Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát là do nội tại nền kinh tế, cho nên chúng ta phải tự tìm tòi xác định biện pháp chống lạm phát. Cách làm không giống ai và sát với hoàn cảnh và đặc điểm của nước ta với hai nhiệm vụ chính: Rút khối lượng lớn tiền mặt trên thị trường về. Tìm mọi cách để tăng hàng hóa, trước hết là sản xuất trong nước và bằng nhiều con đường, nhiều đối tượng và hình thức đưa hàng từ nước ngoài về. Ðặc trưng chung của lạm phát lúc này là lạm phát trong suy thoái. Kiên trì, bền bỉ, sáng tạo, với cách làm riêng chúng ta đã thành công rút dần lạm phát 3 con số xuống 1 con số ở mức 4-5% mức bình thường của nhiều nước.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5420 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế của nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với năm 1976 . Và đồng bạc “Ông Hồ” đã bị phá giá đến 92% so với đồng dollar USA! Lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng vô cùng khan hiếm. Chỉ trong vòng vài tháng cuối năm 1985, giá nông phẩm vọt lên đến 10-12 lần, giá hàng công nghệ phẩm tăng vọt đến 28-30 lần. Giá cả tăng vọt theo cấp số nhân trong tình trạng lạm phát phi mã, đã đẩy nền chính trị CHXHCN Việt Nam lâm vào hoàn cảnh “tưởng chừng như sụp đổ đến nơi”.
Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 80 tăng khoảng 30-50 % hàng năm, cuối năm 1985 lên đến 587,2 % .
Sản xuất tăng chậm và thực chất không có phát triển, nên lạm phát ngầm diễn ra với mức độ ngày càng cao, lại gặp sai lầm "giá - lương - tiền" 1985, nên siêu lạm phát diễn ra vào năm 1986 với tốc độ phi mã, lên tới 774,7%.
Tiền mặt dự trữ không có, tiền trong lưu thông thì thiếu nghiêm trọng.
Tăng trưởng kinh tế rất thấp, bình quân năm thời kỳ 1977 - 1980 chỉ có 0,4% (trong đó 1979 giảm 2%, 1980 giảm 1,4%); thời kỳ 1977 - 1985 chỉ có 3,7%.
Dấu hiệu của nền “kinh tế bong bóng” trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc, thị trường chứng khoán, giá vàng, giá dầu, giá thực phẩm tăng mạnh, mức độ thâm hụt cao trong cán cân ngoại thương...
Lạm phát cao gấp hơn 10 lần lãi suất tiền gửi.
1.3 Nguyên nhân :
- Những nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát “phi mã” gồm có:
(1) Nguồn cung tiền mặt quá cao, phần lớn do in nhiều tiền để tung ra thị trường mà không đủ hàng hóa đối ứng.
(2) Nền kinh tế “thiếu” nghiêm trọng, nhất là sự thiếu thốn về các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm và các hàng hóa tiêu dùng thuộc loại nhu yếu phẩm khác, hậu quả của sự kiệt quệ sau chiến tranh, của tình trạng kinh tế tăng trưởng kém và việc chấm dứt các nguồn viện trợ từ bên ngoài.
(3) Lãi suất tiền gửi ngân hàng âm nặng so với lạm phát, khiến người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng, làm cho lượng tiền mặt trôi nổi trong lưu thông ngày càng tích lại nhiều mà không có lượng hàng hóa tương ứng để cân đối cung - cầu.
1.4 Giải pháp chống lạm phát:
- Thông thường, những loại giải pháp chống lạm phát tương đối phổ biến mà các nước hay áp dụng là: giảm lượng cung ứng tiền mặt, áp dụng chế độ lãi suất dương và thực thi các chính sách, biện pháp khắc khổ, nhất là các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Đối với Việt Nam, những loại chính sách và biện pháp này cũng đã và đang được áp dụng, tuy mức độ và liều lượng khác nhau tùy theo từng thời kỳ và trong những bối cảnh khác nhau.
