Đề tài Ảnh hưởng của Phật giáo dến đời sống văn hóa vùng Quảng Nam

Những tư tưởng ấy đã khắc sâu vào tâm lý của đông đảo nhân dân Việt Nam và từ đây giúp họ có một sức mạnh đoàn kết, hòa hợp đứng dậy phất cờ khởi nghĩa giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của Trung hoa. Điều này cho chúng ta thấy trong những triều đại độc lập đầu tiên như Đinh và tiền Lê trọng dụng tăng sĩ, nhiều thiền sư tham gia vào hoạt động chính trị như thiền sư Ngô Chân Lưu đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng triều chính mà đã được Vua Đinh Tiên Hoàng phong là Khuông Việt đại sư. sư Pháp Thuận có tài đối đáp mà được vua Lê Đại Hành cử làm công việc đón tiếp sứ thần nước ngoài. Sư Vạn Hạnh có tài mưu lược giúp Lý Công Uẩn lập nên triều Lý. Tuy nhiên những triều đại này không phải là những triều đại Phật giáo đích thực. Các vua Đinh và Tiền Lê trọng dụng tăng sĩ, sử dụng Phật giáo chứ không là Phật tử. Việc họ tiếp tục sử dụng những hình cụ độc ác như vạc dầu, chuồng hổ cho thấy họ còn xa lạ với hạnh từ bi của Phật giáo, họ thiên về pháp trị chứ không phải đức trị, mà đức trị là đặc sắc của đường lối trị nước của Phật giáo.

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của Phật giáo dến đời sống văn hóa vùng Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thượng Bảo Lạc. Ở Mỹ có Hòa Thượng Như Điền, Hòa Thượng Hạnh Đạo, Minh Mẫn. Ở Đức có Hòa Thượng Như Điển, các vị cũng theo gót các vị Tổ truyền bá Phật pháp làm lợi lạc cho chúng sanh. Hiện nay theo lời của Thượng tọa Như Tín trụ trì tại Hưng Long Cổ Tự là trưởng môn phái Chúc Thánh tại Quảng Nam nói rằng Tổ xuất bài kệ : Minh thiệt pháp toàn chương Ấn chơn như thị đồng Chúc thánh thọ thiên cửu Kỳ quốc tộ địa trừng . Bài kệ này dùng để đặt pháp danh cho các đệ tử xuất gia thuộc phái Lâm Tế Chúc Thánh. Bài kệ thứ hai dùng thế độ cho các đệ tử tại gia. Đắc chánh luật vi tông Tổ đạo giải hành thâm Giác hoa bồ đề thọ Sung mãn nhơn thiên trung . Bài kệ này đến nay được truyền đến chữ “thọ”. Ngoài ra còn có bài kệ thứ hai, không biết tổ xuất kệ từ đâu, dòng kệ này được truyền thừa tại Bình Định. Bài kệ như sau: Minh thiệt pháp toàn chương Ấn chơn như thị đồng Vạn hữu duy nhất thể Quán liểu tâm cảnh không Giới hương hành thánh quả Giác hải dẫn liên hoa  Tín tấn sanh phước huệ Hành trí giải viên thông Ảnh nguyệt thanh trung thủy Vân phi nhập khứ lai Đạt ngộ vi diệu tánh Hoàng khai tổ đạo trường Tóm lại, dòng kệ Chúc Thánh tồn tại cho đến ngày nay được các hàng đệ tử của Tổ lưu truyền theo bài kệ Ngài đã xuất. Tính đến nay hàng đệ tử của tổ không sao đến cho hết được. Chúng ta hàng hậu lai, khi nghĩ đến công hạnh của các vị tổ thì không thể dùng văn tự diễn tả cho hết được. Các Ngài đến là đến với hạnh nguyện và đi là thì trở về với bản thể. Do đó những người hậu lai muốn đi tìm lại lịch sử của chư tổ để biết được cội nguồn, biết được công hạnh của chư tổ để mà noi gương, để mà học hỏi, để biết được cội nguồn của mình. Hiện nay những ngôi chùa mà Tổ đặt chân khai sơn tại Quảng Nam có thể kể đến như chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm, chùa Vạn Đức. Người viết muốn thành kính đảnh lễ giác linh của Tổ  “Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Tứ Thế Húy Minh Hải Thượng Đắc Hạ Trí Hiệu Pháp Bảo Tổ Sư”. CHƯƠNG 2: PHẬT GIÁO VỚI VĂN HÓA Chúng ta thật sự vui mừng và tự hào rằng Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đức và văn hóa Việt Nam như thi sĩ Hồ Dzếnh đã viết: “Trang sử Phật đồng thời là trang sử Việt Trải bao độ hưng suy, có nguy mà chẳng mất.” Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Song đến thế kỷ thứ III mới truyền bá sâu rộng trong nhân gian do các vị tăng Ma Ha Kỳ Vực (Maha – Jivaka), Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương (Kalaruei). Từ đây có Kinh dịch chữ Phạn (Sanskrit) ra chữ hán. Như thế, Phật giáo đã thấm nhuần lan rộng trong quần chúng, mặc dù đất nước đang bị ngoại xâm cai trị. Trung tâm văn hóa Luy Lâu chính là nơi các vị sư Ấn Độ đến truyền đạo. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu là trụ sở của Giao Chỉ, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam, tức huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc ngày nay. Từ đây có những tuyến đường thủy bộ nối với Bành Thành và Lạc Dương. Các nhà buôn người Ấn Độ và người Trung Á đến buôn bán ở đây rất sớm và theo sau họ các nhà sư đến hành đạo và truyền đạo. Sách Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam cũng đã kết luận: “Đạo Phật từ Giao Châu chắc chắn do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp, mãi về sau mới do từ Trung Hoa truyền xuống”. [11,23] Sách “Thiền uyển tập anh ngữ lục” (được soạn từ cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIII) ghi chép về tình hình Phật giáo Luy Lâu trong buổi đầu khá rõ ràng. Cuốn sách có đoạn khi Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan) nhà Lý hỏi thiền sư Trí Không (quốc sư Thông Biện) về đạo Phật truyền vào xứ ta từ khi nào, nhà sư đã trình bày vắn tắt lịch sử truyền Phật giáo ở nước Trung Hoa và nước ta rồi dẫn lời sư Đàm Thiên người Trung Hoa trả lời vua Tùy Văn Đế về Phật giáo Giao Châu: “xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Phật giáo vào Trung Quốc chưa phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy đã xây ở ở Luy Lâu hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng và dịch được bộ  kinh rồi. Thế là xứ ấy theo đạo Phật trước ta”. [35, 31] “Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái viết vào thời Trần có chuyện Chử Đồng Tử, chàng trai nghèo ở đầm Dạ Trạch (Hưng Yên), kết duyên với công chúa Tiên Dung con gái vua Hùng. Sau đó, Chử Đồng Tử trên đường đi buôn, chàng đã gặp một nhà sư Ấn Độ ở trong một túp lều trên đảo Quỳnh Viên. Nhà sư giảng đạo cho Đồng Tử, Đồng Tư đã giác ngộ đạo Phật được nhà sư Ấn Độ cho một chiếc gậy và một nón lá để có thể chóng gậy úp nón lên làm phép cầu mưa cầu nắng. Khi trở về Chử Đồng Tử đã truyền Phật pháp cho công chúa Tiên Dung và nhiều người khác”. [11,10]  Câu chuyện trên là phần nào cũng đã phản ảnh Phật giáo du nhập vào đồng bằng Bắc bộ khá sớm trước khi tiếp nhận văn hóa Trung Hoa. Vì Phật giáo trực tiếp với người Ấn Độ nên thời ấy dân Việt Nam gọi Phật là ông Bụt bởi từ chữ Buddha mà ra về sau khi Phật giáo đã qua Trung Hoa thì Buddha đựơc phiên âm qua tiếng hán là Phật Đà và để lại tiếng Phật được phổ biến sử dụng. Trong khi đó dân gian cũng vẫn gọi Phâỉt là ông Bụt. Như vậy qua những dẫn chứng trên, chúng ta biết được Phật giáo được truyền từ Ấn Độ sang nước ta rất sớm. Trước đó, lớp người cai trị đem Khổng giáo dạy dân. Song Khổng giáo đến do giai cấp thống trị áp đặt nên không phổ biến quần chúng. Phật giáo đến với dân tộcViệt Nam từ lòng hâm mộ kính ngưỡng của quần chúng, nhất