Hiệu quả nghệ thuật của ngôn ngữ giàu chất thơ cũng phát huy tới hạn ở tiểu thuyết “Trong sương hồng hiện ra”. Cùng khai thác đề tài chiến tranh, nhưng khác hẳn ngôn ngữ sử thi dài dòng, ngôn ngữ của truyện này dẫu đẫm chất trữ tình mà vẫn ngắn gọn, cô đọng, súc tích. Nhan đề cuốn sách cũng chính là cái tứ thơ để triển khai toàn bộ tác phẩm: “Một làn sương hồng từ từ kéo ngang qua mặt sông, che khuất dần cảnh vật. Bắt đầu là hòn cù lao xanh mướt, ngô non nổi trên mặt sông khi mùa cạn, sau đó là ngọn cau và thấp thoáng chuông nhà thờ bên kia sông cũng mờ dần và biến mất. Sương hồng phủ lên bãi cát phẳng lặng lúc tinh mơ, chưa có một dấu chân nào tàn nhẫn dày lên”; “Có lúc con người rơi vào trạng thái ngẩn ngơ, thơ thẩn trong thinh không, chìm đắm trong một màn sương dịu nhẹ, bồng bềnh, thấy mọi chuyện ở đời cứ diễn ra trước mắt như một cuốn phim, khi thì nhoè nhạt, lúc lại rõ tiếng rõ lời”. Kết thúc tác phẩm, màn sương hồng lại hiện lên: “Con tàu tương lai một lần nữa đỗ lại ở bến xe điện bên kia đường. Tân nhanh chóng đi ngang qua đường vừa kịp nhảy lên đúng lúc tàu chuyển bánh. Một màn sương màu hồng kéo qua, che lấp tất cả cảnh sắc rực rỡ của mùa thu. Màn sương hồng lãng đãng tan dần ”. Sự chất chứa của hình tượng, dồn nén của cảm xúc qua hàng loạt từ láy: ngẩn ngơ, thơ thẩn, bồng bềnh, nhòe nhạt, lãng đãng, thấp thoáng, rực rỡ đã chắp cánh cho những câu văn thấm đẫm chất thơ.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3563 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong 3 tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống này.
Nhiều người, kể cả một số làm chuyên môn, thường hiểu rằng, hậu hiện đại tức là sau hiện đại, tức là tân tiến hơn hiện đại. Chính vì vậy, có một nhà phê bình văn học khá nổi tiếng đã viết (đại ý) thế này: “Văn chương Việt Nam không hiểu đã đi hết nửa chặng đường hiện đại hay chưa, mà học đòi hậu hiện đại”. Mặc dù có nhiều điểm khó thống nhất, nhưng ở điểm này, chúng ta cần thống nhất ngay, hiểu như vậy là rất sai. Quan sát một số điểm về lí thuyết và thực tiễn sáng tác, chúng ta có thể tạm thời kết luận, hậu hiện đại là những cái khác hiện đại. Chữ hậu này, theo tôi, không chỉ thời gian. Nó có thể là trước, là sau, là đang tồn tại song song với cái hiện đại.
Về vấn đề cơ bản này đã có nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đề cập tới và đưa ra những nhận định sâu sắc, thuyết phục. Ở đây, nói một cách khái quát nhất, hậu hiện đại là một giai đoạn lịch sử xã hội quy định hình thái văn hoá, tổng thế những phong trào lí luận và sáng tác thể hiện tâm thức (mentalite) bao trùm của thời đại, cảm quan thế giới và con người, sự đánh giá khả năng nhận thức và vai trò, vị trí của con người trong thực tại. Tinh thần hậu hiện đại thể hiện ở khắp mọi lĩnh vực của đời sống văn hoá tinh thần, từ văn học nghệ thuật, hội hoạ, kiến trúc tới các nghành khoa học học cơ bản tự nhiên và xã hội. Một tác giả đã viết: "Đó không phải là chiếc túi đồng nát đựng những trò phá sản”. Câu viết tưởng chừng là sỉ vả, nhưng ngẫm kỹ đó cũng là cách định nghĩa đầu tiên về hậu hiện đại.
Trước khi tìm hiểu những yếu tố hậu hiện đại trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái, chúng ta cần phải hiểu hậu hiện đại là gì và văn học hậu hiện đại nói chung có những đặc điểm gì. Đó là:
Hiện thực mang tính phi trọng tâm.
- Ngôn ngữ mang tính cực hạn.
Nhân vật mang tính phi tuyến, tẩy trắng tên nhân vật.
Kết cấu phân mảnh.
