự do của viên đá. Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được đoạn đường dài 24,5 m. Lấy g = 10 m/s2 Câu 6: Một ôtô sau khi bắt đầu chuyển bánh đã chuyển động nhanh dần đều. Khi đi được S = 25 m vận tốc ôtô là v = 18 km/h. Tính gia tốc của oto. Câu 7 Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì tắt máy chuyển động chậm dần đều. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,05. Lấy g = 10m/s2.Tính gia tốc, thời gian và quãng đường chuyển động chậm dần đều. Câu 8 : Hai ô tô xuất phát cùng lúc từ hai địa điểm A, B cách nhau 60km, chuyển động đều, đi cùng chiều nhau với vận tốc lần lượt là 40km/h và 20km/h. a. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe, lấy A làm gốc toạ độ, chiều dương từ A đến B. b. Tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của hai xe. Hai xe cách nhau 40 km vào những thời điểm nào? Câu 9 : sách bài tập : 3.13 ; 3.14 ;3.15 ;4.10 ;4.11 ;4.12 ;4.13 Câu 10 : sách giáo khoa :BT :12, ;13 ;14 ;15 trang 22 BT :9 ;10 ;11 ;12 trang 27 CHƯƠNG II LT Câu 1: . Ba định luật Niutơn: Phát biểu nội dung và viết biểu thức Câu 2:Các lực cơ học: Lực hấp dẫn, lực đàn hồi a/ Nêu nội dung và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn và định luật Húc. BT CÂU 1.. Một vật có khối lượng m = 5kg nằm trên mặt bàn ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là . Tác dụng vào vật lực để vật chuyển động.Tìm: a/ Giá trị của lực để vật chuyển động. b/ Quãng đường vật đi được trong thời gian t = 2s với F = 20N. Lấy g = 10 m/s2 Câu 2. Một vật khối lượng 5kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F=22,5N. hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,35. Lấy g = 10m/s2 . Tính. a/ Gia tốc của vật . b/ Thời gian của vật đi được 18m đầu tiên và vận tốc ở cuối quãng đường đó. Câu 3Kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng lực F = 80N theo hướng nghiêng 300 so với mặt sàn. Biết thùng có khối lượng 16kg. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,4. Tìm gia tốc của thùng. Lấy g = 10m/s2 Câu 4: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để lò xo giãn ra được 20cm? Lấy g = 10m/s2. Câu 5. Một vật nhỏ khối lượng m trượt xuống một mặt phẳng nghiêng dài 40m và nghiêng góc so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt là 0, 3464. a/ Xác định gia tốc chuyển động của vật ? b/ Vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng?. c/ Tới chân mặt phẳng nghiêng vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát là 0,1. Tính quãng đường đi thêm cho đến khi dừng hẳn. Câu 6.Kéo một vật đi lên một mặt phẳng nghiêng bằng một lực nằm theo mặt phẳng nghiêng hướnglên. Xác định độ lớn của lực đó. Cho biết hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng nghiêng là , mặt nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc . Câu 7.Một vật có khối lượng m = 4kg chuyển động trên sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực hợp với hướng chuyển động một góc (như hình vẽ). Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là . Tính độ lớn của lực đó: a/ vật chuyển động với gia tốc bằng 1,25 m/s2. b/ vật chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10m/s2. Câu 8 Một vật được ném ngang với vận tốc v0 = 30m/s ở độ cao h = 80m. Lấy g = 10m/s2. a/ Viết phương trình quỹ đạo chuyển động của vật. b/ Xác định tầm bay xa của vật . c/ Xác định vận tốc của vật lúc chạm đất.Bỏ qua sức cản không khí. Câu 9 Một vật được ném ngang ở độ cao 20m phải có vận tốc ban đầu là bao nhiêu để khi sắp chạm đất vận tốc của nó là 25m/s. Lấy g = 10m/s2. Câu 10 Một quả cầu được ném trên phương ngang từ độ cao 80m. Sau khi chuyển động 3s, vận tốc quả cầu hợp với phương ngang một góc 450. a/ Tính vận tốc ban đầu của quả cầu. b/ Quả cầu sẽ chạm đất lúc nào, ở đâu, với vận tốc bao nhiêu? Câu 11 Một vật được ném ngang từ độ cao 45m. 1.Tính thời gian vật chuyển động. 2.Vận tốc ném vật là bao nhiêu để vận tốc của vật khi chạm đất là 50m/s; Câu 12 Một ô tô có khối lượng 4 tấn chuyển động với vận tốc không đổi từ A đến B trên đường nằm ngang dài 200m trong thời gian 20s. Hệ số masat 0,1. 1.Tính lực kéo của động cơ trên AB. 2.Từ B lực kéo của động cơ là 6000N, ô tô chuyển động đến C, biết BC dài 200m. Tính vận tốc tại C và thời gian đi từ B đến C Câu 13 Một xe tải có khối lượng 2 tấn chuyển động trên đường nằm ngang qua A với vận tốc 36km/h. Sau 15s thì đến B có vận tốc 72km/h. Lực kéo của động cơ là 4000N. 1.Tính lực masat từ đó suy ra hệ số masat và quãng đường AB. 2.Đến B xe chuyển động chậm dần đều, sau 10s thì xe đến C có vận tốc là 15m/s. Tìm lực kéo trên BC. 3.Đến C xe tắt máy và dừng lại tại C. Tính quãng đường CD. 4.Nếu đến C xe tắt máy chuyển động lên dốc nghiêng dài 30m và nghiêng 30o so với mặt phẳng ngang. Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc không? Câu 14 : BT 6 trang 70 CHƯƠNG III Câu 1: Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy và điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực không song song. Câu 2: Định nghĩa và viết biểu thức momen lực và nêu quy tắc momen lực. Câu 3: Phát biểu quy tắc hợp lực song song cùng chiều. BT 4 trang 103 Câu 1 (2điểm) a. Phát biểu định luật Húc. Công thức của lực đàn hồi và nêu tên gọi, đơn vị của từng đại lượng trong công thức trên. b. Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Tác dụng vào lò xo một lực làm lò xo dãn ra 5 cm. Tính lực đàn hồi tác dụng lên vật? Câu 2 (2điểm) a/ Hãy cho biết điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là gì? b/ Câu 3 (2 điểm) Một người dùng một sợi dây kéo một vật có khối lượng m=100kg trượt trên mặt sàn nằm ngang với lực kéo F=100. Dây nghiêng một góc 300 so với phương ngang. Lực ma sát ngược chiều chuyển động và có độ lớn 50N. Lấy g=10m/s2. a/ Tính gia tốc của vật. b/ Tính quãng đường vật đi được sau 10s. Câu 4 (2 điểm) Hai oâtoâ xuaát phaùt cuøng moät luùc töø hai ñòa ñieåm A vaø B caùch nhau 20km, chuyeån ñoäng ñeàu cuøng chieàu töø A tôùi B vôùi vaän toác töng öùng laø: vA = 60km/h vaø vB = 40km/h. a. Vieát phöông trình chuyeån ñoäng cuûa hai xe. b. Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian c. Dựa vào đồ thị xaùc ñònh thôøi ñieåm vaø vò trí luùc hai xe gaëp nhau? Câu 5: (2 điểm) Một chiếc đèn được treo vào tường nhờ một sợi dây xích AB. Muốn cho đèn ở xa tường người ta dùng một thanh chống một đầu tì vào tường còn đầu kia tì vòa một điểm của dây. Biết đèn nặng 20N và dây xích hợp với tường một góc 450. Tính lực căng dây và phản lực của thanh. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA – VẬT LÝ 10- CƠ BẢN- Năm học:2011-2012 Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Số tiết thực Trọng số LT VD LT VD Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM 15 10 10 4 27.78% 11.11% Chương II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM 11 8 8 3 22.22% 8.33% Chương 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂ ĐỘNG CỦA VẬT RẮN 10 8 8 1 22.22% 2.78% Lĩnh vực kiến thức Mức độ nhận biết Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở mức độ thấp Vận dụng ở mức độ cao Tổng số Chương I: Động học chất điểm - Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì. - Nhận biết về đặc điểm vận tốc của chuyển động thẳng đều. - Viết được công thức tính gia tốc của một chuyển động biến đổi. - Nêu được đặc điểm của Vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều. - Viết được công thức tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. - Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at, phương trình chuyển động x = x0 + v0t + at2. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được. - Nêu được sự rơi tự do là gì. Viết được công thức tính vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động rơi tự do. - Công thức tốc độ dài và hướng của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. - Công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều. - Hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc. 2 câu ( 1đ) 2 câu ( 1đ) 2 câu ( 1đ) 6câu( 3 đ) Chương II: Động lực học chất điểm − Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ. − Nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực. − Phát biểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm dưới tác dụng của nhiều lực. − Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính. − Phát biểu được định luật I Niu-tơn. Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này. − Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng). − Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo. -Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản. − Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể. − Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với cđ của một vật . − Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang. Vận dụng phương pháp động lực học trong trường hợp lực tác dụng không song song với mặt phẳng ngang 1câu ( 0.5đ) 1 câu( 0.5đ) 2 câu( 2 đ) 1 câu ( 1 đ) 5 câu (4 đ) Chương III: Cân bằng và chuyển động của vật rắn − Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hay ba lực không song song. − Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. − Nêu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. Nhận biết được các dạng cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định của một vật rắn. − Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực. Viết được công thức tính momen ngẫu lực. − Phát biểu được quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều. 1 câu( 0.5đ) 1 câu( 0.5đ) 2 câu (2đ) 4 câu( 3đ) Tổng số câu hỏi 4 câu ( 2đ) 4 câu(2đ) 6 câu(5 đ) 1 câu(1đ) 10câu % điểm 20% 20% 50% 10% 100%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề kiểm tra hk I vật lý 10.doc
Tài liệu liên quan