là quần chúng ỡ thôn quê, vì Phật giáo dễ dung hội với tín ngưỡng dân tộc nên được quần chúng chấp nhận dễ dàng. Trong mấy ngàn năm đạo Phật tồn tại ở Việt Nam, tuy đã hết một ngàn năm Trung Hoa đô hộ thì ta không thể không bị ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa. Nhưng Phật giáo Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của mình chính là nhờ nó khéo thích ứng với hoàn cảnh lịch sử, địa lí và văn hóa của dân tộc, biến thành một cái gì gần gũi nhất, thân thương nhất của dân tộc Việt Nam. Phật giáo du nhập vào Việt Nam đến nay đã hơn hai ngàn năm. Trong suốt thời gian ấy, sự hoạt động truyền bá của Phật giáo trong lòng mỗi người dân Việt đã để lại trên đất nước ta biết bao tiếng nói văn hóa, những ngôi chùa tháp, những pho tượng thờ nói về kiến trúc, mỹ thuật, về ý nghĩa xã hội. Những nếp nghĩ, nếp sống theo Phật giáo của người dân Việt được biểu hiện ra ý thức, tư tưởng, quan niệm nhân sinh, đời sống chính trị, nếp sống tâm linh v.v… và một mảng lớn là Phật giáo để lại đối với văn học Việt Nam. Chúng ta nhận thấy rằng Phật giáo Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, nhưng đạo Phật hội nhập vào văn minh Việt Nam là cả một quá trình lâu dài mãi cho đến ngày nay và vẫn tiếp tục, đó là sự hòa mình của đạo Phật, với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có thể nói đó là quá trình đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam hóa, biến thành một phần cơ thể của nền văn minh Việt Nam. Khi nói đến truyền thống văn hóa Phật Giáo Việt Nam là nói đến những gì tốt đẹp, cởi mở giàu nhân tính mà từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã đem lại cho con người việt Nam, cho đất nước Việt Nam, giúp cho đất nước giữ vững được quyền tự do độc lập, phát triển một nền kinh tế và văn hóa thịnh vượng giàu bản sắc dân tộc. 2.1.       Ảnh  hưởng Phật giáo đối với văn minh Việt Nam: Từ chiều sâu lịch sử và không gian mở rộng, nói về Phật giáo ở Việt Nam xa xưa người Chăm cũng mộ Phật, với khu thánh địa Đồng Dương (Quảng Nam) được xây lên để thờ Phật (nhưng nay thì không còn nữa). Như vậy, Phật giáo mà xa xưa kia vua chúa và người dân Chăm hâm mộ đã không còn duy trì nữa. Vào thế kỷ thứ XVII, XVIII trong phong trào phản Thanh phục Minh, một số ít người Hoa đi vào Nam bộ, họ cũng dựng một vài ngôi chùa Ông, chùa Bà nhưng tất cả đều mang tính đạo quán nhiều hơn. Gần đây Phật giáo cũng lan rộng lên một số dân tộc ít người. Ở người Mường Hòa Bình với số ít am thờ Bụt đực, Bụt cái. Người Tày Nùng ở Lạng Sơn, Tuyên Quang cũng đã có số ít ngôi chùa, kiến trúc điện thờ sơ sài. Hiện tượng Phật giáo ở các dân tộc ít người mới chỉ là thoảng qua đối với văn hóa lâu đời của họ. Trong khi đó lâu dài nhất, sâu rộng nhất trên lãnh thổ Việt Nam ở đâu có người Việt (Kinh) cư trú là ở đó có Chùa thờ Phật. Đạo Phật có nguồn gốc tại Ấn Độ, một nước có truyền thống văn hóa lâu đời. Ngay ở Ấn Độ, đạo Phật cũng xuất hiện với một tư thế là một hệ tư tưởng tiến bộ cách mạng, làm lay chuyển đến tận gốc giá trị truyền thống của Bà La Môn giáo và tôn giáo chính thống đương thời của Ấn Độ. “Sau đó, Phật giáo du nhập vào Trung Hoa và Việt Nam vào thời điểm đế chế nhà Hán suy tàn, có nghĩa là Khổng giáo chỗ dựa tinh thần của đế chế đó cũng bị đánh mất vị trí, hệ tư tưởng chủ đạo đối với nhân dân Trung Hoa. Đông đảo trí thức Trung Hoa xoay sang Lão Trang và thông qua đó hướng