Giọng điệu chủ yếu là giễu nhại.
Chương II
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong 3 tiểu thuyết
“Trong sương hồng hiện ra”, Cõi người rung chuông tận thế”, “ Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái
Hiện thực mang tính phi trọng tâm
Hiện thực mang tính phi trọng tâm hay tình huống giả tưởng trong cốt truyện. Trong sáng tác của Hồ Anh Thái còn có kiểu tình huống giả tưởng. Tình huống này xuất phát từ tưởng tượng hư cấu, trong đó hoàn cảnh, môi trường do nhà văn sáng tạo ra và đặt nhân vật vào để bộc lộ tính cách. Tình huống được xem như một giả thiết, một phép thử đối với con người và cuộc sống. Hồ Anh Thái sử dụng thành công cả trong tiểu thuyết lẫn truyện ngắn. Tình huống giả tưởng còn được sử dụng trong các tiểu thuyết như: Mười lẻ một đêm, Trong sương hồng hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế.
Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm bắt đầu bằng tình huống "có một người đàn ông và một người đàn bà bị nhốt trong căn hộ trên tầng sáu suốt mười một ngày đêm". Đó là hai người nửa bạn nửa tình thời trẻ, rồi chia tay nhau, ai cũng đã lập gia đình. "Hơn mười năm mới gặp lại và lần đầu tiên họ muốn trao thân cho nhau”. Họ được người bạn - Họa sĩ Chuối Hột - cho mượn căn hộ để gặp gỡ. Anh bạn họa sĩ tốt bụng khóa cửa buổi sáng, hẹn chiều về giải phóng cho đôi tình nhân, nhưng anh ta đi luôn. Trong tình huống "bị nhốt”, không thể thoát ra ngoài lại chẳng còn cái gì ăn, đói xanh mắt, không kể cho nhau nghe chuyện mình, chuyện người, chuyện đời, ... thì người đàn ông và người đàn bà con biết làm gì, ngoài việc ái tình mà họ chỉ định làm trong có một ngày, để trả nợ tình xưa. Chỉ một tình huống trớ trêu ấy mà cả một không gian xã hội rộng lớn đã mở ra, mở ra theo những trải nghiệm quá khứ của ba nhân vật tham gia tấn trò đời. Họa sĩ Chuối Hột, Người đàn ông, Người đàn bà. Tiếp đó là hàng loạt nhân vật khác. Bằng tình huống "bị nhốt", tác giả Mười lẻ một đêm đã phanh phui những cái lẽ ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc sống. Mặt khác, Hồ Anh Thái cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống hiện tại đều đang ngổn ngang, các giá trị cần phải được nhìn nhận lại và để có một trật tự tương đối, sẽ phải mất không ít thời gian và nỗ lực cho nó.
Tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, nhà văn từ cuộc sống hiện tại nhận thức lại quá khứ. Cuộc sống thời chiến, có cả cái tốt, cả cái xấu. Xã hội con người muôn đời đã như vậy. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Tân, năm 1987 mới mười bảy tuổi, do sự cố nhà đổ, bị điện giật, anh bất tỉnh. Trong cơn bất tỉnh, Tân (như quan niệm dân gian là hồn của Tân) đã trôi dạt về hai mươi năm trước, là năm 1967, khi chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc đến độ ác liệt. Tân trở lại nơi cha mẹ anh sống ngày xưa, chứng kiến được cả buổi đầu cha mẹ anh tìm đến với nhau. Anh được chứng kiến những cuộc không kích dữ dội của máy bay Mỹ. Anh cũng thấy có những lúc thật bình yên giữa cuộc chiến, người ta vẫn làm ăn, đàn hát và yêu nhau. Tân, hay là hồn của một người có tri thức ở năm 1987, chính là phân thân của nhà văn, đã cảm phục những con người dũng cảm như Đô, như Trinh, và cũng hiểu rằng cùng sống bên họ có không ít những kẻ giả dối, hèn nhát và trục lợi, điển hình là ông Tựu nhỏ nhen và háo danh, là bà ngoại của Tân, một cán bộ cách mạng mà đầy toan tính, cơ hội và rất khinh người… Xã hội con người muôn đời vẫn như vậy. Qua tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, ta thấy Hồ Anh Thái nhìn đời thoải mái mà dung thứ. Anh nhìn rõ, con người vốn rất đa dạng về nhân cách, nên không kỳ vọng về con người, nhưng bao giờ anh cũng trân trọng con người với tất cả sự phức tạp trong họ.
