Mục Lục
Lời nói đầu 2
Phần 1. Rủi Ro- Các Loại Rủi Ro 4
1. Nguyên nhân gây ra rủi ro: 4
2. Các loại rủi ro: 4
Phần 2. RỦI RO TÍN DỤNG 6
1.Bản chất 6
2.Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 7
2.1.Nguyên nhân thuộc về người vay 7
2.2.Nguyên nhân thuộc về ngân hàng 7
3.Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 8
3.1.Nợ quá hạn 8
3.2.Các chỉ tiêu khác: 9
4.Những thiệt hại từ rủi do tín dụng. 10
5. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam : 11
6.Quản lí rủi ro tín dụng 21
6.1.Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề,nợ quá hạn,nợ khó đòi 22
6.2.Quản lí nợ quá hạn,nợ khó đòi,các khoản nợ có vấn đề. 23
Phần 3. Rủi ro lãi suất 24
1.Khái niệm 24
2. Ví dụ về rủi ro lãi xuất 24
2.1. Tình trạng tái tài trợ 24
2.2. Tình trạng tái đầu tư (kì hạn của tài sản nhỏ hơn nguồn tài trợ) 25
2.3. Kết luận 25
3.Nguyên nhân rủi ro lãi suất 26
4. Các nhân tố phản ánh rủi ro lãi suất 26
4.1. Khe hở lãi suất (interest rate gap): 26
4.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường: 26
4.3. Các diễn biến của rủi ro lãi suất: 27
5. Các biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất. 28
5.1. Duy trì sự phù hợp về kì hạn của nguồn và tài sản: 28
5.2. Thực hiện trao đổi lãi suất: 29
5.3. Áp dụng lãi suất thả nổi 31
5.4. Sử dụng các hợp đồng kì hạn 32
Bảng: So sánh các biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất: 32
6. Thực trạng rủi ro lãi suất ở Việt Nam những năm gần đây, nguyên nhân và giải pháp: 34
6.1. Thực trạng rủi ro lãi suất ở Việt Nam: 34
6.2. Nguyên nhân: 36
6.3. Các giải pháp tham khảo: 37
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5227 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất đến ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng, Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN của NHNN quy định về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng…) song trên thực tế, hiện nay vẫn còn nhiều ngân hàng thương mại vẫn có tỷ lệ nợ quá hạn cao, rủi ro tiềm tàng trong hoạt động tín dụng còn rất lớn.
Điều đáng lo ngại, trong năm 2006, bên cạnh sự phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng, lợi nhuận tăng cao, giá cổ phiếu tăng cao, quy mô ngân hàng mở rộng, các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển mạnh song nợ quá hạn vào cuối năm 2006 lại có chiều hướng tăng lên so với cuối năm 2005. Cụ thể là:
Tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ cho vay của khối ngân hàng là 3.85%, cao hơn so với năm 2005 (3.18%); đáng lưu ý hơn là tỷ trọng nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước là 4.84% tăng khá nhiều so với năm 2005 (3.79%). Tỷ trọng nợ xấu của khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có sự gia tăng nhẹ nhưng vẫn dưới 1%. Riêng khối ngân hàng cổ phần có tỷ trọng nợ xấu là 1.96% giảm so với năm 2005 (2.15%). Mặc dù tỷ trọng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng dưới 5% tổng dư nợ cho vay nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực (trên dưới 2%).
Năm 2006, Thị trường bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên nợ xấu của ngân hàng có nguy cơ tăng cao, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã đầu tư vào thị trường bất động sản số vốn gần 26.000 tỉ đồng (tương đương 15%/tổng dư nợ cho vay), trong khi đó BĐS đóng băng nên sẽ khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi khoản vốn này. Và tình hình nợ xấu tại các ngân hàng thương mại năm 2006 tăng lên một cách đáng kể.
Sau đây là một báo cáo về tình hình hoạt động của khối ngân hàng thương mại :
TT
Chỉ tiêu
Q2/2005
Q1/2006
Q2/2006
Tăng/
giảm so với Q1/2006
Tăng/
giảm so với QII/2005
1
Tổng tài sản có
723.187.217
872.062.870
938.010.842
7,56%
29,71%
2
Tài sản có sinh lời
625.324.117
803.096.004
864.473.549
7,64%
38,24%
3
Tổng dư nợ
494.671.524
540.886.878
573.449.764
6,02%
15,93%
4
Nợ xấu
10.133.536 Số liệu lấy theo chỉ tiêu Nợ quá hạn
18.134.371
17.251.823
-4,87%
Không áp dụng so sánh
5
Vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế
477.501.820
593.575.355
641.678.955
8,10%
34,38%
6
Tỉ lệ Vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế/Tổng nguồn vốn
66,03%
66,00%
68,41%
2,41%
2,38%
7
Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng
95.291.348
112.697.323
123.883.374
9,93%
30,00%
8
Tỉ lệ Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng/Tổng nguồn vốn
13,00%
13,00%
13,21%
0,21%
0,21%
9
Kết quả kinh doanh
6.765.105
6.298.418
9.424.799
Không áp dụng so sánh
39,31%
10
Số lượng các NHTM tham gia bảo hiểm tiền gửi
66
67
71
5.97%
7.58%
11
Số lượng NH lỗ lũy kế
3
3
3
0
0
Chất lượng tín dụng là yếu tố các ngân hàng thương mại cần quan tâm. Nợ xấu chiếm 3,4% trong tổng dư nợ. Tổng giá trị các khoản nợ xấu có giảm so với quý I nhưng vẫn ở mức cao (hơn 17 nghìn tỷ).
Nợ xấu của các ngân hàng thương mại chiếm 3,4% tổng dư nợ. Nợ xấu tập trung vào các NHTM Nhà nước. Có ý kiến cho rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại còn cao hơn rất nhiều do phương pháp phân loại và việc thực hiện phân loại, đánh giá nợ tại mỗi ngân hàng. Tổng giá trị các khoản nợ xấu tính đến quý 2 năm 2006 mặc dù có giảm so với quý 1/2006 nhưng vẫn ở mức cao (khoảng hơn 17 nghìn tỷ). Theo thông báo của Ngân hàng nhà nước, cuối năm 2005, tỷ lệ nợ xấu tổng hợp toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại là 4.4%. Đây là kết quả đánh giá là có bước tiến gần với các chuẩn mực quốc tế trong phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro. Cuối năm 2006, đầu năm 2007, tỷ lệ nợ xấu là 3.2% (tỷ lệ này là trên 7% đối với ngân hàng thương mại nhà nước). Tuy vậy, theo dự tính của IMF thì tỷ lệ nợ xấu của cả nội bảng và ngoại bảng cao hơn rất nhiều. Báo cáo của ngân hàng thế giới cuối năm 2006 cho biết “các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước chủ yếu được xử lý bằng cách xóa nợ và tái cấp vốn cho các ngân hàng này mà không phụ thuộc vào việc các ngân hàng này có cải cách mạnh mẽ hay không?”. Do vậy, tình trạng nợ xấu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam là vấn đề mà các ngân hàng cần đặc biệt quan tâm và cần có biện pháp xử lý kịp thời.
Thực hiện quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp dần theo thông lệ quốc tế thì một số ngân hàng thương mại lại phát sinh các khoản nợ quá hạn mới do phải chuyển nợ quá hạn theo cơ chế. Đặc biệt là các khoản nợ cho vay các DN xây dựng cơ bản, thi công các dự án giao thông, s vay các nhà máy chế biến mía đường,... Bên cạnh đó việc xử lý nợ xấu cũ và nợ quá hạn mới, nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại đang gặp một số vấn đề nan giải, chủ yếu là do khách quan. Các DN, tập trung là DN nhà nước có nợ vay thanh toán công nợ đều chờ Nhà nước có hướng xử lý xoá nợ, nên cố ý chây ỳ, không có thiện chí trả nợ. Nhiều DN đang thực hiện chuyển đổi, nên phải chờ kết quả chuyển đổi để tiếp tục đòi nợ. Trong khi đó một số DN nhà nước tiếp nhận DN khác sáp nhập vào mình, đến nay chưa đồng ý tiếp tục trả nợ cho DN sáp nhập.
Các ngân hàng thương mại thu hồi nợ đọng thông qua con đường khởi kiện vẫn còn mất thời gian chờ đợi vào xét xử, sau đó lại bị kéo dài thời gian thi hành án, nên kết quả thu hồi nợ rất thấp. Đối với các hộ gia đình, hộ kinh doanh do làm ăn thua lỗ, mất mùa liên tiếp do thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường, bị lừa đảo,... nên nhiều năm không có nguồn thu trả nợ ngân hàng.
Đối với tài sản đảm bảo tiền vay là đất đai, nhà ở tại các vùng nông thôn, ven đô thị rất khó phát mãi do khách hàng vay vốn thiếu thiện chí hợp tác với ngân hàng thương mại, với cơ quan pháp luật để xử lý tài sản...
Mặt khác, tình hình nợ xấu hệ thống ngân hàng (đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước) gia tăng do chịu nhiều yếu tố rủi ro từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan như trong số các doanh nghiệp nhà nước có vay vốn từ ngân hàng thì nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, thua lỗ, không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng; Thị trường bất động sản có ấm lên nhưng vẫn chưa đủ thoát khỏi tình trạng đóng băng trong khi dư nợ cho vay đầu tư bất động sản của các ngân hàng thương mại còn khá nhiều; Một số khoản cho vay theo chỉ định của Chính Phủ nằm trong chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ không bảo đảm hiệu quả; Năng lực thẩm định cho vay của các cán bộ tín dụng và công tác quản trị, kiểm soát, điều hành một số ngân hàng thương mại còn bất cập.
Hiện nay các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục nỗ lực chủ quan để xử lý nợ xấu. Theo các chuyên gia, cần quan tâm hơn nữa trong việc giải quyết những khoản nợ của các DNNN hoạt động kinh doanh thua lỗ, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các DNNN, có biện pháp kiên quyết hơn đối với các nhà máy mía đường không có khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng. Đối với các khoản nợ tồn đọng nhóm III thực tế các con nợ còn tồn tại nhưng kinh doanh sản xuất không hiệu quả, không cókhả năng trả nợ vay đề nghị Chính phủ có cơ chế xử lý như đối với nợ tồn đọng nhóm II. Tức là nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu hồi nợ, cần được xử lý theo cơ chế đặc thù.
5.1.3. Quản lý rủi ro tín dụng ở các NHTM nhà nước:
Hiện nay, nguồn thu của các NHTM, đặc biệt là các NHTM nhà nước, chủ yếu từ các nghiệp vụ tín dụng truyền thống. Các NHTM nhà nước chủ yếu cho vay các tổng công ty nhà nước mà thực lực tài chính rất yếu kém. Thực trạng cho vay với mức dư nợ tới 35 - 40% vào một nhóm khách hàng đang báo động “đỏ” về chất lượng tín dụng. Trong đó, điển hình là các tổng công ty thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải với công nợ lên tới 11 ngàn tỷ đồng mà trong đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính, có trên 90% khoản nợ nói trên thuộc vốn vay của NHTM. Nhiều chương trình kinh tế, mà chính sách cho vay của các NHTM buộc phải hướng theo, nhưng kết cục không hiệu quả như đánh bắt xa bờ, mía đường, cà phê Arabica... Hai vụ doanh nghiệp FDI phá sản đột ngột ở thành phố Đà Nẵng trong năm 2006 và tháng 5/2007 vừa qua đã cảnh báo có dấu hiệu lợi dụng chính sách “buôn” dự án; vay và chiếm dụng vốn ngân hàng. Đó là vụ Công ty Kim Khánh Nguyên của Đài Loan với số vốn thực tế chỉ 5.000 Đài tệ, nhưng đã được cấp giấy phép đầu tư 2,5 triệu USD. Giấy phép đầu tư này như vật bảo chứng, tín chấp để Công ty vay vốn ngân hàng với kẻ hở “Thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay”. Với vụ này, các ngân hàng có nợ khó đòi trên 20 tỉ đồng. Hậu quả để lại của vụ việc trên chưa kịp giải quyết xong thì tháng 5/2007, sau gần 3 năm đầu tư, được miễn giảm hầu hết các loại thuế và hưởng nhiều chính sách ưu đãi, dự án sản xuất đĩa compact của Công ty TNHH ODVD 100% vốn Malaysia đã đóng cửa, để lại khoản vay ngân hàng hơn 2,5 triệu USD chờ phát mại Công ty để trả nợ (Báo Lao Động số ra ngày 23/07/2007).
Do đó, những rủi ro tín dụng rất dễ xảy ra nếu khối NHTM nhà nước không có những biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả. Đa phần các ngân hàng đều có tiêu chí xếp loại và phân loại nợ theo nhóm khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng. Nợ của khách hàng nhóm A được coi có rủi ro thấp nhất, còn nợ khách hàng nhóm C được coi là có khả năng mất vốn cao nhất.
Theo Quyết định (QĐ) 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng (TCTD) và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493, nợ của các NHTM được chia thành 5 nhóm: với nợ từ loại 3 đến 5 là nợ xấu; còn nợ nhóm 1 - nợ thông thường - trích dự phòng 0%; nợ nhóm 2 - nợ cần chú ý - trích dự phòng 5%. Đây là một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ theo QĐ 493 đã tiến gần tới những chuẩn mực quốc tế, đó là các loại nợ với mức rủi ro khác nhau đã gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bước đầu tạo nên quĩ dự phòng đủ lớn để xử lý tổn thất. Cũng theo QĐ này, nợ xấu (nhóm 3,4,5) chiếm tỷ lệ khoảng từ 2 - 5%, một tỷ lệ chấp nhận được.
Hiện nay, các NHTM nhà nước đã bước đầu thống kê nợ xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và dư nợ cho vay nhóm khách hàng theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 457. Tuy nhiên khó có ai thống kê được đâu là nợ xấu do phải thực hiện cho vay theo chỉ thị của các cấp lãnh đạo. Các khoản nợ xấu từ chương trình mía đường, dâu tằm tơ, bò sữa (Tuyên Quang)… đang gây ra gánh nặng to lớn cho các NHTM nhà nước. Theo báo cáo năm 2005 của các NHTM nhà nước là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công thương, Ngoại thương, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, nợ quá hạn của cả bốn đều dưới 2% tổng dư nợ. Tuy nhiên, theo một đánh giá gần đây của NHNN, nợ quá hạn của các TCTD Nhà nước là 7,7% tổng dư nợ. Con số 7,7% là dựa theo các tiêu chí của Quyết định 493. Các tiêu chí của Quyết định 493 đã tiếp cận khá gần tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn còn một khoảng cách phải vượt qua. Nếu tính toán theo chuẩn quốc tế, nợ quá hạn của một số NHTM Nhà nước sẽ gấp đôi con số chính thức, tức khoảng 15% tổng dư nợ.
Liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thời gian gần đây, Thống đốc NHNN đã ban hành các chỉ thị: Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/2005 về việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống; Chỉ thị số 02/2006/CT-NHNN ngày 23/05/2006 v/v tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các TCTD. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2007, khi vốn tín dụng có xu hướng tăng trưởng ở mức cao hơn so với cùng kì năm trước và mục tiêu cả năm, có thể ảnh hưởng không thuận lợi đối với kiểm soát lạm phát trong năm nay và các năm tới; chất lượng tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực chưa cao; cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán có nguy cơ rủi ro cao, do thị trường chứng khoán biến động; việc thu thập thông tin từ thị trường để đánh giá, quản trị rủi ro còn bất cập, ngày 28/05/2007, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là những biện pháp và chỉ dẫn cần thiết để các TCTD tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường phòng ngừa, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn hệ thống trong điều kiện hiện nay.
5.2. Một số giải pháp tham khảo đối với vấn đề quản lý rủi ro tín dụng ở các Ngân Hàng:
Thứ nhất, NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lí luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lí rủi ro trong nội bộ các TCTD. Triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ như quyền chọn (option), hoán đổi (swap), kì hạn (forward), tương lai (future)...
Thứ hai, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính, làm sạch bảng cân đối tiền tệ của các NHTM; đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa khối NHTM nhà nước để tăng năng lực cạnh tranh, giảm bớt yếu tố can thiệp trực tiếp của nhà nước, minh bạch hóa hệ thống tài chính theo chuẩn mực quốc tế, từ đó tăng năng lực tự giám sát và quản lý rủi ro nội bộ.
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện chiến lược, chính sách quản trị rủi ro (trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến rủi ro tín dụng) phù hợp. Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lí rủi ro (Uỷ ban quản lí rủi ro - Risk Management Committee), độc lập với kinh doanh, tiến tới thực hiện quản lí rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ uỷ quyền theo hàng ngang. Nâng cao chất lượng các công cụ lượng hoá rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường mới, giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng lượng hoá mức độ rủi ro, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết chính xác các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro để có giải pháp kịp thời và hữu hiệu.
Vào thời điểm hiện nay, những minh hoạ chính xác và chi tiết của công nghệ quản lí và hạn chế rủi ro tín dụng trong đa số trường hợp là “know - how” của các ngân hàng và công ty tư vấn. Một ví dụ phổ biến nhất đó là công nghệ Risk Management do các chuyên gia của Chase Manhattan Bank xây dựng. Công nghệ dựa trên mô hình thống kê mô tả thị trường, cho phép đánh giá biến động của rủi ro trong tương lai dựa trên mô hình phép tính gần đúng các đại lượng thống kê - các mối tương quan và các độ lệch chuẩn của các đại lượng thị trường.
Thứ tư, hoàn thiện quy trình cho vay, quy chế hoá mọi hoạt động trong ngân hàng, đảm bảo được các nguyên tắc hạn chế rủi ro (như nguyên tắc phân tách chức năng, nguyên tắc “hai tay bốn mắt”, nguyên tắc tuân thủ hạn mức...) ở mọi khâu trong ngân hàng. Thường xuyên xem xét lại quy trình theo định kì, đảm bảo mọi công việc được xử lí một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền. Tuân thủ Quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, ban hành theo Quyết định số 457; Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, ban hành theo Quyết định số 493; 3 chỉ thị gần đây của NHNN về nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Thứ năm, thực hiện minh bạch và công khai hoá thông tin. Đây là tiền đề cơ bản để nâng cao chất lượng quản lí rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa các NHTM với NHNN, trong nội bộ NHTM mà còn giữa NHTM với các nhà đầu tư, với công luận.
Thứ sáu, bảo hiểm có vị trí đặc biệt trong hệ thống quản lí rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cơ sở của bảo hiểm ngân hàng là các nghĩa vụ chi trả bảo hiểm cho các ngân hàng khi gặp sự cố rủi ro, được biết đến trên thế giới như Bankers Blanket Bond (BBB), lần đầu tiên được Hiệp hội các nhà bảo lãnh Mỹ đưa vào áp dụng đối với các ngân hàng Mỹ. Sau này, bảo hiểm ngân hàng được mô phỏng có tính đến pháp luật địa phương (và quá trình này đang tiếp tục diễn ra) để sử dụng ở nhiều nước, và hiện nay, nó đã trở thành phổ biến trên thế giới. Quản lí rủi ro tín dụng và bảo hiểm là các bộ phận không thể thiếu trong quan điểm an ninh kinh tế và ổn định kinh doanh. Bảo hiểm ngân hàng là một trong những sản phẩm chuẩn đối với các ngân hàng trên thị trường quốc tế.
Thứ bảy, một công cụ hiệu quả trong quản lí rủi ro tín dụng là các phái sinh tín dụng trong các nghiệp vụ tự phòng vệ. Phái sinh tín dụng là các công cụ phái sinh được sử dụng để quản lí rủi ro tín dụng. Chúng cho phép tách rủi ro tín dụng với các loại hình rủi ro khác vốn có trong mỗi công cụ cụ thể và chuyển rủi ro này từ người bán rủi ro (người mua sự bảo vệ tín dụng) đến người mua rủi ro (người bán sự bảo vệ tín dụng). Các phái sinh tín dụng chủ yếu có thể nêu lên là “total return swap”, “credit default swaps”, các giấy tờ phái sinh gắn với rủi ro tín dụng (credit linked notes). Khả năng tách rủi ro tín dụng khỏi các tài sản Có và tài sản Nợ làm cho phái sinh tín dụng trở nên hấp dẫn trong sử dụng. Nhờ các công cụ này, các TCTD có thể tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro tín dụng, đảm bảo đa dạng hoá các rủi ro này.
Thứ tám, xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hàng, thỏa mãn yêu cầu phát triển của các giao dịch kinh doanh ngày càng đa dạng, yêu cầu quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản, có khả năng kết nối với các ngân hàng khác. Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở đảm bảo phòng chống được rủi ro, bảo mật và hoạt động an toàn.
Thứ chín, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng với những tiêu chí như năng lực, trình độ, khả năng hội nhập, hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức tốt.
Thứ mười, từng bước xây dựng và định vị thương hiệu của ngân hàng, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới, tăng thu phí dịch vụ, giảm dần tỷ lệ thu từ các sản phẩm dịch vụ tín dụng truyền thống.
6.Quản lí rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng là quan trọng nhất trong ngân hàng thưong mại bao gồm hai mặt sinh lời và rủi ro.Phần lớn các thua lỗ của các ngân hàng là từ hoạt động tín dụng.Song ở đây không có cách gì loại trừ RRTD hoàn toàn mà phải quản lí cẩn thận. Đứng trứơc quyết định cho vay,cán bộ ngân hàng phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro.Vì vậy nội dung quản lí RRTD được coi là nội dung quản lí quan trọng của ngân hàng thương mại.Quản lí RRTD bao gồm:
6.1.Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề,nợ quá hạn,nợ khó đòi
Nội dung này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải cẩn thận khi cho vay và đặt giá,thực hiện đa dạng hoá.
6.1.1.Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của ngân hàng Nhà nước.
Các quy định nêu rõ trường hợp cấm các ngân hàng không được tài trợ, điều kiện ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ.Ví dụ,cho vay 1 khách hàng không được vượt quá tỷ lệ phần trăm trên vốn của chủ sở hữu,không đựơc cho vay đối với các thành viên của chính hội đồng quản trị của ngân hàng…
6.1.2Xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác nhau.
Các loại khách hàng khác nhau,các đối tượng cho vay khác nhau…sẽ có rủi ro khác nhau.
Tín dụng thương mại:Rủi ro liên quan tới khả năng đánh giá tình trạng kinh doanh,tài chính của người vay.Ngân hàng cần thu thập thông tin cả trong quá khứ lẫn tương lai.Tuy nhiên, khía cạnh tương lai của công ty quan trọng hơn quá khứ.Những khách hàng truyền thống có mối liên hệ tốt với ngân hàng có mức rủi ro thấp hơn.Rủi ro trong cho vay thương mại chủ yếu là do tác động của thị trường đối với người vay(gái bán hàng giảm sút,giá nguyên liệu tăng cao,thiên tai,chiến tranh,..)
Cho vay đối với người tiêu dùng:Rủi ro liên quan tới thu nhập của người vay và khả năng kiểm soát thông tin về người vay:Thông tin thường ít,ngân hàng khó kiểm soát người vay và khó thu nợ,công ăn việc làm của người vay không ổn định…
Cho vay đối với các trung gian tài chính khác như các ngân hàng thương mại,các tổ chức tài chính phi ngân hàng.Phần lớn các khoản cho vay này là không có đảm bảo,do vậy,nếu các tổ chức đi vay bị phá sản thì ngân hàng cho vay sẽ bị mất.Vì vậy ,rủi ro liên quan tới vị thế của tổ chức tài chính đi vay.
Cho vay đối với nhà nước: Độ an toàn cao.Tuy nhiên trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc khu vực,thì các khoản cho vay đối với nhà nước cũng bị ảnh hưởng.
6.1.3.Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng.
Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách,qui tắc và sự kiểm soát chung.
Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng.Chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro như:chính sách tài sản đảm bảo,chính sách bảo lãnh,chính sách đồng tài trợ….
Quy trình phân tích tín dụng do ban giám đốc ngân hàng quyết định, được xây dựng một cách chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh ngân hàng,từng cán bộ ngân hàng.Quy trình phân tích tín dụng thể hiện những nội dung mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh,thẩm định dự án vay,lịch sử của người vay,mục đích vay,kiểm soát trong khi cho vay…
Bên cạnh chính sách và quy trình nhằm hạn chế rủi ro tín dụng,ngân hàng còn xây dựng qui chế kiểm tra ,phân định trách nhiệm và quyền hạn, khen thưởng và kỉ luật đối với các nhân viên tind dụng.
