Đề tài Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA 2

1 . Đô thị và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân 2

1.1. Khái niệm về đô thị hóa theo quan điểm quản lý 2

1.2. Khi nghiên cứu đô thị cần chú ý những vấn đề sau: 2

2. Đô thị hóa và sự hình thành các đô thị mới ở Việt Nam 3

2.1. Đô thị hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa 3

2.2 .Hình thái biểu hiện của đô thị hóa 4

2.3.Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam 5

3. ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn 5

3.1. Biến động về dân số 5

3.2 ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến lao động, việc làm 5

3.3. ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển hạ tầng kỹ thuật 6

3.4. ảnh hưởng của đô thị hoá đến môi trường sinh thái vùng nông thôn 7

1. Các quan điểm định hướng 7

1.1. Việc xử lý những ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn phải theo hướng thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra thuận lợi, bởi vì: 7

1.2. Những giải pháp xử lý ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn phải đảm bảo cho quá trình đô thị hóa diễn ra trong tầm kiểm soát của Nhà nước 8

2. Phương hướng xử lý những ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn 8

2.1. Xử lý những vấn đề của đô thị hóa đến nông thôn theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 8

2.2. Xử lý ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn một cách đồng bộ, có trọng điểm, có trạt tự 9

2.3.Xử lý những ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn theo hướng huy động tổng hợp mọi nguồn lực của xã hội 9