Trong Cõi người rung chuông tận thế, khẳng định sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, khẳng định giá trị của sự sám hối, giác ngộ của con người. Những chi tiết sau đây có thể thấy được bản chất của các nhân vật : với thằng Cốc, kẻ được xem là thanh lịch và cao quý được thể hiện qua chi tiết lời nói: "Đêm nay em đừng về khách sạn, về nhà anh mà ngủ. Khiếp, nói năng trắng trợn thế? Vậy phải nói thế đéo nào?... có hay không, nói ngay?... có muốn thành hoa hậu á hậu hay thành thương binh? Cốc giẫm một cái phủ đầu lên số 12... Nói ngay, có muốn thành con què lê bước qua sân khấu hay không, nói? Vâng, thôi thì em đi với anh”. Còn với thằng Phũ: "Sau khi thằng Phũ chết, tôi thấy trong tủ quần áo của nó có một chiếc ca táp Nhật,... Trong chiếc cặp có 101 chiếc quần lót phụ nữ. Vậy là trong một quãng đời ngắn ngủi chín năm làm đàn ông (tính từ năm 14 tuổi) ông mãnh đã sống bằng cuộc đời của 101 người đàn ông đạo đức suốt đời chỉ biết có một người đàn bà”. Với Yên Thanh, đứa con gái mang gương mặt hoa khôi cũng thác loạn và bệnh hoạn không kém qua chi tiết thực sự gây "sốc” khi tuyên bố: "các anh đã chiêu đãi hoa khôi thì bây giờ đến lượt hoa khôi chiêu đãi các anh”, và sau đó "một mình hoa khôi chiến đấu cùng lúc với ba gã con trai trần trụi mà vẫn thừa ra hai gã”. Những chi tiết nêu trên về nhân vật đủ cho thấy sức mạnh của chi tiết trong việc biểu hiện nhân vật.
2. Nhân vật mang tính phi tuyến, tẩy trắng tên nhân vật
Thủ pháp dân gian hoá nhân vật được cụ thể hoá ở phương thức đặt tên, lai lịch và diện mạo. Người viết thường dựng chân dung con người bằng kỹ xảo làm mờ, làm nhoè, tẩy trắng tính cách hệt như trong truyện cổ. Nhân vật được tái hiện khá giản đơn, mang tính chất phiếm chỉ rất rõ. bên cạnh số ít nhân vật được nhận mặt đặt tên vẫn hiện hữu một số lượng lớn nhân vật chức năng, được nhà văn đưa vào như những thanh công cụ, có tác dụng trợ giúp đắc lực nhằm hiển thị tính đa diện của vấn đề như nhân vật đám đông, nhân vật phân thân. Họ hiện lên như một khối hỗn tạp, xen lẫn thực ảo. Đó là điểm chung của những sáng tác ít nhiều chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa hậu hiện đại: Xu hướng nhạt hóa, mờ hóa nhân vật, con người từ sự nỗ lực khẳng định mình như một “nhân vị” đúng nghĩa ở giai đoạn trước giờ trở nên mờ mờ nhân ảnh.
Cố ý xóa bỏ dấu hiệu nhận biết trong tái tạo hình tượng nhân vật cũng là đặc điểm nổi bật trong thi pháp truyện ngắn của nhà văn gốc Nghệ này. Tác phẩm của ông thường gây ấn tượng bởi những cái tên không ra tên. Nhan nhản trong truyện ngắn Hồ Anh Thái là hàng trăm nhân vật không tên, không tuổi, không nguồn cội. Tác giả làm “giấy khai sinh” cho họ bằng nhiều hình thức: Gắn với nghề nghiệp, địa vị, chức tước: ông giám đốc, võ sư, ông sử, bà viện phó, gã chuyên viên, ông viện trưởng, chị nhà văn, ông Việt kiều, chàng thư kí toà soạn, ông tổng biên tập, hoạ sĩ, chị nhà văn…
Cách định danh như thế làm cho con người có nguy cơ bị huỷ hoại, thủ tiêu bản sắc cá nhân, đánh mất quan hệ với đồng loại – nhân tố cốt lõi làm nên chân giá trị của mỗi cá thể như quan niệm về thế giới và con người của văn chương truyền thống. Với thủ pháp này, người viết buộc người đọc tiếp xúc với hình tượng bằng điểm nhìn từ phía bên ngoài. Nhân vật dường như chỉ là cái bóng của hiện thực, là những khuôn mặt tượng trưng cho một loại người trong xã hội: vô lương tâm, vô tình, bàng quan, vật dục, lố bịch, hợm hĩnh… Ở họ luôn tiềm tàng nỗi cô đơn, lạc loài, tâm trạng hoài nghi trước cuộc sống, mất khả năng giao tiếp, khó hoà hợp với thế giới xung quanh.
