Đề tài Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp Dương Hà Gia Lâm Hà Nội trong mùa hè và biện pháp khắc phục

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng vii

Danh mục hình vii

Danh mục ảnh x

1. Mở đầu 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích, yêu cầu 2

2. Tổng quan tài liệu 3

2.1. Khái niệm về stress và stress nhiệt 3

2.2. Môi trường 8

2.3. Hệ số sinh học của gia súc 10

2.4. Khả năng thích nghi của gia súc, nguồn gốc và đặc điểm một số giống bò nhập nội vào Việt Nam 12

2.5. Sự điều hòa thân nhiệt 19

2.6. Đáp ứng đối với stress nhiệt 27

2.7. Một số biện pháp giảm stress nhiệt ở bò sữa 33

2.8. Sơ lược tình hình nghiên cứu stress nhiệt ở bò sữa trên thế giới và ở Việt Nam 37

3. Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu 42

3.1. Đối tượng nghiên cứu 42

3.2. Nội dung nghiên cứu 42

3.3. Phương pháp nghiên cứu 43

4. Kết quả và thảo luận 46

4.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, THI môi trường và chuồng nuôi trong thời gian theo dõi 46

4.2. Diễn biến các chỉ tiêu sinh lý của bò sữa (F1, F2, HF) trong thời gian theo dõi 49

4.3. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến các chỉ tiêu sinh lý của bò sữa 57

4.3.1. THI và nhiệt độ trực tràng 59

4.3.2. THI và nhịp tim 60

4.3.3. THI và nhịp thở 62

4.4. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến lượng thức ăn thu nhận, lượng nước uống và năng suất sữa 64

4.4.1. Lượng thức ăn thu nhận và lượng nước uống 66

4.4.2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến năng suất sữa của bò HF, F1, F2 70

