Điều quan trọng đầu tiên là công ty chỉ tập trung tuyển chọn cán bộ khai thác chuyên nghiệp. Hiện nay trong công ty số lượng cán bộ khai thác bán chuyên nghiệp cũng không nhiều nên việc tuyển chọn cán bộ khai thác chuyên nghiệp sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý cán bộ khai thác.
Công tác tuyển chọn cán bộ khai thác cần được tiến hành khoa học, nghiêm túc và đảm bảo chất lượng cao ngay từ ban đầu. Chất lượng, nội dung đào tạo phải được nâng cao, đồng thời công tác sát hạch kiểm tra cần được duy trì thường xuyên.
Thực tế tồn tại nhiều cán bộ khai thác không thực hiện đúng các quy định khi khai thác, ký hợp đồng bảo hiểm như kê khai hộ giấy yêu cầu cho khách hàng, thu phí đầu tiên trước khi giấy yêu cầu bảo hiểm được chấp nhận, để nợ phí quá nhiều, quá thời hạn . cần có biện pháp cụ thể để khắc phục hoàn toàn các tình trạng này. Đây là những quy định rất dễ thực hiện nhưng một số cán bộ khai thác lại coi thường, xem nhẹ vì chưa có quy định cụ thể về xử lý vi phạm.
Công ty đã có những biện pháp như giảm lương hoặc sa thải những cán bộ khai thác kém như: tỷ lệ khách hàng huỷ bỏ hợp đồng cao. Tuy nhiên, cũng cần quy định cụ thể hơn, ví dụ như tỷ lệ huỷ bỏ hợp đồng ở mức 10 - 30 % số hợp đồng khai thác mới thì phạt tiền ở mức 50.000 đồng/hợp đồng, tỷ lệ huỷ bỏ từ 30% trở lên thì buộc thôi việc.
83 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài An sinh giáo dục: Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am gia bảo hiểm tính theo giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Trách nhiệm của người được bảo hiểm tại thời điểm ký hợp đồng bằng trách nhiệm của công ty bảo hiểm tại thời điểm ký hợp đồng
Phí bảo hiểm gồm hai phần: phí thuần và phụ phí.
+ Phí thuần là những khoản phí dùng để chi trả cho người được bảo hiểm.
+ Phụ phí gồm:
- Chi phí khai thác chi cho tuyên truyền, quảng cáo, môi giới, chi cho đại lý...
- Chi phí quản lý hợp đồng trong thời hạn hợp đồng đang thu phí, kể cả chi phí thu phí BH ...
- Chi phí quản lý liên quan đến các khoản chi trả bồi thường.
Cách xác định phí:
a. Phí thuần:
Có rất nhiều yếu tố tác động lên phí nhưng cơ bản vẫn là:
- Tuổi thọ của người được bảo hiểm cụ thể là bảng tỉ lệ tử vong.
- Lãi suất kỹ thuật: lãi xuất tiền gửi tính trong cơ sở tính phí.
Ngoài ra, còn có các nhân tố khác tác động như thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, cách thức nộp phí, tỉ lệ huỷ bỏ hợp đồng trước thời hạn.
Qua bảng tỉ lệ tử vong ta có thể đưa ra số lượng những người còn sống (lx+n) ở lứa tuổi x sau n năm. Từ đây có thể tính được xác suất sống và xác suất tử vong của một người ở độ tuổi x sau n năm.
Tuổi
(x)
Số người sống
(lx)
Số người chết
(dx)
Tỷ lệ chết
(1000.qx)
Lãi suất kỹ thuật: nhà bảo hiểm phải có trách nhiệm đầu tư các khoản phí để đưa ra một phần lãi làm giảm mức phí đóng của người tham gia. Mức lãi này càng cao thì càng phải kích thích được số lượng người tham gia. Do vậy nhà bảo hiểm phải đưa vào lãi suất tiền gửi để tính phí.
Trước khi tính phí ta cần hiểu một số khái niệm sau:
x: tuổi của người được bảo hiểm khi bắt đầu được nhận bảo hiểm.
lx: số người sống
l(x+n): số ngưòi được bảo hiểm sống sau n năm hợp đồng.
d(x+k): số người được bảo hiểm chết trong năm hợp đồng k.
n: thời hạn hợp đồng.
v: thừa số chiết khấu v=1/1+i.