6.1.4.Xác định dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đè,giới hạn tín dụng và đa dạng hoá.
Xác định các khoản cho vay có vấn đề.
Xác định tỉ trọng các khoản cho vay khác nhau.
Xay dựng chiến lược đa dạng hoá.
6.2.Quản lí nợ quá hạn,nợ khó đòi,các khoản nợ có vấn đề.
Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh.Do vậy,ngân hàng luôn xây dựng chính sách chung sống cùng rủi ro:hạn chế rủi ro,chấp nhận rủi ro,khai thác hoặc quản lí nợ quá hạn,nợ có vấn đề hoặc các khoản nợ khó đòi.
Ngân hàng phân loại nợ quá hạn,nợ khó đòi,nợ có vấn đề.Phân tích nguêyn nhân ,thực trạng,khả năng giải quyết.
Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ,ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm,gia hạn nợ,giảm lãi…
Trong trường hợp người vay lừa đảo,chây ì,không có khả năng trả,ngân hàng áp dụng chính sách thanh lí như bán tài sản thế chấp,phong toả tiền gửi trên tài khoản.
Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất.Dựa trên tỉ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro,ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng.Quỹ này không có tác dụng làm giảm rủi ro mà để chống đỡ cho vốn của chủ khi tổn thất xảy ra.
Phần 3. Rủi ro lãi suất
1.Khái niệm
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến gắn với thay đổi lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kì hạn của tài sản và nguồn, qui mô và kì hạn các hợp đồng kì hạn…
2. Ví dụ về rủi ro lãi xuất
Ví dụ: Giả sử ngân hàng A đang có nhu cầu cho vay 100 triệu có thời hạn 1 năm với lãi suất cố định là 10%/năm. 100 triệu có thời hạn 2 năm, với lãi suất cố định là 11% năm. Ngân hàng A tìm kiếm nguồn bằng cách vay trên thị trường ngân hàng 200 triệu với lãi suất cố định là 6% năm, nếu vay 1 năm và 7 %, nếu vay hai năm.
2.1. Tình trạng tái tài trợ
Giả sử ngân hàng vay trên thị trường kì hạn 1 năm. Sau 1 năm, 100 triệu cho vay được trả và 200 triệu tiền đi vay phải trả: khoản gốc thu được chỉ đủ trang trải 50% nhu cầu chi trả (ảnh hưởng của lãi coi như bằng không). Đối với khoản cho vay 1 năm ngân hàng thu được: Chênh lệch lãi suất = 10% - 6% = 4%
Để có tiền trả 100 triệu còn lại, NH cần vay thêm 100 triệu trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy, ngân hàng phải tài trợ khoản cho vay 2 năm bằng một khoản vay vào năm thứ hai. Cách tài trợ như trên được gọi là tái tài trợ: Là tình trạng trong đó kì hạn của tài sản dài hơn kì hạn của nguồn tiền. Chênh lệch lãi suất mà ngân hàng thu được phụ thuộc vài lãi suất mà ngân hàng phải trả khi tái tài trợ. Nếu lãi suất trên thị trường liên ngân không đổi, chênh lệch lãi suất thu được của khoản cho vay 2 năm là: Chênh lệch lãi suất = 11% - 6% = 5%
Ngân hàng sẽ thu được 5%/năm, trong cả hai năm. Khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm, chênh lệch lãi thu được năm thứ hai sẽ lớn hơn 5% và khi ãi suất tăng, chênh lệch lãi suất thu được sẽ giảm, thậm chí có thể ngân hàng còn bị lỗ.
Năm 1: Chênh lệch lãi suất thu được từ 200 triệu cho vay là:
Năm 2: Giả sử lãi suất trên thi trường giảm 1%. Do khoản cho vay với lãi suất cố định nên ngân hàng vẫn chỉ thu được lãi suất như năm 1. Kì hạn đi vay trên thị trường liên ngân hàng chỉ là một năm, do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B1107.DOC