3. Những giải pháp chủ yếu xử lý ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn 9

3.1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành 9

3.2. Phát triển không gian lãnh thổ ngoại thành cần đảm bảo cơ cấu kinh tế vùng hợp lý 10

3.3. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 10

3.4. Giải pháp về dân số, lao động và việc làm 11

3.5. Giải pháp về hạ tầng kinh tế 12

3.6. Giải pháp về môi trường sinh thái 12

3.7. Giải pháp về quản lý hành chính 13

3.8. Một số chính sách khác đối với nông thôn ngoại thành 13

4. Một số giải pháp thực hiện chính sách đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành: 13

KẾT LUẬN: 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 16

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 11381 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của đô thị. * Vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước: Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào cấp quản lý của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: đô thị - trung tâm quốc gia; đô thị – trung tâm cấp vùng; đô thị trung tâm cấp tỉnh; đô thị trung tâm cấp huyện và đô thị trung tâm cấp tiểu vùng. Ngoài ra, theo tính chất, một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị * Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của đô thị bao gồm: Tổng thu ngân sách trên địa bàn, Thu nhập bình quân đầu người/năm, Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm, Cân đối thu, chi ngân sách… Thứ hai, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động: Tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động. Thứ ba, kết cấu hạ tầng đô thị. Kết cấu hạ tầng đô thị gồm hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình thương nghiệp, dịch vụ công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục…) và hạ tầng kĩ thuật (giao thông, thông tin – liên lạc, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường). Mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so với quy định của quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị. Thứ tư, quy mô dân số đô thị. Quy mô dân số đô thị bao gồm số dân thường trú và số dân tạm trú trên 6 tháng tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn. Thứ năm, mật độ dân số. Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị. Mật độ dân số được xác định theo công thức sau: D = N/S Trong đó: D: Mật độ dân số (người/km2) N: dân số đô thị (người) S: diện tích đất đô thị (km2) 1.3. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và văn hóa. Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước. 2. Đô thị hóa và sự hình thành các đô thị mới ở Việt Nam 2.1. Đô thị hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa a. Khái niệm về đô thị hóa Trên quan điểm một vùng, đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hóa là một quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu. Đô thị hóa là quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị của các nhóm dân cư. Đô thị hóa nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật; là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn. Đô thị hóa ngoại vi là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng… Đô thị hóa giả tạo là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa khoa học kỹ thuật và tăng quy mô dân số. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa Điều kiện tự nhiên: những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn. Ngược lại những vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn. Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị tương ứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó. Kinh tế thị trường đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đô thị hóa. Văn hóa dân tộc: mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và nền văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… nói chung và các hình thái đô thị nói riêng. Trình độ phát triển kinh tế: phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định trong quá trình đô thị hóa. Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính. Để xây dựng, nâng cấp hay cải tạo đô thị đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn. Tình hình chính trị: ở Việt Nam từ sau 1975, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các đô thị mới mọc lên nhanh chóng… Đặc biệt trong thời kì đổi mới, với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc. 2.2 .Hình thái biểu hiện của đô thị hóa Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới. Hiện đại hóa và nâng cao trình độ các đô thị hiện có. 2.3.Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong các đô thị lớn: sự hình thành trung tâm có tính chất chuyên ngành trong các đô thị lớn là xu thế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đô thị, là biểu hiện của tính chuyên môn hóa cao trong sản xuất. Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các vùng ngoại ô: sự hình thành các trung tâm của mỗi vùng có tính khách quan đáp ứng những nhu cầu của sản xuất và đời sống ngày càng tăng lên của chính vùng đó. Đó là biểu hiện của tính tập trung hóa trong sản xuất. Mở rộng các đô thị hiện có: góp phần tạo sự ổn định tương đối và giải quyết các vấn đề quá tải do đô thị hiện có. Chuyển một số vùng nông thôn thành đô thị: đây là một xu hướng hiện đại được thực hiện trong điều kiện có sự đầu tư lớn của Nhà nước. Vấn đề cơ bản là tạo nguồn tài chính để cải tạo đất, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. 3. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn 3.1. Biến động về dân số Nét nổi bật trong quá trình ĐTH ở Hà Nội là quá trình tập trung dân cư đô thị. Năm 2007, quy mô dân số của Hà Nội là 3.398, 9 nghìn người, tăng 1, 12 lần so với năm 2001, trong đó, dân số thành thị gia tăng nhanh (xấp xỉ 1, 3 lần so với năm 2001), nhưng dân số nông thôn lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là sự gia tăng cơ học từ nông thôn ra thành thị. Trung bình mỗi ngày có hàng nghìn người từ các địa phương về Hà Nội để tìm kiếm việc làm, sinh sống và thụ hưởng các dịch vụ đô thị. Quy mô dân số mở rộng đã làm cho mật độ dân số tăng nhanh và mất cân đối. Năm 2007, mật độ dân số toàn thành phố là 3.490 người /km2, trong đó mật độ cao nhất là ở các quận nội thành. 3.2 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến lao động, việc làm Nhiều địa phương, tùy theo tình hình thực tế đã có cách làm hay để tạo việc làm cho lao động nông thôn bị mất đất. Điển hình như ở Đ à Nẵng, người dân sau khi được nhận tiền đền bù đã được hướng dẫn trồng hoa và trồng rau, đem lại thu nhập cao hơn trồng lúa. Hay như ở Bình Dương, phương án cấp đất dịch vụ đã thu được kết quả khả quan. Bình Dương đã tổ chức quy hoạch ngay đất tái định cư nằm trong khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ tạo điều kiện cho dân làm dịch vụ. Mỗi lao động tái định cư đủ 18 tuổi trở lên sẽ được giao 300m2 đất với giá ưu đãi để ở và làm dịch vụ. Người dân đã cơ bản ổn định cuộc sống nhờ chuyển sang buôn bán, làm dịch vụ nhà trọ cho công nhân trong các khu công nghiệp. . Tại tỉnh Hải Dương, dù quá trình đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ, nhưng cũng đang chịu sức ép về việc giải quyết lao động dôi dư do đất canh tác bị thu hẹp. Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Sở Lao động Thương bin và Xã hội tỉnh cho hay, 4 khu công nghiệp đóng trên địa bàn đã lấy mất hơn 1.000ha đất nông nghiệp, đi kèm theo đó là 8.500 nông dân không có việc làm. Để giải quyết vấn đề này, Sở chủ động liên hệ với các trung tâm dạy nghề miễn phí cho con em nông dân, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 3.3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển hạ tầng kỹ thuật a) Tác động tích cực - Quá trình đô thị hoá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và hệ thống kinh tế vùng nông thôn ngoại thành + Thús đẩy đầu tu xây dựng các tuyến đường từ liên thôn, liên xã, liên Huyện và Tỉnh. Nên thuận lợi cho phát triển snả xuất và lưu thông hàng hoá. + Phát triển nhanh mạng lưới điện . + Cung cấp nguồn nước sách. b) Những vấn đề đặt ra - Tuy cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. - Với đầu tư cho công trình hạn tầng của nông thôn hầu hết là từ ngân sách, việc huy động vốn của các thành phần kinh tế còn bị hạn chế. - Việc quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở các xã, các làng nghề truyền thống chưa được chú trọng đúng mức. - Hệ thống hạ tầng kinh tế đô thị còn lạc hậu 3.4. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến môi trường sinh thái vùng nông thôn a) Ô nhiễm nước - Quá trình đô thị hóa cùng với việc hình thành nhiều khu công nghiệp dẫn đến lượng nước thải từ các khu công nghiệp này tăng lên. - Ngoài ra dân số tăng dẫn đến nguồn nước thải sinh hoạt cũng tăng, hầu hết được thải xuống sông , hồ. - Do tình trạng khai thác nước ngầm một cách bừa bãi và nước bẩn ngấm xuống mạch nước ngầm dẫn đến làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm. b) Ô nhiễm không khí: Đô thị hoá ô nhiễm không khí do - Khí thải từ các khu công nghiệp, các nhà máy. - Tại các khu vực đông dân, lượng khí thải từ xe cộ cũng rất nhiều. c) Rác thải: Tăng nhanh cúng quá trình đô thị hoá II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI NÔNG THÔN HIỆN NAY 1. Các quan điểm định hướng 1.1. Việc xử lý những ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn phải theo hướng thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra thuận lợi, bởi vì: Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của đô thị đối với nền kinh tế và quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Đô thị hóa có tác động kích hoạt kinh tế – xã hội nông thôn ngoại thành phát triển theo hướng hiện đại hóa: cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng tiên tiến; trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp ngày càng cao; hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Đồng thời, đô thị hóa cũng làm thay đổi từng giờ, từng ngày diện mạo đời sống xã hội ở nông thôn ngoại thành, làm thay đổi các nội dung của đời sống xã hội nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ hai, bên cạnh những tác động tích cực và toàn diện của đô thị hóa đến nông nghiệp, nông thôn, quá trình đó