T(x+k): số người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn trong năm hợp đồng k.
C: số tiền bảo hiểm.
p: phí thuần.
p”: phí toàn phần.
Do BHNT gồm nhiều trường hợp được trả số tiền bảo hiểm. Do vậy phải xác định phí bảo hiểm cho từng trường hợp.
+ Phí thuần cho trách nhiệm bảo hiểm khi hết hợp đồng:
+ Phí thuần cho trách nhiệm bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết trước khi hết hạn hợp đồng:
+ Phí thuần cho trách nhiệm bảo hiểm khi người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn:
( Theo điều qui định của nghiệp vụ thì khi người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn sẽ được công ty bảo hiểm trả định kỳ 1/4 số tiền bảo hiểm trong những năm còn lại của hợp đồng).
Phí BHNT được xây dựng trên cơ sở P1 ,P2 ,P3.
P = P1 + P2 + P3.
b. Phí toàn phần:
Trên cơ sở phí thuần, nhà bảo hiểm căn cứ vào các khoản phụ phí để tính ra khoản phí mà người tham gia bảo hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm.
Phí toàn phần = Phí thuần + Phụ phí
Thông thường thu phí chiếm khoảng 5% phụ phí, trong đó:
+ 3% chi phí quản lí
+ 2% chi phí khai thác hợp đồng
Mức phí không thay đổi trong suốt thời hạn hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể nộp theo tháng, quý, năm hoặc theo 2 kì trong năm. công thức tính phí nộp mỗi kì (F) theo phí tháng như sau:
Nếu nộp phí theo quý thì số phí nộp mỗi kỳ được tính bằng
Fquí = Ftháng * 3*0,98
(so với tổng số phí nộp theo tháng thì tổng số phí nộp theo quý giảm 2 %)
Nếu nộp phí hai kỳ trong năm thì số phí nộp mỗi kỳ được tính bằng
F2 kì = Ftháng * 6 * 0,96
( so với tổng số phí nộp theo tháng thì tổng số phí nộp theo hai kỳ trong năm giảm 4 %)
Nếu nộp phí theo năm thì số phí nộp mỗi kỳ được tính bằng
Fnăm = Ftháng * 12 * 0,92
( so với tổng số phí nộp theo tháng thì tổng số phí nộp theo năm giảm 8 %)
Phí bảo hiểm cho các mức số trên bảo hiểm được tính theo tỉ lệ sau:
+ Với các mức số tiền bảo hiểm từ 5 triệu đến 30 triệuVNĐ- tính bằng 100% tỉ lệ phí của một đơn vị số trên bảo hiểm.
+ Với các mức số tiền bảo hiểm từ 31 triệu đến 40 triệuVNĐ- tính bằng 98% tỉ lệ phí của một đơn vị số trên bảo hiểm.
+ Với các mức số tiền bảo hiểm từ 41 triệu đến 50 triệuVNĐ- tính bằng 97% tỉ lệ phí của một đơn vị số trên bảo hiểm.
2.4.2. Số tiền bảo hiểm
Đây là hạn mức trách nhiệm của nhà bảo hiểm đối với người bảo hiểm . Trong BHNT (cụ thể là bảo hiểm trẻ em) nhà bảo hiểm sẽ đưa ra nhiều mức số tiền khác nhau và người tham gia bảo hiểm sẽ dựa trên khả năng tài chính của mình để lựa chọn số tiền thích hợp nhất.
Đây cũng là số tiền người tham gia đăng kí với công ty BHNT.
Người tham gia BHNT có quyền lựa chọn một trong các mức số tiền bảo hiểm sau: 5 triệu, 10 triệu, 15 triệu, 20 triệu, 30 triệu, 40 triệu, 50 triệu.
Phí bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm =
Tỷ lệ phí
2.5. Chi trả bảo hiểm
2.5.1. Trường hợp sống đến hết hạn hợp đồng
Với : Hợp đồng bảo hiểm gốc, công ty sẽ trả toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ký kết trong hợp đồng.
