CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HOÁ 2
I. Đô thị và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế nói chung. 2
1. Đô thị. 2
2. Vai trò của đô thị trong nền kinh tế 2
II. Đô thị hoá 3
1. Khái niệm đô thị hoá và tính tất yếu khách quan của đô thị hoá 3
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình đô thị hoá. 5
3.Các hình thức của đô thị hoá. 7
III. Những vấn đề có tính quy luật thường phát sinh trong quá trình đô thị hoá theo chiều rộng ở Việt Nam. 8
1. Mở rộng diện tích đất đô thị và thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. 8
2. Quá trình đô thị hoá tác động đến vấn đề dân số, lao động và việc làm đối với nông dân. 10
3. Môi trường ở khu đô thị mới và khu vực giáp ranh đô thị . 11
4. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực ngoại thành. 12
5. Vấn đề hạ tầng kỹ thuật. 14
6. Vấn đề văn hoá xã hội. 14
7. Thay đổi hình thái kiến trúc : 15
8. Vấn đề về quản lý hành chính: 16
PHẦN THỨ HAI: 20
ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH HÀ NỘI. 20
I - Khái quát quá trình đô thị hoá ở Hà Nội thời kỳ 1990 - 2000. 20
1. Về đất đai: 20
1.1. Biến động đất đai ở khu vực nội thành. 21
1.2. Biến động đất đai ở khu vực ngoại thành. 21
2. Sự biến động dân số ở Thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hoá. 23
2.1. Về quy mô dân số: 23
2.2. Về mật độ dân số. 24
3. Về giá trị sản xuất. 25
II. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. 28
1. Quá trình đô thị hoá ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp. 28
1.1. Ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nông nghiệp. 28
1.2. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến cơ cấu vùng sản xuất nông nghiệp. 33
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó khu công nghiệp Sài Đồng là khu công nghiệp thu hút được nhiều công ty nước ngoài vào xây dựng nhà máy nhất thành phố. Vì vậy, diện tích đất nông nghiệp đã giảm đi trong giai đoạn này.
Huyện Đông Anh nằm trong xu thế đô thị hoá chung của toàn Thành phố Hà Nội và được chọn là vùng trong chiến lược phát triển Thủ đô, hình thành khu đô thị mới và khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Tuy nhiên, trong thời gian qua diện tích đất nông nghiệp của huyện Đông Anh có giảm trong giai đoạn 1995 - 2000 theo xu hướng chung của toàn khu vực ngoại thành.
Đối với huyện Thanh Trì, huyện này được chia thành 3 khu vực, trong đó 2 khu vực có tốc độ đô thị hoá cao đó là: khu vực phát triển trung tâm thành phố và khu vực đang đô thị hoá ngoài thành phố trung tâm. Nhiều xã ven nội của huyện đang trong quá trình đô thị hoá mạnh, làm giảm diện tích đất nông nghiệp từ 5.622 ha năm 1995 xuống 5.189 ha năm 2000.
2.1.2. Biến động về cơ cấu đất nông nghiệp.
Quá trình đô thị hoá đã ảnh hưởng trực tiếp đến đất nông nghiệp, một tư liệu sản xuất cơ bản và quan trọng nhất trong nông nghiệp không chỉ về mặt số lượng mà còn ảnh hưởng đến cơ cấu đất nông nghiệp.
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội, diện tích đất nông nghiệp ở khu vực ngoại thành chiếm đa số tới 95%. Chính vì vậy, sự biến động trong cơ cấu đất nông nghiệp chủ yếu là do ảnh hưởng biến động đất nông nghiệp khu vực ngoại thành trong quá trình đô thị hoá.
Đất đai là nguồn lực chủ yếu để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên cùng với thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hoá lao động trong nông nghiệp lại tăng lên. Vì vậy, bình quân diện tích đất nông nghiệp / lao động nông nghiệp đã thấp lại có xu hướng giảm.
Cùng với xu hướng giảm đất nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác ngày càng thu hẹp do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, cơ cấu các loại đất cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực đa dạng hoá cây trồng để tăng hiệu qủa sử dụng đất. Xu hướng này được thể hiện khá rõ nét, nhất là trong những năm gần đây.
