MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
5. Kết cấu của đề tài 2
Phần nội dung 3
Chương 1: Giao tiếp và đời sống tình cảm - hai nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách lứa tuổi đầu thanh niên 3
1.1. Hệ thống các khái niệm 3
1.1.1. Lứa tuổi đầu thanh niên 3
1.1.2. Hoạt động giao tiếp 4
1.1.3. Đời sống tình cảm 4
1.2. Đánh giá chung 5
Chương 2: Vai trò của giao tiếp và đời sống tình cảm đối với sự hình thành nhân cách lứa tuổi đầu thanh niên Việt Nam giai đoạn hiện nay 6
2.1. Ảnh hướng của hoạt động giao tiếp đến sự hình thành nhân cách lứa tuổi đầu thanh niên 6
2.1.1. Ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp xã hội 6
2.1.2. Ảnh hưởng của khách thể giao tiếp trong quá trình giao tiếp diễn ra 8
2.2. Ảnh hưởng của đời sống tình cảm đến sự hình thành nhân cách của lứa tuổi đầu thanh niên 10
2.2.1. Vai trò của tình cảm gia đình 11
2.2.2. Vai trò của tình bạn 13
2.2.3. Vai trò của tình yêu và các tình cảm đạo đức khác 17
Chương 3: Đánh giá thực trạng và đề ra phương hướng 20
3.1. Đánh giá thực trạng phát triển nhân cách của thanh niên giai đoạn hiện nay 20
3.1.1. Những bước phát triển 20
3.1.2. Những hạn chế và tồn tại 21
3.2. Giải pháp và phương hướng 23
Phần kết luận 26
Danh mục tài tiệu tham khảo 27
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5811 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của giao tiếp và đời sống tình cảm đến sự phát triển nhân cách lứa tuổi đầu thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lứa tuổi này thường tạo nên những “cú sốc” tâm lý rất khó phai mờ ở giai đoạn phát triển lứa tuổi về sau.
Qua giao tiếp, các em có một cái nhìn khác về cuộc sống cùng như các mối quan hệ sâu sắc phức tạp của xã hội. Lứa tuổi đầu thanh niên có đặc điểm tâm lý ưa mộng mơ, lãng mạn, bị tác động nhiều bởi các yếu tố sách vở nên thường nhìn cuộc sống qua một lăng kính “màu hồng”. Trải qua quá trình giao tiếp với cộng đồng xã hội, các em dần đưa ra được những đánh giá về bản thân và người khác như: sự so sánh về ngoại hình, tính cách, điều kiện sống của mình và những người bạn thân, đánh giá về mức độ quan tâm của cha mẹ đối với nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân… Những nhận xét, đánh giá này tuy đã sâu sắc hơn so với lứa tuổi thiếu niên nhưng vẫn còn mang nặng tính chủ quan và chưa đạt đến độ chín chắn. Bởi vậy, trong giai đoạn nhạy cảm này rất cần sự quan tâm uốn nắn sát sao của người lớn, nhằm tránh cho các em hình thành luồng tư tưởng bi quan, lệch lạc.
Ảnh hưởng của khách thể giao tiếp trong quá trình giao tiếp diễn ra.
Khách thể giao tiếp chính là các cá nhân, hội, nhóm mà chủ thể giao tiếp thực hiện các mối quan hệ qua lại. Đối với lứa tuổi đầu thanh niên, khách thể của hoạt động giao tiếp thường là cha mẹ, thày cô giáo, bạn bè… Trong đó, đối tượng có sự ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành nhân cách của các em chính là bạn bè.
Tầm ảnh hưởng của đối tượng giao tiếp đến nhân cách của lứa tuổi đầu thanh niên có thể phân chia thành ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực.
*Tác động tích cực.
+ Tác động về mặt nhận thức:
Khi tiếp xúc với những người có tri thức, có hiểu biết xã hội, lứa tuổi đầu thanh niên mau chóng thu nhận được vốn sống thực tế, thúc đẩy quá trình tự bồi dưỡng và làm phong phú thêm cho tâm hồn mình. Những bài học các em tích lũy được không chỉ là kiến thức khoa học phục vụ cho quá trình học tập trong nhà trường mà còn là kiến thức xã hội mà sách vở không thể truyền đạt hiệu quả được.