2.5.2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm bị chết
Với : - Giấy yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm gốc
- Giấy chứng từ
Công ty bảo hiểm xem xét các giấy trên và sẽ thực hiện mọi quyền lợi đã cam kết trong hợp đồng.
2.5.3. Trường hợp ngưòi tham gia bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Với :
- Giấy yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm gốc
- Biên bản tai nạn có xác nhận của công an hoặc cơ quan của người tham gia bảo hiểm làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.
- Giấy xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng thương tật của người được bảo hiểm hoặc người tham gia bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm xem xét các giấy tờ trên và sẽ thực hiện mọi quyền lợi đã cam kết trong hợp đồng.
2.5.4. Trường hợp huỷ bỏ hợp đồng đã có giá trị hoàn lại
Với:
- Giấy đề nghị huỷ bỏ hợp đồng
- Hợp đồng bảo hiểm gốc.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm không trung thực, hoặc không chấp hành đúng các điều quy định trong hợp đồng, công ty bảo hiểm có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm tuỳ theo mức độ vi phạm.
Công ty bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết và trả tiền bảo hiểm hoặc thanh toán giá trị hoàn lại, hoặc số phí đã nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Nếu quá thời hạn trên thì khi thanh toán công ty bảo hiểm phải trả thêm lãi của số tiền này theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm thời hạn 3 tháng do Ngân hàng Nhà nước quy định trong hợp đồng.
Chương II
Những nội dung cơ bản về nghiệp vụ An sinh giáo dục trong hệ thống BHNT
I .giới thiệu về công ty bảo hiểm nhân thọ hà nội và tình hình thị trường bảo hiểm hà nội.
1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.
Công ty bảo hiểm Việt Nam - Tiền thân của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ngày nay - được thành lập theo quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 của Thủ tướng chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965.
Ngày đầu hoạt động, Bảo Việt có trụ sở chính ở số 11 phố Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội và một chi nhánh tại Hải Phòng. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và xét bồi thường cho các công ty bảo hiểm nước ngoài về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.
Năm 1975, sau ngày thống nhất đất nước, Bảo Việt tiếp quản cơ sở vật chất của một số công ty bảo hiểm thuộc chế độ cũ qua việc sáp nhập với công ty bảo hiểm và Tái bảo hiểm miền Nam Việt Nam, bắt đầu mở rộng hoạt động ở một số các tỉnh phía Nam.
Năm 1980, Bảo Việt chính thức có mạng lưới cung cấp dịch vụ trên khắp cả nước. Đây cũng chính là thời kỳ Bảo Việt bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm hành khách và bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới phục vụ cho việc đi lại của đông đảo quần chúng nhân dân.
Năm 1982, Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa lần 1, bước đầu mở rộng và phát triển bảo hiểm Nông nghiệp ở Việt Nam.
Năm 1989, theo quyết định của Bộ Tài Chính công ty BHVN được chuyển đổi thành Tổng công ty BHVN. Từ đây, Bảo Việt triển khai hàng loạt cải tiến về hệ thống, tổ chức con người và liên tục đưa ra các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm mới.
Năm 1992, thành lập công ty đại lý tại Anh quốc BAVINA (UK).LTD
Từ năm 1993, Bảo Việt chú trọng cải tiến công tác đầu tư tài chính. Một loạt các biện pháp mang tính chiều sâu được thực hiện nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bảo Việt đã thu hút được nhiều thắng lợi quan trọng từ lĩnh vực đầu tư tài chính, dặc biệt là là những kết quả đạt được trong các năm 96, 97, 98, 99 (gần 100 tỷ đồng/ năm).
Năm 1996, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tìa chính ra quyết định thành lập lại Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Bảo Việt được Nhà nước xếp loại “Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt”, trở thành một trong 25 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, đánh dấu một mốc phát triển quan trọng của Bảo Việt.
