Những đòi hỏi cho một nhà lãnh đạo là có được sự tin tưởng từ
nhân viên của mình và để có được điều này, lãnh đạo phải thuyết
phục nhân viên bằng chính sự chính trực, bằng việc nói đúng sự
thật và có quyền lực - thứ quyền lực không phải để áp đặt mà
khiến mọi người tự nguyện đi theo. Có ba loại quyền lực cơ bản:
* Quyền lực dựa vào vị trí: bao gồm chức danh, vị trí đang nắm
giữ trong công ty và sức mạnh đặt lên một cá nhân.
* Quyền lực nhân cách: Đây là những phẩm chất ảnh hưởng tự
nhiên, nhà lãnh đạo được thừa nhận vì hành vi và hành động của mình.
* Quyền lực tri thức: Loại quyền lực này kể đến các phương pháp
kỹ thuật và chuyên môn ngoài các kiến thức cần thiết trong nhiều lĩnh vực.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để mọi người đi theo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để mọi người đi theo ...
Lãnh đạo thường là người nổi bật lên trong
những tình huống cụ thể. Ví dụ một chiếc máy
bay bị rơi vào một khu rừng bị cô lập. Khi vẫn
còn đang bay, phi công được xem là lãnh đạo, nắm giữ quyền
quyết định. Nhưng nếu hành khách bị thương và có bác sĩ ở đó,
bác sĩ sẽ được xem là lãnh đạo. Sau đó, người nào tìm ra hy
vọng sống sót cho mọi người, người đó sẽ là lãnh đạo và sẽ
khiến người khác đi theo.
Ngày nay, nhân viên không chấp nhận mẫu lãnh đạo lạm dụng
quyền lực và áp đặt lên người khác nữa. Họ muốn đi theo những
nhà lãnh đạo có những giá trị nhân bản nền tảng và coi trọng tài
năng cũng như đóng góp của họ. Họ muốn thấy sự nhiệt tình
trong hành động của lãnh đạo.
Người ta muốn lãnh đạo tạo ra môi trường làm việc năng động và
sáng tạo. Chẳng ai thích bị đe doạ hay khiêu khích, nhưng ai
cũng thích được thừa nhận như là một phần trong sự thay đổi
của tổ chức.
Tất nhiên, điều này cũng cần ngày càng nhiều nỗ lực từ phía
nhân viên, những người tiếp xúc trực tiếp với những kỹ thuật
mới, với những thay đổi văn hoá và bối cảnh cạnh tranh quốc tế
dữ dội. Nếu suy nghĩ một chút chúng ta cũng thấy rằng, không
phải sự bùng nổ hay thay đổi trong thói quen làm việc chỉ xuất
phát từ những thay đổi kỹ thuật mà cũng đến từ biểu hiện năng
động của mọi người. Để có được thành công, các tổ chức phải
dựa vào nhân viên còn nhân viên lại dựa vào lãnh đạo.
Nhưng đầu tiên, lãnh đạo phải nhìn lại chính mình để tìm cách
ảnh hưởng lên người khác và thay đổi tiến trình của tổ chức.
Người đầu tiên phải thay đổi chính là lãnh đạo. Sau đó, lãnh đạo
tập hợp nhân viên, tất nhiên không phải những người chỉ làm khi
được yêu cầu. Lãnh đạo muốn những người chín chắn và có
trách nhiệm, có thể hướng đến tương lai.
Lãnh đạo đảm bảo trách nhiệm gắn kết cả nhóm với nhau. Họ có
bổn phận đề ra yêu cầu, thiết lập quy tắc, xác định giá trị và
nguyên tắc phải tuân thủ để dẫn tới thành công. Nhà lãnh đạo
phải nhìn việc lãnh đạo là một trách nhiệm chứ không phải là một
vị trí với nhiều đặc quyền đặc lợi. Nhà lãnh đạo hiệu quả chịu
trách nhiệm về tất cả các quyết định cuối cùng và không phải sợ
lực lượng của hội hay đồng nghiệp. Ông ta phải khuyến khích và
dẫn dắt và tự hào về những người hợp tác với mình. Xem thành
công của nhân viên cũng là thành công của mình.
Francisco Magalhaes tác giả của cuốn "Những nhà lãnh đạo hiệu
quả" (Effective Leaders) và nhiều bài báo về lãnh đạo kể rằng:
"Nhiều năm trước, tôi có biết một minh chứng về lãnh đạo. Tôi
làm việc ở một phân xưởng đường sắt với một nhóm chịu trách
nhiệm nâng cấp tất cả các thiết bị điện lắp đặt trong các toa hành
khách. Qua thời gian, tôi nghĩ rằng mình có thể giảm gần một
nửa giá của những thiết bị này, chỉ bằng cách giảm đường kính
của dây dẫn. Khi tôi nói điều này với các đồng nghiệp, họ lo ngại
"Nếu làm theo cách này trong nhiều năm, điều gì sẽ xảy ra?" Tôi
nghĩ về điều này một vài ngày, nhưng cuối cùng tôi quyết định
làm theo cách của tôi. Tôi nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo,
người vừa bắt đầu phân tích đề án của tôi. Ông cũng kết luận
rằng tính toán của tôi là chính xác và khuyến khích tôi tiếp tục
công việc của mình.