Biểu 8: Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính ngoại thành Hà Nội thời kỳ 1995 - 2000
Đơn vị: ha
Năm
1995
1997
2000
Biến động qua các thời kỳ
1995-1997
1997-2000
1995-2000
1. Diện tích gieo trồng cây hàng năm
Ngoại thành
86.286
84.181
85.565
-2.105
1.384
-721
Sóc Sơn
27.129
27.989
29.730
860
1.741
2.601
Đông Anh
23.404
23.441
22.953
37
-488
-451
Gia Lâm
16.962
16.575
17.277
-387
702
315
Từ Liêm
9.898
8.335
7.590
-1.563
-745
-2.308
Thanh Trì
8.893
7.841
8.015
-1.052
174
-878
2. Diện tích lúa cả năm
Ngoại thành
55.544
53.486
52.703
-2.058
-783
-2.841
Sóc Sơn
16.622
16.777
17.128
155
351
506
Đông Anh
15.177
14.998
147.37
-179
-261
-440
Gia Lâm
9.912
9.944
9.908
32
-36
-4
Từ Liêm
7.353
4.692
5.419
-2.661
727
-1.934
Thanh Trì
6.480
5.275
5.511
-1.205
236
-969
3. Diện tích rau các loại
Ngoại thành
5.667
7.413
8.065
1.746
-6.319
2.398
Sóc Sơn
630
1.292
1.094
662
-432
464
Đông Anh
1.343
2.145
2.498
802
-1.696
1.155
Gia Lâm
1.072
1.284
1.961
212
-1.749
889
Từ Liêm
1.430
1.367
1.041
-63
-1.104
-389
Thanh Trì
1.192
1.325
1.471
133
-1.338
279
4. Diện tích hoa các loại
Ngoại thành
380
328
1.247
-52
919
867
Sóc Sơn
-
5
25
5
20
25
Đông Anh
44
23
118
-21
95
74
Gia Lâm
6
14
40
8
26
34
Từ Liêm
270
218
983
-52
765
713
Thanh Trì
60
68
81
8
13
21
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội - 2000.
Qua biểu 8 cho thấy ở huyện Đông Anh diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm đi qua các thời kỳ 1997 - 2000 (488 ha), tính chung cho giai đoạn 1995 - 2000 thì giảm đi 451 ha mặc dù trong 2 năm từ 1995 - 1997 có tăng lên nhưng không đáng kể (37 ha). Nhìn chung trong 5 năm qua diện tích gieo trồng cây hàng năm của khu vực ngoại thành giảm.
Tình trạng độc canh cây lúa cũng đã từng bước được khắc phục. Năm 1995, cả vùng ngoại thành còn 55.544 ha đất trồng lúa, đến năm 2000 giảm xuống chỉ còn 52.703 ha. Đặc biệt là huyện Từ Liêm, diện tích đất trồng lúa giảm rất mạnh qua thời kỳ này (1934 ha).
Tuy nhiên trừ huyện Từ Liêm, các huyện ngoại thành đều mở rộng diện tích trồng rau. Huyện Đông Anh và Gia Lâm do sự hình thành ngày càng nhiều các khu vực chuyên trồng rau nên diện tích đất trồng rau tăng khá nhiều, tương ứng là 1.155 ha và 889 ha trong khoảng thời gian 1995 - 2000.
Đồng thời diện tích trồng hoa cây cảnh cũng tăng khá nhanh. Năm 1995, cả khu vực ngoại thành chỉ có 380 ha diện tích đất trồng hoa, đến năm 2000 diện tích này đã tăng lên tới 1247 ha. Nổi bật là huyện Từ Liêm, một huyện có tốc độ đô thị hoá được đánh giá là cao hơn trong tổng số các huyện ngoại thành, năm 2000 đã có 983 ha đất trồng hoa, chiếm tới 78,83% trong tổng diện tích đất trồng hoa khu vực ngoại thành.