Ngoài ra cũng trong năm 1996 Bảo Việt còn một bước tiến nữa trong hoạt động kinh doanh với việc đưa ra thị trường dịch vụ Bảo hiểm Nhân thọ. Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội trực thuộc Bảo Việt đã ra đời theo quyết định số 568/TC/QĐ/TCCB ngày 22/06/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Đây là đơn vị đầu tiên triển khai BHNT ở Việt Nam, là dịch vụ BHNT đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp dân cư. Đây là dịch vụ bảo hiểm thiết yếu liên quan đến mọi tầng lớp xã hội đồng thời tạo nguồn tài chính lớn đầu tư trở lại cho nền kinh tế đất nước.
Năm 1999, sự ra đời của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt -Công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam đã thể hiện sự lớn mạnh trong hoạt động kinh doanh tài chính tổng hợp của Bảo Việt. Đây là một phần chính sách Bảo Việt luôn quan tâm đến phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh, đầu tư tài chính với phương châm “Mọi cơ hội đầu tư Bảo Việt đều quan tâm”.
Đầu năm 2000 trên cả nước đã có thêm 27 công ty BHNT được thành lập, thực hiện tổ chức hoạt động hai hệ thống kinh doanh bảo hiểm riêng biệt.
Với 124 đơn vị thành viên, trong đó gồm 61 Công ty bảo hiểm nhân thọ, 61 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 1 trung tâm đào tạo, 1 công ty đại lý ở Anh quốc, 1 công ty cổ phần chứng khoán Bảo việt và gần 1000 phòng bảo hiểm khu vực, Bảo Việt có mạng lưới hoạt động ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Bảo Việt là công ty có số vốn mạnh nhất trong các công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam.
Công ty Bảo Việt nhân thọ Hà Nội là một trong 61 công ty BHNT được phân bố rộng rãi trong cả nước ra đời theo quyết định số 568/TC/QĐ/TCCB ngày 22/6/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Là đơn vị đầu tiên triển khai bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam qua 6 năm hoạt động, với sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của các cơ quan đơn vị và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, Bảo Việt nhân thọ Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Bảo Việt nhân thọ Hà Nội có trụ sở chính tại toà nhà 94 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức của công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội bao gồm Ban giám đốc và 7 phòng chức năng: Phát hành hợp đồng, Quản lý hợp đồng và dịch vụ khách hàng, Quản lý đại lý, Tài chính kế toán, Tổng hợp, Marketing, Phòng tin học.
2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng và các sản phẩm Bảo Việt nhân thọ hiện hành
2.1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc BVNT Hà Nội
2.1.1. Phòng tổng hợp
Công tác tổng hợp
Công tác tổ chức cán bộ, dào tạo cán bộ, lao động tiến lương
Công tác quản trị, hành chính - văn thư
Công tác pháp chế doanh nghiệp
Công tác thi đua chung
2.1.2. Phòng Tài chính - Kế toán
Công tác kế toán
Công tác thống kê - kế hoạch
2.1.3. Phòng quản lý đại lý
Nghiên cứu, thực hiện tổ chức hệ thống đại lý, cộng tác viên
Quản lý nhân sự đại lý
Phát triển đại lý
Đào tạo đại lý
2.1.4. Phòng phát hành hợp đồng
Tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro để chấp nhận hay từ chối bảo hiểm
