Đề tài Ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ đối với xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ

Để có thể khai thác tốt cơ hội được tạo ra bởi hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh trên thị trường Mỹ ngoài những giúp đỡ của Nhà nước thì các doanh nghiệp phải tự mình đưa ra được các biện pháp chiến lược riêng nhằm có chỗ đứng tốt cho mình trên thị trường Mỹ. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường Mỹ trước hết phải đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống luật pháp Mỹ về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phải tuân thủ các quy định của hải quan Mỹ. Sau đó phải làm sao để khách hàng, thị trường biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, biết đến doanh nghiệp. Sau đây là một số giải pháp có thể giúp được phần nào các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường Mỹ.

 

doc32 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ đối với xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã được mã hoá, nhãn hiệu hàng hoá , sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp , bí mật thông tin và kiểu dáng công nghiệp. Chương này đã đưa ra các quy định về xử lý vi phạm, các thủ tục và các chế tài tố tụng dân sự và hành chính. Theo khoản 1 điều 11 quy định mỗi bên quy định trong luật quốc gia của mình những thủ tục cho phép hành động một cách có hiệu quả chống lại việc xâm phậm các quyền sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi của chương này và có các biện pháp kịp thời và chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa xâm phạm . Chương 3 về thương mại dịch vụ : Gồm có 11 điều áp dụng cho hoạt động dịch vụ mang tính chất thương mại dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Các cam kết trong chương này thực hiện dựa trên các quy định ở hiệp định chung về thương mại và dịch vụ ( GATS ) của WTO. Nội dung của chương này đưa ra các biện pháp đIều chỉnh chung các hoạt động dịch vụ như tiếp cận thị trường , được quyền hưởng và từ chối lợi ích khi thực hiện dịch vụ và đưa ra các cam kết cụ thể của từng lĩnh vực , từng ngành cụ thể ở phụ lục F và G của hiệp định này. Phụ lục F quy định các cam kết về dịch vụ tài chính,về di chuyển thể nhân và về viễn thông cùng với tài liệu tham chiếu . Phụ lục G quy định lộ trình cam kết về thương mại dịch vụ của mỗi bên . Phía Hoa kỳ lộ trình cam kết cụ thể là lộ trình cam kết của Hoa kỳ ở trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ ( GATS ) của WTO và được điều chỉnh trong từng thời kỳ . Đối với Việt nam đó là cam kết trong phụ lục G của Việt nam về cam kết chungvà các cam kết cụ thể đối với từng lĩnh vực , từng ngành về giới hạn trong tiếp cận thị trường và về đối xử quốc gia. Trong mỗi lĩnh vực ,mỗi ngành cũng có các quy định về phần vốn góp và thời gian được góp phần vốn đó của các công ty Hoa kỳ. Chẳng hạn trong lĩnh vực bưu chính viễn thông , Việt nam quy định sau 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực cho phép các công ty của Mỹ liên doanh cung cấp dịch vụ Internet, sau 4 năm cho phép liên doanh cung cấp dịch vụ điện thoại di động và sau 6 năm cho phép cung cấp dịch vụ đIửn thoại cố định với phần vốn góp trong các liên doanh viễn thông không vượt quá 49 %. Chương 4 về phát triển quan hệ đầu tư : Gồm có 15 điều quy định các điều khoản có liên quan đến việc hai cam kết đối xử với các dự án đầu tư của nước bên kia dựa trên nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia . Chương này đưa ra các tiêu chuẩn đối xử và các biện pháp giải quyết tranh chấp , các quyền tham gia đầu tư . Các cam kết của chương này cũng kèm theo phụ lục H – quy định về phần vốn góp và thời gian góp vốn đầu tư vào một số lĩnh vực và các cam kết bãi bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại ( TRIMs ) ở phụ lục I. Phía Hoa kỳ cũng như phía Việt nam đều có cam kết về việc áp dụng các trường hợp ngoại lệ trong