4.5. Biện pháp giảm stress nhiệt cho bò sữa 73

5. Kết luận và đề nghị 79

5.1. Kết luận 79

5.2. Đề nghị 80

Tài liệu tham khảo 81

Phụ lục 86

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4789 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp Dương Hà Gia Lâm Hà Nội trong mùa hè và biện pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh hưởng của stress nhiệt có thể để lại hậu quả lâu dài. Bò được đưa ra thí nghiệm ở các pha có nhiệt độ ôn hoà (3 ngày), pha nóng (5 ngày) và pha hồi phục (7 ngày). Sự phản hồi của hiện tượng stress nhiệt tới lượng thức ăn thu nhận và năng suất sữa không xảy ra ngay tức thì. lượng thức ăn thu nhận bắt đầu giảm khi bò được đưa vào thử thách với điều kiện trời nóng, nhưng chỉ tiêu này giảm thấp nhất là ở ngày thứ 4 của pha stress, khi lượng thức ăn thu nhận thấp hơn 9% so với thời gian có nhiệt độ ôn hoà. Sự giảm lượng thức ăn thu nhận kéo dài tới tận ngày thứ 4 của pha hồi phục. Năng suất sữa giảm nhiều nhất (3,5kg/ngày) chỉ xuất hiện vào ngày thứ 1 của pha hồi phục. Sản lượng sữa giảm đến ngày thứ 7 của pha hồi phục, dẫn đến tổng sản lượng sữa giảm 8,3%. Tác giả này đã tính toán giá trị kinh tế của việc giảm năng suất là 0,44 USD/bò/ngày và 1,78USD/bò/ngày trong các pha stress nóng và pha hồi phục, tương ứng. => Sức khỏe gia súc: Stress nhiệt ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe gia súc và ảnh hưởng trực tiếp (Kadzere và cộng sự., 2002). DuBois và Williams (1980) thấy bò đẻ vào các tháng mùa hè viêm tử cng nhiều hơn bò đẻ vào các mùa khác trong năm. DuBois và William (1980) cũng thấy tỷ lệ sót nhau cao hơn, thời gian chửa ngắn hơn ở bò đẻ vào các tháng mùa hè so với bò đẻ vào các mùa khác trong năm. Vì stress nhiệt đã thay đổi điều hòa thần kinh thể dịch ở bò nên làm cho thời gian chửa ngắn lại (Wagner và cộng sự., 1974). Pavlicek và cộng sự., (1989) thấy tỷ lệ xeton huyết ở bò sữa trong các tháng mùa hè cao hơn 11% so với tỷ lệ này ở các mùa khác. Stress nhiệt đã ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý của bò sữa dẫn đến các bệnh (Kadzere và cộng sự., 2002). Ngoài các đáp ứng ở trên, khi bị stress cơ thể gia súc còn có những đáp ứng khác như: thay đổi chất lượng sữa, giảm khả năng sinh sản… 2.7. Một số biện pháp giảm stress nhiệt ở bò sữa Để hạn chế stress nhiệt cho bò sữa, các nghiên cứu khác nhau đã đưa ra một số biện pháp như sau: 2.7.1 Biện pháp dinh dưỡng Các biện pháp dinh dưỡng để làm giảm stress nhiệt cho bò sữa bao gồm: biện pháp về năng lượng khẩu phần, các giải pháp đối với nước uống và chất khoáng cần thiêt. 2.7.1.1. Hàm lượng năng lượng của khẩu phần Trong thời tiết nóng, để hạn chế stress nhiệt cho bò sữa ta cần cung cấp cho bò sữa khẩu phần ăn giàu năng lượng, có lượng xơ tho chất lượng cao, dễ tiêu hóa. Theo Jeffrey F.Keown và Richarch J. Grant (1996), cần cho bò ăn khẩu phần cỏ xanh chất lượng cao và sử dụng mỡ bổ sung. Tổng lượng mỡ khẩu phần không vượt quá 7%. Theo Gerrit Rietveld (2003), khi cho bò ăn các loại cỏ có chất lượng cao, giàu dinh dưỡng thì sự sinh nhiệt trong quá trình tiêu hóa là nhỏ nhất. Bên cạnh đó bổ sung mỡ, các loại hạt cỏ có nồng độ năng lượng cao (hạt ngũ cốc) cũng làm tăng nồng độ năng lượng. Báo cáo của Gerald M.Jones và cộng sự (1999) cho rằng: mỡ bổ sung vào khẩu phần ăn có thể lấy từ các loại hạt nhiều dầu như hạt bông, hạt đậu hoặc dầu thực vật. Theo các tác giả này hầu hết khẩu phần cơ sở chỉ có chứa khoảng 3% mỡ, 2 - 3% phải lấy từ các loại hạt để khẩu phần có chứa 5 - 6% mỡ. Song lượng mỡ trong khẩu phần cũng không được vượt quá 7 - 8%. Cho ăn vào ban đêm là một phương pháp quản lý phổ biến ở những vùng hay gây ra stress nhiệt như miền Nam của Mỹ. Cho ăn vào buổi tối cho phép nhiệt độ tạo ra trong quá trình tiêu hoá giảm đi do lúc đó thời tiết mát mẻ. Khoảng 60 - 70% khẩu phần được cho ăn từ 8 giờ tối đến 8 giờ sáng ngày hôm sau đã làm tăng sản lượng sữa trong điều kiện thời tiết nóng. Cho ăn các thức ăn bổ trợ như men (bia, rượu) và Aspergillus oryzae mang lại các kết quả rất khác nhau trong việc ngăn chặn sự giảm lượng thức ăn thu nhận và năng suất sữa do stress nhiệt gây nên. Nghiên cứu tại trường đại học Manitoba cho thấy việc bổ sung Aspergillus oryzae, một loại nấm trồng, không làm giảm nhiệt độ cơ thể hay ngăn chặn sự sụt giảm năng suất sữa. 2.7.1.2. Cung cấp nước uống trong điều kiện stress nhiệt Cung cấp nước uống cho bò sữa là yêu cầu bắt buộc, đặc biệt trong điều kiện stress nhiệt. Theo phương pháp của Karen Dupchak (2002), cung cấp không giới hạn nước sạch và mới, lượng nước thu nhận tăng lên có ý nghĩa trong thời gian thí nghiệm. Cần xác định vị trí đặt máng uống, vòi uống để bò uống nước thuận lợi nhất. Che bóng mát cho máng uống, giữ nước luôn sạch và mát, không nhiễm bẩn là rất cần thiết (Jodie A.Pennington và cộng sự, 2004) và nên đặt hai máng uống cho mỗi nhóm bò (15 con), mỗi máng uống dài 0,5 - 0,7m. 2.7.1.3. Sử dụng chất khoáng Các chất khoáng chiếm tỷ lệ nhỏ trong khẩu phần thức ăn của bò sữa nhưng lại rất cần thiết đối với chúng. Nhu cầu về khoáng chất của bò sữa tăng lên để bù đắp năng lượng mất đi (theo mồ hôi, sữa, nước tiểu…) do stress nhiệt gây ra. Để cung cấp đầy đủ chất khoáng, Richarch S.Adams (1998) đưa ra khẩu phần bao gồm K 15%, Mg 0,35 và Na 0,5 - 0,6% so với tổng lượng vật chất khô của khẩu phần. Báo cáo của Karen Dupchak (2002) chỉ ra rằng nhu cầu K, Na, Mg tăng lên tang giai đoạn stress nhiệt. Một khẩu phần ăn của bò sữa cần 1,5% K, 0,5% Na và 0,35% Mg so với lượng vật chất khô của khẩu phần. 2.7.2. Các biện pháp về chăn nuôi Để giảm thấp hoặc ngăn ngừa stress nhiệt ở bò sữa trong mùa hè cần che chắn bức xạ nhiệt và tăng thải nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường. Bóng mát cho phép giảm hơn 30% bức xạ nhiệt ở bò, đây là phương pháp đơn giản và quan trọng nhất giúp giảm stress nhiệt (Band và cộng sự, 1967). Thông thoáng bắt buộc trong chuồng nuôi là một biện pháp đang được áp dụng rộng rãi và hiệu quả nhằm làm giảm stress nhiệt. Thông thoáng bắt buộc cho bò ở Ixraen làm giảm một nửa tỷ lệ thân nhiệt tăng lên so với lô đối chứng (Berman và cộng sự., 1985). Kết hợp phun nước và thông thoáng bắt buộc (dùng quạt công suất cao) ở khu vực chuồng nuôi, khu vực vắt sữa làm tăng gấp đôi hiệu quả giảm nhiệt độ cơ thể bò so với áp dụng riêng lẻ từng biện pháp (Seath và Miller, 1948). Ngoài ra các biện pháp như tạo bóng mát tự nhiên ở khu vực chăn thả, phun nước mái chuồng...cũng được nhiều tác giả đưa ra. 2.7.3. Biện pháp về giống Các giống gia súc khác nhau, ở nhiều vùng khác nhau thì thích nghi với điều kiện thời tiết khác nhau. Chính vì thế ta cần chọn những giống bò sữa thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng để vừa đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, vừa giảm mức tối thiểu các ảnh hưởng của stress nhiệt. Xác định kiểu gen thích nghi cũng như phát huy tiềm năng sản xuất để có môi trường tối ưu cho kiểu gen của vật nuôi là biện pháp khả thi nhất. (Nguồn: Cục Chăn nuôi (2006), “Báo cáo tham luận và tài liệu tham khảo tình hình chăn nuôi một số nước trên thế giới”, Kỷ yếu Hội nghị chăn nuôi toàn quốc, năm 2006). Ixraen là một nước bán sa mạc, mùa hè rất nóng (tới gần 400C) đã nuôi thành công bò Holstein thuần. Năng suất sữa bò Holstein của Ixraen hiện nay cao nhất thế giới, 10.500 kg/305 ngày (ở Hà Lan khoảng 7.900kg). Tại một hợp tác xã gần biển chết, nơi nhiệt độ mùa hè đạt tới 45 - 470C, một trại bò 276 con đã cho năng suất bình quân 11.326kg/ chu kì (năm 1998). Vào khoảng những năm 1920 - 1930 Ixraen nhập bò đực HF từ Hà Lan và Đức về để cải tạo bò địa phương. Năm 1947 nhập bò đực HF từ Canada cùng với bò đực con của chúng được sử dụng để gieo tinh nhân tạo. Từ 1950 đến 1962 nhập cả bò đực và bò cái HF từ Mỹ. Từ 1963 hầu như toàn bộ bò cái được gieo tinh với những bò đực HF sinh ra tại Ixraen (tạm gọi là đực giống địa phương). Từ 1955 nước này đã bắt đầu đánh giá sức sản xuất sữa của đực giống qua đời sau. Ngày nay dấu vết bò địa phương không còn nữa mà sau 60 năm tạo giống bò sữa trong điều kiện nóng họ đã thành công trong việc tạo ra một giống bò HF Ixraen thích nghi với điều kiện stress nhiệt của khí hậu nóng. Trong khoảng 10 năm gần đây, Ixraen đã xuất khẩu tinh bò đực đã đánh giá qua đời sau đến 25 nước trên thế giới, chủ yếu xuất sang Tây Âu (Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp), sang Đông Âu (Hungary, Bulgari, Nga...), sang châu Phi (Nam Phi, Zambia, Kenya...), ở Châu Á, Philippin, Thái Lan và Ấn Độ cũng đã nhập tinh bò đực HF từ Ixraen. 2.8. Sơ lược tình hình nghiên cứu stress nhiệt ở bò sữa trên thế giới và ở Việt Nam 2.8.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu stress nhiệt ở bò sữa trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về stress nhiệt ở bò sữa: Posser và Brown (1969), Hamado (1971), Scott và cộng sự (1983), Yousef (1985), Richard (1998), Umberto và cộng sự (2004), Srikandakumar và cộng sự (2004)...Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bò sữa cũng giống như tất cả các động vật có vú khác, có “vùng thoải mái” – “thermoneutral zone” – hay vùng nhiệt trung tính (khoảng nhiệt độ giữa 5 - 250C). Khi nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cận trên, bò sữa rơi vào trạng thái “thừa nhiệt” và nhiệt độ đo được ở trực tràng lúc đó sẽ vượt qua 1020F (38,90C). Bò sữa sẽ cố gắng để thải lượng nhiệt thừa này ra khỏi cơ thể. Theo Allan và Dan (2005), bò sữa thải nhiệt thông qua 4 cơ chế: dẫn nhiệt, bức xạ, đối lưu, bốc hơi. Nếu cơ thể không thải nhiệt kịp thời bò sữa sẽ lâm vào trạng thái stress nhiệt. Mc Dwell và cộng sự (1976) đề nghị sử dụng chỉ số nhiệt ẩm THI để làm chỉ thị về stress nhiệt. THI nhỏ hơn hoặc bằng 70 là thích hợp với bò sữa, 75 - 78 là stress, trên 78 là stress nghiêm trọng. Khi gia súc lâm vào trạng thái stress nhiệt, cơ thể bò sữa sẽ có những đáp ứng trở lại để duy trì hoạt động cơ thể trong giới hạn sinh lý bình thường. Năng suất sữa thấp là ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ (giảm 15 - 40%). Trong một đàn, năng suất ở bò cao sản giảm nhiều hơn so với ở bò năng suất thấp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ rằng yếu tố môi trường gây ra khoảng 40% biến động về số lượng thức ăn thu nhận trong mùa hè và khoảng 50% biến động về năng suất sữa trong những điều kiện đó. Dưới tác động bất lợi của nhiệt độ, ẩm độ cao thì cơ thể bò sữa sẽ tăng tiết mồ hôi, tăng nhịp thở để làm tăng lượng nhiệt thải ra ngoài môi trường (Orman và cộng sự, 1995), giảm lượng thức ăn thu nhận, uống nước nhiều hơn. Stress cũng làm thay đổi thành phần sữa. Thành phần casein, tỷ lệ mỡ sữa giảm khi bò bị stress nhiệt (Kadzere và cộng sự, 2002; Srikandakumar, 2004). Srikandakumar (2004) cũng cho biết stress nhiệt làm tăng nồng độ K+ và Ca++ huyết thanh. Theo Collier và cộng sự (1982), pH dạ cở giảm khi bò bị stress nhiệt: nồng độ chất điện giải trong dịch dạ cỏ, đặc biệt là K+ và Na+ cũng giảm. Người ta còn phát hiện thấy giảm hàm lượng Vitamin C (Elkhidir, 2003), hormon thyroxin, hormon sinh trưởng và glucocoticoid ở bò bị stress nhiệt thường xuyên. Theo thí nghiệm của Hancock và Payne (1955), nghiên cứu bò sinh đôi từ lúc 7,5 tháng tuổi đến hết chu kỳ cho sữa thứ nhất, thì nhóm bò nuôi ở vùng khí hậu ôn đới có mức tăng trọng cao hơn 9,6%. Trong điều kiện nhiệt đới, nuôi dưỡng kém thì nhóm bò Holstein Friesian thuần bị ảnh hưởng nhiều hơn bò lai và bò nhiệt đới (nhóm bò Bos Indicus). Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy bò có biểu hiện giảm những hoạt động tính dục như không nhảy lên bò khác hoặc ít kêu rống, nhiều trường hợp bò động dục thầm lặng hơn, ít xảy ra động dục hàng loạt, khả năng sinh sản kém, tỷ lệ chết phôi cao, kéo dài thời gian mang thai,... di chuyển (một phần còn do tác động của việc giảm tiết hormon và hàm lượng hormon trong máu thấp). Nồng độ hormon progesterone (P4) ở giai đoạn thể vàng của bò trong mùa hè thấp hơn nồng độ này ở bò trong mùa đông. Khi ẩm độ không khí càng cao thì những tác động này càng cao. Nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ môi trường tăng cao, nếu không được thoát nhiệt tốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao ảnh hưởng đến khả năng sống của phôi thai. Nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ cơ thể tăng 1,1 - 1,70C thì các phôi định vị trong tử cung sẽ chết hoàn toàn. Vì những tác động trực tiếp và gián tiếp không thuận lợi nói trên nên ở các nước nhiệt đới bò sữa cao sản gốc ôn đới không thể phát huy hết tiềm năng cho sữa chúng. Một trong những lý do gây khó khăn cho ngành chăn nuôi bò sữa là khả năng khống chế nhiệt độ. Tài liệu điều tra trên đàn bò sữa ở Ixaraen vào mùa hè cho thấy: năng suất sữa giảm 10 - 20% so với mùa động (Lior Yaron, 2004). Còn ở miền nam nước Mỹ, năng suất sữa giảm tới 24% hoặc hơn thế trong mùa hè. Phần lớn năng suất sữa giảm xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá 26,70C, hoặc THI vượt quá 72 (Joe W. West, 1995; Srikandakumar, 2004). Hệ số sử dụng năng lượng tiêu hóa cho sản xuất sữa giảm từ 60% trong điều kiện nhiệt độ 210C (700F) xuống còn 50% sau 14 ngày ở 320C (900F). Các công trình nghiên cứu của Thatcher (1974) cho thấy, bò bị stress nhiệt trong những đầu sau phối đã giảm khả năng sinh sản và tăng tỷ lệ chết phôi một cách đáng kể. Ở Ixaraen , mặc dù tất cả bò sữa đều được nuôi tự do trong bóng mát, tỷ lệ thụ thai của bò trong mùa hè chỉ đạt 24%, trong khi mùa đông tỷ lệ này lên tới 52%. Người ta đã đữa ra nhiều biện pháp nhằm giảm stress cho bò sữa trong thời tiết nóng: phun nước lên cơ thể bò kết hợp quạt gió thông thoáng, phun nước lên mái chuồng, cho bò uống nước đã làm mát, trồng cây tạo bóng mát kết hợp che mái (sơn mái chuồng...) và các biện pháp cải thiện khả năng thu nhận thức ăn,... 2.8.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ngay từ những năm 1960, sau khi chúng ta nhập đàn bò sữa đầu tiên từ Trung Quốc (bò lang trắng đen Bắc Kinh) về nuôi thử nghiệm ở miền Bắc, các nhà chăn nuôi đã bước đầu tiến hành đánh giá khả năng thích nghi của chúng với khí hậu nóng ẩm ở nước ta (Trần Đình Miên, 1966). Tiếp theo, Lương Văn Lãng (1970 - 1979) đã tiến hành đánh giá một số đặc điểm về khả năng sinh sản, sinh trưởng và sức sản xuất của bò sữa HF trong quá trình nuôi thích nghi ở Việt Nam. Nguyễn Kim Ninh và cộng sự (1996 - 1997) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá mức độ thích nghi của bò lai Hà - Ấn nuôi tại Ba Vì - Hà Tây. Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Thạc Hòa (2003 - 2004) đã tiến hành xác định ảnh hưởng của tiểu khí hậu chuồng nuôi, thức ăn ủ chua tới năng suất và chất lượng sữa của bò nuôi thí nghiệm tại trại bò sữa Cầu Diễn - Hà Nội. Đinh Văn Cải và cộng sự, 2001 - 2003 khi nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt lên sinh lý, sinh sản bò lai hướng sữa và bò lai thuần nhập nội cho thấy khi bò cái đã mang thai nhập từ các nước ôn đới vào khu vực nhiệt đới, thì trọng lượng bê sinh ra thường thấp hơn 17 - 20% so với bê sinh ra tại chính quốc (do stress vận chuyển, thay đổi thức ăn và do tác động của nhiệt độ cao). Đặng Thái Hải, Nguyễn Thi Tú (2006) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận và nước uống thu nhận của bò lai F1 (50%HF) nuôi tại Ba Vì trong mùa hè. Theo các tác giả trên THI trung bình khu vực thí nghiệm trong mùa khô là 78,2 mùa mưa là 79,2; ẩm độ tương ứng là 68,83% và 77,83%. THI thấp nhất là 74,6 cũng nằm trong mức stress với bò thuần. Các chỉ tiêu sinh lý cũng có sự thay đổi theo giờ và theo giống, khi THI tăng lên thì các chỉ số sinh lý cũng tăng lên. Theo các tác giả, stress nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến lượng thức ăn thu nhận và lượng nước tiêu thụ: lượng thức ăn thu nhận giảm, lượng nước uống vào tăng. Chỉ số THI có tương quan âm chặt chẽ với thức ăn thu nhận (r = 0,69, P < 0,01) và tương quan dương với lượng nước uống của bò F1 (r = 0,69, P < 0,01). Các nhà chăn nuôi trong nước cũng đã nghiên cứu đề xuất các kiểu chuồng nuôi như kiểu chuồng nuôi hai dẫy, chuồng nuôi một dẫy hoặc kiểu chuồng nuôi nhiệt đới. Mỗi kiểu chuồng nuôi đều có những yêu cầu cụ thể về nền chuồng, tường chuồng, sân chơi và hàng rào, máng ăn, máng uống, đường đi, mái che, rãnh thoát nước, bể chứa...tiêu chuẩn diện tích chuồng cho từng loại bò cũng đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà những nghiên cứu này chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được các đòi hỏi của sản xuất, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà ngành chăn nuôi bò sữa đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, nghề chăn nuôi bò sữa được người dân chú trọng phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy mà áp lực của thực tế sản xuất đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng bò sữa, nhất là đàn bò sữa cao sản nhập ngoại, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi của stress nhiệt, nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của ngành chăn nuôi này. 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tại xí nghiệp chăn nuôi bò sữa Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội được thực hiện trên bò sữa HF, F1 (1/2 máu HF), F2 (3/4 máu HF), mỗi loại 10 con, giai đoạn đang khai thác sữa trong thời gian từ 03/03/2007 đến 15/07/2007. Bò được nuôi nhốt, có độ đồng đều về: lứa vắt sữa (lứa 3-5), tháng vắt sữa (tháng 2-4) và năng suất sữa. 3.2. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mọt số nội dung sau: => Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi trường và chuồng nuôi trong mùa hè tại Gia Lâm. => Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và nhịp tim ở bò sữa. => Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến lượng thức ăn thu nhận, lượng nước tiêu thụ hàng ngày ở bò sữa. => Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến năng suất sữa của bò sữa. => Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến chất lượng sữa. => Nghiên cứu phương pháp nhằm giảm thiểu bất lợi của nhiệt độ, ẩm độ tới bò sữa. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong nội dung nghiên cứu Để đạt được những nội dung nghiên cứu trên chúng tôi thực hiện theo các phương pháp sau: 3.3.1.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi trường, chuồng nuôi trong mùa hè tại Gia Lâm => Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi trường: Sử dụng các số liệu của trạm khí tượng thủy văn Láng - Hà Nội. => Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi đo bằng nhiệt kế “khô - ướt” và ẩm kế hàng ngày vào 3 thời điểm: Sáng (7giờ), chiều (17 giờ). => Tính chỉ số nhiệt ẩm THI (Temperature Humidity Index) của từng ngày, từng thời điểm trong ngày theo Frank Wiersma (1990): THI = Nhiệt độ bên khô (0C) + 0,36 x nhiệt độ bên ướt (0C) + 41,2 3.3.1.2. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến nhiệt độ cơ thể bò, nhịp thở và nhịp tim ở bò sữa => Nhiệt độ cơ thể bò được xác định bằng phương pháp đo trực tiếp ở trực tràng bằng nhiệt kế điện tử vào 3 thời điểm: sáng (7 giờ), trưa (13giờ), chiều (17giờ). => Nhịp thở quan sát bằng mắt thường thông qua hoạt động lên xuống của hõm hông bò thí nghiệm với đồng hồ bấm giây (đơn vị tính: lần/phút) vào 3 thời điểm: sáng (7 giờ), trưa (13giờ), chiều (17giờ). => Nhịp tim của bò sữa được xác định bằng cách dùng tay bắt mạch khấu đuôi bò thí nghiệm với đồng hồ bấm giây (đơn vị tính: lần/phút) vào 3 thời điểm: sáng (7 giờ), trưa (13giờ), chiều (17giờ). 3.3.1.3. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến lượng thức ăn thu nhận, lượng nước tiêu thụ hàng ngày của bò sữa => Lượng thức ăn thu nhận của bò sữa được theo dõi trên từng cá thể bằng phương pháp cân lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa hàng ngày. Lượng thức ăn thu nhận (kg/con/ngày) = Lượng thức ăn cho ăn - lượng thức ăn thừa. Lượng chất khô ăn vào (kg/con/ngày) = (Lượng thức ăn thu nhận) x (hàm lượng vật chất khô của thức ăn). => Lượng nước tiểu tiêu thụ được theo dõi từng cá thể bằng phương pháp đo lượng nước uống vào hàng ngày của tong bò thí nghiệm (lít/con/ngày). Lượng nước tiêu thụ (lít/con/ngày)= Lượng nước cho vào máng ăn – lượng nước còn lại trong máng. 3.3.1.4. Ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến năng suất sữa Năng suất sữa được xác định bằng phương pháp cân trực tiếp lượng sữa ngày của từng con tại thời điểm vắt sữa (ngày 2 lần sáng và chiều). 3.3.1.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi của nhiệt độ, ẩm độ tới bò sữa Nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi của nhiệt độ, ẩm độ tới bò sữa chúng tôi tiến hành biện pháp chống nóng cho bò sữa bằng cách phun nước kết hợp thông thoáng bắt buộc bằng quạt thông gió công suất cao. Tại xí nghiệp Dương Hà, Gia Lâm, thí nghiệm làm mát chuồng nuôi được tiến hành trên hai lô (thí nghiệm và đối chứng, mỗi lô 10 bò sữa) trong thời gian 14 ngày: => Lô thí nghiệm (10bò HF): Phun nước kết hợp với thông thoáng bắt buộc bằng quát gió công suất cao. Trong khoảng thời gian từ 12h đến 14 h hàng ngày, cứ sau 15 phút phun nước 15 giây, quạt 4 phút. => Lô đối chứng (10 bò HF): Không tác động. Chỉ số THI, các chỉ tiêu sinh lý và năng suất sữa của hai lô thí nghiệm được xác định như đã nêu trên. 3.3.2. Xử lý số liệu Các số liệu thu được trong quá trình theo dõi được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel và Minitab, theo phương pháp thống kê sinh học bằng các thuật toán: phân tích phương sai (ANOVA), tương quan hồi quy. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, THI môi trường và chuồng nuôi trong thời gian theo dõi Qua theo dõi diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi trường và chuồng nuôi, chúng tôi nhận thấy nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi cũng như môi trường ở Gia Lâm luôn biến động và ở mức tương đối cao. Kết quả được trình bày ở bảng 1. Bảng 1 cho thấy nhiệt độ chuồng nuôi luôn cao hơn nhiệt độ môi trường còn ẩm độ chuồng nuôi lại thấp hơn môi trường ngoài. Do nhiệt độ và ẩm độ tương quan nghịch: khi nhiệt độ tăng thì ẩm độ giảm và ngược lại. Chính vì thế, ta không thể căn cứ vào duy nhất giá trị của nhiệt độ hay ẩm độ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường tới gia súc. Sự kết hợp giữa nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi và môi trường ở đây thể hiện qua THI. Kết quả của chúng tôi thu được phù hợp với kết quả của Vũ Chí Cương và cộng sự (2004), THI chuồng nuôi luôn cao hơn môi trường ngoài. Bảng 1 cho thấy nhiệt độ, ẩm độ, THI đo ở các thời điểm rất khác nhau. Độ ẩm cao nhất là vào buổi sáng (86,13 ± 0,75% ở ngoài môi trường và 85,66 ± 1,08% ở trong chuồng nuôi), thấp nhất là vào buổi trưa (63,5 ± 1,1% ở ngoài môi trường và 63,7 ± 1,6% ở trong chuồng nuôi). Ngược lại, nhiệt độ và THI lại cao nhất vào buổi trưa (ở ngoài môi trường THI là 80,06 ± 0,55 ; nhiệt độ là 30,0 ± 0,6), thấp nhất vào buổi sáng (ở ngoài môi trường THI là 75,46 ± 0,46 ; nhiệt độ là 25,6 ± 0,4, còn trong chuồng nuôi THI là 76,12 ± 0,78; nhiệt độ là 26,1 ± 0,6). Những diễn biến về nhiệt độ, ẩm độ, THI được thể hiện qua các đồ thị, từ đồ thị 1 đến đồ thị 10 Bảng 4.1. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, THI môi trường và chuồng nuôi Chỉ tiêu Đặc điểm Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) THI Chuồng nuôi Môi trường Chuồng nuôi Môi trường Chuồng nuôi Môi trường 7 giờ ± SE 26,1 ± 0,6 25,6 ± 0,4 85,7 ± 1,1 86,1 ± 0,8 76,12 ± 0,78 75,46 ± 0,46 Max 32,5 31,1 96,0 97,0 84,32 81,99 Min 17,5 14,6 55,0 58 64,46 60,41 Cv% 14,93 13,99 8,48 9,00 8,66 6,29 13 giờ ± SE 30,7 ± 0,6 30,0 ± 0,5 63,7 ± 1,6 63,5 ± 1,1 81,81 ± 0,80 80,06 ± 0,55 Max 38,0 37,7 46 94,0 91,62 88,52 Min 1830 18,4 92 39,0 65,32 64,78 Cv% 13,75 15,46 17,06 18,28 6,52 7,10 17 giờ ± SE 29,0 ± 0,6 29,03 ± 0,44 65,2 ± 1,6 65,3 ± 1,2 79,77 ± 0,80 79,52 ± 0,57 Max 37,5 37,60 87 97,0 90,04 90,06 Min 16,5 15,9 65 38,0 63,28 65,50 Cv% 13,94 15,46 16,85 19,06 6,70 7,37 17 21 25 29 33 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 ngày NĐ7CN NĐ7MT NĐ (0C) Đồ thị 1. Diễn biến nhiệt độ môi trường và chuồng nuôi lúc 7 giờ 20 25 30 35 40 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 Ngày NĐ13CN NĐ13MT NĐ (0C) ơ Đồ thị 2. Diễn biến nhiệt độ chuồng nuôi và môi trường lúc 13 giờ 20 25 30 35 40 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 Ngày NĐ17CN NĐ17MT NĐ (0C) Đồ thị 3. Diễn biến nhiệt độ chuồng nuôi và môi trường lúc 17 giờ Đồ thị 4. Độ ẩm chuồng nuôi và môi trường lúc 7 giờ 40 50 60 70 80 90 100 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 Ngày AĐ13CN AĐ13MT Độ ẩm (%) Đồ thị 5. Độ ẩm chuồng nuôi và môi trường lúc 13 giờ Đồ thị 6. Độ ẩm chuồng nuôi và môi trường lúc 17 giờ Đồ thị 7. THI chuồng nuôi và môi trường lúc 7 giờ Đồ thị 8. THI chuồng nuôi và môi trường lúc 13 giờ Đồ thị 9. THI chuồng nuôi và môi trường lúc 17 giờ Đồ thị 10. THI trung bình chuồng nuôi và môi trường Qua đồ thị 1 đến đồ thị 9 chúng tôi thấy diễn biến thời tiết ở đây mang tính chất chu kỳ, các chu kỳ nóng và mát thường xen kẽ lẫn nhau. Các chu kỳ nóng thường kéo dài từ 5 - 7 ngày. Tính chu kỳ của thời tiết xảy ra trong suốt quá trình theo dõi. Kết quả chúng tôi đạt được phù hợp với công bố của Vương Tuấn Thực (2005). Theo Frank Wiersma (1990), bò ôn đới bắt đầu có dấu hiệu stress nhiệt khi giá trị THI đạt từ 72 trở lên. Còn theo Allan và Dan (2005), khi THI nằm trong khoảng (79 - 89) bò sữa rơi vào trạng thái stress nặng. Kết quả ở đồ thị 10 cho thấy, trong tổng số 43 ngày theo dõi chỉ có 15 ngày THI trung bình chuồng nuôi nhỏ hơn 79 (34,88%) và 41/43 ngày (95,35%) có THI trung bình chuồng nuôi cao hơn 72. Như vậy theo Frank Wiersma (1990), Allan và Dan (2005), bò HF nuôi tại Dương Hà bị stress nhiệt. Theo Vũ Chí Cương và cộng sự (2006), trong khoảng THITBCN này cả bò F1 và F2 bị stress nặng, nhưng theo chúng tôi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sức sản xuất sữa ở đàn bò sữa nuôi tại xí nghiệp dương hà gia lâm hà nội trong mùa hè và biện .doc
Tài liệu liên quan