Phát hành hợp đồng bảo hiểm
Giám định bảo hiểm
2.1.5. Phòng quản lý hợp đồng
Quản lý tình trạng hiệu lực của hợp đồng
Giải quyết yêu cầu của khách hàng liên quan đến số tiền bảo hiểm
Công tác thăm hỏi tặng quà cho khách hàng
2.1.6. Phòng Marketing
Hỗ trợ đại lý
Công tác Marketing
2.1.7. Tổ tin học
Quản lý hệ thống tin học của công ty
2.2. Các Sản phẩm hiện hành của Bảo Việt nhân thọ.
2.2.1. Bảo hiểm An khang thịnh vượng (BV – NA8/2001)
Người được bảo hiểm: từ 14 đến 60 tuổi
Người tham gia bảo hiểm:
Người từ 18 tuổi trở lên
Là cá nhân hay tổ chức
Người được bảo hiểm từ 14 – 17 tuổi: Người tham gia bảo hiểm có thể là Bố, mẹ, người đỡ đầu hoặc giám hộ hợp pháp của Người được bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm : 10 năm
Phạm vi bảo hiểm:
Sống đến hết thời hạn bảo hiểm
Chết do mọi nguyên nhân
Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn
Quyền lợi bảo hiểm
Người được bảo hiểm sống đến hết thời hạn hợp đồng thì được trả số tiền bảo hiểm
Người được bảo hiểm chết trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng: nếu nguyên nhân chết nằm trong phạm vi bảo hiểm thì sẽ được chi trả số tiền bảo hiểm
Bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn: được trả số tiền bảo hiểm và miễn phí cho đến hết hạn hợp đồng mà vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi bảo hiểm
2.2.2. Bảo hiểm An gia Thịnh vượng
BV - NA10/2001, BV - NA11/2001, BV - NA12/2001, BV - NA13/2001
Người được bảo hiểm: từ 1 đến 60 tuổi, không quá 70 khi thời hạn bảo hiểm kết thúc.
Người tham gia bảo hiểm:
Người từ 18 tuổi trở lên
Là cá nhân hay tổ chức
Người được bảo hiểm từ 14 - 17 tuổi: Người tham gia bảo hiểm có thể là bố mẹ, người đỡ đầu hoặc bảo hộ hợp pháp của Người đước bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm: 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm
Phạm vi bảo hiểm:
Sống đến hết thời hạn bảo hiểm
Chết do mọi nguyên nhân
Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn
Quyền lợi bảo hiểm:
Vào ngày đáo niên kể từ năm thứ hai trở đi cho đến trước ngày hợp đồng đáo hạn số tiền bảo hiểm được tính tăng 5% trên số tiền bảo hiểm gốc.
Người được bảo hiểm sống đến đáo hạn hợp đồng: trả số tiền bảo hiểm đã điều chỉnh
Người được bảo hiểm chết trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng: nếu nguyên nhân chết thuộc phạm vi bảo hiểm thì sẽ được chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn: được trả số tiền bảo hiểm đã điều chỉnh tại thời điểm xảy ra tai nạn và hợp đồng được duy trì miểm phí cho đến hết hạn hợp đồng mà vẫn duy trì đầy đủ các quyền lợi bảo hiểm.
2.2.3. Bảo hiểm An sinh giáo dục
BV- NA9/2001
Người được bảo hiểm: trẻ em từ 1 - 13 tuổi
Người tham gia bảo hiểm: là người từ 18 đến 60 tuổi, là cha, mẹ, ông bà, anh chị, cô dì chú bác (Phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ bằng văn bản) người đỡ đầu hoặc giám hộ hợp pháp.
Thời hạn bảo hiểm: phụ thuôc vào tuổi của người được bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm:
Đối với Người được bảo hiểm: Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, sống đến đáo hạn hợp đồng
Đối với Người tham gia bảo hiểm: Chết do mọi nguyên nhân, thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn
Quyền lợi bảo hiểm:
Đối với người được bảo hiểm: trẻ em sống đến 18 tuổi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm, trẻ em bị chết trước ngày đáo hạn hợp đồng trả 100% số phí đã nộp, tre em bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn trả trợ cấp mỗi năm 25% số tiền bảo hiểm cho đến hết hạn hợp đồng và dừng thu phí kỳ tiếp theo ngay sau khi xảy ra tai nạn.
Đối với người tham gia bảo hiểm: chết trong phạm vi được bảo hiểm hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì hợp đồng sẽ được duy trì miễn phí với đầy đủ các quyền lợi bảo hiểm.
2.2.4. Bảo hiểm An khang trường thọ
BV- NC2/2001
Người được bảo hiểm: từ 18 đến 65 tuổi
Người tham gia bảo hiểm: từ 18 đến 60 tuổi
Thời hạn bảo hiểm: không xác định trước, chỉ chấm dứt hiệu lực khi NĐBH chêt hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Phạm vi bảo hiểm gồm các sự kiên xảy ra đối với NGBH: chết do mọi nguyên nhân và TTTBVV do tai nạn.
Quyền lợi bảo hiểm:
Trường hợp NĐBH chết sẽ được chi trả theo những điều khoản đã quy định trong hợp đồng
Trường hợp NĐBH bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn: được chi trả STBH và hợp đồng chấm dứt hiệu lực.