tới đạo Phật. Cuốn “Lý Hoặc Luận” do một nho sĩ Trung Hoa là Mâu Bác soạn vào cuối thế kỷ thứ II, là một tác phẩm điển hình nói lên cuộc đấu tranh thắng lợi Phật giáo chống lại Khổng giáo. Trong cuốn sách Mâu Bác đã ví đạo Phật như núi Thái sơn, với chim  Phượng hoàng, với sông Hoàng hà và biển cả và ví Khổng, Lão với gò đống, với chim sẽ,với kênh ngòi, lạch. Mâu Bác cũng phản đối quan niệm  truyền thống cho rằng Trung hoa có vị trí trung tâm của trời đất, Mâu Bác nói Ấn Độ chứ không phải Trung hoa có vị trí trung tâm vì Đức Phật sinh ra ở đó”. [5,106] Như vậy, dân tộc Việt Nam tìm được ở đạo Phật một hệ tư tưởng mới, tiến bộ có thể dùng để đối trị hệ tư tưởng Khổng giáo vốn là chỗ dựa tinh thần của nền đô hộ Trung Quốc đối với Việt Nam. Đạo Phật cho rằng tất cả chúng sanh đã có sẵn mầm giác ngộ trong mình tức là Phật tánh cho nên đều có thể thành Phật trong tương lai, đều bình đẳng trước chân lý. Đức Phật dạy: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ. Không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn như nhau. Vì tất cả mọi người đều bình đẳng về mặt tính chất, bản thể và bình đẳng về sự hiện hữu của mình tại thế gian nầy” [23,57]. Vì vậy, tính bình đẳng, hình thức bình đẳng và khả năng bình đẳng là những định thức căn bản trong giáo đoàn của Phật tử từ ngàn xưa cho đến ngàn sau. Đức Phật dạy: “Như nước bốn sông khi đổ vào biển cả đều xả bỏ tên riêng. Bốn thành phần trong xã hội (Ấn Độ), khi xuất gia, vào trong giáo đoàn của Phật thì đều gọi là con nhà họ Thích, và đều chứng được pháp phần của Phật, là đệ tử Phật”. Nói khác đi, ca dao Việt Nam có câu: “ Mỗi người mỗi nước mỗi non Khi đến cửa Phật như con một nhà”. Những tư tưởng ấy đã khắc sâu vào tâm lý của đông đảo nhân dân Việt Nam và từ đây giúp họ có một sức mạnh đoàn kết, hòa hợp đứng dậy phất cờ khởi nghĩa giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của Trung hoa. Điều này cho chúng ta thấy trong những triều đại độc lập đầu tiên như Đinh và tiền Lê trọng dụng tăng sĩ, nhiều thiền sư tham gia vào hoạt động chính trị như thiền sư Ngô Chân Lưu đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng triều chính mà đã được Vua Đinh Tiên Hoàng phong là Khuông Việt đại sư. sư Pháp Thuận có tài đối đáp mà được vua Lê Đại Hành cử làm công việc đón tiếp sứ thần nước ngoài. Sư Vạn Hạnh có tài mưu lược giúp Lý Công Uẩn lập nên triều Lý. Tuy nhiên những triều đại này không phải là những triều đại Phật giáo đích thực. Các vua Đinh và Tiền Lê trọng dụng tăng sĩ, sử dụng Phật giáo chứ không là Phật tử. Việc họ tiếp tục sử dụng những hình cụ độc ác như vạc dầu, chuồng hổ cho thấy họ còn xa lạ với hạnh từ bi của Phật giáo, họ thiên về pháp trị chứ không phải đức trị, mà đức trị là đặc sắc của đường lối trị nước của Phật giáo. Sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi, là mộỉt Phật tử thuần thành, ông liền cho bỏ hết tất cả những hành cụ trong ngục, cho xây dựng nhiều chùa mới trong nước. Lý Thánh Tông vị Vua thứ III của nhà Lý nổi tiếng nhân từ. Nói chung thời Lý Trần các ông vua đều lấy đức trị dân, đây là điều minh chứng sự hội nhập của Phật giáo vào đời sống văn hóa và chính trị – xã hội của dân tộc Việt Nam. Một điểm nổi bật nữa ở hai triều đại Phật giáo Lý Trần là có những ông Vua kiêm thiền sư, là những nhà học Phật uyên bác, viết sách giảng kinh không khác gì các cao tăng trong đạo như Lý Thái Tông học trò đắc pháp của thiền sư Thiền Lão và được suy tôn là tổ thứ 7 của dòng thiền Vô Ngôn Thông. Lý Thánh Tông được suy tôn là tổ thứ 2 của phái thiền Thảo Đường và đặc biệt là hai ông Vua Trần Thái Tông dốc chí tu hành và viết nên tác phẩm nổi tiếng “Khóa Hư Lục”. Trần Nhân Tông đã trở thành vị tổ sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm. Từ đây ta có thể thấy được sự nhập thế của đạo Phật, đã thấm sâu vào lòng người với tinh thần từ bi và trí tuệ, một khả năng thích ứng của một tôn giáo cởi mở không hẹp hòi, không giáo điều cứng nhắc. Tôn giáo của trí tuệ và tình thương, một tôn giáo không biết biên giới. Do đó mà trong tấm lòng rộng mở của đạo Phật không thể có chỗ cho thành kiến và mâu thuẫn chủng tộc, dân tộc, sắc tộc đẳng cấp và tôn giáo, tín ngưỡng. Nói gọn trong một câu đó là tôn giáo thực sự nhân bản, thật sự của con người, tôn giáo của sự đoàn kết và hài hòa, của hòa bình nội tâm và hòa bình xã hội. 2.1.1.  Đạo Đức Phật giáo : Như phần trên đã trình bày sơ qua về văn hóa. Văn hóa là những cái hay, cái đẹp, cái thiện. Là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử, là những biểu hiện phương thức sống của con người, là tổng hòa của mọi giá trị người. Ở đây, văn hóa đạo đức là những điều hay, đẹp, những tư tưởng, giá trị sống, những sáng tạo của con người được xã hội thừa nhận, là những quy định quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể. Nói chung văn hóa đạo đức là những  phẩm chất tốt đẹp của con  người. Văn hóa đạo đức không phải chỉ có trong tôn giáo, mà nó có trong bất kì quốc gia nào, chủng tộc nào hay trong bất cứ một con người nào đều có đạo đức, đạo đức ấy là nếp sống phù hợp với cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận và hướng tới thực hiện những cái hay, cái đẹp, cái mà làm cho con người được thăng hoa trong cuộc sống. Có thể nói đạo đức là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý trí mà thiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều cấm làm, nêu ra một nguyên tắc tổng hợp để xếp loại và đánh giá các hành động. Đạo đức trong tôn giáo cũng không ngoài những điểm đã nêu trên, nhưng có điều đạo đức gắn với tôn giáo thường phát huy tác dụng vững bền và hiệu quả hơn. Phật giáo lấy con người làm trung tâm điểm giáo hóa. Những con người hiện đang có mặt, hiện đang tồn tại trên cuộc đời này nên nói : “Giáo hóa chúng sanh là đền ơn chư Phật”. Mục đích của đạo Phật là giáo dục con người đầy đủ đạo đức, chuyển hóa con người từ xấu đến tốt, từ ác trở thành thiện, từ mê mờ đến giác ngộ. Vì vậy vấn đề đạo đức là vấn đề không thể thiếu trong đạo Phật. Xuất phát từ những nhận thức sai lầm, do vô minh điên đảo nên con người mới đắm mình trong đêm trường tăm tối, khắc khoải, chịu bao nỗi thống khổ để rồi phải lưu chuyển mãi trong lục đạo luân hồi. Đến một ngày, một vĩ nhân xuất hiện với lời dạy : “này các Tỳ kheo, đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt và đây là con đường diệt khổ”. Lời tuyên bố trên của đức Phật nêu lên hoài bảo tha thiết của Ngài là cứu khổ độ sanh, diệt hết mọi khổ ưu, đem hỷ lạc đến cho tất cả loài hữu tình. Như vậy, đạo đức của Phật giáo là nếp sống đem lại hạnh phúc và an lạc cho mọi loài chúng sanh, đặc biệt là loài người. Đây là một nếp sống chứ không phải là những lời dạy luân lý hạnh kiểm một cách máy móc thụ động mà là một nếp sống phải được hành trì, thực hiện, có như vậy thì mới thấy được hạnh phúc an lạc thiết thực ngay trong hiện tại. Hình ảnh đạo đức trong đạo Phật được nhìn thấy qua nếp sống sinh hoạt của những người xuất gia tu hành, những người phật tử sống theo tư tưởng giác ngộ. Người xuất gia là người đại diện cho Phật pháp, đứng trong hàng ngũ của đức Phật, phải thừa hành Phật mà giáo hóa chúng sanh, nhiệm vụ của người xuất gia là “thừa như lai sứ, hành như lai sự”, tiếp nối chư tổ truyền đăng Phật pháp. Vậy điều trước tiên mà người xuất gia phải có là đạo đức, có đạo đức thì mới đủ nhân cách, đủ nghị lực hướng dẫn người khác và đem những cái đạo đức mà mình có chan rải đến tất cả mọi người với những lời dạy của đức Phật để làm phương châm cho chính mình và cho tất cả mọi người. Đạo đức Phật giáo có thể thấy qua giáo lý Bát Chánh Đạo. Sỡ dĩ được gọi là Bát Chánh Đạo là vì con đường tám chi phần này do bậc thánh thực nghiệm  và thực chứng, đồng thời con đường này có khả năng đưa mọi người từ chỗ bất an, lo lắng đến chỗ an lạc và hạnh phúc. Đã là người sống trên cuộc đời này không thể tránh khỏi những cám dỗ, những mánh khóe, những cái hơn, cái thua, cái hay cái dỡ, cái thiện cái ác v.v… luôn làm cho con người không phân định được. Thì đây, giáo lý Bát Chánh Đạo của Phật giáo có thể làm chuẩn mực, có thể làm điểm tựa để theo đó mọi người có thể thực hành thì sẽ có một cuộc sống an lành và hạnh phúc hơn. Bây giờ chúng ta tìm hiểu sơ qua tám con đường này. Chánh kiến: Là sự thấy biết đúng như thật. Khi ta làm một việc gì, nếu ta có sự nhận biết đúng đắn thì kết quả lúc nào cũng được như ý. Theo Phật giáo thì sự thấy biết này có thể biết như thật về nhân quả, nghiệp báo, có thiện pháp ác pháp, thấy biết các pháp là vô thường  v.v… và từ đây con người hành động đúng hơn. Chánh tư duy: Nghĩa là tư duy, suy nghĩ đúng như thật các hành động mình sắp làm, tư duy một cách sâu sắc việc làm của mình có làm tổn hại đến ai không, tư duy như thật về những giáo lý nhân quả nghiệp báo, về vô thường sanh tử v.v… và như vậy mọi việc làm của mình sẽ được kiểm soát kỹ hơn. Chánh ngữ: Là lời nói đúng thiện pháp, đúng với sự thật. Như không nói dối, không nói những lời thô ác, không nói những lời trau chuốt để lừa gạt người. Như vậy với chánh ngữ thì mọi người luôn dùng lời nói chân thật với nhau, làm cho cuộc sống này sẽ không có chiến tranh và hận thù. Vì vậy ca dao Việt Nam có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Chánh nghiệp: Là hành động đúng với thiện pháp, đúng với sự thật. Trong xã hội hiện nay, nếu ai ai cũng thực hành chánh nghiệp thì cuộc đời này sẽ đẹp biết bao. Trong giới luật của Phật tử tại gia có giới không trộm cướp, không tà hạnh v.v… Như vậy với chánh nghiệp của Phật giáo thì xã hội này sẽ giảm đi biết bao nhiêu chuyện tệ hại. Chánh mạng: Là nuôi sống thân mạng với nghề nghiệp hợp pháp, lương thiện, làm lợi ích cho mình và cho mọi người. Chánh tinh tấn: Là sự nỗ lực siêng năng thực hiện theo thiện pháp theo sự thật. Nhận rõ pháp vô thường mà luôn nỗ lực trong cuộc sống. Người xưa có câu:                                    “Chớ hẹn tuổi già mới học đạo Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh” Chánh niệm : Là sự suy tưởng, niệm tưởng đúng như thật, đúng thiện pháp. Chánh định: Là sự nhất tâm vào một đối tượng đúng pháp, đúng với sự thật. Như vậy với giáo lý Bát Chánh Đạo của Phật giáo sẽ giúp cho con người luôn được an lạc và hạnh phúc trong ba nghiệp thân, miệng, ý. Luôn chuyển đổi những tâm lý bất thiện thành thánh thiện. Từ đây mọi người có cuộc sống hạnh phúc hơn . Đạo đức Phật giáo là nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng chính là một nếp sống đề cao con ngươiụ, đưa con người vào một vị trí tối thượng, xác định con người có khả năng đoạn trừ mọi khổ não, chấm dứt sanh tử luân hồi. Chính Đức Thế Tôn là cả một hình ảnh linh động về năng lực tự nội của con người, một con người tự mình đi tìm đạo, tự mình tu khổ hạnh không nhờ một thần lực nào. Với hình ảnh đó, với lời dạy đó người xuất gia cần phải tu dưỡng đạo đức bằng cách sống chan hòa, xóa bỏ mọi ham muốn của cá nhân, diệt trừ những tham, sân, si, mạn, nghi biết rõ đây là những tính xấu ngăn chặn thánh đạo, là những nguyên nhân làm tổn hại đạo đức, luôn sống một cuộc sống thiểu dục tri túc, thực hành những lời dạy của đức Phật một cách nỗ lực và luôn đem những lời dạy ấy, những kết quả, kinh nghiệm tu tập của mình, những kinh nghiệm sống, những cái hay, cái tốt, cái thiện rút ra từ giáo pháp để truyền trao, để chia sẻ, để hướng dẫn mọi người cùng hướng đến chân, thiện, mỹ. Như chúng ta được biết, con người do nhu cầu miếng cơm manh áo, gia đình v.v… nên luôn bị chi phối bởi hoàn cảnh, công việc, luôn chạy theo cuộc sống nên lúc nào cũng thấy tất bật, cũng thấy bận rộn để rồi có lúc đuối sức, căng thẳng, mệt mỏi, chán chường. Những lúc như vậy con người luôn cần có một khoảng không gian yên tịnh để nghĩ ngơi, để chiêm nghiệm về cuộc sống. Và từ đây hình ảnh giải thoát của các nhà sư, những cử chỉ an lạc, những lời pháp âm vi diệu về từ bi, về nhân quả, về nghiệp báo, về nhẫn nhục v.v… những lời dạy ấy từ từ đi vào lòng người như một cơn mưa rào làm tươi tỉnh biết bao cây cối đã từ lâu bị khô cằn. Từ đó họ được hun đúc bởi những giáo pháp ấy, những việc làm về từ bi bác ái, bố thí v.v… dần dần đã ăn sâu vào lòng người từ lúc nào không biết để rồi họ lại truyền trao cho nhau, sách tấn lẫn nhau làm tất cả những việc thiện mà họ có thể làm. Như vậy chúng ta thấy đạo đức qua tôn giáo đã đem đến cho con người cuộc sống an lạc và thánh thiện. Từ một việc rất nhỏ như dắt người già qua đường, giúp một người khi họ gặp khó khăn, những việc như vậy cũng xuất phát từ những tấm lòng có đạo đức. Cũng từ ý này, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhắc nhở sinh viên rằng : “Việc gì phải thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Việc gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Như vậy, chúng ta thấy được đạo đức bắt nguồn từ những tấm lòng nhân hậu, những việc làm rất là tầm thường nhưng sẽ là nền tảng để tạo nên một khối lớn đạo đức lâu dài về sau. Ca dao Việt Nam có câu: “Dù xây chín bậc phù đồ Không bằng làm phước cứu cho một người”. Đạo đức Phật giáo với tinh thần từ bi là tình thương hoàn toàn vị tha, cốt đem lại sự an vui và làm vơi cạn nỗi đau của con người. Cho nên từ bi là nền tảng đạo đức của Phật giáo, là động cơ thúc đẩy con người làm mọi điều lành, ví như một dòng nước mát lành để cho mọi người tắm gội khi phiền não thiêu đốt, như bình nước cam lồ mát dịu ngọt ngào cứu nguy cho những người đang bị hoạn nạn. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Lá lành đùm lá rách”  Hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Đó, tinh thần từ bi cũng thấy rõ qua ca dao tục ngữ, nói lên tinh thần thương yêu lẫn nhau, đùm bọc lẫn nhau. Với tinh thần ấy, ngày nay ta thấy nhiều hội từ thiện luôn sẵn sàng chia bùi sẻ ngọt với bất cứ nơi nào gặp khó khăn hoạn nạn. Như vậy, những việc làm ấy cũng đều xuất phát từ những tấm lòng đạo đức vậy. Đạo đức Phật giáo với lý nhân quả nghiệp báo giúp cho con người có nhiều đức tính tốt hơn. Bởi nhân quả có tính chân thật, tính bình đẳng, tính khoa học. Đạo Phật nói nhân quả phần lớn là ứng dụng vào đạo đức nơi con người, do biết rõ mọi sự việc xảy ra đều từ nhân mà thành quả, không có một quả nào ngẫu nhiên mà có, không một thế lực thiêng liêng nào tạo ra, tất cả đều do con người gieo nhân rồi con người tự gặt quả, biết rõ điều này mỗi khi một việc tốt hay xấu xảy đến, chúng ta cũng không vội mừng hay hoảng sợ mà hãy bình tĩnh suy tìm nguyên nhân chính nơi mình. Từ đây, con người biết rõ nhân quả do chính mình gây thì chính mình nhận lấy. Vì vậy không ai muốn gieo hạt nhân xấu để  rồi phải gặt quả xấu, từ lý nhân quả này nên ai ai cũng muốn gieo những hạt giống ngọt, những mầm tốt hầu hái được quả ngọt. Do đó, những cái nhân xấu sẽ không còn xảy ra trên cuộc đời. Đây chính là Đạo đức Phật giáo vậy. Những câu tục ngữ dưới đây cũng mang đầy ý nghĩa đó: “Ở hiền gặp lành” hay “Ác giả ác báo”. Vì vậy con người rất sợ những quả báo không tốt. Có như vậy cuộc đời này sẽ vơi bớt những khổ đau, những chiến tranh, những tệ nạn v.v… làm cho cuộc sống này mỗi ngày được an lành hơn. Một vấn đề nữa, Đạo đức Phật giáo được thấy qua tinh thần nhẫn nhục. Đức Phật dạy: “nhẫn nhục đệ nhất đạo”, khi đề cập đến vấn đề này, nhẫn nhục không phải là tinh thần khiếp nhược yếu hèn, cúi đầu cam chịu những nhục nhã mà người khác gây đến cho mình. Nói cho đúng, nhẫn nhục là sự nhẫn nại, là một sức chiến đấu phi thường nơi chính mình. Người ta thường nói: “một điều nhịn chín điều lành”, nếu sự nhẫn nại của mình mà giúp ích được nhiều điều lành như vậy thì đây là một chân lý sống. Trong kinh Pháp Cú có câu: “chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình, tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”. Con người có nhiều thói hư tật xấu, chiến thắng mình là khắc phục những tính lười biếng, giả dối, tham lam, sân hận, tình cảm si mê. Chiến thắng mình là chế ngự những dục vọng thấp hèn để làm phát triển những tình cảm cao đẹp như lòng vị tha, tình nhân ái, ý thức trách nhiệm đối với tập thể. Như vậy tự chiến thắng mình là cuộc chiến vô cùng khó khăn vì những kẻ thù ở trong ta vô ảnh vô hình, nó thường lẫn tránh một cách tinh ma, nó là ông thần tự ái trong ta, bao che, giúp đỡ, thắng được địch thủ lợi hại như vậy quả là oanh liệt, có như vậy ta mới làm chủ được mình sau mới làm lợi ích cho người khác. Nếu muốn làm lợi ích  cho người mà chúng ta không khắc phục được mình thì những điều lợi ích ấy sẽ không được lâu dài thiết thực. Vì thế có nhẫn nhục mới có thể thực hiện được lòng từ bi, chính nhẫn nhục là căn bản đạo đức không thể thiếu được trong Đạo Phật. Tóm lại vấn đề đạo đức Phật giáo luôn đem những cái tốt, cái thiện đến cho mọi người, giúp cho con người có cuộc sống thánh thiện hơn. Vì thế vấn đề đạo đức Phật giáo ở nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII đã ghi: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và còn tồn tại lâu dài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của Phật giáo dến đời sống văn hóa vùng Quảng Nam.doc
Tài liệu liên quan