Đề tài Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến lối sống sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1. Lý do chọn đề tài . 5

2. Tình hình nghiên cứu . 6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . . 8

4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 8

5. Phương pháp nghiên cứu 9

6. Đóng góp của đề tài 9

7. Kết cấu của đề tài 9

NỘI DUNG .10

Chương 1: Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở nước ta và sự tác động của nó đối với đời sống xã hội 10

1. Sự chuyển đổi mô hình kinh tế trong nhóm tập trung sang kinh tế thị trường .10

1.1. Mô hình kinh tế trước đổi mới 10

1.2. Mô hình kinh tế thời kì đổi mới . 11

2. ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đời sống xã hội 14

2.1. Ảnh hưởng tích cực . 15

2.2. Ảnh hưởng tiêu cực . 16

Chương 2: Thực trạng lối sống sinh viên dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay 18

1. Lối sống và quan niệm về lối sống . 18

2. Sinh viên và lối sống sinh viên 20

2.1. Khái niệm sinh viên và một số đặc điểm tâm lý sinh viên . 20

2.1.1. Khái niệm sinh viên . 20

2.1.2. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên 20

2.1.3. Khái niệm lối sống sinh viên . 22

2.2. Thực trạng lối sống sinh viên dưới ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế thị trường . 22

2.2.1. Khái quát lối sống sinh viên hiện nay 22

2.2.2. Thực trang lối sống sinh viên . 24

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những hạn chế tiêu cực của nền kinh tế thị trường tới lối sống sinh viên . 42