Sáng tác của Hồ Anh Thái không coi việc miêu tả ngoại hình nhân vật là một thủ pháp quan trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại hình của nhân vật lại thể hiện được cái hồn, tính cách cũng như dự báo về số phận nhân vật.
Kiểu đặt tên rất xấu cho nhân vật hay gọi tên nhân vật như những kí hiệu bằng các đặc điểm nổi bật, trước Hồ Anh Thái đã có người làm. Trước đây đã có những Typn, Hoàng Hôn, Văn Minh, ... của Vũ Trọng Phụng ; những Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận, … của Nam Cao; … Đấy đều là những cái tên “có vấn đề”, đều thể hiện quan niệm về con người của nhà văn.
Còn đối với Hồ Anh Thái, bản chất, đặc điểm của nhân vật lại thể hiện rất rõ qua những cái tên như: Cốc, Bóp, Phũ (Cõi người rung chuông tận thế) hay họa sĩ Chuối Hột, ông Vip (Mười lẻ một đêm)... Chỉ với cái tên, người đọc có thể hình dung ra nhân vật với mọi cái xấu xa và tức cười. Tên nhân vật Cốc được giải thích: "Nó tên là Công. Lũ bạn gọi nó là Cốc. Cốc đọc chệch đi thì được một cái tên Mỹ - Cock. Cock là con gà trống, vừa có nghĩa là cái vật ngọ nguậy giữa đôi chân một gã trai. Cả hai nghĩa đều đúng với thằng Cốc”.
Như vậy, tên gọi có vẻ trừu tượng nhưng đạt hiệu quả không hề thua kém việc khắc họa nhân vật qua ngoại hình hay qua ngôn ngữ. Và khả năng tự biểu hiện của những cái tên này rất cao, người đọc đã có thể hình dung được bản chất, đặc điểm nổi bật về tính cách, lối sống mà chưa cần đi sâu vào chi tiết hay hành động của nhân vật. Hồ Anh Thái đã có dụng ý xây dựng nhân vật có tính chất đại diện cho một loại người nào đấy trong xã hội, có sức khái quát rất lớn. Dường như anh muốn xóa nhoà cá tính của từng nhân vật để chỉ ra đặc tính chung của một loại người. Từ đó nhà văn dẫn người đọc đi tới nhận thức về cuộc sống. Đây là một thủ pháp đắc địa được anh sử dụng thành công. Đó là những con người thiếu bản sắc, dễ hòa tan, sống hời hợt, nhợt nhạt, thể hiện sự nhố nhăng lai tạp, nhiều thói xấu của đời sống hiện đại. Hồ Anh Thái không ngần ngại gọi tên nhân vật bằng những ký hiệu lấy ra từ những đặc điểm thuộc về nghề nghiệp, tuổi tác, chức vụ, chức danh hay ngoại hình và không hề giấu diếm nụ cười hài hước trước thói xấu của con người hiện đại. Cách gọi tên nhân vật kiểu này có tác động lớn bởi nó thực sự đã "động chạm" đến nhiều con người trong xã hội, đến nhiều người đọc vì có thể thấy bóng dáng mình trong đó. Với tầm bao quát rộng về đời sống, với kiểu gọi tên nhân vật độc đáo đã đem lại một ấn tượng "như thật”, Hồ Anh Thái "đích thực phải làm người tử tế”, đầy trách nhiệm với cuộc đời.
3. Ngôn ngữ mang tính cực hạn
Hiệu quả nghệ thuật của ngôn ngữ giàu chất thơ cũng phát huy tới hạn ở tiểu thuyết “Trong sương hồng hiện ra”. Cùng khai thác đề tài chiến tranh, nhưng khác hẳn ngôn ngữ sử thi dài dòng, ngôn ngữ của truyện này dẫu đẫm chất trữ tình mà vẫn ngắn gọn, cô đọng, súc tích. Nhan đề cuốn sách cũng chính là cái tứ thơ để triển khai toàn bộ tác phẩm: “Một làn sương hồng từ từ kéo ngang qua mặt sông, che khuất dần cảnh vật. Bắt đầu là hòn cù lao xanh mướt, ngô non nổi trên mặt sông khi mùa cạn, sau đó là ngọn cau và thấp thoáng chuông nhà thờ bên kia sông cũng mờ dần và biến mất. Sương hồng phủ lên bãi cát phẳng lặng lúc tinh mơ, chưa có một dấu chân nào tàn nhẫn dày lên”; “Có lúc con người rơi vào trạng thái ngẩn ngơ, thơ thẩn trong thinh không, chìm đắm trong một màn sương dịu nhẹ, bồng bềnh, thấy mọi chuyện ở đời cứ diễn ra trước mắt như một cuốn phim, khi thì nhoè nhạt, lúc lại rõ tiếng rõ lời”. Kết thúc tác phẩm, màn sương hồng lại hiện lên: “Con tàu tương lai một lần nữa đỗ lại ở bến xe điện bên kia đường. Tân nhanh chóng đi ngang qua đường vừa kịp nhảy lên đúng lúc tàu chuyển bánh. Một màn sương màu hồng kéo qua, che lấp tất cả cảnh sắc rực rỡ của mùa thu... Màn sương hồng lãng đãng tan dần…”. Sự chất chứa của hình tượng, dồn nén của cảm xúc qua hàng loạt từ láy: ngẩn ngơ, thơ thẩn, bồng bềnh, nhòe nhạt, lãng đãng, thấp thoáng, rực rỡ… đã chắp cánh cho những câu văn thấm đẫm chất thơ.
Không vồn vã ồn ào, không phô trương, không đao to búa lớn, ngôn ngữ giàu chất thơ trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái luôn dung dị, nhỏ nhẹ, duyên dáng. Giống như một ảo thuật gia ngôn từ, nhà văn đã thổi hồn, phục trang lại cho những từ ngữ có vẻ nhặt sẵn từ kho từ vựng tiếng Việt, tạo ra thứ ngôn ngữ thuần hậu phương Đông của riêng mình - một kiểu ngôn ngữ có khả năng kiến tạo những khoảng lặng trong tâm hồn người đọc để trí tưởng tượng, cảm xúc thăng hoa đến khôn cùng: “Cánh cửa tâm hồn Toàn đóng chặt, và bị nhốt trong đó, tâm hồn anh cựa quậy, đòi hỏi hoạt động, đòi hỏi trút bỏ những điều dồn nén. Thế là trái tim cất lời thành thơ, trong cái lồng ngực giam cầm nó. Nói ra được, Toàn lại có nhu cầu có được người để nghe, chia sẻ”. Mỗi lần đạp xe dưới trăng, Toàn như rơi vào một thế giới khác. Trong cái thế giới ấy, tâm hồn anh được thanh lọc mọi bụi bẩn của đời thường xô bồ, xảo trá. Anh thả mình trôi đi cùng ánh trăng, bỏ lại sau lưng mọi lo âu toan tính. Con người và thiên nhiên hòa làm một trong khoảng không vô trùng lai láng một dòng trăng. Việc chuyển điểm nhìn từ cao xuống thấp, xa tới gần, người đến vật khiến truyện giống như một giấc mơ, một thế giới của cái đẹp không lời, một bài thơ với những nhịp mạnh của động từ “rây”, “xối”, đan cài những nhịp nhẹ “rải”, "trôi”, những trùng điệp của ánh trăng (9 câu văn có tới 7 từ trăng: ánh trăng, vầng trăng, trăng, đường trăng, đêm trăng, cỗ xe vàng), những day dứt của suy nghĩ, thôi thúc của ước mơ… tất cả đều vang vọng chất thơ không dứt.
Nếu ma lực của ngôn ngữ đời thường đẩy tác giả rơi vào “cơn ác mộng” trong “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” thì ngôn ngữ đầy chất thơ lại tạo ra lực hút kéo anh ra khỏi cơn ác mộng ấy và đưa người viết cũng như người đọc chìm đắm trong một “giấc mơ” dài. Đó là giấc mơ về sự bình yên, về tình yêu, về cái thiện, cái tốt đẹp, thiên lương... Việc sử dụng ngôn ngữ văn xuôi có tính chất "thơ hóa" này như một cách làm nhòe đi, mờ đi ranh giới giữa thực và ảo. Sự gia tăng nhạc tính và hình tượng của nó giúp chúng ta cảm nhận về cuộc sống, về con người sâu sắc hơn, toàn diện hơn đồng thời có khả năng đưa độc giả vào thế giới của những cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng mà ngôn ngữ thông thường ít khi đạt được. Phong cách ngôn ngữ này cũng cho thấy sự đa dạng của văn tài Hồ Anh Thái, tạo ra một chân ảnh hoàn toàn khác về anh: không phải là một “góa phụ” ngoa ngoắt với cái nhìn nanh nọc, tỉ mẩn, luẩn quẩn, sắc nhọn mà là một “cô gái đẹp” (Xuân Anh), một nữ “đồng trinh” trong trắng, ngây thơ với bao khát khao, mơ ước. Kế thừa, cách tân, phát triển ngôn ngữ sử thi giai đoạn trước, đồng thời là sự tiếp biến ngôn ngữ của thể loại trữ tình, ngôn ngữ đầy chất thơ trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái đã phát huy được tối đa khả năng thanh lọc hoá tâm hồn cho người đọc.
Kết cấu truyện phân mảnh
Như là những mảnh vỡ được sắp xếp lại, kết cấu truyện bị chia thành những mảnh nhỏ.
Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế làm cho người đọc chấn động bởi nhiều chi tiết biến cố bất ngờ xẩy ra liên tiếp. Mọi tình tiết trong truyện đang diễn ra thuận chiều nhưng hết sức bất ngờ khi nhà văn tạo ra những đứt gãy trái với lôgíc, quy luật thông thường. Tác giả cố ý xen vào những biến cố, sự việc ngược với tình huống dự đoán của người đọc.Tác phẩm đưa ra nhiều tình huống vô lý, đó là dục vọng của những kẻ gây ác thích làm điều ác. Người đọc có lúc có cảm giác uất nghẹn, tuyệt vọng trước cái ác lộng hành. Những cái chết được báo trước là một cách giải quyết hợp lý, là một sự báo ứng của luật nhân quả. Miêu tả cái chết của thằng Cốc, nhà văn viết “ Thằng Cốc bỗng giật nảy theo phương thẳng đứng, nảy mạnh nâng cao, sau đó nó rơi xuống vặn xoắn, quẫy tròn như một con cá mập mắc câu”. Lý do cái chết không ai có thể đoán được? Còn cái chết của thằng Bóp treo cổ trong phòng tắm và cái chết của thằng Phũ khi đuổi theo người phụ nữ để trả thù cho hai thằng bạn: “ Thằng Phũ bật ra khỏi xe và quay tít, đầu quật vào một gốc cây vỡ toang, sọ lăn lông lốc mấy vòng rồi nằm vắt mình trên miệng cống để ngỏ… cả phần hộp sọ phía sau ở trên gáy một chút biến đâu mất giống như một cái gáo dừa trống không…”. Những chi tiết trên đặt ra vấn đề sự sống phải hợp với quy luật nhân quả . Hồ Anh Thái đã rung một tiếng chuông cảnh báo cõi người.
Trong “Mười lẻ một đêm” kể về một người đàn ông, một người đàn bà, vì một lý do hết sức quái chiêu đã bị nhốt trên tầng 6 chung cư. Điện thoại… nhiễu thông, rồi hết pin. Đành ngồi kể chuyện cho nhau nghe. Và 1.001 câu chuyện đời nay được tác giả kéo màn. Một người đàn ông, một người đàn bà, một bà mẹ “mười hai bến nước”, một thằng choai choai, một ông “Víp”, một cậu bé “người cá” sinh ra để gắn với chiếc xe lăn. Sáu nhân vật, sáu mặt của khối rubic, tác giả khéo xoay, khéo “đá” ngang tạt dọc, thành đủ thứ chuyện. Từ hội thảo quốc tế đến “hội thảo” mua trang trại của các mệnh phụ phu nhân. Từ “bãi cò” của mấy cô cậu sinh viên vào đến chân tượng đài chiến thắng của nhà văn hóa lớn. Từ ông “Víp” từng xuất hiện trên ti vi cho đến thằng choai choai đầu nửa xanh nửa đỏ… Chuyện to, chuyện nhỏ đan cài vào nhau, đọc mà thấy ngả nghiêng. Ngả nghiêng vì cười, ngả nghiêng vì tất cả… ngả nghiêng! Thoáng đôi lúc thấy tác giả… đanh đá, thoáng đôi lúc thấy tác giả đùa dai, thoáng đôi lúc cả thấy tác giả “quá quắt” lắm! Nhưng ngẩng đầu khỏi trang sách, nhìn ra quanh đời, lại thấy cái đanh đá, đùa dai, quá quắt kia còn là… văn học!
Câu chuyện không diễn ra ở bên trong cánh cửa, mà ở ngoài kia, nhốn nháo và đầy nghịch lý. Chuyện của 11 ngày đêm lại chính là chuyện của hai đời người, của mấy đời người, của một thời thế, của hôm qua và hôm nay được qui chiếu trong cái nhìn trào lộng, phóng đại để rồi bất ngờ thu hẹp lại sắc nét và tinh quái.
Một điều khác dễ nhận thấy của Mười lẻ một đêm, xuất phát từ chính đặc điểm thông tấn của cuốn tiểu thuyết này, chính là cấu trúc bị đứt gãy của tác phẩm, giống như một bản tin báo chí vẫn có thể nhảy từ một phân đoạn quan trọng này sang một phân đoạn quan trọng khác mà không cần đến những đoạn nối. Ở đây không phải cấu trúc bề mặt của Mười lẻ một đêm, bởi vì trong đó vẫn có sự tuần tự theo kiểu cổ điển (đôi tình nhân bị nhốt được giải cứu và chia tay) mà là cấu trúc nội tại của tác phẩm.
Nói một cách khác, sự liên kết về mặt tâm lý giữa các nhân vật trong Mười lẻ một đêm không có được cái logic như lẽ ra nó cần phải có. Người đọc tinh ý có thể thấy hụt hẫng với những sự xuất hiện khá gượng ép của cậu bé hàng xóm giải cứu cho đôi tình nhân và đặc biệt là cái chết của thằng Cá. Có vẻ như Hồ Anh Thái đã cố tình “đẩy” những nhân vật này ra sân khấu để “giải quyết” giúp những tình huống anh đã bày ra trước đó mà không tính đến việc để cho chính cái logic nội tại của tiểu thuyết phải dẫn đến giải quyết những tình huống đó.
Mà cũng có vẻ như tác giả không buông tha bất cứ điều gì. Chuyện học thuật phong cấp phong hàm, “được tin dùng thì bằng cấp kiến thức chỉ là thủ tục”; chuyện gái trai nhà nghỉ nhà trọ; chuyện hát hò, vẽ tranh nặn tượng, chữ nghĩa văn chương; cả chuyện đái đường và du lịch rác... đến chuyện cô gái tuổi ba mươi “chưa chồng vì quá chín chắn”, chuyện các doanh nhân thời mở cửa “đã yêu là yêu tỉnh táo”, chuyện các mađam quyền cao chức trọng dắt nhau tìm đất trang trại lập hội khai hoang, chuyện ông Vip được voi thì đòi Hai Bà Trưng... đều có đủ, như chính cuộc sống vội vã này.
5. Ngôn từ nghệ thuật – hoàn cảnh hóa và giễu nhại
Châm biếm, mỉa mai, trào lộng, hài hước là những nhân tố tạo nên sắc thái giễu nhại trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái. Hầu như toàn bộ kinh nghiệm cọ xát của nhà văn với ngôn ngữ đời sống thực tế đều được huy động: lối nói nhại, nói lái, tiếng lóng… thường xuyên hiện diện với tất cả nồng độ bụi bặm phố phường. Sức phê phán của chúng vừa có tính phủ định, công phá mạnh mẽ đối với cái xấu xa, lỗi thời vừa có ý nghĩa khẳng định, xây mới.
Mười lẻ một đêm gần với một thứ tiểu thuyết hoạt kê, gợi nhớ đến không khí của Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) bởi những nhân vật có phần nghịch dị trong đó, bởi giọng văn châm biếm, bởi cái nhìn sắc sảo như muốn phanh phui tất cả những cái xấu ở đời. Chuyện mười lẻ một ngày đêm đâu chỉ là chuyện của một đôi tình nhân trớ trêu bị nhốt trong căn phòng của một người bạn mà thực chất là chuyện của cả một thời thế, một cõi người ở ngoài kia nhốn nháo và đầy nghịch lý được quy chiếu trong một cái nhìn trào lộng và phóng đại. Chuyện học thuật phong cấp phong hàm, chuyện trai gái nhà nghỉ nhà trọ, chuyện hát hò vẽ tranh nặn tượng, chữ nghĩa văn chương, chuyện các doanh nhân thời mở cửa, chuyện các mađam quyền cao chức trọng dắt nhau tìm đất trang trại lập hội khai hoang, thậm chí cả chuyện đái đường và du lịch rác... Vì lẽ đó trong Mười lẻ một đêm, người ta thấy hiện rõ bộ mặt Hà Nội, Sài Gòn, với “sự giàu xổi của giới trí thức, sự kệch cỡm của những phòng khách, sự tẻ nhạt của lớp thị dân, thói trưởng giả của giới thượng lưu…”
Mười lẻ một đêm là cuốn tiểu thuyết thành công của Hồ Anh Thái, ở đó chủ âm là giọng giễu nhại, hài hước. Được kể chủ yếu theo kiểu hoạt cảnh nhờ việc tạo dựng ra những màn kịch nhỏ trong một màn kịch lớn, vở hài kịch về chuyện hẹn hò thời hiện đại được Hồ Anh Thái “cường điệu” một cách hợp lí. Lồng vào câu chuyện hẹn hò của hai nhân vật chính này là biết bao con người, biết bao mảnh đời khiến độc giả cười ngả nghiêng mà chua xót. Giễu nhại văn hóa thi hoa hậu: “Bạn sẽ làm gì ngay sau khi đăng quang hoa hậu? Em kính thưa ban giám khảo, nếu em đăng quang hoa hậu, việc đầu tiên em sẽ hiến thân cho người nghèo trong xã hội”. Giễu nhại hội Lim: “…Bờ ao kè xi măng. Không còn bờ cỏ tự nhiên. Mấy con thuyền bằng sắt tây chen nhau đi vòng quanh bờ ao. Anh hai đi giày Tây, chị hai đi giày khủng bố. Anh hai khăn đóng áo dài, chị hai tứ thân mớ ba mớ bảy. Mỗi người cầm một cái micơzô. Còn duyên ngồi gốc cây thông, Hết duyên ngồi gốc cây hồng hái hoa”
Giọng điệu giễu nhại không chỉ bộc lộ qua cảm hứng mà thể hiện rõ qua việc cấu tạo ngôn ngữ, cấu trúc câu. Chất giễu nhại, chất trào tiếu dân gian làm nổi rõ sự va đập giữa hai mảng sáng tối: một thế giới của văn hóa và một thế giới lộn nhào mọi giá trị, lố bịch và kệch cỡm. Chính sự dung hợp giữa chất trào tiếu dân gian và chất suy tưởng bác học ấy đã khu biệt giọng điệu Hồ Anh Thái trong bản hợp xướng nhiều bè của tiểu thuyết Việt Nam đương đại Việt nam.
Thường gặp nhất trong kĩ thuật dụng ngôn của nhà văn là cách thức hoàn cảnh hóa ngôn ngữ văn học. Tác giả cũng đã cho thấy sự hiện diện của ngôn ngữ mạng đã phần nào thủ tiêu vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt và cũng thiêu trụi bản chất của sự thật sau những con chữ vô âm sắc, vô tình điệu: “thiêu trụi bản chất của sự thật sau những con chữ vô âm sắc, vô tình điệu: “Chàng nhắn cho bốn người khác nhau cùng một nội dung: May tim cho tao xem lao hoa si trong chuoi o dau, bao no ve ngay. Me no chet. Câu mẹ nó chết rất rõ ràng, rất khó hiểu nhầm. Bà tha thứ cho chúng con, chẳng qua chúng con chỉ muốn dụ gã giời đánh về mở cửa cho chúng con ra mà thôi, bà mà bị nhốt từ sáng đến đêm thế này thì bà cũng phải nhắn gã như vậy. Thế là cả chàng cả nàng phải biên tập lại cái tin nhắn, không thể để hiểu nhầm là mày tìm chó tao. Tìm người, ai tìm chó làm gì. Nó phải thế này: May tim xem Hoa Si Trong Chuoi o dau, bao no ve nha ngay. Me no chet. Rõ ràng quá đi rồi. Bấm. Bấm. Bấm. Bấm. Bốn cái bấm đi sao cũng có cái hồi âm. Lia một băng đạn sao cũng có đứa dính.
Tám giờ kém năm có hồi âm đầu tiên. Tao deo hieu may noi gi tao dang deo mot em den nha hat lon em me xem hat tao thi chieu. Có chó mới hiểu thằng đầu đất này viết gì. Đến lúc hiểu được thì biết nhắn tiếp cho nó cũng bằng thừa.
Chín giờ ba mươi mới có hồi âm của kẻ thứ hai. Cho tao gui loi chia buon. Tao dang o sai gon di choi cho lon, khong ra duoc”. Cũng bởi thế mà trong “Nham”, tác giả đã phải thốt lên: “Noi that voi em, tieng Viet khong co dau chi con la cai xac khong hon. That bat tien! Thu tieng giau va dep ay gan nhu bi sat thuong khi dem viet ra khong co danh dau nhu the nay”. Từ bề sâu con chữ vang vọng lời cảnh tỉnh khẩn thiết của người viết: Ngôn ngữ - kết tinh văn hoá cao nhất của loài người, niềm tự hào của mỗi dân tộc – đang đứng trước nguy cơ bị huỷ diệt bởi m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong 3 tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.doc