+ Tác động về nhân cách sống:
Khi gần gũi, tiếp xúc với những cá nhân có thành tích nổi bật, có nhiều ưu điểm, lứa tuổi đầu thanh niên vốn mang sẵn tâm lý “cạnh tranh” và muốn khẳng định mình sẽ nảy sinh chí hướng phấn đấu cho tương lai, từ đó nó trở thành mục đích để các em vươn lên trong học tập, trong cuộc sống.
Trong quá trình giao tiếp, các em nhận được lời khen, chê, đánh giá của bạn bè và người lớn. Thông qua đó mà lứa tuổi này có thể điều chỉnh được bản thân mình, vươn tới những giá trị cao đẹp.
+ Tác động đến đời sống tâm hồn tình cảm:
Hoạt động giao tiếp với bạn bè, thày cô, gia đình nói riêng và xã hội nói chung sẽ hun đúc, bồi dưỡng, làm giàu đẹp phong phú tâm hồn đang dần trưởng thành của các em. Nó giúp các em phát triển tình yêu với cuộc sống, với con người. Nó có tác dụng sâu sắc trong việc hoàn thiện phần “Người” trong mỗi cá nhân mà ở lứa tuổi trước đó có thể chưa có ý thức rõ ràng.
Những thay đổi tích cực trên phần lớn là do tác động từ phía tập thể và do quá trình tự nhận thức, tự điều chỉnh của các em. Nó thường xảy ra sau một thời gian cá nhân hòa nhập, giao tiếp với cộng đồng. Nếu tách mình ra khỏi tập thể, khỏi cộng đồng, không thực hiện hoạt động giao tiếp xã hội, con người nói chung và lứa tuổi đầu thanh niên nói riêng khó có thể hình thành một nhân cách tốt đẹp cho bản thân mình.
*Tác động tiêu cực.
Ngược lại với những ảnh hưởng tích cực đã nêu ở trên,các khách thể của hoạt động giao tiếp xã hội có thể mang lại những tác động ngoài mong muốn.
+ Về mặt nhận thức:
Do tâm lý lứa tuổi này rất dễ có những xung đột và mâu thuẫn với người lớn, với bạn bè nên không tránh khỏi trong quá trình giao tiếp, các em không chịu nghe theo những lời khuyên bảo răn dạy, mà tiếp nhận những luồng tư tưởng xấu, những kiến thức sai lệch từ mặt trái của nền văn hóa mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc du nhập lối sống mới cùng với nhiều trào lưu giao tiếp văn hoá không được kiểm soát chặt chẽ rất dễ gây ra ảnh hưởng không lành mạnh đến quá trình nhận thức của các em.
+ Về mặt nhân cách sống:
Giao tiếp với kẻ xấu khiến thanh niên nhanh chóng và dễ dàng bị tiêm nhiễm những thói quen, hành vi xấu xa đồi bại, trái với truyền thống đạo đức của dân tộc, trái với nếp sống văn hóa.
Thanh niên cũng dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc… khi tiếp xúc với nhóm bạn xấu, từ đó vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp của, giết người để có tiền bạc tiêu xài.
+ Về đời sống tâm hồn tình cảm:
Tương tự như trên, khi tiếp nhận những luồng tư tưởng xấu, những kiến thức sai lệch, lứa tuổi đầu thanh niên có thể nảy sinh tư tưởng chán ghét cuộc sống hiện tại, muốn “phá cách” muốn “nổi loạn”, khiến cho các đối tượng xấu dễ lợi dụng.
Tóm lại, hoạt động giao tiếp có vai trò không hề nhỏ trong quá trình hình thành nhân cách cho các em. Trong một vài khía cạnh, nó còn có tác dụng ảnh dưởng trực tiếp và quyết định đến thế giới quan của lứa tuổi đầu thanh niên. Giao tiếp có vị trí quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và tâm hồn thanh niên; ngược lại, những kiến thức và tác động mà thanh niên tiếp nhận được ở lứa tuổi này lại tích lũy và chi phối hoạt động giao tiếp trong các giai đoạn sau của cuộc đời.