1. Phát huy những ảnh hưởng tích cực của lối sống sinh viên . 43

2. Khắc phục những biểu hiện tiêu cực của lối sống sinh viên 43

KẾT LUẬN 46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 48

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

docx49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến lối sống sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nhiều hệ thống hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống. Theo Nguyễn Quang Uẩn (Nguyễn Quang Uẩn, Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên đại học sư phạm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Báo cáo khoa học trường đại học sư phạm Hà Nội, 1998) lối sống là một khái niệm đặc trưng cho hoạt động và mối quan hệ của con người trong ngững điều kiện xã hội, lịch sử nhất định. Lối sống có những đặc trưng cơ bản sau: Những định hướng giá trị, nhu cầu được thực hiên trong đời sống vừa là động cơ vừa là bộ điều chỉnh hành vi. Trình độ văn hóa của con người, thế giới quan, đạo đức và những xu hướng thẩm mĩ của con người được hình thành trong giao tiếp hàng ngày trong hành vi, trong đời sống, trong những tập quán và trong tiêu chuẩn về phẩm hạnh của họ. Những thói quen là những tiêu chuẩn điển hình có tính chất xã hội của những mối quan hệ giữa với nhau, được hình thành trong hoạt động cơ bản. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đề tài đã thống nhất quan niệm và vận dụng những nội dung của các định nghĩa trên trong nghiên cứu của mình bời vì lối sống của sinh viên bao gồm nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của sinh viên với nhà trường, với cộng đồng và xã hội trong những hoàn cảnh sống cụ thể. Sinh viên và lối sống sinh viên Khái niệm sinh viên và một số đặc điểm tâm lý sinh viên Khái niệm sinh viên Sinh viên là một bộ phận của thanh niên đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng. Họ là một nhóm xã hội đặc thù, đang trong gai đoạn phát triể và hoàn thiện nhân cách, tích cực học tập, rèn luyện chuẩn bị gia nhập đội ngũ tri thức, lao động kĩ thuật cao của đất nước. Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên, sinh viên luôn là lực lượng năng động, sáng tạo và là nguồn nhân lực được đào tạo với trình độ cao của xã hội. Mỗi thế hệ thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng đều thuộc về một nền văn hóa xã hội lịch sử nhất định. Lịch sử tạo cơ sở và điều kiện cho họ thực hiện vị thế, vai trò xã hội mà họ đảm nhiệm. Đồng thời, họ cũng là lớp người đóng góp những sáng tạo mới, phát triển lịch sử. Sinh viên là lực lượng kế tiếp, bổ sung cho đội ngũ tri thức tương lai. Họ là lớp người có văn hóa cao và có nhiều điều kỉện đón nhận những thông tin về tư tưởng, koa học kĩ thuật, văn hóa và được tập trung ở những trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. V.I.Lênin đã đánh giá sinh viên là: bộ phận nhạy cảm nhất của giới tri thức, là tầng lớp có trìn độ tiên tiến nhất trong hàng ngũ thanh niên. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế- xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của giáo dục đại học, đội ngũ sinh viên có nhiều biến đổi về định hướng giá trị, lối sống, nhu cầu, nguyện vọng. Sinh viên đại học chủ yếu ở lứa tuổi 17-18 đến 25-26, là lứa tuổi đang trưởng thành về xã hội, chín muồi về thể lực, định hình về nhân cách. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên Hoạt động nhận thức và sự phát triển trí tuệ Nét đặc trưng cho hoạt đông nhận thức của sinh viên là họ có thể hoạt động trí tuệ tập trung, căng thẳng, có thể tiến hành hoạt động tư duy với sự phối hợp của nhiều thao tác, tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp… Hoạt động nhận thức gắn liền với học tập chuẩn bị nghề nghiệp cho suốt quát trình học tập, rèn luyện của sinh viên. Sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi sinh viên được đặc trưng bởi sự nâng cao năng lực trí tuệ thể hiện ở tính nhạy bén cao độ, khái niệm giá trị và gán ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính nhờ vào kinh nghiệm đã có và những tri thức khoa học tiếp thu trong quá trình học tập ở đại học. Hình thành năng lực tư duy logic, tư duy khoa học và phương pháp là việc trí óc, lao động sáng tạo trí tuệ. Đặc điểm về tình cảm của sinh viên Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức,tình cảm thẩm mĩ, tình cảm nghĩa vụ và trách nhiệm công dân… Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống của sinh viên. Tình cảm cùng giới và đặc biệt là tình cảm khác giới ở lứa tuổi sinh viên tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Tình bạn đã làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của sinh viên, nó không chỉ gắn kết trong học tập, vui chơi, giải trí mà còn trong chia sẻ kinh nghiệm học tập, những trải nghiệm trong cuộc sống. Tình bạn khác giới, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng. Loại tình cảm này có mầm mống ở giai đoạn dậy thì, có sự thể nghiệm ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên và đến thời kỳ này phát triển với sắc thái mới. Một số phẩm chất, nhân cách đặc trưng của sinh viên Xu hướng của sinh viên có nhứng nết nổi bật: đó là nghề nghiệp tương lai trở thành niềm mong ước, sự kỳ vọng, lý tưởng, động cơ, mục đích cơ bản nhất, quan trọng nhất trong cuộc sống và mọi hành động của sinh viên. Tự đánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ phát triển cao của nhân cách. Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hành động, hành vi của chủ thể nhằm đạt mục đích, lý tưởng sống một cách tự giác. Biểu hiện cụ thể của nó là sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình có tình cảm bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị nhân cách. Do vậy tự ý thức, tự đánh giá có vai trò quan trọng đối với tự nhận thức, tự phê phán và điều chỉnh lối sống của sinh viên. Khái niệm lối sống sinh viên. Khái niệm lối sống sinh viên không vượt ra ngoài nội hàm của khái niệm lối sống đã được đề cập ở các phần trên. Lối sống sinh viên được đề cập tong phần này cũng xác định tiếp cận trên bình diện tâm lý học mác xít. Dựa trên định nghĩa lối sống đã được trình bày ở phần trên, có thể định nghĩa lối sống sinh viên như sau: “ Lối sống sinh viên là phương thức hoạt động đặc trưng của giới sinh viên, thể hiện ở sự lựa chọn các hoạt động và cách thức thực hiện các hoạt động đó trong những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định.” Thực trạng lối sống sinh viên dưới ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế thị trường Khái quát lối sống sinh viên hiện nay Hiện nay Việt Nam chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng đất nước theo công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Đây là một quá trình khó khăn, đầy thử thách, mặc dù trong những năm vừa qua chúng ta đã đạt được một số thành tựu khả quan: tỉ lệ tăng trưởng GDP năm 2003 đạt mức cao nhất so với những năm trước 7,24%; nạn thất nghiệp giảm bớt, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao cả về mặt chất cũng ngư mặt lượng. Và trong giai đoạn phát triển này thì không thể không kể đến vai trò của lớp trẻ mà cụ thể là sinh viên- thế hệ sẽ tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của cha ông trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạng, công bằng và văn minh. Tuy nhiên cùng với sự thay đổi sang cơ chế thị trường như hiện nay thì lối sống, cách nghĩ của sinh viên cũng biến chuyển theo: có rất nhiều sinh viên đã trưởng thành nhưng đồng thời cũng không ít sinh viên xa ngã vào các tệ nạn xã hội. Trên hết, chúng ta cần phải quan tâm tới lực lượng chủ chốt nay phải làm sao cho sinh viên Việt Nam có lối sống đúng đắn thực sự nhận thức rõ vai trò quan trọng của mình đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Sinh viên Việt Nam trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo C.Mac là: “ Tổng hòa các quan hệ xã hội”. Nhưng họ còn mang đặc điểm riêng: tuổi đời còn rất trẻ, thường từ 18-25, dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưu cách hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên sâu. Sinh viên vì thế đã tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt. Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hiện nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mang, đó là sự hình thành một môi trường ảo, một lối sống ảo. Đặc điểm chỉ biểu hiện trong giới trẻ đặc biệt là những người có tri thức như sinh viên. Hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay bằng cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong môi trường ảo và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Về môi trường sống, sinh viên thường học tập trung tại các trường đại học, cao đẳng (thường ở các đô thị) sinh hoạt trong một cộng đồng ( trường lớp) gồm chủ yếu là các thành viên tương đối đồng nhất về trí thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi. Đối với sinh viên trên địa bàn Hà Nội một thực tế là trong số họ hiện nay đang diễn ra quá trình phân hóa với 2 nguyên nhân cơ bản: tác động của cơ chế thị trường dẫn đến khác biệt giàu nghèo, sự mở rộng quy mô đào tạo khiến trình độ sinh viên chênh lệch. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc điểm tương đồng tới đây. + Tính thực tế: thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hướng đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai,định hướng công việc sau khi ra trường, thích những công việc thu nhập cao…Nói chung là tính mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ. + Tính năng động: nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời gian hoặc có thể là thành viên chính thức của một công ty). Hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới (thích kinh doanh muốn tự mình lập công ty khi còn là sinh viên) thể hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình nguyện), nhiều sinh viên cùng một lúc học hai trường. + Tính cụ thể trong lý tưởng: đang có một sự thay đổi trong lý tưởng sống gắn liền với sự định hướng cụ thể, câu hỏi vẫn thường đặt ra là: sinh viên hôm nay sống có lý tưởng không? Lý tưởng ấy là gì? Có sự phù hợp giữa lý tưởng cá nhân với lý tưởng của dân tộc, của nhân loại hay không? Có thể khẳng định là có, nhưng đang xuất hiện những lý tưởng có tính thế hệ, lý tưởng gắn liền với bối cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể. Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi mà hướng đến những mục tiêu cụ thể gắn liền với lợi ích cá nhân. + Tính liên kết (tính nhóm): những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Tính nhóm phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh chúng ta đang sống. Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong sinh viên trước xu hướng toàn cầu hóa đang hướng mạnh đến tính cộng đồng. + Tính cá nhân: trào lưu dân chủ hóa, làn sóng công nghệ thông tin, và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ. Sinh viên tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Dường như có sự đề cao lợi ích hên nghĩa vụ cá nhân xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh. Sự phân tích các đặc điểm trên chỉ có tính tương đối để phục vụ công tác nghiên cứu, còn trên thực tế các đặc điểm ấy đan xen và có tác động qua lại với nhau. Tính cá nhân không tách rời tính liên kết, tính năng động gắn liền với tính thực tế. Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thể của nó luôn bộc lộ tính 2 mặt vừa có những tác động tích cực vừa có những tác động tiêu cực. Thực trạng lối sống sinh viên. Trong học tập Tích cực: Giúp sinh viên tiếp thu, tích lũy được những kiến thức bổ ích đồng thời cải thiện và nâng cao thêm vốn kiến thức của mình. Có những thay đổi trong nhận thức và trong hành động của bản thân mình. + Trong nhận thức: nhận thức được trách nhiệm ý nghĩa của việc học tập dẫn tới học tập cố gắng không ngừng, đồng thời cũng luôn tự giác tìm tòi những kiến thức mới mẻ. + Trong hành động: học tập không ngừng cố gắng: học đi đôi với hành. Nhà trường không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, làm sao cho phù hợp với xu thế mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội, thay đổi tư duy, tạo cho sinh viên tính năng động, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học. Phong trào “ mùa thi nghiêm túc”, “ Nói không với tiêu cực trong giáo dục”… được sinh viên hưởng ứng qua việc ký cam kết hàng ngày đã thể hiện rõ quyết tâm của nhf trường và sinh viên trong việc tạo ra một môi trường học đường trong sạch và vững mạnh. Sinh viên có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học nhận giấy khen và phần thưởng Sinh viên học tập có sáng tạo, tích cực Điểm nổi bật đầu tiên khi chúng ta nghĩ về sinh viên đó là những con người năng động và sáng tạo. Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục… Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các cơ hội đó thành hiện thực.Ví dụ như:Anh Thư, sinh viên lớp hóa tiên tiến trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội đã có một phát minh mới về dải quang phổ. Anh Thư đang có cơ hội nhận bằng sáng chếcho phát minh này tại Hoa Kì. Anh Thư chia sẻ, sở dĩ cô đạt được thành côngbước đầu này là do cô đã có lựa chọn đúng đắn khi quyết định “gia nhập” vào lớp chương trình tiên tiến đào tạo cử nhân ngành hóa học liên kết với trường Đại học Illinois, Hoa Kì. Hiện nay, Anh Thư vẫn đang tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý thuyết và những cải tiến trong cấu hình máy… Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự tạo ra cơ hội. Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Như: Lê Thị Ngọc Tú, sinh năm 1987, quê ở Kiến Xương, Thái Bình, hiện đang là sinh viên năm cuối, lớp địa chất B, K50, trường Đại học Mỏ- Địa chất. Cô đã có công trình nghiên cứu khoa học được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trao giải nhất trong hệ thống đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2009; Được tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới trao giải nhà phát minh trẻ nhất Việt nam năm 2009; Hay như Nguyễn Quốc Trưởng, sinh viên khoa Dệt may - Thời trang, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với phát minh ra thuốc nhuộm vải tự nhiên từ lá cây.Những chiếc lá xà cừ, lá bàng đã rụng tưởng chừng vô ích đã biến thành thuốc nhuộm vải tự nhiên dưới bàn tay của “thầy phù thủy” Trưởng. Sản phẩm của Trưởng đã được dùng để nhuộm vải phục vụ cho gian hàng thời trang của trường Đại học Bách khoa Hà Nội tại Eco Fashion Show 2010. Thuốc nhuộm từ lá xà cừ cũng như các loại lá cây, vở cây…khác mà Trưởng nghiên cứu nay mai sẽ có mặt và được đưa vào sản xuất tại Áo theo một dự án hợp tác của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trưởng đang kiểm tra mẫu vải Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng đổi mới phương pháp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi caovới mọi môi trường sinh sống và học tập.Như: Vũ Thị Hồng Lê, sinh viên năm 4 trường ĐH KTQD là sinh viên duy nhất đại diện cho 201 sinh viên tiêu biểu cả nước phát biểu tại Lễ tuyên dương sinh viên tiêu biểu xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vừa được tổ chức tại Hà Nội. Hiện tại sau 4 năm học, điểm học tập trung bình của Lê là 9,56. Lê cho biết: Trong suốt quá trình học tập, mình luôn ý thức cần phải học hỏi thêm nhiều kỹ năng khác trong cuộc sống như kỹ năng thuyết trình, khả năng sắp xếp thời gian, các cách khắc phục khi gặp stress. Hầu hết các kỹ năng này, mình đã thu lượm được trong khi tham gia các hoạt động phong trào đoàn và hoạt động xã hội… Vũ Thị Hồng Lê hiện đang học năm 4, Khoa Ngân hàng Tài chính (ĐH KTQD). Họ không chỉ học tập trong phạm vi hẹp ở trường, lớp, giới trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi lúc, mọi nơi, nhiều sinh viên còn hoặc một lúc hai, ba trường đại học. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa nghệ thuật… Tiêu cực + Sinh viên thụ động trong học tập Làm thêm, dạy kèm, bán hàng, tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoạc không theo nổi chương trình học đại học là những lý do sinh viên bị buộc thôi học. Tuy nhiên đó không phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng kết quả học tập vẫn cao. Nguyên nhân ở đây là do sinh viên không chịutìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình và tâm lý quen với việc “ đọc –chép”. Từ đó dẫn đến thực trạng thụ động trong học tập của phần lớn sinh viên hiện nay. Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập đại học hiện nay đã nặng nề, thì công cụ truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lòng. Số sinh viên tìm đến thư viện không nhiều, chỉ lác đác vài bạn đến thư viện những ngày bình thường và có nhiều hơn một chút khi mùa thi đến. Nhân viên quản lý thư viện cho biết, một ngày bình quân chỉ có vài chục em đến đây ngồi học, tìm tòi tư liệu. Trong khi đó, giờ giảng dạy của giảng viên trên lớp không có gì hơn ngoài một cái micro cứ ọc-ọe theo kiểu “mạnh thầy thầy cứ nói”. Còn lớp học đông đúc thì “mạnh trò, trò ngủ”. Thêm nữa, tâm lý quen “đọc- chép” mỗi khi trên lớp cũng dẫn đến tình trạng thụ động của học sinh, nếu giảng viên không đọc thì sinh viên cũng không chép, chỉ ngồi nghe và thực tế là kiến thức đọng lại trong đầu khi đó sẽ rất ít, thậm chí là không có gì. Trong khi đó sinh viên cũng không có thói quen đọc giáo trình và các tài liệu liên quan đến môn học đó khi ở nhà. Các nhà nghiên cứu về tâm lý học đường cho thấy chương trình đào tạo với phương pháp giảng dạy mang tính nhồi nhét kiến thức hiện nay đã tạo ra một bộ phận không nhỏ thanh niên thụ động, thiếu khả năng thích ứng xã hội. Sinh viên luôn thụ động với hối kiến thức về lý thuyết, việc thực hành, thực tập bị xem nhẹ, thậm chí bỏ qua. Trong hoạt động học tập, sinh viên thể hiện tính kỷ luật của mình thông qua một số biểu hiện đi học đầy đủ, đi học đúng giờ, nghiêm túc trong thi cử…tóm lại là thực hiện theo đúng quy định của nhà trường. Việc đảm bảo các chuẩn mực trong hoạt động học tập là những biểu hiện về mặt hành vi thể hiện lối sống kỷ cương, nề nếp của sinh viên qua hoạt động học tập. Nhưng trên thực tế vẫn có thể quan sát thấy những biểu hiện lẹch chuẩn trong học tập của sinh viên như: nghỉ học không phép, đi học muộn, học theo thời vụ, quay cóp trong thi cử, “chạy chọt” trong học tập và thi cử… Để tìm hiểu thực trạng của những biểu hiện lệch chuẩn đó, chúng tôi đã đề nghị sinh viên cung cấp thông tin đánh giá về những hiện tượng kể trên băng cách cho điểm các mức độ khác nhau của sự biểu hiện ( 1- hoàn toàn không có; 2- có nhưng tỉ lệ thấp; 3- tương đối phổ biến; 4- phổ biến; 5- rất phổ biến). kết quả được tính theo trị số trung bình thể hiện ở bảng dưới: Bảng đánh giá của sinh viên về một số biểu hiện lệch chuẩn trong học tập. Các biểu hiện Trung bình (%) 1 Nghỉ học không xin phép 3.31 2 Bỏ giờ tùy tiện 2.88 3 Đi học muộn 2.83 4 Học đối phó 2.66 5 Học theo thời vụ 2.64 6 Quay cóp trong thi cử 2.28 7 Nghỉ học cầm chừng 2.19 8 “chạy chọt” trong học tập và thi cử 1.39 + Hiện tượng “chạy điểm”, “xin điểm”, “mua điểm” còn khá phổ biến. Khảo sát của sinh viên K50 Khoa Xã hội học, ĐH KHXHNV, ĐHQG Hà Nội về hiện tượng “chạy điểm” tại trường này vừa công bố cho thấy, hiện tượng “chạy điểm” đã và đang diễn ra rất phổ biến; đặc biệt là trong các ĐH, CĐ. Chỉ đến khi một số sinh viên dám thực sự đứng lên tố giác thì sự việc mới được xem xét và nhìn nhận lại một cách nghiêm túc (điển hình là vụ “gạ tình lấy điểm” cách đây 4-5 năm tại trường CĐ Phát thanh – Truyền hình Hà Nam). Điều làm nhức nhối nhất vẫn là hiện tượng chạy điểm trong SV. Với 1.772 SV được hỏi thì có đến 1.162 SV cho rằng thấy hiện tượng chạy điểm ở những môn học cơ sở và 949 SV đã chứng kiến cảnh chạy điểm ở những môn học chuyên ngành. Một bộ phận không nhỏ trong sinh viên hiện nay coi việc học hành thi cử chỉ là chuyện hình thức miễn sao có tiền thì giải quyết được hết. Như: H. Minh, sinh viên một ĐH dân lập ráo riết “truy lùng” số điện thoại, địa chỉ nhà của giảng viên môn Địa lý kinh tế để xin thầy nâng lên một điểm. “Môn này rớt nhiều vô kể, dù thi lại, học lại cũng không cải thiện được nên đành tìm cách xin điểm để qua”, H.Minh cho biết. Những hiện tượng tiêu cực trong học tập của lối sống sinh viên kể trên chỉ là một phần rất nhỏ nhưng nó đã phản ảnh được phần nào thái độ của sinh viên hiện nay.Dưới tác động của sự phát triển kinh tế thị trường đã làm nảy sinh tư tưởng thực dụng, chạy theo đồng tiền, với ý nghĩ tiền có thể mua được tất cả nó thực sự trở thành vấn đề nhức nhối cần xã hội phải quan tâm nhiều hơn nữa tới sinh viên. Những biểu hiện lệch chuẩn trong học tập của sinh viên tuy không ở mức trầm trọng nhưng rất đáng quan tâm về mặt lối sống. Những khuyết điểm mà họ mắc phải là những quy định đã được học tập, nhắc nhở, biết thế nào là đúng, sai nhưng họ quen nếp sống thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành kỷ luật, quy chế học tập… Như vậy lối sống có kỷ cương, nề nếp theo những quy định có tính pháp quy trong nhà trường ở sinh viên chưa cao nên cần có những biện pháp cụ thể nhằm nhanh chóng khắc phục tiến tới học tập ở sinh viên lối sống kỷ cương và từ đó có những phẩm chất năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại Trong sinh hoạt Tích cực Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa … Sự năng độngcủa sinh viên còn được thể hiện ở việc tham gia tích cực các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện… Ngoài giờ học, những sinh viên – tuyên truyền hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà… Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình nhù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam thời đại mới. Sinh viên năng động hơn tham gia nhiệt tình các hoạt động chung của xã hội. Điển hình là sinh viên tham gia tình nguyện như: Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi… Thanh niên là lực lượng xunh kích đi đầu trong các hoạt động xã hội, “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Thế hệ trẻ ngày nay bên cạnh sự hưởng thụ cuộc sống sung túc no đủ, vẫn luôn nhận thức được được đồng bào ta vẫn còn nhiều khó khăn vất vả. Những màu áo xanh tình nguyện, vai mang balô tìm đến với đồng bào các vùng quê xa xôi hẻo lánh. Thật bất ngờ, họ đã làm những điều tưởng chừng như không thể, với đôi chân ngày nào chưa một lần lội bùn, với đôi bàn tay chưa biết đến cầm cuốc hay đào đất. Nhưng kết quả khả quan mà sinh viên tình nguyện đã làm được trong nhưng năm qua: Làm mới và sửa chữa hàng chục kilômet đường giao thông nông thôn, nạo vét hàng nghìn met kênh mương nội đồng, xây dựng và sửa chữa hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa, phổ cập văn hóa, tin học cho hàng trăm em là con em đồng bào dân tộc và nông đân nghèo…là một minh chứng cụ thể và rõ ràng nhất về sự năng động của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Hưởng ứng cuộc vân động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sinh viên Hà Nội đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. Trước tình hình sạt lở đất ở các tỉnh vùng núi và tình hình bão lũ ở miền trung, hàng ngàn sinh viên đã hăng hái tham gia giúp đỡ các địa phương để dân cư ở đó nhanh chóng ổn định sinh hoạt. Với tinh thần lá lành đùm lá rách, sinh viên không ngần ngại quyên góp tiền, quần áo, sách vở… cho các em ở các vùng quê nghèo. Sinh viên tham gia giúp đỡ dân địa phương vùng bị sạt lở Hay có thể nhắc đến cuộc vận động hiến máu nhân đạo đã được tổ chức thành công trong thời gian qua, thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo các bạn sinh viên. Cho đến nay, đã có hơn 6000 đơn vị máu đã dược hiến tặng với hơn 9000 sinh viên tình nguyện tham gia. Rõ ràng sinh viên Hà Nội không thờ ơ trước những khó khăn của xã hội, tiếp bước tinh thần của Hồ Chí Minh vĩ đại Tham gia hiến máu cứu người Sinh viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hay thất bại, song họ không hề chùn bước. Sinh viên các trường tham gia vào các sân chơi lớn trong và ngoài nước đạt được nhiều thành tích cao như: sáng tạo Robocom Châu Á Thái Bình Dương, lập trình viên Châu Á…hay như lĩnh vực về thể thao:như là nhắc đến cờ vua Việt Nam, không thể không nhắc đến cái tên Lê Quang Liêm- đại kiện tướng cờ vua 19 tuổi. Năm 2010, Lê Quang Liêm khởi đầu rất thành công khi tham dự giải cờ vua ở Nga, giàng ngôi vô địch và là kì thủ đầu tiên vô địch giải này. Với danh hiệu vô địch giải đấu Liêm giành quyền tham dự giải Đooc-mun (Đức) trong năm. Với những gì mình đã làm được, Liêm được đánh giá là kì thủ có trình độ cao và nằm trong top 10 kì thủ trẻ thế giới. Hay về nghệ thuật….Cũng có những sinh viên ngồi trên ghế giảng đường đại học mà đã dám lập công ty, để tự mình thử thách làm giàu. Mỗi lần thất bại làm cho họ tự tin hơn với những kinh nghiêm hơn. Táo bạo nhưng không liều lĩnh, trước khi thực hiện một việc gì, họ luôn tinh toán, xem xét vấn đề một cách thận trọng. Khi cảm thấy mình đã đủ mọi điều kiện cần thiết, họ mới bắt tay vào thực hiện. Một điều quan trọng đáng nói đó là có rủi ro t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxẢnh hưởng của kinh tế thị trường đến lối sống sinh viên Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.docx
Tài liệu liên quan