ddối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc đối với một số ngành ở phụ lục H . Một vấn đề trong đầu tư mà các bên luôn quan tâm đó là phần vốn góp và bộ máy nhân sự trong liên doanh . Sau 3 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực Việt nam phải huỷ bỏ quy định về số thành viên nhất định là người Việt nam trong Ban giám đốc và cho phép tuyển chọn nhân sự quản lý không phụ thuộc vào quốc tịch. Nhưng trong khoản 4 của phụ lục H có quy định trong 3 năm đầu phía Việt nam được phép có người trong ban giám đốc . Chương 5 về nội dung tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh: Gồm có 3 điều quy định mỗi bên cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và công ty của bên kia tiến hành các hoạt động kinh doanh như thành lập các văn phòng đại diện , tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu , tiến hành quảng cáo và nghiên cứu thị trường ,... trên thị trường nước đó . Chương 6 nói đến các quy định liên quan đến tính minh bạch hoá, công khai và quyền khiếu nại: Gồm có 8 điều quy định việc các bên công khai , minh bạch hoá và cung cấp định kỳ kịp thời tất cả các luật và các thủ tục hành chính ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Việc công khai thông tin và luật pháp phải được tiến hành sao cho các cơ quan , tổ chức cá nhân tham gia hoạt động thương mại có thể làm quen với chúng trước khi chúng có hiệu lực và áp dụng theo quy định. Chương 7 là chương cuối cùng nói về các quy định chung đối với các vấn đề giao dịch , chuyển tiền, mối quan hệ giữa các chương với các phụ lục , thư từ trao đổi và các bản cam kết cùng với các điều khoản về thời hạn , hiệu lực , đình chỉ và kết thúc hiệp định. Hiệp định còn có một phần nữa đó là các thư từ trao đổi, ngay sau khi hiệp định được ký, Bộ trưởng Vũ Khoan đã trao cho bà Barshefsky một lá thư khẳng định hai bên đã thoả thuận về những vấn đề liên quan đến chế độ cấp phép đầu tư , trong đó Việt nam vẫn duy trì việc thẩm định và cấp phép đầu tư đối với một số lĩnh vực và thực hiện chế độ đăng ký cấp phép đầu tư trong một số ngành. Ví dụ như trong vòng 2 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực áp dụng chế độ đăng ký cấp phép đầu tư vào khu chế xuất và khu công nghiệp; các dự án đầu tư có tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu 50 % ; các dự án có vốn đầu tư đến 5 triệu USD . Sau đó bà Barshefsky đã trả lời phúc đáp bằng thư xác nhận những thoả thuận này và hai lá thư này được xem như một phần của bản hiệp định đã ký . Chương III ảnh hưởng của hiệp định thương mạI việt nam - hoa kỳ đến xuất khẩu việt nam. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang mong đợi sự phê chuẩn hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳcủa quốc hội hai nước . Hiệp định này được nhận định đưa lại rất nhiều cơ hội trong hoạt động thương mại giữa hai nước nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng . Sau khi hiệp định được ký kết ngày 13/7/2000 của đại diện thương mại hai nước thì còn phải chờ quốc hội hai nước phê chuẩn mới có hiệu lực pháp lý trong việc sử dụng nó . Hiệp định sẽ đặt ra nhiều thách thức cho Việt nam và cho hoạt động xuất khẩu của Việt nam khi mà nền kinh tế Việt nam đang còn phát triển ở trình độ thấp . Hiện nay hoạt động thương mại của Việt nam với các nước nói chung và với Hoa kỳ nói riêng chủ yếu là thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá , trong đó xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ so với các nước khác còn rất nhỏ bé và tính cạnh tranh của hàng hoá Việt nam trên thị trường Mỹ còn rất kém. Xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ chiếm một tỷ lệ bé nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của Hoa kỳ , chiếm chưa đầy 0,1 %. Vì thế khi hiệp định thương mại này có hiệu lực có thể cải thiện được kim ngạch xuất khẩu của Việt nam như thế nào và sẽ đem lại lợi ích cũng như những thách thức gì cho xuất khẩu Việt nam hay không ? Đó là một câu hỏi cần đặt ra khi nghiên cứu hiệp định , bởi thị trường Mỹ luôn là thị trường hấp dẫn đối với tất cả các nước , các doanh nghiệp và là thị trường rộng lớn đối với tất cả các loại hàng hoá khác nhau , từ những hàng hoá cao cấp đắt tiền đến những hàng hoá bình dân rẻ tiền. Theo các nhà kinh tế đánh giá hiệp định hứa hẹn một sự thay đổi lớn cho xuất khẩu Việt nam sang thị trường Mỹ vì sự ưu đãi của nó cho hàng hoá Việt nam trên thị trường Mỹ. 1 - Tác động thúc đẩy xuất khẩu của Việt nam do hiệp định đem lại: Hiệp định có hiệu lực chắc chắn sẽ tạo ra một cơ hội nhất định cho các doanh nghiệp Việt nam và nếu các doanh nghiệp nắm bắt được , quan trọng hơn là vượt qua các thách thức thì kết quả đạt được không phải là nhỏ . Hiệp định sẽ không đem lại ngay lập tức một kết quả lớn cho nền kinh tế mà Việt nam muốn thu được lợi ích từ nó thì phải tìm cách phát huy tiềm lực của mình cùng với việc tận dụng được các cơ hội có được từ hiệp định , khi đó mới có thể thúc đẩy được nền kinh tế nói chung cũng như xuất khẩu của Việt nam phát triển đi lên. Tác động thứ nhất là khả năng nâng cao được sức cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Việt nam vào thị trường Mỹ : Lợi ích cơ bản trực tiếp nhất mà hàng hoá Việt nam có được từ hiệp định đó là việc được hưởng quy chế tối huệ quốc và đối xử quốc gia cho các mặt hàng của Việt nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ , mà cơ bản là việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu của Mỹ cho các hàng hoá xuất khẩu từ Việt nam . Theo cam kết khi hiệp dịnh có hiệu lực , Hoa kỳ sẽ cắt giảm ngay lập tức thuế suất thuế nhập khẩu cho hàng hoá Việt nam và tuỳ từng mặt hàng cụ thể mà mức cắt giảm thuế suất sẽ khác nhau nhưng nhìn chung mức thuế suất sẽ giảm từ 3 đến 10 lần. Biểu thuế quan của Hoa kỳ có áp dụng hai biểu thuế cho hang hoá nhập khẩu vào Hoa kỳ của các nước khác nhau . Biểu thuế thứ nhất quy định thuế suất theo quy chế tối huệ quốc (còn gọi là quy chế MFN) , thuế suất này dành cho các hàng hoá nhập vào Mỹ của các nước thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các nước có ký kết thoả ước thương mại song phương với Mỹ. Biểu thuế suất thứ hai quy định thuế suất đầy đủ ( thuế suất phổ thông ) , đây là biểu thuế pháp định áp dụng cho các hàng hoá của các nước không được hưởng quy chế tối huệ quốc . Bảng thuế suất trước và sau khi hưởng quy chế MFN của hàng hoá Việt nam nhập vào thị trường Mỹ : Mặt hàng Thuế suất phi MFN ( % ) Thuế suất MFN ( % ) 1: Rau quả 25,5 2 2: Dệt may 68,9 13,4 3: Giày dép 33 5,6 4: Các sản phẩm bằng da 22,7 8,4 5: Hải sản ( chủ yếu là tôm ) 0 0 6: Nhóm cà phê , gia vị ,chè 0 0 7: Sản phẩm chế biến từ gỗ 37,7 3,5 8: Thủ công mỹ nghệ 45 9 9: Sản phẩm điện tử 34 2,8 10: Sản phẩm từ khoáng sản 40,4 3,8 11: Sản phẩm từ kim loại 45 4,9 12: Gạo chế biến 35 8,8 13: Dầu thô 1,3 0,4 Nguồn : UNCTAD. Hiện nay các mặt hàng đang chiếm tỷ trọng lớn tronh kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Hoa kỳ là do hai mức thuế MFN và phi MFN rất thấp như hải sản , cà phê , dầu mỏ , các loại nông sản chế biến, ... Đây là những mặt hàng mà Việt nam có ưu thế xuất khẩu nhưng vẫn đang chịu các rào cản thương mại khác của Mỹ khi muốn xuất sang thị trường này. Do đó khi hiệp định có hiệu lực các mặt hàng này sẽ tăng lên mạnh mẽ nhờ đã định hình được thị trường từ trước và được đối xử bình đẳng , không bị ảnh hưởng bởi hàng rào phi thuế. Các mặt hàng giày dép , dệt may xuất khẩu hiện nay còn thực hiện dưới hình thức gia công là chủ yếu . Mặt khác mức thuế suất phi MFN hiện nay lại cao và bị ảnh hưởng bởi các rào cản khác nên kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng này sang Mỹ còn nhỏ bé chưa tương xứng với khả năng sản xuất của Việt nam . hàng dệt may của Việt nam xuất sang Mỹ chỉ chiếm chưa đầy 2 % kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt nam , trong khi đó xuất sang Châu Âu là 70 % và sang Nhật bản là 23 %. Hàng giày dép của Việt nam xuất sang Mỹ chiếm 11 % , trong khi xuất sang EU chiếm 74 % và sang Nhật bản là 8 %. Khi hiệp định có hiệu lực với thuế suất giảm khoảng 4-5 lần so với hiện nay, hy vọng sẽ thu hút nhiều nhà làm xuất khẩu mặt hàng này của Việt nam xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ. Hai mặt hàng này cũng là hai mặt hàng có thể làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ bởi khả năng nhập khẩu của đói với hai mặt hàng này là rất lớn . Với mặt hàng dệt may phải chịu hạn ngạch nhưng vẫn được hưởng thuế suất của quy chế MFN khi xuất sang Mỹ và theo các nhà quản lý dệt may những năm đầu khi hiệp định có hiệu lực có khả năng Mỹ chưa áp dụng hạn ngạch đối với dệt may Việt nam. Do đó các công ty dệt may Việt nam vẫn đang chờ thời cơ để xuất hàng hoá sang thị trường Mỹ khi hiệp định có hiệu lực . Các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ được coi là có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khi hiệp định có hiệu lực là các mặt hàng rau quả , hàng thủ công mỹ nghệ , hàng thực phẩm chế biến ( chủ yếu là sữa và thịt ) . Bởi vì hiện nay kim ngạch các mặt hàng này xuất sang thị trường Mỹ còn rất nhỏ và đây là những mặt hàng xuất khẩu mà Việt nam có tiềm năng và có ưu thế khi xuất khẩu cũng như khi xuất sang Mỹ, đồng thời các mặt hàng này sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn nhiều lần so với thuế suất hiện nay . Thuế suất đánh theo khối lượng của rau giảm từ 22 cent/kg xuống 1 cent/kg , của quả tươI giảm từ 10 cent/kg xuống 0,4 cent/kg , thuế suất dứa hộp giảm khoảng 10 lần , thuế suất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ giảm khoảng 5 lần. Các mặt hàng còn lại đã xâm nhập như sản phẩm điện tử ,sản phẩm của các ngành khai khoáng, luyện kim cũng như các mặt hàng khác chưa có mặt trên thị trường Mỹ sẽ là những mặt hàng có đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Mỹ nhờ có được các ưu đãi thuế quan , thuận lợi trong đối xử và đó là cơ hội để các nhà sản xuất mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình . Vậy với việc hưởng ưu đãi về thuế quan ,hàng hoá việt nam sẽ có cơ hội lớn để nâng cao tính cạnh tranh bởi việc giảm được chi phí cho hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ và có ưu thế để đối mặt với hàng hoá của các nước khác trên thị trường Mỹ, như hàng hoá của Trung quốc ,các nước ASEAN – là những nước có cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Mỹ tương tự như của Việt nam và cũng được hưởng quy chế MFN của Mỹ. Bên cạnh những lợi ích trực tiếp đó, khi hiệp định có hiệu lực khả năng xuất khẩu của Việt nam còn có thể có được các lợi ích gián tiếp thông qua hoạt động đầu tư và sự xâm nhập của các công ty Mỹ vào Việt nam . Khi các công ty Mỹ đầu tư vào Việt nam họ sẽ trang bị cho các ngành của Việt nam (đáng chú ý là các ngành có mặt hàng xuất khẩu và các ngành hỗ trợ xuất khẩu như ngân hàng, bưu chính viễn thông) một hệ thống thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mặt khác đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt nam tìm kiếm đầu tư được các công nghệ nguồn và đổi mới hệ thống máy móc thiết bị đã lạc hậu thông qua liên doanh liên kết với các công ty của Mỹ. Khi đã thay thế được các thiết bị mới , hiện đại sẽ có khả năng nâng cao được chất lượng hàng hoá , giảm được chi phí trong sản xuất, chế biến và sẽ nâng cao được sức cạnh tranh cho hàng hoá . Đây là yếu tố rất quan trọng để tạo sự cạnh tranh lớn cho hàng hoá khi xuất khẩu và yếu tố đem lại sự thành công trong hoạt động xuất khẩu mà Việt nam hiện nay còn rất kém . Khi có sự xâm nhập của các công ty Mỹ vào thị trường Việt nam, họ cũng được phép thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá như các doanh nghiệp Việt nam. Cùng với sự ưu đãi, đối xử giữa các doanh nghiệp luôn luôn bình đẳng, công bằng theo nguyên tắc đối xử quốc gia sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh khốc liệt ,mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Khi đó các doanh nghiệp Việt nam muốn tồn tại và phát triển họ phải đối phó tốt trước sức cạnh tranh của hàng hoá Mỹ . Điều đó buộc họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất để giảm giá bán , từ đó nâng cao được sức cạnh tranh cho hàng hoá của mình cả trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới . Tác động thứ hai là khả năng thúc đẩy sản xuất phát triển nhờ việc phải điều chỉnh, sửa đổi luật pháp cho phù hợp với các quy định của hiệp định : Khi thực hiện các cam kết đề ra trong hiệp định đồng nghĩa với việc nước ta phải đối xử công bằng bình đẳng giữa các doanh nghiệp Việt nam với các doanh nghiệp Mỹ trên thị trường Việt nam và giữa các thành phần kinh tế với nhau. Thế nhưng hệ thống luật kinh tế của Việt nam lại chưa thể làm được điều đó bởi với một hành vi kinh tế sẽ có sự điều chỉnh khác nhau đối với các thành phần kinh tế khác nhau . Các doanh nghiệp nhà nước chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp nhà nước , các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, các loại hình doanh nghiệp khác trong nước lại chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp. Mặt khác hệ thống luật kinh tế của Việt nam còn chưa đồng bộ, tính ổn định của luật pháp còn thấp và còn có sự chồng chéo mâu thuẫn lẫn nhau gây ra sự khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp khi áp dụng . Hệ thống luật đIều chỉnh các hoạt động thương mại còn thiếu bởi luật thương mại năm 1997 chưa thể điều chỉnh một cách hiệu quả các cam kết trong hiệp định này như vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ , tính cạnh tranh , chống độc quyền ... Bên cạnh đó tính minh bạch hoá của luật pháp chưa cao và thời gian có hiệu lực áp dụng còn ngắn thường chỉ 1 tháng sau khi ban hành cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và nghiên cứu để áp dụng . Hiện nay chưa có một tạp chí nào chính thức được nhà nước quy định chuyên đăng tải và công bố các luật , pháp lệnh của quốc hội mà mới chỉ có một tạp chí duy nhất là tạp chí “ công báo “ có đăng tải các văn bản của chính phủ , của thủ tướng chính phủ , của chủ tịch nước và của các bộ ngành khác ở trung ương. Điều này cũng chưa phù hợp với quy định của chương VII của hiệp định thương mại này. Vì vậy để có được hệ thống luật pháp phù hợp với các quy định của hiệp định thương mại này cũng như các cam kết quốc tế và các cam kết với các tổ chức kinh tế khác mà Việt nam tham gia buộc nhà nước ta phải có sự sửa đổi , đIều chỉnh các luật tạo nên sự đồng bộ , hoàn thiện đem lại sự dễ dàng trong việc quản lý và thực hiện các cam kết đó. Khi đó sẽ có sự tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt nam nói chung và hoạt động xuất khẩu cuả các doanh nghiệp nói riêng . Thứ nhất là khi có sự điều chỉnh luật pháp sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng ,tự do cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt, ác liệt hơn và sự pháp triển của các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng . Bởi vì khi một doanh nghiệp nào đó không đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh , không đứng vững được trước cạnh tranh đó thì sẽ bị tụt hậu và dẫn đến phá sản còn các doanh nghiệp tồn tạI được trên thị trường thì sẽ có cơ hội phát triển . Với những thách thức đó buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn có ý thức nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá của mình để có thể tồn tại và pháp triển được trên thị trường . Điều đó sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh cao cho hàng hoá của các doanh nghiệp Việt nam trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới. Và khả năng xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường sẽ tốt hơn , từ đó mới có khả năng mở rộng thị trường ra thị trường quốc tế trong đó đáng chú ý là các thị trường lớn như thị trường Mỹ .Vì một doanh nghiệp có đứng vững trên thị trường trong nước mới có khả năng phát triển và mở rộng trưởng ra bên ngoài và việc mở rộng thị trường ra nước ngoài là một tất yếu khách quan đối với việc mở rộng sản xuất kinh doanh . hơn nữa khi thị trường trong nước không còn có khả năng khai thác thì việc mở rộng sang các thị trường khác hấp dẫn hơn như thị trường Mỹ là điều phải làm của các doanh nghiệp. Thứ hai là khi thay đổi luật sẽ tạo ra cơ hội và điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài . Hệ thống luật pháp đã thông thoáng , bình đẳng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài , không riêng gì các nhà đầu tư Mỹ khi xâm nhập và đầu tư vào Việt nam , vì trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam quy định không phân biệt đối xử đối với tát cả các nhà đầu tư nước ngoài , không phân biệt quốc tịch . Đồng thời cùng với việc hàng hoá Việt nam được hưởng các ưu đãi của Mỹ khi xuất khẩu sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư đấu tư vào lĩnh vực sản xuất và làm hàng xuất khẩu để xuất khẩu sang thị trường Mỹ và như vậy sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ . Tác động thứ ba là tạo ra khả năng thúc đẩy nền kinh tế Việt nam gia nhập vào nền kinh tế thế giới : Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ là một hiệp định toàn diện dựa trên các thông lệ quốc tế mà quan trọng nhất là các nguyên tắc của thương mại thế giới (WTO) - đây là các nguyên tắc mà hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng . Thành công của Việt nam trong việc ký kết được hiệp định thương mại với hoa kỳ đã chứng minh được phần nào khả năng của Việt nam trong việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản của WTO. Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ được ký kết đã đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình hội nhập của Việt nam vào nền kinh tế thế giới . Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ có hiệu lực sẽ đưa nền kinh tế Việt nam vào luật chơi chung của nền kinh tế toàn cầu và buộc kinh tế Việt nam phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu , cạnh tranh trong khu vực và cạnh tranh ở từng ngành cụ thể. Khi đó hàng hoá Việt nam phải bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với các hàng hoá của các nước khác cả về chất lượng lẫn giá thành sản phẩm , trong quá trình đó sẽ không có chỗ đứng cho các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả và các doanh nghiệp đó sẽ bị loại khỏi cuộc chơi . Với thị trường Mỹ là thị trường có đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng hàng hoá cũng như các yêu cầu khác đối với hàng hoá điều đó buộc các doanh nghiệp Việt nam phải thận trọng khi thực hiện xuất khẩu sang thị trường này . Khi các doanh nghiệp Việt nam đáp ứng được các điều này thì khả năng phát triển trên thị trường thế giới sẽ dễ dàng hơn. 2- Xu hướng thay đổi xuất khẩu của Việt nam do hiệp định đem lại: a : Khả năng làm thay đổi luồng mậu dịch của Việt nam : Hiện nay thị trường xuất khẩu của việt nam đang nghieng hẳn về thị trường Châu á , trong đó xuất khẩu Việt nam sang các nước ASEAN là chủ yếu sau đó là thị trường Nhật bản. Thị trường Châu Âu là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của việt nam, trong khi đó xuất khẩu của Việt nam vào thị trường Mỹ chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé trong kim ngạch xuất khẩu của Việt nam , chiếm chưa đầy 5 % tổng kim ngạch xuất khẩu, chỉ bằng khoảng 28 % kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Nhật bản và bằng 20 % kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường EU. ở đây có sự chênh lệch rất lớn của xuất khẩu Việt nam đến các trung tâm kinh tế của thế giới . Điều đó nói lên rằng cơ cấu xuất khẩu của Việt nam chưa được hợp lý và đòi hỏi phảI có sự thay đổi nào đó cho phù hợp hơn. Khả năng đó sẽ được thực hiện khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực. Khi hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ có hiệu lực pháp lý sẽ đem đến sự thay đổi cho xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ và hứa hẹn một sự chuyển dịch luồng mậu dịch lớn sang thị trường Mỹ đối với xuất khẩu Việt nam . Theo dự báo của Bộ thương mại thì nếu hiệp định thương mại này có hiệu lực trong năm 2001 thì khả năng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào thị trường Mỹ đạt khoảng 800 triệu USD tăng 35 % so với năm 2000 còn nếu chưa được quốc hội hai nước thông qua trong năm 2001thì kim ngạch xuất khẩu của việt nam sang mỹ dự kiến chỉ đạt 680 - 700 triệu USD tăng khoảng 20 % so với năm 2000 .Với những năm tiếp theo khi hiệp định có hiệu lực thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Mỹ bình quân đạt khoảng 30-35 %/ năm và đạt khoảng 2,8 tỷ USD vào năm 2005 chiếm khoảng 9 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam . Sau đó nếu các doanh nghiệp của Việt nam không có những thay đổi lớn trong đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá mặt hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh thì tốc độ tăng trưởng bình quân sẽ giảm dần và chỉ đạt khoảng 20 %/năm cho những năm từ 2005 trở đi, chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD vào năm 2010, còn vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng trên (khoảng 30 %/ năm) thì sẽ đạt khoảng 11 tỷ USD vào năm 2010 . Như vậy kết quả trên ( với mức tăng trưởng khoảng 30 %/ năm ) chỉ xảy ra khi hiệp định có hiệu lực cùng với khả năng nắm bắt các cơ hội của các doanh nghiệp và khai thác được các cơ hội do hiệp định tạo ra . Còn với các thị trường khác : Theo dự báo của Bộ thương mại ,xuất khẩu của Việt nam sang thị trường ASEAN đang có xu hướng giảm dần năm 2001 chiếm khoảng 17 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam đến năm 2005 giảm xuống còn khoảng 14 % cho dù các nước ASEAN bắt đầu thực hiện chế độ ưu đãI thuế quan chung CEPT nhưng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt nam vào thị trường này và khả năng sản xuất ra mặt hàng này của các nước ASEAN là tương tự nhau chỉ xuất được khi có lợi thế nên mức độ hấp dẫn của thị trường ASEAN đối với doanh nghiệp Việt nam là không lớn. Với thị trường Nhật bản do hai nước đã dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) kể từ ngày 26/5/1999 thế nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt nam vào thị trường này là tương đối ổn định nên kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Nhật bản chỉ chiếm khoảng 14 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam trong giai đoạn 2001 - 2005 . Còn với thị trường EU, khả năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này sẽ tăng lên dần đạt khoảng 4 - 6 tỷ USDvào năm 2005 và chiếm khoảng 23 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam bởi vì thị trường này hiện nay đang là thị trường trọng tâm đối với xuất khẩu của Việt nam . Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Đối với từng thị trường khả năng xuất khẩu của từng mặt hàng sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ hấp dẫn của từng thị trường đó . Về mặt hàng dệt may là mặt hàng đang có đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt nam , hiện nay thị trường EU vẫn đang là thị trường chính cho mặt hàng này chiếm khoảng 70 % tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam chủ yếu thông qua dạng gia công , đặt hàng và theo dự báo của Bộ thương mại xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt nam có khả năng giảm xuống còn 40 % vào năm 2005 đối với thị trường này . Xuất khẩu mặt hàng này vào Nhật bản chiếm khoảng 23 % tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt nam và theo dự báo tỷ trọng này cũng có xu hướng giảm xuống còn khoảng 20 % vào năm 2005 . Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường Mỹ năm 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0719.doc
Tài liệu liên quan