Trong thời kỳ trước và đầu đổi mới, các biện pháp chống lạm phát chủ yếu mà Việt Nam đã thực hiện tập trung vào những việc làm cụ thể như:
(1) Cắt giảm mạnh nguồn cung ứng tiền mặt, đặc biệt là giảm in tiền và đổi mệnh giá đồng tiền (đổi 1000đ lấy 1đ), trong hai loại biện pháp này, cắt giảm mạnh in tiền có tác dụng lớn và lâu dài, còn đổi tiền chỉ có tác dụng tức thời được vài tháng rồi mất tác dụng, thậm chí còn gây ra đầu cơ tiền mới;
(2) Tăng nhanh nguồn cung ứng các loại hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, nhất là lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm, thông qua 3 chương trình lớn là Chương trình sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm; Chương trình sản xuất hàng hóa tiêu dùng và Chương trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu, ngoài ra còn tăng nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng để giảm bớt sự khan hiếm hàng hóa ở trong nước, những biện pháp này có tác dụng rất lớn, nhanh chóng giảm bớt tình trạng mất cân đối giữa cung cầu tiền mặt và cung cầu hàng hóa;
(3) Áp dụng liệu pháp mạnh thông qua việc thực hiện chế độ lãi suất dương cao, đây là biện pháp có sức hút mạnh đối với nguồn tiền gửi, khiến chỉ trong một thời gian ngắn đã có một lượng tiền lớn được gửi vào ngân hàng, vơi hẳn nguồn tiền trôi nổi trong lưu thông, nhanh chóng hạ nhiệt cơn sốt lạm phát.
1.5 Hiệu quả của các giải pháp :
Thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế
Các số liệu thống kê về xu hướng tăng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam theo giá cả trên thị trường được ước tính bởi Quỹ tiền tệ quốc tế. Một vài cột đã được được điều chỉnh để tính toán cho sự lạm phát.
Năm
GDP
đầu người
theo sức mua tương đương
(USD)
GDP
tỉ đồng VN (danh nghĩa)
GDP
tỉ đồng VN
(đã điều chỉnh)
Tăng trưởng GDP
(đã điều chỉnh)
Lạm phát
1986
731
609.708
108,126.000
3.4%
774,5%
1987
753
2,605.109
110,882.000
2.5%
360.4%
1988
803
11,152.383
116,537.000
5.1%
374.4%
1989
880
28,093.000
125,627.000
7.8%
95.8%
+ 1986 – 1990 : Nhập khẩu tăng 28% , xuất khẩu 8,2%. Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân mỗi năm 4,8%; thu nhập quốc dân tăng 3,9% .
2.Tình hình lạm phát trong giai đoạn 1986 – 2003
Trong gần hai thập niên qua, kể từ khi áp dụng những chính sách cải cách kinh tế toàn diện với nội dung cốt lõi là tự do hóa, ổn định hóa, thay đổi thể chế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở cửa ra nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã được những thành tựu đáng ghi nhận. Tăng trưởng và lạm phát là hai đỉnh của tứ giác mục tiêu (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư), vì vậy trước hết cần phải xem xét tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian nay. Từ chỗ hầu như không có tăng trưởng, thì ngay sau đổi mới, trong giai đoạn 1986-1990, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và phát triển, tuy tốc độ chưa cao. Trong nửa đầu những năm 1990, nền kinh tế liên tục tăng tốc. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh cao nhất vào năm 1995 (9,54%), tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam đã bị giảm sút và xuống mức đáy vào năm 1999 (4,77%), chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực. Bắt đầu từ năm 2000, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã liên tục cao lên. Với đà tăng trưởng bình quân hằng năm 7,3% như trong suốt giai đoạn từ năm 1990 đến nay, thì tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam sẽ gấp đôi sau khoảng 1 thập kỉ.