Tóm lại, xu hướng chuyển dịch cơ cấu quỹ đất nông nghiệp trong những năm gần đây là tích cực, từng bước đa dạng hoá cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Xu hướng đó về cơ bản là phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp của ngoại thành Hà Nội nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Có được sự tiến bộ trên đây là do sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là quá trình đô thị hoá ngoại thành Hà Nội. Cùng với sự thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp và cùng với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, các hộ nông dân đã tìm hướng chuyển dần những loại đất không phù hợp với trồng cây lương thực, đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng các loại câykhác để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Tuy nhiên quá trình đô thị hoá đã tác động rất mạnh đến đất nông nghiệp cả về diện tích, quy mô và cơ cấu. Có thể nói đây là tác động bất lợi nhất của quá trình đô thị hoá. Mặt khác, xu hướng chuyển dịch đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác cũng như trong sự chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp, còn mang nhiều tính chất tự phát. Do đó ảnh hưởng đến quỹ đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp dần.
2.2. ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến lao động trong nông nghiệp.
2.2.1. ảnh hưởng đến lao động nông nghiệp trong cơ cấu nói chung.
Thực tế hiện nay cho thấy quá trình giảm dần quỹ đất canh tác do đô thị hoá ngoại thành đang kéo theo một bộ phận lao động nông nghiệp phải chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp.
Biểu 9: Cơ cấu lao động ngoại thành Hà Nội giai đoạn 1990 - 2000.
Đơn vị: %
Ngành
1990
1995
2000
Tổng số
100
100
100
1. Nông lâm nghiệp
86,6
83,1
80,9
2. Công nghiệp - TCN - XD
8,6
9,6
9,2
3. Thương mại - dịch vụ
4,8
7,3
9,9
Nguồn: Cục thống kê - Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
Như vậy lao động nông nghiệp giảm dần từ 86,6% năm 1990 xuống 83,1% năm 1995 và còn 80,9% năm 2000, trong khi đó lao động công nghiệp và lao động trong ngành thương mại dịch vụ tăng. Đó là xu hướng chuyển dịch theo hướng tiên tiến.
Song sự chuyển dịch lao động còn mang tính chất tự phát, phân tán, manh múm. Các ngành nghề phi nông nghiệp quy mô còn nhỏ theo tính chất kinh tế gia đình là chính, chưa có các mô hình tổ chức theo chiều sâu nhằm phục vụ có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm sản phẩm hàng hoá có giá trị để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ.
Nếu cứ để mô hình tổ chức lao động phi nông nghiệp ở ngoại thành diễn ra tự phát như hiện nay thì chưa thể có tác dụng tích cực đến quá trình đô thị hoá trên toàn địa bàn Thành phố, mà nhiều khi còn làm phức tạp hơn các sinh hoạt của nội thị. Để tạo sự chuyển biến thực sự cho nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, cần phải cơ cấu lại lao động, chuyển dần lao động nông nghiệp hiện nay vào các hoạt động phi nông nghiệp.
Lực lượng phi nông nghiệp cần phải được tổ chức lại sao cho đủ mạnh để khắc phục những hạn chế trong tình trạng sản xuất nông nghiệp còn manh múm và kém đa dạng về sản phẩm ở ngoại thành hiện nay. Sự chuyển dịch này có tác dụng phục vụ cho việc canh tác nông nghiệp trên diện rộng, thâm canh tăng năng suất, tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện đại, chế biến nông sản thành các sản phẩm hàng hoá cao cấp phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
2.2.2. ảnh hưởng đến lao động nông nghiệp về số lượng.
Quá trình đô thị hoá đã trực tiếp ảnh hưởng đến đất nông nghiệp, nhưng khi xem xét thực trạng sử dụng lao động nông nghiệp, đô thị hoá cũng có nhiều tác động đến lao động nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong thời gian qua.
Biểu 10: Hộ, nhân khẩu, lao động nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (tính tại thời điểm 1/7 hàng năm).
1995
1997
2000
Biến động
1995-1997
1997-2000
1995-2000
1. Hộ nông nghiệp (hộ)
Ngoại thành
172.398
176.685
187.551
4.287
10.866
15.153
Sóc Sơn
39.879
42.645
46.304
2.766
3.659
6.425
Đông Anh
44.184
46.853
48.757
2.669
1.904
4.573
Gia Lâm
35.380
34.761
39.096
-619
4.335
3.716
Từ Liêm
24.816
22.659
21.509
-2.157
-1.150
-3.307
Thanh Trì
28135
29767
31..885
1.632
2.118
3.750
2. Nhân khẩu nông nghiệp (người).
Ngoại thành
746.549
773.087
815.887
26.538
42.800
69.338
Sóc Sơn
204.651
212.151
227.288
7.500
15.137
22.637
Đông Anh
194.450
200.081
213.473
5.631
13.392
19.023
Gia Lâm
138.550
143.508
154.149
4.958
10.641
15.599
Từ Liêm
92.140
95.301
90.954
3.161
-4.347
-1.186
Thanh Trì
116.758
122.046
130.023
5.288
7.977
13.265
3. Lao động nông nghiệp trong độ tuổi (người)
Ngoại thành
326.377
388.798
416.301
62.421
27.503
89.924
Sóc Sơn
97.372
108.323
118.069
10.951
9.746
20.697
Đông Anh
85.558
100.030
105.644
14.472
5.614
20.086
Gia Lâm
55.420
87.852
83.171
32.432
-4.681
27.751
Từ Liêm
38.698
45.440
47.171
6.742
1.731
8.473
Thanh Trì
49.329
47.153
62.246
-2.176
15.093
12.917
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội - 2000.
Đô thị hoá đã tạo ra dòng di dân nông thôn - đô thị ngày càng lớn. Song song với vấn đề này, lao động nông nghiệp cũng có sự thay đổi đáng kể.
Biểu 10 cho thấy hầu hết các huyện ngoại thành Hà Nội đều có số hộ nông nghiệp tăng lên. Riêng huyện Từ Liêm giảm đi 3.307 ha trong giai đoạn 1995 - 2000, cùng với quá trình đô thị hoá làm cho đất nông nghiệp của ngoại thành ngày càng giảm, trái ngược với dân số ngày càng tăng. Dẫn đến lượng lao động nông nghiệp ở khu vực này ngày càng tăng và khá mạnh. Điều này không thể không dẫn đến tình trạng dôi dư trong lao động. Dư thừa lao động tương đối trong nông nghiệp do tác động của quá trình đô thị hoá, theo các chuyên gia nông nghiệp, năm 2000 là khoảng 7000 người và tỷ lệ sử dụng lao động mới đạt khoảng 75% đang là vấn đề áp lực xã hội cần giải quyết.
2.2.3. ảnh hưởng đến lao động nông nghiệp về chất lượng.
Lực lượng lao động nông nghiệp ngoại thành Hà Nội hiện nay được đánh giá là tương đối trẻ, phần lớn đã có trình độ văn hoá cấp II trở lên. Do vậy, trình độ nhận thức tương đối khá và đồng đều. Đây là yếu tố thuận lợi cho nền sản xuất hàng hóa đòi hỏi ngày càng cao các tri thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
Thực tế nông nghiệp Hà Nội đã đi trước nhiều tỉnh khác trong cả nước, đó là nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đang phát triển ở mức độ ngày càng cao. Từ đó tác động chi phối tới tư duy, nhận thức và điều hành, quản lý sản xuất của hộ nông dân, của lao động nông nghiệp. Do đó lao động nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có nhiều cơ hội tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và hình thành sớm một hướng suy nghĩ cho nền sản xuất hàng hoá gắn với thị trường có yêu cầu cao về chất lượng nông sản hàng hoá.
Có thể đánh giá, mặc dù chưa phải tất cả những người lao động nông nghiệp ngoại thành, song đa số họ đã sẵn sàng cho một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, mà đặc thù ở Hà Nội là các loại nông sản có chất lượng cao, sạch và an toàn thực phẩm. Đó là những nhân tố hết sức thuận lợi để có thể đẩy nhanh những mục tiêu và quy mô sản xuất của ngành nông nghiệp cho các năm tới.
Tuy nhiên, do có cùng đặc điểm chung của khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nên mặt bằng học vấn chung trong lực lượng lao động nông nghiệp ngoại thành Hà Nội còn thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp có trình độ trung cấp trở lên chỉ khoảng 1,5% lực lượng lao động nông nghiệp.
Tuy chất lượng lao động nông nghiệp ngoại thành Hà Nội cao hơn so với các tỉnh thành khác, nhưng cách thức đào tạo còn mang tính chắp vá. Các tiến bộ khoa học mới, tiên tiến chưa được phổ cập rộng rãi tới người lao động. Đầu tư cho lao động nông nghiệp còn hạn chế. Vì vậy, còn một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp còn tỏ ra lúng túng và phản ứng chậm trước yêu cầu của kinh tế thị trường.
2.2.4. ảnh hưởng đến thu nhập lao động nông nghiệp.
Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, đời sống nhân dân ngoại thành được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 100.000 đồng/ tháng năm 1990 lên 220.000 đồng/ tháng năm 1995 và 264.000 đồng/ tháng năm 2000.
Tuy nhiên, đô thị hoá cùng với tốc độ phát triển khác nhau giữa các ngành tạo nên sự chênh lệch trong thu nhập. Nông nghiệp trở thành ngành có thu nhập thấp, lao động nặng nhọc. Chính vì vậy, sức hấp dẫn của ngành sản xuất nông nghiệp ngày càng suy giảm. Đây cũng chính là tác động tiêu cực của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại, lao động theo quan điểm kinh tế là lực lượng sản xuất chủ yếu và quyết định quá trình sản xuất. Vì vậy việc giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp, tạo việc làm mới và đào tạo ngành nghề cho lao động nông nghiệp khi bị mất đất canh tác là một vấn đề bức xúc của ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá. Hà Nội cần có một chương trình tổng thể về vấn đề này để nông nghiệp - một bộ phận của nền kinh tế - có nhiều đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô.
3. Tác động của quá trình đô thị hoá đến trình độ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp.
3.1. Tác động đến ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Khác với địa phương khác trong cả nước, Hà Nội chịu sức ép lớn của quá trình đô thị hoá. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế không thể đặt trên nền tảng của mở rộng diện tích. Do diện tích đất nông nghiệp bình quân mỗi khẩu nông nghiệp thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp dư thừa cao nên Thành phố đã chú trọng đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.
Một là, một số diện tích chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, chuyển đổi chân ruộng cao hạn từ sản xuất lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, từ chân ruộng trũng sang trồng một vụ lúa, một vụ cá hoặc chuyên cá. Các diện tích này cho thu nhập gấp 2-3 lần so với trồng lúa. Ngô lai chiếm 80 - 90%. 80% diện tích lúa được trồng bằng giống nguyên chủng và cấp I, năng suất cao hơn năng suất lúa năm 1991 là 32,7 tạ/ vụ, năm 1999 là 38,5 tạ. Đàn lợn tỷ lệ nạc cao bằng giống lợn lai hoặc ngoại thuần từ 24% năm 1991 tăng lên 45% năm 1999 (số liệu năm 2000).
Công nghệ cấy truyền hợp tử đã đem lại hiệu quả cao trong việc tạo giống bò sữa lai tại chỗ có chất lượng cao. Các giống cá mới như trôi ấn, chép Hung đã thay thế giống cũ có năng suất thấp. Trong ngành thuỷ sản trong những năm gần đây đang có những công trình nghiên cứu thực nghiệm nuôi tôm càng xanh, cá chim trắng trong ngành thuỷ sản và công nghệ nhân giống bằng phương pháp cấy mô tế bào, sản xuất giống lúa lai, ngô lai, đang tạo ra triển vọng mới cho nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
Hai là, công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ xử lý, bảo quản sau thu hoạch đã từng bước được áp dụng trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
Ba là, các điểm dân cư nông nghiệp trong cơ cấu lại sản xuất do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đã cải tiến quản lý và thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp theo hướng đưa nông nghiệp lên quy mô sản xuất lớn sẽ được phát triển dần lại thành những điểm dân cư tập trung có điều kiện trang bị kỹ thuật hiện đại và có điều kiện thiết lập các trung tâm chuyển giao công nghệ, cung cấp giống, cây con có năng suất, chất lượng cao.