2.2.5. Bảo hiểm An hưởng hưu trí
BV - ND2/2001
Người được bảo hiểm: từ 18 đến 65 tuổi
Người tham gia bảo hiểm: từ 18 đến 60 tuổi, có đầy đủ quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với NĐBH
Thời hạn bảo hiểm: không xác định trước, hợp đồng chỉ chấm dứt khi NĐBH chết
Phạm vi bảo hiểm:
Sống đến độ tuổi thoả thuận
Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn
Chết do mọi nguyên nhân
Quyền lợi bảo hiểm:
Trường hợp sống đến ngày bắt đầu nhận niên kim: trả niên kim hàng năm vào ngày đáo niên
Trường hợp NĐBH bị TTTBVV do tai nạn trước khi nhận niên kim: miễm phí hợp đồng và duy trì đầy đủ với các quyền lợi bảo hiểm khác
Trường hợp người được bảo hiểm chết: nếu trong phạm vi được bảo hiểm thì sẽ được chi trả quyền lợi theo như quy định trong điều khoản của hợp đồng
2.2.6. Bảo hiểm sinh kỳ thuần tuý
BV - NR3/1999
Người được bảo hiểm: như trong hợp đồng chính
Người tham gia bảo hiểm: như trong hợp đồng chính
Thời điểm phát sinh hiệu lực: trùng khớp thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng chính
Thời hạn bảo hiểm: tuỳ độ tuổi của người tham gia dài nhất có thể là 48 năm (khi NĐBH 18 tuổi đến khi sống hết độ tuổi 65) và ngắn nhất là 1 năm (đối với điều khoản riêng đóng phí 1 lần)
Phạm vi bảo hiểm:
Sống đến hết thời hạn bảo hiểm
Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn
Chết do mọi nguyên nhân trong thời hạn bảo hiểm
Quyền lợi bảo hiểm:
Trường hợp người được bảo hiểm sống đến hết thời hạn bảo hiểm: trả STBH cho người được bảo hiểm
Trường hợp người được bảo hiểm TTTBVV do tai nạn: trả tiền trợ cấp thương tật theo quy định trong Phụ lục 4 cho NĐBH
Trường hợp NĐBH chết: nếu trong phạm vi được bảo hiểm thì sẽ được chi trả quyền lợi như trong điều khoản của hợp đồng
2.2.7. Bảo hiểm tử kỳ
BV - NR4/1999
Người được bảo hiểm: như trong hợp đồng chính
Người tham gia bảo hiểm: như trong hợp đồng chính
Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm : như trong hợp đồng chính
Thời điểm phát sinh hiệu lực: trùng khớp với thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng chính
Thời hạn được bảo hiểm: tuỳ thuộc độ tuổi NĐBH dài nhất có thể là 48 năm và ngắn nhất là 1 năm
Phạm vi bảo hiểm:
Chết do mọi nguyên nhân trong thời hạn được bảo hiểm
Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn
Quyền lợi bảo hiểm:
Trường hợp người được bảo hiểm chết: nếu trong phạm vi được bảo hiểm thì sẽ được chi trả quyền lợi theo như điều khoản của hợp đồng
Trường hợp NĐBH thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn: nếu xảy ra vào ngày đầu tiên khi điều khoản riêng có hiệu lực thì hoàn phí, xảy ra ngay sau ngày đầu tiên sẽ được chi trả STBH và chấm dứt hệu lực điều khoản riêng
2.2.8. Bảo hiểm thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn
BV - NR5/2001
Đối tượng được bảo hiểm: NĐBH trong các hợp đồng BHNT, NTGBH trong các hợp đồng An sinh giáo dục
Phạm vi bảo hiểm: các trường hợp thương tật bộ phận vĩnh viễn quy định trong bảng “Tỷ lệ trả tiền bảo hiểm” của điều khoản này
Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng: nếu tham gia trùng với hợp đồng chính thì phát sinh hiệu lực trùng với HĐ chính, còn tham gia khi hợp đồng chính đang có hiệu lực thì thời điểm phát sinh hiệu lực là ngày kỷ niệm hợp đồng liền sau ngày nộp phí cho điều khoản này
Thời hạn bảo hiểm: 1 năm và tự động tái tục hàng năm
Quyền lợi bảo hiểm: Trả tiền bảo hiểm theo quy định trong bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm khi NĐBH bị TTTBVV do tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm
2.2.9. Bảo hiểm chi phí phẫu thuật
BV - NR6/2001
Đối tượng được bảo hiểm:
Người được bảo hiểm trong các hợp đồng BHNT
Người thạm gia trong các hợp đồng An sinh giáo dục
Phạm vi bảo hiểm: các trường hợp NĐBH bị phẫu thuật do bệnh hoặc tai nạn được liệt kê trong bảng “Tỷ lệ trả tiền bảo hiểm” của điều khoản này
Thời điểm phát sinh hiệu lực: nếu tham gia trùng với hợp đồng chính thì phát sinh hiệu lực trùng với HĐ chính, còn tham gia khi hợp đồng chính đang có hiệu lực thì thời điểm phát sinh hiệu lực là ngày kỷ niệm hợp đồng liền sau ngày nộp phí cho điều khoản này
Thời hạn bảo hiểm: 1 năm, tự động tái tục hàng năm
Quyền lợi bảo hiểm:
Trả tiền theo quy định trong “Bảng tỉ lệ trả tiền bảo hiểm” khi NĐBH phải điều trị ngoại khoa.
Trong bảng tỉ lệ trả tiền bảo hiểm có 199 tên phẫu thuật chính
2.2.10. Bảo hiểm thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn
BV - NR7/2001
Đối tượng được bảo hiểm:
Người được bảo hiểm trong các hợp đồng BHNT
Người thạm gia trong các hợp đồng An sinh giáo dục
Phạm vi bảo hiểm: các trường hợp TTTBVV do tai nạn và chết do tai nạn
Thời hạn bảo hiểm: 1 năm, tự động tái tục hàng năm
Quyền lợi bảo hiểm: Trả STBH trong trường hợp NĐBH chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn.
2.2.11. Bảo hiểm sinh mạng có thời hạn
Người được bảo hiểm:
Sống ở Việt Nam
Tuổi từ 18 đến 60 nhưng khi kết thúc hợp đồng không quá 70 tuổi
Người tham gia bảo hiểm:
Người được bảo hiểm
Vợ chồng, bố, mẹ, con của NĐBH
Người đỡ đầu hay giám hộ hợp pháp của NĐBH
Thời hạn bảo hiểm: 1, 2, 3, 4, 5, 10, 15 năm
Phạm vi bảo hiểm: bao gồm những rủi ro sau xảy ra với NĐBH
Chết do mọi nguyên nhân
Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn
Quyền lợi bảo hiểm:
Trường hợp NĐBH bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn trong thời gian hợp đồng có hiệu lực sẽ được chi trả STBH theo như trong phụ lục của hợp đồng.
Trường hợp NĐBH bị chết: nếu trong phạm vi được bảo hiểm thì sẽ được chi trả STBH theo điều khoản của hợp đồng
3. Tình hình phát triển của thị trường BHNT Việt Nam
Phát triển từ một thị trường bảo hiểm độc quyền, thị trường BH Việt Nam ngày nay đã đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt với sự ra đời của BHNT, thuật ngữ bảo hiểm đang dần quen thuộc với mỗi người dân trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Điểm nổi bật của thị trường BHNT Việt Nam thời gian qua thể hiện ở sự hoạt động sôi nổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt và toàn diện hơn. Từ năm 1996 đến giữa năm 1999 chỉ có Bảo Việt một mình một thị trường rộng lớn, đến nay trên thị trường đã có 5 doanh nghiệp: Bảo Việt; Công ty liên doanh Bảo hiểm Bảo Minh -CMG; Công ty bảo hiểm Prudential; Công ty Bảo hiểm Manulife; và công ty Bảo hiểm AIA. Nhìn vào tốc độ phát triển của doanh thu phí mỗi năm, chúng ta thấy thị trường BHNT Việt Nam đã phát triển một cách nhanh chóng.
Bảng 1: Tình hình doanh thu phí BHNT 96 - 2001
Qua đồ thị trên, chúng ta thấy:
Năm 1996, 1997 là năm Bảo Việt bắt đầu triển khai BHNT, khái niệm BHNT mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam và được triển khai đầu tiên ở Hà Nội, do mới xuất hiện và thị trường còn nhỏ hẹp nên doanh thu phí bảo hiểm còn rất nhỏ
Từ năm 1999, do có chính sách mở cửa của Nhà nước, thị trường BHNT Việt Nam đã trở nên thực sự sôi động với sự tham gia của các công ty BH nước ngoài. BHNT đã được trở nên quen thuộc hơn đối với người dân bằng công tác đại lý, bằng các tuyên truyền quảng cáo của các công ty bảo hiểm... sản phẩm bảo hiểm đã trở nên phổ biến hơn và được nhiều người quan tâm, khái niệm BHNT đã dần từng bước trở nên quen thuộc với người dân. Chính nhờ các chính sách cạnh tranh tích cực của các công ty bảo hiểm, doanh thu phí sản phẩm BHNT ngày càng tăng với tốc độ nhanh và như đã thấy, trong hai năm liên tiếp tổng doanh thu phí BHNT trên thị trường BH trong cả nước năm sau tăng gấp đôi năm trước (năm 1999 tăng 2,35 lần; năm 2000 tăng 2,32 lần). Đây là một dấu hiệu hết sức tốt đẹp hứa hẹn sự phát triển cho BHNT ở Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Mặc dù mới có tuổi đời hơn 5 năm nhưng thị trường BHNT Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào trên rất nhiều mặt.
Thứ nhất, đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu phí và số hợp đồng rất cao. Nếu như năm 1996 Bảo Việt mới triển khai thí điểm BHNT ở một số tỉnh thành và đạt được kết quả khá khiêm tốn với trên 1.200 hợp đồng và doanh thu phí chưa đến 1 tỷ đồng thì năm 2000 doanh thu phí BHNT toàn thị phần đã đạt 1.280 tỷ đồng với gần một triệu hợp đồng có hiệu lực. Đặc biệt, năm 2001 là năm đáng ghi nhớ của thị trường BHNT Việt Nam với doanh thu phí đạt 2.775 tỷ đồng (tương đương với 0.55% GDP), số hợp đồng có hiệu lực đến cuối năm 2001 đạt khoảng 1.6 triệu hợp đồng (tương đương 2% dân số). So với năm 2000, tốc độ tăng doanh thu phí năm 2001 đạt trên 94%, trong đó tốc độ tăng doanh thu phí của các hợp đồng mới đạt trên 53%. Nếu tính từ khi mới triển khai, tốc độ tăng doanh thu phí BHNT bình quân trong những năm qua đạt 250%/năm; còn nếu tính từ năm 1999 - năm có sự gia nhập của các công ty BHNT nước ngoài vào thị trường Việt Nam, tốc độ doanh thu phí bình quân đạt trên 54%/năm (cao hơn tốc độ tăng GDP rất nhiều).
Thêm vào đó là chất lượng khai thác cũng được nâng lên đáng kể, biểu hiện qua số tiền bảo hiểm trung bình/hợp đồng ngày càng cao, công tác đánh giá rủi ro được chú trọng hơn (thông qua việc áp dụng đánh giá rủi ro sức khoẻ, tài chính, xem xét mục đích tham gia bảo hiểm), tỷ lệ huỷ hợp đồng của toàn thị trường dưới 6%/năm (thấp hơn rất nhiều so với các thị trường khác).
Thứ hai, xây dựng mạng lưới kinh doanh rộng khắp, đa dạng hoá kênh phân phối. Các doanh nghiệp BHNT, điển hình là Bảo Viẹt đã xây dựng được mạng lưới cung cấp dịch vụ khắp cả nước, đáp ứng nhu cầu BHNT của mọi tầng lớp nhân dân, từ thành thị tới nông thôn. Mô hình tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp cũng ngày càng hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, việc đào tạo cán bộ, đại lý ngày càng được chú trọng và được xác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2977.doc