cũng gây ra một số tác động tiêu cực. Tuy nhiên, nếu so sánh lợi ích do nhiều tác động tích cực đem lại với chi phí do những tác động tiêu cực gây ra, thì phần lợi ích là to lớn và cơ bản. Do vậy, không thể vì một số khó khăn do tác động tiêu cực của đô thị hóa gây ra mà hạn chế quá trình đô thị hóa. 1.2. Những giải pháp xử lý ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn phải đảm bảo cho quá trình đô thị hóa diễn ra trong tầm kiểm soát của Nhà nước Quá trình đô thị hóa chỉ đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao khi nó diễn ra phù hợp với quy luật. Tính phù hợp này phải được xem xét cả về xu thế, quy mô và tốc độ. Cả ba khía cạnh đó, thông thường đã được nhà nước nhận thức và được thể chế hóa trong các văn bản. Điều đó có nghĩa là quá trình đô thị hóa phải phù hợp với các văn bản pháp quy của nhà nước, phải nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước. 2. Phương hướng xử lý những ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn 2.1. Xử lý những vấn đề của đô thị hóa đến nông thôn theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Hiện nay nền kinh tế ở nước ta đã cơ bản chuyển sang kinh tế thị trường, trong đó các bộ phân cấu thành cũng như cơ chế vận hành của nền kinh tế đã cơ bản theo kinh tế thị trường. Tuy nhiên một số người vẫn cho rằng Nhà nước phải chịu trách nhiệm giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hóa theo phương thức bao cấp, một số khác lại cho rằng cần giải quyết hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Nhưng nếu để cho các quy luật thị trường quyết định sẽ dễ dẫn đến tình trạng lộn xộn, chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt mà không đáp ứng được yêu cầu lâu dài. Ngược lại nếu giải quyết theo hướng bao cấp, Nhà nước sẽ không thể đủ tiềm lực tài chính. Do vậy, phương hướng đúng đắn để giải quyết ảnh hưởng cử đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành là phải phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong phương hướng trên, định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trước hết ở mục tiêu chiến lược của việc giải quyết ảnh hưởng của đô thị hóa là không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt, mà còn phải đáp ứng yêu cầu lâu dài. Không chỉ đáp ứng yêu cầu từng bộ phận, mà còn phải đáp ứng yêu cầu của toàn cục. Tiếp đó là sự thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với quá trình đô thị hóa, phải đảm bảo để quá trình đô thị hóa nằm trong tầm kiểm soát của các cấp chính quyền. 2.2. Xử lý ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn một cách đồng bộ, có trọng điểm, có trạt tự Đô thị hóa là quá trình ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn ngoại thành. Do vậy, khi đề xuất và thực hiện giải pháp nào đó, cần phải đặt nó trong tổng thể các vấn đề của quá trình đô thị hóa để giải quyết. Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng, tính đồng bộ ở đây không có nghĩa là tiến hành song song nhất loạt ngang nhau bằng mọi giải pháp, mà cần thực hiện những giải pháp đó theo một trật tự trước sau nhất định và có trọng điểm. 2.3.Xử lý những ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn theo hướng huy động tổng hợp mọi nguồn lực của xã hội Để huy động mọi nguồn lực của xã hội trong quá trình giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hóa, trước hết cần tạo ra được cơ chế để huy động các nguồn lực tài chính của nhiều thành phần kinh tế. Do vậy cần huy động các cấp, các ngành có liên quan tham gia vào quá trình giải quyết ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông nghiệp, nông thôn ngoại thành. Điều đó cho phép phát huy tốt những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của quá trình đó đến nông nghiệp, nông thôn. 3. Những giải pháp chủ yếu xử lý ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn 3.1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển vùng ngoại thành: Đô thị hóa dẫn đến mất đất nông nghiệp mà chưa có kế hoạch thích ứng để điều chỉnh đồng bộ lại cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu sản xuất cho phù hợp. Cần tổ chức một cách đồng bộ, có quy hoạch, kế hoạch cụ thể để tái định cư cho nông dân khi bị lấy đất nông nghiệp. Phải có kế hoạch hợp lý giải quyêt việc làm mới và đào tạo ngành nghề cho nông dân khi bị lấy đất nông nghiệp. Nâng cao số lượng cũng như chất lượng nguồn thực phẩm cung cấp từ ngoại thành cho đô thị. Phải có giải pháp xử lý khắc phục kịp thời theo xu hướng tái chế thành các thành các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phải có giải pháp cụ thể nhằm nâng cao dân trí và giáo dục cộng đồng ở nông thôn phù hợp với điều kiện sống mới. Đô thị hóa cũng đã tạo ra dòng di dân nông thôn - đô thị ngày càng tăng. 3.2. Phát triển không gian lãnh thổ ngoại thành cần đảm bảo cơ cấu kinh tế vùng hợp lý Phân bố hợp lý sức sản xuất trên toàn địa bàn thành phố được hình thành theo các mô hình khác nhau: khu công nghiệp, khu chế suất, các khu đô thị thương mại, các cơ sở giáo dục đại học – giáo dục chuyên nghiệp, khu dịch vụ… cho phù hợp với địa bàn hoạt động của mỗi cấu thành nói trên. Kết