2.1Giai đoạn 1986-1988:
Trong cuối những năm 80, Việt Nam đã trải qua thời kì khủng hoảng kinh tế khá nghiêm trọng, sản xuất sút kém, giá cả tăng với tốc độ phi mã. Có năm như năm 1986, lạm phát tới trên 774% ngay đối với đồng tiền mệnh giá mới đã gấp 10 lần đồng tiền mệnh giá cũ (nếu so với mệnh giá cũ năm 1985 thì mức lạm phát năm 1986 là trên 7700% = 77 lần) - Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp do kéo dài quá lâu đã trở thành vật cản và là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm trì trệ nền kinh tế đất nước sau mười một năm giải phóng - Những say sưa trên ánh hào quang chiến thắng đã dần nhường chỗ cho những lo toan trăn trở trước vận mệnh mới của đất nước: Nền kinh tế vẫn trong thế bị bao vây, cấm vận; vẫn là một nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ mang nặng bóng dáng của một thời kỳ đóng cửa, tự cấp, tự túc; lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ vừa không phát triển, vừa tự phát phân hoá thành những mạch ngầm; các hiện tượng “chợ đen”, “phá rào”, “hụi họ”, "núp bóng"... mọc lên như nấm từ những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ 20 và đỉnh cao là cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền năm 1985 có nhiều sai lầm; sự tan rã của “phong trào” hợp tác xã nông nghiệp từ cấp thấp đến cấp cao đã bức bách đòi hỏi phải chuyển sang cơ chế khoán mà sau này là “giao” lại ruộng đất thời hạn dài cho Nông dân (NQ 10 của Bộ Chính Trị năm 1988). Trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ cũng có những “đỉnh cao” riêng - Đó là cuộc đổ vỡ tín dụng dây chuyền từ năm 1988 đến 1990, gây thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng đã làm suy giảm niềm tin trong nhân dân vào tính ổn định của đồng tiền Việt nam. Có thể nói cho đến cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, gần tròn 40 năm kể từ sau khi thành lập NHQG Việt Nam, nền tiền tệ của Việt nam vẫn cơ bản là một nền tiền tệ tài chính. Quan hệ hàng hoá - tiền tệ bị che lấp bởi quan hệ phân phối hiện vật, đồng tiền Việt Nam chưa bao giờ có bản vị hàm lượng kim khí hoặc đá quí. Sức mua thực tế luôn luôn bị giảm sút ngay cả khi giá trị danh nghĩa được nhân lên sau mỗi lần đổi tiền. Hình ảnh bán trâu gửi tiết kiệm nhưng sau 1 hoặc 2 năm khi rút ra cả vốn lẫn lãi không đủ để mua lại 1 con gà vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20 là những sự thật đau xót đã một thời hằn vào trí nhớ của nhiều người Việt nam. Trong khi đó chiến tranh biên giới, chiến tranh hải đảo liên tục đe dọa; Mặt khác vì an ninh Quốc gia và khu vực, ta vẫn phải gửi một đội quân tình nguyện với trang thiết bị, hậu cần tự túc sang giúp láng giềng Cam Pu Chia thoát họa PônPốt; quan hệ với các nước trong phe XHCN thì ngày càng bị xấu đi. Đất nước lại rơi vào một cuộc khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng trên mọi lĩnh vực Kinh tế, An ninh, Xã hội, Chính trị... Mức lương bình quân/ tháng của công chức Nhà nước vào những năm của hơn 10 năm sau ngày giải phóng không đủ để sống ở mức trung bình quá 10 ngày! Trong thời kỳ này, tăng trưởng kinh tế đạt thấp (như năm 1986 chỉ đạt 2,84%, năm 1987 chỉ đạt 3,63%, năm 1989 chỉ đạt 4,68%, tính ra tốc độ tăng GDP bình quân đầu người còn thấp hơn nữa). Tăng trưởng kinh tế thấp thì lạm phát cao và lạm phát quá cao lại làm cho tăng trưởng thấp. Đây là trạng thái không tốt của quan hệ lạm phát và tăng trưởng.
Có thể nói lạm phát ở thời kì nào và ở nước nào cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ sự mất cân đối trên 4 mặt chủ yếu: sản xuất và tiêu dùng; hàng và tiền; thu và chi ngân sách; xuất khẩu và nhập khẩu.