Có sự hỗ trợ đầy đủ từ người lãnh đạo ấy, chúng tôi đã kiểm tra
rất nhiều trong 6 tháng để phân loại điều kiện an toàn. Rất nhiều
đồng nghiệp của tôi - những người nghi ngờ đề án của tôi bắt
đầu giúp tôi với dự án, bởi vì họ cảm thấy sự nhiệt tình của lãnh
đạo.
Sau khi chờ đợi khá lâu, đề án của tôi chính thức được công
nhận. Kể từ đó, các dây dẫn được làm theo cách tôi đã chỉ ra.
Người lãnh đạo ấy cũng hỗ trợ chúng tôi thành công trong nhiệm
vụ của mình.
Chúng tôi rất hài lòng với công việc nhưng mọi chuyện không
dừng lại ở đó. Lãnh đạo của chúng tôi đã tới gặp và báo cáo kết
quả mà nhóm chúng tôi đã giành được nhờ tham khảo gợi ý của
tôi với lãnh đạo cao nhất của ngành - điều này đã khiến tôi tự tin
hơn rất nhiều. Người lãnh đạo ấy đã thể hiện sự tôn trọng từng ý
kiến nhỏ của tôi, hỗ trợ nhóm phát triển công việc.
Thành công của chúng tôi cũng là thành công của người lãnh đạo
ấy bởi vì nếu không có sự lãnh đạo của ông, ý tưởng ban đầu
của tôi sẽ không được thực hiện và ngành đường sắt sẽ tiếp tục
lãng phí tiền của. Đó là bài học trong cách lãnh đạo mà tôi học
được gần 20 năm trước và tôi sẽ giữ cả cuộc đời". Đó là một ví
dụ về việc một nhà lãnh đạo có thể ảnh hưởng đến tương lai của
người khác như thế nào.
Những đòi hỏi cho một nhà lãnh đạo là có được sự tin tưởng từ
nhân viên của mình và để có được điều này, lãnh đạo phải thuyết
phục nhân viên bằng chính sự chính trực, bằng việc nói đúng sự
thật và có quyền lực - thứ quyền lực không phải để áp đặt mà
khiến mọi người tự nguyện đi theo. Có ba loại quyền lực cơ bản:
* Quyền lực dựa vào vị trí: bao gồm chức danh, vị trí đang nắm
giữ trong công ty và sức mạnh đặt lên một cá nhân.
* Quyền lực nhân cách: Đây là những phẩm chất ảnh hưởng tự
nhiên, nhà lãnh đạo được thừa nhận vì hành vi và hành động của
mình.
* Quyền lực tri thức: Loại quyền lực này kể đến các phương pháp
kỹ thuật và chuyên môn ngoài các kiến thức cần thiết trong nhiều
lĩnh vực.
Trước đây, có một xu hướng là lãnh đạo được hỗ trợ bằng vị trí
họ nắm giữ trong công ty. Ngày nay, xu hướng này đã thay đổi,
quyền lực nhân cách và tri thức là mấu chốt.
Kiến thức kỹ thuật không phải là tất cả, nó có thể rất cần thiết khi
khởi đầu công việc hay khi một người có ý định trở thành chuyên
gia. Nhưng cùng với thời gian, kiến thức về việc lãnh đạo, giao
tiếp và ra quyết định mới là cần thiết. Sau đó là sự bùng nổ các
đặc tính lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất
mà nhóm của anh ta đòi hỏi, dù đó là tổ chức lớn hay nhỏ.
Một ví dụ, nếu bạn muốn một người quản lý bán hàng, rõ ràng
anh ta phải có kiến thức bán hàng. Nếu bạn muốn một người
quản lý kỹ thuật, những đặc điểm kỹ thuật cần phải có, mặt khác
sẽ trở thành khó khăn để duy trì sự kính trọng. Nhà lãnh đạo phải
là tấm gương cho nhóm của mình.
Có rất nhiều tranh cãi về việc xác định một nhà lãnh đạo, nhưng
một điều mà mọi người cùng đồng ý là một nhà lãnh đạo phải có
cá tính và nhân cách. Đó là những phẩm chất đạo đức để đánh
giá một con người ngoài những giá trị khác như sự thông minh,
có tài lẻ.
Điều này chỉ ra tầm quan trọng của phương pháp trong mối liên
hệ với hoàn cảnh và nhiều khi việc lãnh đạo chuyển từ người này
qua người khác. Những nhà lãnh đạo vĩ đại biết cách làm cho
mọi người chia sẻ kiến thức của họ.
Chúng ta phải luôn nhớ rằng dù các kỹ năng và kỹ thuật chuyên
môn rất quan trọng trong quyền lực, nhưng nó không phải là tất
cả. Đề trở thành một nhà lãnh đạo, bạn cần có khả năng lãnh
đạo, có quyền quyết định và biết cách nói chuyện với mọi người.
Một người phải hết sức linh hoạt trong việc đưa ra quyết định, khi
vấn đề đi quá tầm hiểu biết của mình.
Một nhà lãnh đạo thực sự là người có thể thích nghi với nhiều
hoàn cảnh khác nhau và không bao giờ dừng việc học. Anh ta
luôn giao tiếp với người khác và khiến mọi người làm việc với
nhau, có được một tầm nhìn chung, để mang lại kết quả. Người
ta sẽ đi theo nhà lãnh đạo mà không nhận ra mình đang đảm
nhận vai trò của người đi theo. Đây là điều để phân biệt lãnh đạo
với những người khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_moi_nguoi_di_theo_1013.pdf