hợp phân bố lực lượng sản xuất một cách hợp lý với các loại trung tâm dịch vụ công cộng hợp lý cho toàn thành phố. Tổ chức chặt chẽ quá trình hình thành các mô hình đô thị hóa ngay trong khu vực nông thôn: phát triển đô thị cần gắn với cơ cấu lại lao động và phát triển các điểm dân cư kiểu đô thị ở khu vực nông thôn ngoại thành. Xây dựng nông thôn mới phù hợp với quy hoạch đô thị: đây là vấn đề mới và hết sức phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều cấp. Việc xây dựng các vùng nông thôn mới phải đảm bảo yêu cầu cơ bản là: văn minh, hiện đại, đồng bộ, giữ gìn bản sắc văn hóa từng vùng. Đô thị hóa gắn với bảo vệ thiên nhiên môi trường và bản sắc làng xóm nông thôn ngoại thành với hệ thống du lịch nghỉ ngơi ngắn ngày. Hòa nhập và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế giữa nội và ngoại thành, hạn chế dần sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn, tạo ra mối giao lưu liên kết trong môi trường cộng sinh và cùng phát triển. Đô thị hóa gắn với tổ chức không gian ngoại thành một cách hợp lý. Cấu trúc không gian ngoại thành sẽ bao gồm các cấu thành cơ bản sau: + Hệ thống dân cư thống nhất gồm các cụm đô thị phát triển ở nội thành và các đô thị vệ tinh là các thị xã, thị trấn, các điểm đô thị công nghiệp, nghỉ ngơi – du lịch, các khu văn hóa, giáo dục - đào tạo. + Các không gian xanh,sinh thái đa dạng phong phú của các khu rừng tự nhiên, khu cảnh quan thiên nhiên xung quanh, tạo thành các khu nghỉ ngơi du lịch cuối tuần. 3.3. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Trước hết, hiện nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các huyện ngoại thành sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang có tốc độ chậm nếu xét trong mối tương quan với kinh tế nội thành. Nguyên nhân là do tương quan trong đầu tư nội thành cao hơn nhiều so với ngoại thành (70% so với 30%) và do ngoại thành bắt đầu phát triển từ một điểm xuất phát thấp hơn. Vì vậy cần thay đổi tương quan đầu tư giữa nội thành và ngoại thành. Thứ hai, sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa là nguyên nhân làm cho cơ cấu kinh tế ở các huyện ngoại thành có sự khác nhau. Sự khác nhau về tốc độ đô thị hóa, một mặt do vị trí thuận lợi của các huyện khác nhau, mặt khác do chính sách đô thị hóa có những điểm bất hợp lý. Do vậy, cần chủ động điều tiết tốc độ đô thị hóa ở các huyện thông qua điều tiết bởi chính sách đất đai. Thứ ba, sự tác động tiêu cực của đô thị hóa làm chia cắt, cản trở hoạt động sản xuất, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy phải tiến hành quy hoạch kinh tế – xã hội, coi đô thị hóa là một nội dung của quy hoạch, trước hết là quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển không gian kinh tế – văn hóa. Thứ tư, khắc phục tính tự phát trong việc hình thành các vùng chuyên môn hóa thông qua việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và xây dựng các đề án phát triển chuyên ngành theo từng vùng. Thứ năm, cần có kế hoạch dổi mới, thay thế các thiết bị ở các khu công nghiệp, các nhà máy cũ để một mặt nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, mặt khác giảm nhẹ sự ô nhiễm môi trường của các nhà máy khi hoạt động. Thứ sáu, đối với các hoạt động dịch vụ cần có quy hoạch phát triển theo hướng tập trung hiện đại ở các khu công nghiệp, tập trung ở các trung tâm luyện, kết hợp với sự phát triển ở các xã trong huyện. 3.4. Giải pháp về dân số, lao động và việc làm Giải quyết việc làm thông qua đa dạng hóa sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp bằng việc phát triển những ngành nghề mới và các dịch vụ sản xuất. Cần nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thủy lợi, phát triển thị trường hàng hóa, thị trường tín dụng và các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. Phát huy thế mạnh của các nghành nghề, lang nghề truyền thống trong nông thôn sử dụng nhiều, ít vốn để giải quyết lao động nông nghiệp dôi dư do ảnh hưởng của đô thị hóa. Giải pháp về đào tạo nghề: việc chuyển một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ là rất cần thiết và tất yếu trong giai đoạn mới. Phải có chính sách đối với lao động nông nghiệp bị mất đất sản xuất nông nghiệp. 3.5. Giải pháp về hạ tầng kinh tế Cần đầu tư xây dựng các dự án chi tiết cho các khu kinh tế tập trung, các đô thị nông thôn hiện đại trên cơ sở quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội của từng huyện. Thiết kế hạ tầng kinh tế theo tiêu chuẩn hoạt động đồng bộ, an toàn và tiện nghi cho từng khu vực như: những tiêu chí cụ thể về hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, tưới tiêu… Đảm bảo tính hội nhập của hệ thống hạ tầng kinh tế nông thôn khi đô thị hóa nông thôn. 3.6. Giải pháp về môi trường sinh thái Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường nước: * Đối với việc xử lý nước thải và nước mặt: Các nhà máy, xí nghiệp cần có biện pháp bắt buộc về xử lý nước thải trước khi đổ ra các con sông. Hệ thống thoát nước ở các khu dân cư, khu đô thị sau khi được tập trung xử lý tại các trạm xử lý theo tiêu chuẩn xả nước thải mới được thải vào sông hồ. Tại các khu vực tập trung