Thứ nhất, quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Một trong những đề tài gây tranh cãi gay gắt nhất lúc đó là có duy trì hay không chế độ phân phối theo định lượng, có thực thi chính sách một giá hay vẫn duy trì cơ chế hai giá? Cuối cùng đã xoá bỏ chế độ tem phiếu và chuyển sang cơ chế một giá đi đôi với việc bù giá vào lương cho những người làm công ăn lương. Kết quả là đã tiết chế được tiêu dùng, rõ nhất là về lương thực, thực phẩm vì trước đó ai cũng tận dụng hết phần mình được phân phối để bán ra chợ đen phần không dùng hết lấy chênh lệch; sau khi xoá bỏ tem phiếu, chuyển sang mua bán theo giá thị trường thì người ta chỉ mua theo nhu cầu thực tế, còn người sản xuất phấn khởi sản xuất vì không còn bị thu mua như cướp nữa. Đi đôi với những biện pháp tiết chế tiêu dùng là những quyết sách khuyến khích sản xuất như "khoán 10", "khoán 100" trong nông nghiệp, "kế hoạch ba" trong công nghiệp, xoá bỏ tình trạng "ngăn sông cấm chợ" trong phân phối lưu thông. Nhờ những biện pháp trên, tình trạng mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng đã được khắc phục về cơ bản.
Thứ hai,quan hệ giữa hàng và tiền. Đương nhiên, để kiềm chế lạm phát thì các biện pháp tiền tệ vẫn đóng vai trò cốt tử. Trong giai đoạn này, giá-lương-tiền trở thành tâm điểm nóng bỏng nhất; do xử lý không phù hợp đã đưa tới những sự đổ vỡ tai hại. Cuối cùng, cũng đã hành động theo đúng quy luật bằng cách chấm dứt việc in tiền tung vào lưu thông quá nhiều, tăng lãi suất tiền gửi cao hơn chỉ số lạm phát để hút tiền về, gia tăng vòng quay của đồng tiền, nhờ vậy đã góp phần lấy lại được sự cân bằng tương đối giữa tiền với hàng.
Thứ ba, quan hệ giữa thu và chi ngân sách. Năm 1986 thu chỉ bảo đảm 75% chi, trong đó phần chi bù lỗ cho sản xuất rất cao, do đó một trong những biện pháp chống lạm phát lúc bấy giờ là thu hẹp mạnh mẽ khoản bao cấp này, kể cả bao cấp qua giá.
Thứ tư, quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Tình trạng nhập siêu cũng là một tác nhân góp phần gây lạm phát. Năm 1986 xuất được có 800 triệu USD nhưng nhập tới 2,2 tỷ, do đó một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát lúc đó là giảm nhập siêu bằng hai loại công cụ chủ yếu: xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá, chuyển sang cơ chế một tỷ giá theo quy luật cung cầu trên thị trường đi đôi với việc xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương của Bộ Ngoại thương, cho phép các bộ, ngành và các địa phương kinh doanh xuất-nhập khẩu, thả lỏng việc nhập hàng phi mậu dịch.
2.2Giai đoạn 1989-1992:
Năm 1989 nền kinh tế chuyển hướng mạnh sang cơ chế thị trường, các chính sách đổi mới quản lí như thực hiện tự do giá cả, thả nổi tỷ giá, cắt giảm mạnh nhiều khoản chi tiêu của ngân sách, đặc biệt với chương trình ổn định mà nội dung chủ yếu là áp dụng chính sách lãi suất thực dương, Việt Nam đã thành công trong việc chặn đứng siêu lạm phát. Song, kết quả này đã không bền vững: lạm phát cao đã quay trở lại trong hai năm sau đó vì thâm hụt ngân sách quá lớn và được tài trợ chủ yếu bằng việc phát hành tiền. Lạm phát ở nước ta do nhiều nguyên nhân như nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp vốn yếu kém, lạc hậu lại mất cân đối cơ cấu, phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài, nhất là phải dựa vào viện trợ của Liên Xô, trong khi nhu cầu chi tiêu của cả Chính phủ về dân cư đều gia tăng. Tuy nhiên, có thể cho rằng yếu tố trực tiếp, quyết định mức lạm phát cao ở Việt Nam chủ yếu vẫn là sự bành trướng cung ứng tiền tệ quá lớn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của xã hội. Có thể thấy rõ chiều hướng tăng tiền và tăng giá có mối quan hệ chặt chẽ như trong bảng số liệu sau:
Đơn vị: % so với năm trước
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
Tốc độ tăng giá cả
301
308
34
67
68
17.5
5.3
Tốc độ tăng tiền(M2)
324
445
189
53
79
34
27
Bảng2.2 Tốc độ tăng giá và tăng tiền từ 1987-2004
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát là do nội tại nền kinh tế, cho nên chúng ta phải tự tìm tòi xác định biện pháp chống lạm phát. Cách làm không giống ai và sát với hoàn cảnh và đặc điểm của nước ta với hai nhiệm vụ chính: Rút khối lượng lớn tiền mặt trên thị trường về. Tìm mọi cách để tăng hàng hóa, trước hết là sản xuất trong nước và bằng nhiều con đường, nhiều đối tượng và hình thức đưa hàng từ nước ngoài về. Ðặc trưng chung của lạm phát lúc này là lạm phát trong suy thoái. Kiên trì, bền bỉ, sáng tạo, với cách làm riêng chúng ta đã thành công rút dần lạm phát 3 con số xuống 1 con số ở mức 4-5% mức bình thường của nhiều nước.
Năm 1992, chính phủ Việt Nam theo đuổi chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng: tăng lượng cung ứng tiền tệ hằng năm với mức thích hợp, xây dựng ngày càng có hiệu quả hơn các công cụ chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu…), thâm hụt ngân sách được duy trì ở mức thấp và đặc biệt kiên quyết không tài trợ bằng cách phát hành tiền, lãi suất thực dương liên tục được duy trì. Những giải pháp này được thực hiện trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách kinh tế và chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã đưa đến những thành công đáng khích lệ: lạm phát được kiểm soát và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Các chính sách về xuất khẩu cũng đã cho thấy hiệu quả khi vào năm này nước ta đã xuất siêu (đây là năm duy nhất trong 20 năm qua nước ta xuất siêu).
2.3Giai đoạn 1993-1999:
Trong thời kỳ này, bình quân một năm GDP tăng 8,34%, còn giá tiêu dùng tăng 8,1%, bằng 0,97 lần tốc độ tăng GDP. Trong thời kỳ này, tốc độ tăng giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong đó có những năm hệ số chỉ ở mức rất thấp như năm 1997 là 3,6% so với 8,15% (hệ số bằng 0,44 lần), năm 1996 là 4,5% so với 9,34% (hệ số là 0,48 lần), năm 1993 là 5,2% so với 8,08% (hệ số là 0,64 lần). Tăng trưởng cao thì lạm phát giảm và lạm phát giảm đã làm cho kinh tế tăng cao lên. Đây là một quan hệ đẹp của tăng trưởng và lạm phát.
Tuy nhiên trong giai đoạn có năm có số lạm phát 2 con số là những năm khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực 1997 diễn ra từ biểu hiện không bình thường trong đầu tư và chu chuyển các dòng vốn, trước hết là ở các nước châu Á trong điều kiện chúng ta bắt đầu đổi mới, mở cửa, nền kinh tế hội nhập chưa sâu. Lúc đó chúng ta không ở tâm bão của cuộc khủng hoảng, nhưng cũng có tác động đến nhiều lĩnh vực, tới mối quan hệ tiền, hàng. Nguyên nhân chủ yếu từ ngoài dẫn đến nên các biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn các yếu tố tác động xấu hoặc gây rủi ro cho nền kinh tế đất nước. Mặt khác, chúng ta khai thác tối đa những yếu tố thuận lợi cho đất nước do cuộc khủng hoảng này gây ra, nhất là thu hút vốn đầu tư nhập khẩu thiết bị, công nghệ để phục vụ tăng trưởng.
2.4Giai đoạn từ cuối 1999 đến 2003:
Trong thời kỳ 1999-2003, hệ số giữa tốc độ tăng giá tiêu dùng so với tốc độ tăng trưởng GDP còn thấp hơn nữa. Bình quân năm trong thời kỳ này, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,54%, còn tốc độ tăng giá tiêu dùng chỉ có 1,44%; hệ số chỉ đạt 0,22 lần. Lạm phát thấp đến mức thiểu phát đã làm cho tăng trưởng kinh tế đạt thấp. Đây là trạng thái không tốt của quan hệ giữa lạm phát (thực chất là thiểu phát) và tăng trưởng.
Đặc biệt vào đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ 21 Việt Nam trải qua giảm phát nhẹ ở mức -1.6% vào năm 2000 và -0.4% vào năm 2001. Giảm phát là trường hợp ngược lại với lạm phát, có nghĩa là giá cả hạ thấp, và kết quả là làm tăng giá trị của đồng tiền so với hàng hoá và dịch vụ. Trong giai đoạn này, giảm phát đang là vấn đề toàn cầu, đối với nước ta là một thách thức lớn. Nguyên nhân quan trọng của hiện tượng này là tình trạng mất cân đối cung cầu hàng hóa và dịch vụ, việc quản lý lưu thông tiền tệ và tỷ giá hối đoái còn nhiều vấn đề, cũng như chương trình xóa đói giảm nghèo chưa mang lại hiệu quả cao. Một hậu quả của sự giảm phát là mức thất nghiệp gia tăng. Mức tiêu thụ suy giảm vì người mua có khuynh hướng đình hoãn chi tiêu để chờ đợi cho giá cả xuống thấp hơn nữa. Với chủ trương kích cầu kịp thời, nền kinh tế nước ta dần dần khởi sắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao.
Tuy nhiên đến lạm phát bắt đầu tăng trở lại vào năm 2002, 2003 lần lượt ở mức là 4,0% và 3,6%. Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến hiện tượng lạm phát trong giai đoạn này là mức sản xuất thực phẩm nội địa, giá thực phẩm trên thị trường quốc tế đặc biệt là giá gạo, giá xăng dầu và ảnh hưởng của nó trên chi phí chuyên chở.
LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I/Giai đoạn năm 2004:
1/Tình hình lạm phát năm 2004:
Năm 2004, tỉ lệ lạm phát tăng đột biến lên gần 2 con số (9.5%). Tỉ lệ này cao hơn 3 lần số liệu tương ứng của năm trước đó và đã chấm dứt khoảng thời gian lạm phát được giữ ở mức thấp hơn 4%- cá biệt có năm 2000 đã xảy ra giảm phát.
Lạm phát những năm 1999-2005
Ngay từ những tháng đầu năm 2004, khi xu hướng lạm phát mạnh bắt đầu có dấu hiệu manh nha, đã có rất nhiều khẳng định lạm phát cả năm tuy vượt qua con số 5% mà Quốc hội đề ra nhưng sẽ không bao giờ vượt quá con số 7,5%? Thế rồi mỗi tháng trôi qua, liên tục các dự báo đều thất bại, và cuối năm 2004 thì lạm phát gần bằng hai con số.
2/Nguyên nhân tỉ lệ lạm phát gia tăng của năm 2004:
Trong năm 2004, lạm phát được cho là không có nguyên nhân tiền tệ, ngoại trừ một số ít tranh luận về vấn đề mang tính tâm lý của việc phát hành tiền mới lúc bấy giờ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng mạnh của chỉ số giá tiêu dùng năm 2004: Giá cả một số mặt hàng như phôi thép, xăng dầu trên thế giới tăng lên, dịch cúm gia cầm, thiên tai, công tác kiểm soát giá cả còn nhiều yếu kém...
Trong số các nguyên nhân đó, nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao trong năm 2004 là do giá nguyên liệu nhập khấu tăng mạnh (tức do chi phí đẩy):
¯Trước hết, các số liệu thống kê của IMF cho thấy, sau hai năm biến động theo xu thế giảm, chỉ số giá nguyên liệu thế giới năm 2003 bắt đầu tăng mạnh (trên 13%), và liên tục trong 3 năm 2004-2006 đạt tốc độ tăng cao ngất ngưỡng trong khoảng 20-30%.năm 2004 cũng chính là thời điểm cơn sốt nóng giá nguyên liệu thế giới bùng phát và cũng kéo dài đến nay.
Trong khi đó, với đặc thù nổi bật của nền kinh tế nước ta, khác rất xa so với hầu hết các nước xung quanh tự chủ được nguồn nguyên liệu ở mức độ cao hơn hẳn, chúng ta phải “sống nhờ” vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, cho nên quy mô nhập khẩu sốt nóng giá cả thế giới vào thị trường trong nước ngày càng tăng. Cụ thể hơn, với quy mô hàng hoá nhập khẩu hiện bằng khoảng 75% GDP, trong đó riêng nguyên liệu nhập khẩu đã bằng khoảng 52-53% GDP, cho nên quy mô “nhập khẩu sốt nóng giá nguyên liệu thế giới” vào thị trường trong nước là cực kỳ lớn.
¯Thứ hai, cũng cần nhấn mạnh rằng, nếu cho rằng cùng trong cảnh phải “sống chung với sốt nóng giá nguyên liệu thế giới”, cường quốc nhập khẩu số 1 là Mỹ và số 2 là Trung Quốc, hoặc các nước xung quanh đều có tỷ lệ lạm phát thấp hơn nước ta nhiều lần để từ đó cho rằng sốt nóng giá nguyên liệu thế giới “có bằng chứng ngoại phạm” trước việc lạm phát cao của nước ta là sự so sánh hết sức khập khiễng.
Bởi lẽ, tuy nhập khẩu hàng hoá của Mỹ hiện lớn gấp 42,77 lần của nước ta (1.920 tỷ USD), nhưng so với “rổ GDP” hết sức khổng lồ trên 13.200 tỷ USD của họ, lớn gấp gần 220 lần của nước ta, thì độ mở ở đầu vào nhập khẩu của nền kinh tế này chỉ là 14,54%, tức là chưa bằng 1/5 tỷ lệ này của nước ta.
Hoặc “người khổng lồ” Trung Quốc cho dù đã liên tục tăng đại nhảy vọt nhập khẩu trong suốt 5 năm “hậu WTO” vừa qua và đã trở thành quốc gia nhập khẩu hàng hoá thứ 3 thế giới với kim ngạch 792 tỷ USD, cũng lớn gần 20 lần so với nước ta, nhưng so với GDP của nước này thì cũng chỉ bằng 29,68%, tức chỉ mới bằng 2/5 độ mở này của nước ta.
Hơn thế, chắc chắn tỷ lệ nguyên liệu trong “rổ hàng hoá nhập khẩu” của những cường quốc này còn thấp xa hơn nữa so với của nước ta, cho nên quy mô nhập khẩu sốt nóng giá nguyên liệu thế giới càng nhỏ hơn.
Các kết qủa tính toán từ các số liệu thống kê về hàng hoá nhập khẩu của nước ta cũng cho thấy rất rõ điều đó. Cụ thể là, trong tổng mức tăng nhập khẩu 12 loại nguyên liệu chủ yếu (gồm xăng dầu, phân bón, chất dẻo nguyên liệu, cao su, sắt thép, phôi thép và kim loại thường khác, giấy và bột giấy, bông và sợi, lúa mỳ là những mặt hàng có đủ số liệu thống kê về khối lượng và giá trị) năm 2004 là 3,277 tỷ USD và 48,75%, thì chỉ có vỏn vẹn 823 triệu USD và 12,24% là do tăng khối lượng, còn lại 2,454 tỷ USD và 36,51% là do sốt nóng giá cả thế giới khuyếch đại lên.
Năm
Giá trị (tỉ USD)
Tỉ lệ tăng (%)
Trong đó:
Tăng do khối lượng (tỉ USD)
Tỉ lệ (%)
Tăng do sốt nóng giá cả thế giới (tỉ USD)
Tỉ lệ (%)
2004
3,277
48,75%
0,823
12,24%
2,454
36,51%
2005
2,204
22,05%
0,202
2,02%
2,002
20,03%
Đó chính là biểu hiện của sốt nóng giá cả nguyên liệu thế giới đối với lạm phát cao ở nước ta. Đó cũng chính là tác động của lạm phát do chi phí đẩy trong điều kiện “sống nhờ” vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chúng ta buộc phải chấp nhận khi thị trường này “giở chứng”. Chính điều này cũng giải thích tại sao tỷ lệ lạm phát của nước ta cũng không cao hơn nhiều so với đa số các nước trong điều kiện thị trường nguyên liệu thế giới bình ổn trước khi diễn ra sốt nóng giá cả nguyên liệu thế giới năm 2004.