Để quá trình giao tiếp mang tính giáo dục và góp phần tích cực trong việc xây dựng nhân cách tốt đẹp cho thanh niên, một mặt cha mẹ và những người lớn phải có định hướng, quan tâm sát sao, mặt khác bản thân thanh niên phải tự ý thức và điều chỉnh bản thân để không bị chệch hướng trong rèn luyện, tu dưỡng. Trong điều kiện đất nước bước vào hội nhập, yếu tố giáo dục và sự tự ý thức có tác động rất to lớn trong việc định hình và phân loại thanh thiếu niên. Nó vừa tạo ra cơ hội lớn để tiếp cận văn minh nhân loại, vừa đặt ra thách thức trong việc giữ gìn nhân cách, nhân phẩm con người.
2.2. Ảnh hưởng của đời sống tình cảm đến sự hình thành nhân cách của lứa tuổi đầu thanh niên.
Đời sống tình cảm của lứa tuổi thanh niên mới lớn rất phong phú và đa dạng. Nó được quy định bởi các mối quan hệ giao tiếp của các em được mở rộng, cùng với đặc điểm tâm lý thanh niên giai đoạn này là nhạy cảm, hay suy nghĩ, hay lo lắng và có thói quen đánh giá, so sánh.
Nét nổi bật trong đời sống tình cảm là thanh niên ngày càng độc lập và bình đẳng trong giao tiếp với người lớn và bạn bè đồng trang lứa.
Các mối quan hệ tình cảm của thanh niên mới lớn được xác định là:
Tình cảm gia đình.
Tình cảm bạn bè.
Tình yêu.
Các tình cảm đạo đức khác.
Trong các nhân tố tình cảm trên, tình bạn đóng vai trò chủ đạo và có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách cho lứa tuổi đầu thanh niên.
Vai trò của tình cảm gia đình.
Gia đình luôn là cái nôi ươm dưỡng tâm hồn cho con người, là nơi bình yên và ấm áp che chở cho những đứa con đi xa trở về. Tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ và những người thân yêu đã trở thành chỗ dựa vững chắc, là nền tảng chắp cánh cho những thành công của mỗi cá nhân. Ảnh hưởng của tình cảm gia đình nói chung và sự quan tâm giáo dục của cha mẹ nói riêng đối với con cái có tầm quan trọng đặc biệt.
*Ảnh hưởng tích cực:
Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này là muốn tách khỏi sự phụ thuộc tuyệt đối vào cha mẹ, muốn suy nghĩ theo một lối riêng, hành động theo một cách riêng. Các em đòi hỏi một không gian riêng tư để được sống theo ý muốn của mình. Do những khác biệt về cách nhìn đối với cuộc sống mà thanh niên dễ nảy sinh quan điểm mâu thuẫn với cha mẹ trong những khía cạnh của đời sống.
Nắm được đặc điểm này, gia đình cần phải am hiểu tâm lý các em, dành cho các em sự tôn trọng nhất định trong các vấn đề riêng tư. Như vậy thanh niên vừa cảm thấy thỏa mãn nhu cầu tự do của lứa tuổi, đồng thời vẫn được sống trong sự bao bọc, chở che của vòng tay cha mẹ.
+ Tình cảm yêu thương, quan tâm, tôn trọng với con cái và sự hiếu đễ của với ông bà của cha mẹ trong gia đình có tác động rất to lớn tới nhận thức của con cái.
Với lứa tuổi đầu thanh niên, tâm lý so sánh, đánh giá và học tập tiếp thu phát triển sâu sắc hơn lứa tuổi thiếu niên rất nhiều. Thông qua cách cư xử và tình cảm của cha mẹ, con cái sẽ có sự đánh giá và học tập nhất định. Từ đó nhằm bồi dưỡng những đặc điểm nhân cách tốt đẹp cho các em như: kính trọng, vâng lời cha mẹ, sống có trách nhiệm với gia đình, biết yêu thương vun vén cho hạnh phúc gia đình mình…
+ Cách quan tâm tế nhị của cha mẹ ở giai đoạn này cũng có tác động sâu sắc tới việc hình thành nhân cách cho thanh niên.
Khác hẳn với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, thanh niên không muốn cha mẹ áp đặt mình trong suy nghĩ, hành động và trong các mối quan hệ xã hội. Bởi thế, hiện tượng tâm lý nổi bật thường thấy là những cuộc tranh luận của con cái với cha mẹ, xu hướng muốn xa lánh – muốn “giữ bí mật” với người lớn vì cho rằng “bố mẹ không hiểu con” trong các gia đình hiện đại
Vì vậy khi cha mẹ nhẹ nhàng tế nhị tìm hiểu các thay đổi (cả về mặt sinh học và tâm lý) của các em sẽ tạo nên cảm giác thoải mái, an toàn, được chia sẻ, được cảm thông, được giải đáp những khúc mắc mà các em gặp phải trong cuộc sống. Điều này giúp cho thanh niên chủ động thổ lộ suy nghĩ với cha mẹ, có thói quen xin ý kiến cha mẹ khi quyết định một việc hệ trọng nào đó. Nhờ đó, người lớn kịp thời động viên khích lệ cũng như uốn nắn khuyên bảo con cái, định hướng con đường hình thành nhân cách cho các em.
+ Sự giáo dục, yêu thương, quan tâm cùng truyền thống tốt đẹp của gia đình sẽ bồi dưỡng cho các em nét nhân cách đáng quý: tính trung thực, tính khiêm tốn, sự dũng cảm và lòng nhân ái v.v…
+ Tình cảm gia đình tốt đẹp là cơ sở tinh thần vững chắc nhất giúp các em tự tin và có động lực để phát triển các tình cảm lớn khác trong cuộc đời.
Tóm lại, yếu tố tình cảm gia đình có vai trò định hướng và tạo nền tảng quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của các em.
*Ảnh hưởng tiêu cực:
+ Cha mẹ không quan tâm tới con cái.
Điều này tạo cho thanh niên tâm lý bị bỏ rơi, bị thiếu hụt về tình cảm trong giai đoạn phát triển quan trọng của cuộc đời. Từ đó, thanh niên có xu hướng đi tìm những tình cảm khác để bù đắp như tình bạn, tình yêu nhưng lại dễ bị lừa gạt, sa ngã.
+ Cha mẹ đối xử không công bằng giữa các con.
Khi đến lứa tuổi sắp trưởng thành, con cái sẽ có sự so sánh trong cách quan tâm và thể hiện tình yêu thương của cha mẹ với mình và anh chị em khác trong gia đình. Nếu cha mẹ có sự phân biệt đối xử trong các con (vd: bênh vực, quan tâm, chăm lo cho con trai hơn con gái) thì sẽ dễ làm hình thành nét nhân cách như: ghen tỵ, ích kỉ, bất mãn, tủi thân… Hậu quả của nó có thể diễn ra theo hai hướng: Thanh niên mới lớn sẽ có xu hướng sống khép kín, tự ti, hay hờn giận và có cái nhìn hoài nghi bi quan về cuộc đời; hoặc là các em muốn sớm độc lập, sống lạnh nhạt xa cách hẳn với bố mẹ.
Việc tách khỏi gia đình ở lứa tuổi này là rất nguy hiểm, nhất là trong trường hợp các em bị lôi kéo, sa ngã, mất đi nhân cách trong sáng tốt đẹp của tuổi học trò.
+ Gia đình đổ vỡ
Việc tình cảm gia đình tan vỡ có ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển tâm lý của con cái, đặc biệt là lứa tuổi đầu thanh niên. Nó khiến các em có cảm giác lo sợ khi mất đi chỗ dựa, tâm lý xấu hổ với bạn bè và đặc biệt là niềm tin về hạnh phúc trong tương lai bị đổ vỡ.
Khi bố/mẹ tái kết hôn với người khác, tâm lý của người con riêng thường vô cùng xáo trộn và rất dễ bị kích động do đau khổ và cảm giác mất mát, bị bỏ rơi.
Tóm lại, mặt trái của tình cảm gia đình có tác động tiêu cực rất lớn đến các em. Nó khiến cho thanh niên có những suy nghĩ và hành động nông nổi, dễ xảy ra việc vô tình hủy hoại tương lai tươi sáng của bản thân mình.
Vai trò của tình bạn
Như đã nhấn mạnh ở trên, yếu tố tình bạn đóng một vị trí cực kì quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho lứa tuổi đầu thanh niên.
Trong cuộc đời mỗi con người, không ai là không có bạn, và không ai có thể sống thiếu bạn bè. Với lứa tuổi thanh niên mới lớn, tình bạn được xây dựng có cơ sở, có lý trí và bền vững hơn lứa tuổi thiếu niên. Việc chọn bạn cũng không mang tính cảm tính mà được xem xét một cách có căn cứ về hứng thú, sự đồng cảm, lối sống… Dựa trên mối quan hệ và mức độ tình cảm thân thiết mà thanh niên có thể có bạn tri kỉ, bạn nối khố, bạn học, bạn đồng hương, bạn đồng lứa, bạn đồng minh…Dựa trên phương diện giới tính mà thanh niên có bạn đồng giới và bạn khác giới.
Cả nam nữ thanh niên đều coi tình bạn là những mối quan hệ quan trọng nhất của con người. Bên cạnh tính bền vững, tình bạn còn mang tính xúc cảm cao, bởi lẽ thanh niên thường lý tưởng hóa tình bạn, thậm chí coi tình bạn là sự bù đắp cho tất cả các thiếu hụt của tình cảm khác.Do hoạt động giao tiếp được đẩy mạnh, môi trường giao lưu mở rộng nên nhu cầu kết bạn của thanh niên ngày càng lớn. Đồng thời, do đời sống vật chất và tình cảm cá nhân trở nên phức tạp nên việc chọn người bạn thân trở thành vấn đề trăn trở trong thanh niên.
Bởi số lượng thời gian tiếp xúc trong môi trường bạn bè là rất lớn, chiếm đa số thời gian giao tiếp với cộng đồng của thanh niên nên ảnh hưởng của bạn bè đến việc hình thành nhân cách mỗi thanh niên theo đó rất to lớn.
*Ảnh hưởng tích cực.
+ Ảnh hưởng về mặt nhận thức.
Nhân dân ta có câu: “Chọn bạn mà chơi” hay “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” nhằm nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của bạn bè đến nhân cách mỗi con người, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trẻ. Riêng trên lĩnh vực nhận thức, quan hệ bạn bè có tác dụng bổ sung tri thức về mọi mặt trong đời sống, làm hoàn thiện thêm hiểu biết cho thanh niên.
Thông qua việc gần gũi tiếp xúc với những người bạn tốt, có thành tích học tập, có chí hướng phấn đấu, thanh niên sẽ nhanh chóng chịu ảnh hưởng. Từ môi trường tốt đẹp này, thanh niên có thể phát triển ý thức cao về khát vọng vươn lên chiếm lĩnh các đỉnh cao tri thức.
Với tâm lý dễ gần gũi, hòa đồng, am hiểu lẫn nhau, thanh niên thường chia sẻ với nhau những kiến thức xã hội, qua đó giúp nhau khắc phục những kiến thức còn khiếm khuyết như kiến thức về giới tính, về tâm lý người khác phái, về kinh nghiệm ứng xử với các lớp người khác nhau trong xã hội…
Cũng từ quan hệ bạn bè, thanh niên có thể khuyên bảo lẫn nhau, giúp đỡ bạn khắc phục những nhược điểm, phát triển những ưu điểm trong nhận thức và tầm hiểu biết. Quá trình này được đánh giá là có hiệu quả tới đối tượng được giáo dục hơn hẳn sự giáo dục tri thức của người lớn, nguyên nhân là do tâm lý người tiếp nhận được thoải mái, tự tin và không mang tính áp lực như khi tiếp thu bài giảng trong sách vở.
Thông qua thế giới bạn bè, thanh niên có thể nhận thấy vốn tri thức của mình còn bị hạn chế ở một giới hạn nhất định nào đó, nó thôi thúc các em không ngừng ra sức vươn lên chiếm lĩnh mảng kiến thức còn bị thiếu hụt để mau chóng hòa đồng với bạn bè. Tâm lý “Thua thày một vạn không bằng kém bạn một ly” chính là nét tâm lý bản chất của các em trong giai đoạn nhận thức ở tuổi này.
+ Ảnh hưởng về mặt đạo đức - nhân cách sống:
Qua quá trình giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa, hoặc những người bạn lớn tuổi có kinh nghiệm sống thực tiễn, thanh niên tiếp nhận được những nét nhân cách tốt đẹp như tinh thần yêu nước, mục đích sống tốt đẹp, sống có hoãi bão, ước mơ, ý chí kiên cường dũng cảm…
Cũng từ thế giới bạn bè, thanh niên mới lớn có thể nhận được những góp ý chân thành nhất để tu sửa mình. Từ đó, các em soi xét được bản thân và tự khắc phục những mặt thiếu tích cực như tính tự ti, tính tự kiêu, sự vô tâm, vô ý, đặc biệt là loại bỏ tính ích kỉ thường gặp ở lứa tuổi mới lớn.
+ Ảnh hưởng đối với thế giới quan tinh thần.
Tâm lý chung của lứa tuổi đầu thanh niên là giàu tình cảm, dễ xúc động, hay xây dựng hình tượng lý tưởng cho mình và cũng dễ bị sụp đổ hình tượng. Thực tiễn cho thấy, các em thường có xu hướng tách biệt với gia đình, khép kín đời sống nội tâm nên hay có biểu hiện lo lắng và tâm trạng cô đơn. Những khi phải đối mặt với các khó khăn này, các em có mong muốn tìm sự sưởi ấm từ phía bạn bè. Khi được bạn chia sẻ, quan tâm, tận tình chăm sóc, thanh niên sẽ được bồi đắp thêm một khía cạnh tình cảm đạo đức cao đẹp: lòng tin yêu và quan tâm đến bạn bè theo đúng ý nghĩa của tình bạn chân thành. Như vậy, sự quan tâm, yêu thương, thấu hiểu, hết lòng đồng cam cộng khổ của tình bạn đã tạo nên mối liên kết kì diệu giữa những con người vốn xa lạ, và hun đúc nên một thế giới tinh thần cao cả cho thanh niên nói riêng và con người nói chung.
*Ảnh hưởng tiêu cực.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực nêu trên, mối quan hệ bạn bè cũng đem lại cho thanh thiếu niên nhiều vấn đề tiêu cực. Do có tâm lý dễ tin vào bạn bè nên các em không tránh khỏi bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với những đối tượng xấu.
+ Về mặt nhận thức:
Với tâm lý tò mò và ưa khám phá những điều mới lạ, nếu không được người lớn giám sát chặt chẽ, lứa tuổi đầu thanh niên rất dễ bị tiêm nhiễm bởi những luồn tư tưởng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế giới quan nhận thức của các em. Qua bạn bè, các em có thể chịu ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội, các luồng tư tưởng phản động sai lệch, các ấn phẩm văn hóa đồi trụy. Nó không chỉ làm thui chột một nền tảng tri thức đang từng bước được định hình trong các em, mà còn làm suy thoái đạo đức của thanh niên mới lớn.
Khi chịu ảnh hưởng xấu từ bạn bè, các em dễ bị “lây” bởi những tư tưởng như: lười biếng học tập, có cái nhìn thiếu thiện cảm với những bạn bè tốt khác, có tư tưởng ích kỉ hẹp hòi và suy nghĩ cá nhân… Điều này gây hạn chế rất lớn cho nhận thức của các em.
+ Về mặt đạo đức.
Thanh niên có thể bị ảnh hưởng bởi những hành vi không tốt đẹp như lối sống buông thả, đua đòi, thích chơi trội, theo mốt…
Với người lớn, các em thường bị bạn bè xấu lôi kéo nên nảy sinh tâm lý không tôn trọng, không lễ độ đồng thời đặt cho mình quyền tự do buông thả và quyền đòi hỏi, buộc người lớn phải chiều theo mọi ý thích của mình, để không “thua bạn kém bè”. Từ đó, thanh niên mới lớn rất dễ sa ngã vào con đường xấu, sa vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy, cờ bạc, cướp giật…trở thành tội phạm đối với xã hội.
+ Về thế giới quan tinh thần.
Do những tác động mang tính tiêu cực, được du nhập thường xuyên và mang tính tự nhiên từ phía bạn bè nên dần dần thế giới quan của các em trở nên thiếu trong sáng lành mạnh.
Bên cạnh đó, nếu như gặp những trắc trở từ phía bạn bè như bị phản bội, bị tẩy chay, thanh niên mới lớn dễ lâm vào trạng thái bi quan, chản nản, nghi ngờ tất cả và khép kín tâm hồn mình với thế giới bên ngoài.
Như vậy có thể thấy được rằng tác động của nhân tố bạn bè là tác động mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi đầu thanh niên. Đúng như một câu danh ngôn đã phát biểu: “Hãy chỉ cho tôi thấy bạn anh là ai, tôi sẽ cho anh biết anh là người như thế nào”, việc tiếp cận và chịu ảnh hưởng từ các nhóm bạn bè chi phối rất lớn đối với tâm sinh lý thanh niên. Tuy nhiên, bản thân thanh niên vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tự nhân thức, tự chọn lọc và phân loại các tác động từ phía bạn bè đến bản thân mình. Đồng thời, vai trò của gia đình và nhà trường trong việc kiểm soát, định hướng và giáo dục cho các em là rất cần thiết.
Vai trò của tình yêu và các tình cảm đạo đức khác
*Tình yêu nam nữ.
Từ sự quan tâm đến người khác giới bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi này, thanh niên mới lớn đã phát triển nó thành những tình cảm thơ mộng của tuổi học trò, đó là tình yêu nam nữ.
Do đang ở trong thời kỳ giao thời, tuy chưa phải là người lớn nhưng các em cũng không muốn mình là trẻ con nữa nên tình yêu của các em bị chi phối bởi cảm giác muốn thể hiện mình, nông nổi bồng bột và chưa hoàn toàn ý thức cũng như làm chủ được hành vi của mình. Tâm lý lứa tuổi này thường hay biến đổi “sáng nắng chiều mưa” nên tình yêu thường sôi nổi bồng bột nhưng rất thuần khiết và vô tư trong sáng. Đặc biệt, tình yêu của các em thường không rõ rang, dứt khoát, hay lẫn lộn với tình bạn, chưa có độ chín chắn và dễ tan vỡ.
Tình yêu mặc dù chỉ là những cảm xúc đầu đời thoáng qua nhưng cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nhân cách lứa tuổi đầu thanh niên. Trong một số trường hợp, nó có tác dụng thúc đẩy các cá nhân khắc phục khó khăn, giúp đỡ nhau cùng vươn lên trong học tập và lao động. Khi đó, tình yêu trở thành động lực, một mặt thúc đẩy các em phát triển, mặt khác bồi đắp tình yêu với cuộc sống và con người, làm đẹp đẽ tâm hồn thanh niên. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều em bị phân tán tư tưởng do quá đam mê trước những cảm xúc yêu đương, chểnh mảng học tập. Thậm chí hậu quả nghiêm trọng của tình yêu bồng bột có thể là hành động quan hệ tình dục sớm, dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn, gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng sức khỏe và tinh thần của các em. Khi bị phản bội hoặc tình cảm tan vỡ, nhiều em có xu hướng tiêu cực là chìm trong đau khổ, mất hết ý chí và phương châm sống, sống xa lánh bạn bè và người thân…
Từ những ảnh hưởng mang tính nghiêm trọng trực tiếp trên, chúng ta đặt ra yêu cầu cần được quan tâm sát sao hơn nữa của người lớn đến quá trình biến đổi và phát triển các loại tình cảm khác nhau của lứa tuổi đầu thanh niên, đặc biệt là tình yêu nam nữ của các em ở giai đoạn này.
* Một số tình cảm đạo đức khác.
Lứa tuổi này có sự bộc lộ những tình cảm đạo đức như khâm phục, kính trọng những con người dũng cảm, kiên cường, coi trọng những giá trị đạo đức cũng như lương tâm. Thanh niên thương có mong muốn đem hết sức mình ra giúp đỡ người khác để chứng tỏ cái Tôi đang trưởng thành dần cảu mình. Những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp khác cũng được hình thành một cách sâu sắc. Các em say mê những môn khoa học, nghệ thuật, thể thao và định hướng bản thân phấn đấu không biết mệt mỏi để đạt được ước mơ của mình. Lứa tuổi này cũng hay tìm hoặc tạo dựng cho mình một hình mẫu thần tượng chuẩn mực. Điều này một mặt tạo nên mục đích phấn đấu cho các em, mặt khác cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như: quá chìm đắm vào thế giới ảo của thần tượng mà xa rời đời sống thực tại, dễ bị ảnh hưởng theo lối sống của thần tượng…
Tóm lại, vai trò của đời sống tình cảm trong việc hình thành nhân cách cho lứa tuổi đầu thanh niên là rất sâu sắc và quan trọng. Nó chi phối hầu hết hoạt động và suy nghĩ của các em, buộc các nhà nghiên cứu và những người có quan tâm phải tìm tòi, hiểu biết và có biện pháp định hướng phát triển đúng đắn. Có như vậy con đường hình thành nhân cách của thanh niên mới được định hình, đảm bảo cho tương lai của các em và của toàn xã hội.
CHƯƠNG 3:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ RA PHƯƠNG HƯỚNG
Đánh giá thực trạng phát triển nhân cách của thanh niên mới lớn giai đoạn hiện nay.
Những bước phát triển và thành công đáng mừng của thanh niên.
Đất nước ta sau hơn hai mươi năm đổi mới đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đời sống vật chất cho nhân dân được cải thiện, thế hệ tương lai được ươm mầm và chăm lo, đó là những thành công bước đầu của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện lời dặn dò thiêng liêng của Hồ Chủ tịch. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, thanh niên Việt Nam đã đóng góp phần công sức to lớn, làm nên sự năng động của một thế hệ cách mạng mới – thế hệ tiến vào tương lai.
Trên lĩnh vực giao tiếp xã hội, thanh niên đã không ngừng chứng tỏ mình là lớp người của thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngay ở lứa tuổi đầu thanh niên, các em đã không ngừng phấn đấu hết mình để vừa có thể học tập tốt, vừa năng động nhiệt tình tham gia công tác xã hội. Thanh niên mới lớn luôn chủ động rất nhanh và nhạy bén trong việc hội nhập xu hướng, làn sóng phát triển của giới trẻ từ các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó chắt lọc những tinh hoa văn hóa của nước bạn, hoàn thiện thêm trình độ văn hóa của thế hệ mình. Việc giao tiếp bằng ngoại ngữ được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là thanh niên học sinh đẩy mạnh phát triển đã từng bước rút ngắn khoảng cách của thế hệ trẻ trên con đường hội nhập với thế giới. Thế hệ học sinh mới ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã làm được những việc “phi thường” mà thế hệ trước đó chưa dám, hoặc chưa thể làm được.
Trong công tác nghiên cứu học tập, nhờ sự quan tâm và hết lòng tạo điều kiện thuận lợi của gia đình, của các cấp lãnh đạo cơ sở, ngành và Trung ương, thanh niên nói chung và lứa tuổi học sinh trung học nói riêng đã đạt được những thành công rực rỡ trong việc vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức. Hệ thống trường chuyên lớp chọn được đầu tư quy mô đã trở thành môi trường lý tưởng để học sinh phấn đấu tu dưỡng, mang kiến thức của thế hệ Việt Nam trẻ vượt ra khỏi biên giới quốc gia, đem những huy chương khoa học về làm rạng danh đất nước.
Trong hoạt động thể dục thể thao và công tác xã hội, thanh niên học sinh đã đóng góp công sức chủ đạo để làm nên màu cờ sắc áo cho Tổ quốc, mang lại cho ngành thể thao nước nhà vị trí thuộc tốp đầu của khu vực. Các em đã cho thế giới một cái nhìn khác về thế hệ thanh niên mới – thanh niên Việt Nam sau chiến tranh không chỉ mạnh về tri thức khoa học mà còn phát triển toàn diện về mặt thể chất, làm nên sức mạnh khổng lồ và luôn luôn sẵn sàng của nguồn lực Việt Nam. Các em cũng tiếp nối truyền thống yêu nước, dũng cảm, giàu lòng nhân ái và nghĩa tình của thanh niên các thế hệ đi trước, đóng góp một phần không nhỏ vào việc chăm lo phúc lợi xã hội. Trong những đợt quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, chăm sóc phụng dưỡng mẹ liệt sĩ và người già không nơi nương tựa, không nơi đâu, không lúc nào vắng bóng áo xanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam ly thuong..doc