3.2. Tác động đến trang bị kỹ thuật nông nghiệp.
Về hệ thống kênh mương các loại có 645 km, trong đó có 52,6 km kênh loại I, 217,1 km loại II, 376,1 km loại III. Hiện tại đã kiên cố hoá được 190 km, chiếm 30%. Số còn lại cần được kiên cố hoá trong những năm tới.
Về hệ thống tưới tiêu: Do đặc điểm về địa hình và sự phân bố của các loại đất canh tác nông nghiệp đã phân chia khu vực ngoại thành thành 2 khu vực đó là: phần đất phía Bắc Sông Hồng và phần đất phía Nam Sông Hồng với các đặc thù về tưới và tiêu nước khác nhau.
Đối với các huyện phía Nam thành phố, hệ thống các công trình tưới chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống tưới của Sông Nhuệ. Thực tế, việc tưới nước cho các khu vực đất sản xuất nông nghiệp ở các huyện phía Nam thành phố đã được giải quyết cơ bản đủ đảm bảo về nguồn nước tưới và hệ thống các công trình tưới, để có thể chủ động cho các vụ sản xuất trong năm.
Về hệ thống tiêu: Khu vực ngoại thành phía Bắc Hà Nội đã xây dựng nhiều công trình tiêu úng song tình trạng úng hàng năm vẫn tồn tại. Những khu vực tiêu tự chảy thường tập trung ở những vùng đất cao đầu các hệ thống thuỷ nông lớn nên hiện tại tiêu tự chảy tương đối thuận lợi (trừ những khu vực trũng thấp cục bộ) song lại gây mâu thuẫn về tiêu cho khu vực ở cuối hệ thống. Hiện nay trong vùng đã và đang hình thành các khu công nghiệp đô thị sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ trong tương lai nên cần nghiên cứu phân vùng tiêu, hướng tiêu và các biện pháp công trình cho phù hợp với nhu cầu phát triển mới.
Khu vực tiêu động lực: Thực tế mới tiêu được 60-68% tổng diện tích cần tiêu.
Tình hình tiêu thoát nước ngoại thành phía Nam Hà Nội còn tồn tại lớn trong nhiều năm qua. Nguyên nhân chính là do quá trình phát triển đô thị tăng lên nhanh chóng, việc tiêu tự chảy ra Sông Nhuệ gặp khó khăn do mức nước Sông Nhuệ tăng lên so với các giai đoạn quy hoạch trước đây. Hệ thống công trình tiêu nước cho nông nghiệp bị xuống cấp, không đảm bảo nhu cầu tiêu tháo trong điều kiện mới nảy sinh hiện nay.
4. Quá trình đô thị hoá ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, tốc độ phát triển cao thì mức độ ô nhiễm môi trường ngoại thành Hà Nội cũng ngày càng tăng. Để đánh giá đầy đủ và chính xác về ảnh hưởng của đô thị hoá đến môi trường ngoại thành cần phải có các số liệu khảo sát, đo đạc và thống kê có hệ thống, liên tục, toàn diện, song với tài liệu hiện có còn hạn chế do vậy ở đây chỉ nêu một cách tổng quát như sau:
4.4. Ô nhiễm môi trường nước.
Theo số liệu điều tra của Đại học Xây dựng tại 5 điểm ở lạch Đồng Quan, hồ Đồng Trầm, Sông Cà Lồ và tài liệu điều tra của Hãng hợp tác Quốc tế Nhật Bản, kết hợp với Cục hàng không dân dụng Việt Nam tại 6 địa điểm trong khu vực Sân bay và hồ Nội Bài (Sóc Sơn) cho thấy nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nặng nề. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải sinh hoạt, nước thải từ các công trình công cộng chưa được xử lý. Tại các hồ, đập thuỷ lợi như hồ Đồng Quan, Đồng Đền, Đền Sóc… Tuy chưa có số liệu điều tra về môi trường nhưng qua sử dụng nhiều năm cho thấy nước của các hồ này không ảnh hưởng xấu tới nông nghiệp.
Hai con Sông Cầu và Sông Cà Lồ đang bị ô nhiễm nặng, không thể khai thác nước cho sinh hoạt. Sông Công có chất lượng còn tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt.
Ngoài ra, sông Kim Ngưu (Thanh Trì) được đánh giá là có độ ô nhiễm cao nhất. Có 14 cửa xả nước thải vào con sông này với hàm lượng chất lơ lửng là 150-220 mg/l, PH = 6,8 - 7,2. Đặc biệt khu công nghiệp dệt nhuộm Vĩnh Tuy và hoá chất Văn Điển xả nước thải vào đoạn đầu và đoạn cuối sông. Các xí nghiệp mạ, hoá chất, dệt, nhuộm xả trực tiếp nước thải không qua xử lý đổ vào sông nên nồng độ kim loại nặng trong nước sông vượt quá mức giới hạn cho phép nhiều lần.
Sông Tô Lịch có mức độ ô nhiễm ít hơn sông Kim Ngưu. Tuy nhiên, ở phía cuối sông, tại đập Thanh Liệt (Thanh Trì) do nước thải của một số nhà máy Sơn tổng hợp, Mạ kim xả vào, nồng độ kim loại tăng lên đột ngột.
Nguy hiểm hơn, toàn bộ nguồn nước thải của nội thành chảy qua 4 con sông Tô Lịch, Sông Lừ, Sông Sét, sông Kim Ngưu đổ dồn về huyện Thanh Trì qua hệ thống hồ điều hoà, các cánh đồng, ao hồ ruộng trũng trước khi thoát ra Sông Nhuệ và Sông Hồng. Nguồn nước thải này đang gây ô nhiễm nghiêm trọng tới các hoạt động sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp và gây cho người sản xuất nhiều bệnh tật. Nước thải còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt của dân cư khu vực ngoại thành.
* Về môi trường nước ngầm:
Theo kết quả phân tích, có thể thấy khu vực Thanh Trì có mức độ ô nhiễm nước ngầm cao nhất. Bên cạnh đó, trong mấy năm gần đây diện tích nhiễm bẩn và cường độ nhiễm bẩn có chiều hướng tăng lên. Yếu tố nhiễm bẩn chủ yếu là hợp chất Nitơ, vi khuẩn. Nguyên nhân là do chất thải lỏng và rắn ở các khu vực ngày càng nhiều, đặc biệt là ở các khu vực chôn rác của thành phố và các vùng lân cận thuộc các huyện Gia Lâm, Từ Liêm, Sóc Sơn. Hầu hết lượng rác thải này chưa được xử lý hợp vệ sinh, chất thải ngấm qua tầng đất đá ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm. Riêng đối với nước ngầm ở khu vực bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, mức độ ô nhiễm nước ngầm đã ở mức báo động và đã lan rộng ra cả những vùng lân cận. Đối với những giếng đào ở khu vực này trước kia có thể sử dụng tốt làm nước sinh hoạt thì nay đã ở mức ô nhiễm không thể sử dụng được. Ngoài ra, nhìn chung chất lượng nước ngầm của Hà Nội nói chung là khá tốt nhưng cũng đang có chiều hướng xấu đi và cạn kiệt.
* Ô nhiễm nước thải:
- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của các hàng xóm, khu đô thị ở ngoại thành Hà Nội nói chung hầu hết không qua một hình thức xử lý nào mà được xả trực tiếp ra sông, mương, ao hồ, đồng ruộng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt ở các khu vực này.
- Nước thải công nghiệp: Do mật độ công nghiệp trên địa bàn ngoại thành Hà Nội nhìn chung chưa cao, ở các nhà máy lớn, mới xây dựng đa số đều có hệ thống xử lý nước thải riêng. Vì vậy ô nhiễm môi trường nước do công nghiệp thải ra cho đến nay là không đáng kể.
- Nước thải bệnh viện: Hiện nay trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, ngoài các bệnh viện đa khoa của các huyện còn có các trạm y tế của các xã và các đơn vị đóng trên địa bàn. Nước thải của bệnh viện và các trạm y tế vày trước khi xả ra sông mương, ao hồ, đồng ruộng đều chưa được xử lý. Nước thải bệnh viện chứa nhiều chất bẩn và độc hại. Tuy chưa có số liệu khảo sát nhưng nước thải của bệnh viện và các trạm y tế đang là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống ở nông thôn.
Đánh giá chung về chất lượng môi trường nước ngoại thành Hà Nội:
Từ các đánh giá về môi trường nước là các loại thuộc khu vực ngoại thành cho thấy đa số các nguồn nước đều nằm trong tình trạng ô nhiễm. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm này là khác nhau: các khu vực càng xa trung tâm thành phố, mức độ đô thị hoá còn hạn chế thì chất lượng môi trường còn tốt và ngược lại, với các khu vực có mức độ đô thị hoá cao thì môi trường nước ô nhiễm nhiều hơn. Điều đó cho thấy đô thị hoá có tác động đến chất lượng môi trường nước khá lớn.
4.3. Ô nhiễm rác thải.
Tổng dân số Hà Nội hiện nay xấp xỉ 2,8 triệu người, trong đó khu vực nội thành là gần 1,5 triệu người. Chỉ tính riêng khu cực nội thành, cùng với 5.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, 40 bệnh viện, 55 chợ, hàng trăm nhà hàng, khách sạn và các cơ sở thương mại dịch vụ mỗi ngày thải ra 1000-1200 tấn phế thải, trong đó có hơn 100 tấn phế thải công nghiệp và bệnh viện. Trong khối lượng này, công ty môi trường sinh thái mới thu gom được 75%. Thêm vào đó các thị trấn ngoại thành cũng có lượng rác khoảng 220m3/ ngày đêm nhưng hiện tại chỉ thu gom được 50%.
Số lượng rác thải của cả khu vực nội thành, các thị trấn ngoại thành và của các khu vực khác trên địa bàn thành phố đều được vận chuyển và đổ vào các bãi rác ở khu vực ngoại thành: Bãi Mễ Trì, An Trạch, Bồ Đề, Tam Điệp, Nam Sơn… Tại các bãi chôn lấp hàng ngày có đến gần 100 người đến đào bới gây mất vệ sinh và khả năng phát sinh bệnh truyền nhiễm. Thêm vào đó, tình trạng ô nhiễm ở các khu vực xung quanh các bãi rác cũng ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nước ngầm, không khí…
Ngoài ra, đối với các khu vực dân cư, làng xóm rác thải vẫn do người dân tự xử lý. Nhìn khái quát, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn đang diễn ra trên phạm vi tất cả các huyện ngoại thành nhưng với mức độ chưa trầm trọng.
Như vậy, trong những năm tới cùng với tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh, tốc độ xây dựng sẽ tăng nhanh nếu việc bảo vệ môi trường không được quan tâm đầu tư thích đáng thì môi trường ngoại thành sẽ bị xuống cấp nhanh chóng và ngày càng trở nên trầm trọng thêm, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của các khu vực này của toàn thành phố.
5. Một số chỉ tiêu phản ánh trình độ và kết quả sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội qua các năm.
5.1. Vốn đầu tư.
5.1.1. Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước.
Trong 10 năm qua, nhất là trong thời kỳ 1995-2000, đáp ứng những yêu cầu của quá trình đô thị hoá, Thành phố đã quan tâm đầu tư cho nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
+ Đối với nguồn vốn đầu tư cho trạm trại nông lâm nghiệp thì đầu tư chủ yếu cho cải tạo, nâng cấp hệ thống cây trồng, vật nuôi bao gồm giống lợn nạc, giống gà công ngh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37314.doc