3/Giải pháp của chính phủ:
3.1Về giải pháp tiền tệ, mặc dù khẳng định không phải do nhân tố này tác động trực tiếp, nhưng để chủ động góp phần vào kiềm chế lạm phát, nhất là trước diễn biến tâm lý và sức ép của một bộ phận dư luận, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ đã được đưa ra, Thống đốc NHNN đã có quyết định điều chỉnh tăng tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng. Với quyết định này, NHNN rút bớt khối lượng tiền trong lưu thông về, với mức độ thu về gấp 2 lần so với mức trước đó. Riêng đối với tiền gửi ngoại tệ tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng cao, nhằm không khuyến khích các NHTM tăng lãi suất và không khuyến khích tăng cường huy động vốn ngoại tệ, hạn chế tình trạng đôla hóa tài sản nợ trong hệ thống ngân hàng.
3.2 Giải pháp quan trọng là phải thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển liên tục và bền vững, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu... Do đó cần phải thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế.
3.3 Giảm mạnh thuế suất nhập khẩu bởi nó giúp các doanh nghiệp hạn chế tăng chi phí đầu vào nhập khẩu. Còn việc giảm thuế theo lý thuyết sẽ dẫn tới tăng thu nhập, và vì vậy, sẽ đẩy lạm phát tăng cao có lẽ là điều chưa thể xảy ra trong điều kiện giá nguyên liệu thế giới liên tục tăng “phi mã” trong những năm tiếp theo.
II/Giai đoạn 2005-2006:
1/Tình hình lạm phát giai đoạn 2005-2006:
Sau 1 năm đầy biến động với mức lạm phát tăng xấp xỉ 2 con số, tỉ lệ này có xu hướng giảm dần vào năm 2005, đạt khoảng 8.4%, giảm gần 1% so với năm 2004. Sang năm 2005, tình hình còn khả quan hơn, tỉ lệ lạm phát tiếp tục giảm xuống còn 6.6%, giảm hơn 3% so với năm 2004.
Lạm phát giai đoạn 2003-2006
2/Nguyên nhân của sự giảm dần mức lạm phát trong giai đoạn này:
2.1 Mức tăng của giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới và trong nước đều thấp hơn các năm trước
2.2 Các giải pháp để kiềm chế giá của Chính phủ và các Bộ, ngành:
(i) Điều hành giá lương thực thông qua việc đặt ra lượng gạo xuất khẩu năm 2006 không vượt quá 5 triệu tấn đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tạm ngừng việc xuất khẩu gạo trước tình hình giá lương thực tăng đột biến nhằm kiềm chế sự gia tăng của giá lương thực;
(ii) Chỉ đạo không tăng giá một số vật tư cơ bản đầu vào của sản xuất như điện, phân bón, LTTP trong năm 2006
(iii) Kiểm soát việc phân phối thuốc chữa bệnh tránh hiện tượng đầu cơ, độc quyền tăng giá không hợp lý;
(iv) Giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng tư liệu sản xuất như xăng dầu, linh kiện phụ tùng điện tử, linh kiện phụ tùng ô tô, đường... góp phần làm giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
2.3 Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt đã phát huy tác dụng kiềm chế tăng giá:
Các mức lãi suất chỉ đạo và dự trữ bắt buộc đều ổn định so với năm ngoái, tỷ giá được điều hành giảm giá nhẹ (0.95%) nhằm khuyến khích xuất khẩu nhưng đồng thời kiềm chế lạm phat. Riêng trên thị trường mở và nghiệp vụ tái cấp vốn N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề án nhập môn tài chính tiền tệ ( đề tài lạm phát) !.doc