phát triển ở nông thôn có thể thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các công trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các công trình công cộng, các nhà ở. * Đối với nguồn nước ngầm: Giảm tối đa nguồn nước thải ô nhiễm ngấm xuống lòng đất. Việc khai thác nguồn nước cũng phải từng bước đưa vào quản lý và thực hiện theo quy hoạch, tránh tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan, gây cạn kiệt nguồn nước. - Giải pháp đối với vấn đề ô nhiễm rác thải: Cần tiến hành xây dựng thêm và nâng cao công suất của các nhà máy xử lý rác thải bằng phương pháp đốt và vi sinh Đối với rác thải bệnh viện: phân loại riêng rác thải bệnh viện và rác thải thông thường. Sau đó rác thải bệnh viện sẽ được chuyển và xử lý riêng theo phương pháp hợp vệ sinh, triệt tiêu được các mầm bệnh nguy hiểm. Đối với khu vực nông thôn có thể: Xử lý tại chỗ, xử lý tập trung. - Bố trí đất trồng cây xanh và công viên. 3.7. Giải pháp về quản lý hành chính Tổ chức lại hệ thống đơn vị hành chính xã, thị trấn thành phường; thôn, làng thành tổ dân phố. Cơ cấu lại chức năng, nhiệm vụ quản lý của nhà nước, của chính quyền cấp huyện, xã, thị trấn cho thích hợp với đối tượng quản lý. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Chuyên nghiệp hóa lực lượng bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội. Chuyển hóa lối sống của dân cư, từ lối sống của nông dân sang lối sống của thị dân. 3.8. Một số chính sách khác đối với nông thôn ngoại thành Về chính sách đất đai: Cần triển khai việc thực hiện cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của nông dân ngoại thành. Về chính sách giáo dục - đào tạo: về dài hạn, cần có chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo ở khu vực nông thôn ngoại thành. Về chính sách khuyến nông, công: cần tiếp tục chính sách khuyến nông với những người không có điều kiện thích hợp, triển khai chính sách khuyến công để tạo thêm việc làm mới trong quá trình đô thị hóa. 4. Một số giải pháp thực hiện chính sách đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành: * Chính sách đền bù thiệt hại về đất: Đối với đất nông nghiệp: khi thu hồi đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp thì người bị thu hồi đất được đền bù bằng đất theo diện tích và hạng đất của đất bị thu hồi. Nếu không có đất đền bù thì người bị thu hồi đất được đền bù bằng tiền theo giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Đối với đất đô thị: hộ gia đình có khuôn viên đất trong đó có đất đang ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đang sử dụng ổn định không tranh chấp mà không có giấy tờ xác định diện tích đất dùng để ở; khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng được đền bù như sau: Trường hợp diện tích đất đang sử dụng nhỏ hơn 120m2 đối với nội thành, 180m2 đối với nội thị xã, thi trấn: diện tích đất thực tế bị thu hồi được đền bù bằng tiền theo giá đất ở tại đô thị. Trường hợp diện tích đất dang sử dụng lớn hơn 120m2 đối với nội thành, 180m2 đối với nội thị xã, thị trấn: diện tích đất tối đa được đền bù theo giá đất ở tại đô thị là 120m2 đối với nội thành, 180m2 đối với nội thị xã, thị trấn. Phần diện tích cón lại được đền bù theo giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhân hệ số điều chỉnh k theo quy định của ủy ban nhân dân thành phố. * Chính sách đền bù thiệt hại về tài sản: Đối với các cá nhân: Biệt thự cấp 1, 2, 3 đền bù theo giá trị còn lại và ngoài phần được đền bù theo giá trị còn lại, chủ sở hữu tài sản còn được trợ cấp thêm 50% giá trị khấu hao được xác định tại phương án đền bù. Nhà cấp 4, nhà tạm dưới cấp 4, các công trình phụ đền bù theo đơn giá xây dựng mới. Các công trình xây dựng khác được đền bù theo đơn giá dự toán do các cơ quan chuyên ngành quy định. Đối với các cơ quan nhà nước: Các tổ chức của Nhà nước có tài sản là nhà cửa vật kiến trúc phải phá dỡ giải phóng mặt bằng mà tài sản đó được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì không được đền bù thiệt hại về tài sản. Trường hợp tài sản nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng là tường rào, nhà bảo vệ thì được đền bù để các cơ quan, tổ chức trên xây dựng lại. Đối với khu vực nông nghiệp, việc đền bù thiệt hại về hoa màu, vật unôi thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định 22/1998/NĐ-CP. * Chính sách tái định cư Người sử dụng nhà, đất ở tại khu vực nội thành, nội thị xã, thị trấn khi bị thu hồi, chủ yếu được đền bù bằng nhà ở hoặc bằng tiền. Khi chưa có quỹ nhà thì người có đất bị thu hồi được xét giao đất. * Chính sách hỗ trợ: Đối với người sử dụng đất hợp pháp: hỗ trợ đào tạo chuyển nghề cho những lao động phải chuyển làm nghề khác do bị thu hồi đất. Đối với người sử dụng đất không hợp pháp: Nếu người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, chuyển đổi, cho tặng của người sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, chuyển đổi, cho nhận của người sử dụng đất trước mà người sử dụng đất trước có đủ diều kiện được đền bù theo quy định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến nông thôn ở Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan