Đề tài Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 2

A. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 2

I. Các vấn đề cơ bản của tỷ giá. 2

1.1. một số định nghĩa về tỷ giá hối đoái. 2

1.2 các định nghĩa về tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn 3

1.3 các định nghĩa về tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực tế và tỷ giá hiệu quả. 4

2. Các loại chế độ tỷ giá 6

2.1 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi 6

2.2 Chế độ tỷ giá cố định 6

3. Tầm quan trọng của tỷ giá 6

4. Các yếu tố tác động tới tỷ giá 8

II. Một số vấn đề chung về tỷ giá 9

1 Tỷ giá trong dài hạn 9

1.1. Quy luật một giá 9

1.2.ppp tuyệt đối và ppp tương đối. 10

2. Tỷ gía trong ngắn hạn. 11

B TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM. 14

I.Vài nét về ngành cà phê Việt nam: 14

1. Lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam. 14

2. Vị trí ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam 16

3. Những thuận lợi và khó khăn 18

3.1 Những thuận lợi của Việt Nam đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu 18

3.2Những khó khăn cơ bản: 21

4.Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam: 22

II.Tổng quan về thị trường cà phê thế giới: 25

III. Tình hình xuất khẩu cà phê. 28

1.Các nhân tố ảnh hưởng đến KQ xuất khẩu cà phê 28

1.1 Cung cà phê thế giới 28

1.2. Cầu cà phê thế giới 29

2.Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua 30

2.1 Chất lượng cà phê xuất khẩu: 30

2.2.Sản lượng và giá cả cà phê xuất khẩu 32

2.3.Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam 36

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG CHO XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. 40

I. Cách tiếp cận đồng thời (xuất khẩu gộp). 40

1.1. Mô hình cân bằng 40

1.2. Mô hình không cân bằng 42

1.3. Định nghĩa số liệu và nguồn 44

1.4. Kết quả thực nghiệm 45

II. Đề xuất mô hình ước lượng. 46

1. Mô hình ước lượng cung xuất khẩu ở dạng cân bằng. 46

2. Mô hình ước lượng cung xuất khẩu ở dạng mất cân bằng. 47

CHƯƠNGIII: ÁP DỤNG MÔ HÌNH VÀO VIỆC PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM. 48

I. Kết quả ước lượng mô hình và nhận xét 48

II: Một số đánh giá và giả pháp. 54

1. Những thành tựu và khó khăn 54

1.1. Nhũng thành tựu đạt được. 54

1.2.Những mặt tồn tại và khó khăn. 55

2. Giải pháp 56

2.1. Về phía nhà nước. 56

2.2. Về phía nghành cà phê 58

KẾT LUẬN 59

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hâm canh chưa cao nhưng năng suất đã đạt mức đáng kể. Về đất đai: Đất nông nghiệp nước ta tuy rất hạn chế về số diện tích ( khoảng 7,3 triệu ha đất nông nghiệp nông nghiệp đang sử dụng ), nhưng lại tương đối tốt về chất lượng, phong phú về chủng loại ( có 14 nhóm bao gồm 64 loại đất ). Nói chung đất có tầng canh tác dầy, kết cấu tơi xốp, chất dinh dưỡng trong đất khá cao ... cho phép phát triển một tập đoàn cây trồng phong phú. Việt Nam có nhiều loại đất thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày nói chung và cây cà phê nói riêng. Trước hết phải kể đến loại đất đỏ Bazan với trữ lượng khoảng 2,3 triệu ha phân bổ rộng khắp nước đặc biệt tập trung ở vùng Tây Nguyên, Đông nam bộ (622 ¸ 660). Đất đỏ bazan là loại đất lý tưởng cho nhiều loại cây công nghiệp dài ngày trong đó có cây cà phê, bởi vì nó có các tính chất như: có chất lượng tốt, tơi xốp, dễ thoát nước tầng lớp canh tác dầy, hàm lượng các chất canh tác, chất mùn và các khoáng vật cao. Sau đất đỏ Bazan là các loại đất đỏ vàng, đất xám, đất đen ... được phân bố rộng khắp đất nước. Như vậy môi trường sinh thái khi hậu và đất đai nước ta khá phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây ca phê. Điều kiện tự nhiên ưu đãi các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ sẽ cho phép phát triển sản suất cà phê theo hướng tập trung chuyên môn hoá và thâm canh hoá, tạo ra các vùng cà phê cho sản lượng lớn, chất lượng cao và chủ yếu là cho xuất khẩu. Ngoài ra các loại cà phê có giá trị xuất khẩu cao, phù hợp với các tỉnh Trung Du, miền núi phái Bắc là một tiềm năng phát triển sản xuất và thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê tăng giá trị xuất khẩu. b. Điều kiện kinh tế xã hội: Ngoàc các điều kiện tự nhiên thuật lợi ra chúng ta còn có những tiềm năng thế mạnh về kinh tế xã hội khá thuật lợi cho sản xuất và xuất khẩu cà phê. c.Về nguồn nhân lực: Việt Nam là một nước với trên 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây chính là lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Hiện nay số lao động này vẫn được bổ xung trên một triệu người bước vào tuổi lao động mỗi năm. Bên cạnh vấn đề sức ép giải quyết công ăn việc làm thì đây chính là một lợi thế về nhân lực của Việt Nam. Chúng ta luôn có một lực nượng lao động dồi dào, giá giẻ với chất lượng lao động được đánh giá là tương đối cao so với một nền nông nghiệp kém phát triển. Lợi thế này rất có khả năng đảm bảo sự phát triển của xuất khẩu cà phê trong tương lai. d.Về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến ngành cà phê, coi đó là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước trong thời kỳ đầu của công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Vì vậy đã có những chính sách đầu tư đáng kể hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất và xuất khẩu cà phê của đất nước. e.Điều kiện xuất khẩu: Trước đây cà phê xuất khẩu của ta chủ yếu là sang các nước XHCN dưới hình thức hàng đổi hàng. Hiện nay nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế nên quan hệ buôn bán của Việt Nam đã được mở rộng ra khắp các châu lục. Riêng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt hầu hết trên thị trường thế giới. Hiện nay ở châu á,Việt Nam đã vượt qua Inđônexia đứng số một về xuất khẩu cà phê và giữ vị trí thứ 3 thế giới sau Brazin và Côlômbia. Việt Nam và Inđônexia là hai nước chinh sản xuất cà phê ở châu á nhưng do vụ cà phê ở hai nước ngược nhau, ở Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 10 còn ở Inđônexia lại từ tháng 10 đến tháng 4, cho nên ở châu á hiện nay Việt Nam gần như không có đối thủ cạnh tranh. f.Lợi thế về chi phí thấp: Do khu vực sản xuất cà phê của Việt Nam gần cảng biển nên chi phí vận chuyển thấp làm giảm chi phí sản xuất xuống thấp hơn chi phí sản xuất của các nước khác. Với những lợi thế ở trên nếu Việt Nam biết cách khắc phục những tồn tại trong sản xuất và xuất khẩu cà phê, đồng thời tận dụng và phát huy triệt để nhưng lợi thế sẵn có sẽ góp phần làm cho chi phí sản xuất cà phê thấp hơn các nước khác. Đây chính là cơ sơ cho phép chung ta có thể cạnh tranh trên thị trường ngay cả khi thị trường này đang khủng hoảng thừa. 3.2Những khó khăn cơ bản: a. Điều kiện tự nhiên: Mùa khô kéo dài ở hai vùng sản xuất cà phê là tây Nguyên và Đông Nam Bộ gây trở ngại cho việc sản xuất cà phê. Đặc biệt là đối với tây Nguyên. Do lượng nước ít nên phải tưới nước làm cho chi phí tăng lên đáng kể, giảm hiệu quả kinh tế. Mùa mưa có lượng mưa tập trung quá lớn gây sói mòn, chẩy trôi đất làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất hữu cơ nuôi cây, do vậy phải trồng vành đai rừng phòng hộ, che phủ đất, bón phân để bổ sung chất dinh dưỡng. Ngoài ra hệ thống đường giao thông ở các vùng trồng cà phê rất kém nên sau mỗi mùa mưa lại phải tu sửa, rất khó khăn và tốn kém ... tất cả những chi phí đó làm giảm lợi nhuận sản xuất cà phê. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết nóng và ẩm rất thuận lợi cho sâu bệnh, cỏ dại hại cà phê phát triển. Gió mạnh ở tây Nguyên và Đông Nam Bộ, bão, gió nóng ở miền Trung, gió mùa Đông Bắc kéo dài làm giảm nhiệt độ xuống quá mức giới hạn của cây cà phê, thậm chí cả sương muối phía Bắc ... gây thiệt hại không nhỏ đến kinh doanh cà phê của nước ta. b. Điều kiện kinh tế xã hội: Ngành cà phê là một ngành đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn nhưng chúng ta hiện nay lại đang rất khó khăn về vốn mặc dù Nhà nước đã chú trọng đầu tư cho ngành cà phê hơn, song vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất cà phê của nước ta như: Hệ thống giao thông vận tải, hệ thống các công trình thuỷ lợi, các cơ sở chế biến bảo quản không thể đáp ứng nổi yêu cầu của sản xuất. Thêm vào đó nguồn vật tư kỹ thuật, hàng hoá phục vụ cho sản xuất cà phê nói chung còn thiếu, nhiều loại còn phải nhập vào từ nườc ngoài. Mặt khác hệ thống cung ứng và chuyển giao kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Người sản xuất nói chung phải chạy lo tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó một số chính sách kinh tế còn thiếu phù hợp gây ít nhiều trở ngại cho sản xuất như: Chính sách đầu tư, cho vay, đất đai, thị trường giá cả, thuế ... cơ chế chuyển đổi còn chậm tạo ra sự trì trệ trong sản xuất. 4.Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam: Cà phê ở Việt Nam được phân bổ từ Bắc trí Nam trên nhiều tỉnh Trung Du, miền Núi và Cao nguyên. Trước kia , người ta trồng cả 3 loại: Cà phê chè (Arbica) Cà phê vối ( Rabuta ) và cà phê mít ( Enclsa ). Nay cà phê mít bị loại bỏ dần vì giá trị kinh tế thấp. Còn lại Cà phê chè, Cà phê vối, do hai loại cà phê này có yêu cầu và điều kiện sinh thái khác nhau nên được trồng ở các vùng khác nhau, Cà phê vối được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ và tây Nguyên còn Cà phê chè rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của Miền Bắc nên được trồng nhiều ở Miền Bắc. Do chú trọng đầu tưthâm canh nên cà phê Việt Nam đặt năng xuất và sản lượng cao. Liên tục nhiều năm năng suất tăng rõ rệt từ 600 ¸ 700 Kg nhân/ha nay đặt bình quân 1 tấn/ha cá biệt có nơi đặt 4 ¸ 4,5 tân nhân/ha.World Bankd đánh giá năm 1996 năng suất cà phê vối của Việt Nam xếp thứ nhì thế giới (1,48 tân/ha) đứng sau Cotarica. Cùng với năng suất diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam cũng đang ở mức rất cao có xu hướng tiếp tục tăng. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam từ 1990÷2000 Nhiệm vụ Diện tích trồng cà phê (ha) Diện tích tăng so với niên vụ trước (ha) Sản lượng cà phê (tấn) Sản lượng tăng so với niên vụ trước (ha) Năng suất cà phê Việt Nam (tấn/ha) Năng suất so với niên vụ trước (tấn) 90 ¸91 135 500 - 82 500 - 0,61 - 91 ¸ 92 135 500 - 131 400 48 900 0,97 0,36 92 ¸ 93 143 000 7 500 145 200 13 800 1,02 0,05 93 ¸ 94 148 800 5 800 179 000 33 800 1,20 0,18 94 ¸ 95 164 600 15 800 212 150 33 450 1,29 0,09 95 ¸ 96 186 000 37 200 235 000 22 550 1,26 - 0,03 96 ¸ 97 254 000 68 000 362 000 127 000 1,43 0,17 97 ¸ 98 296 000 42 000 400 000 38 000 1,35 - 0,08 98 ¸ 99 350 000 54 000 420 000 20 000 1,20 - 0,15 99 ¸ 00 420 000 70 000 600 000 180 000 1,43 0,23 Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng diện tích cà phê tăng rất mạnh và conf tiếp tục tăng. Đây chính là kết qủa của chính sách khuyến khích phát triển cà phê của cà Chính phủ trong kinh tế hộ gia đình, tư nhân kất hợp và đầu tư hỗ trợ cảu Nhà nước qua các chương trình định canh định cư phủ xanh đồi trọc đất trồng. Bên cạnh mặt đáng mừng, diện tích tăng mạnh cũng phản ánh một tình trạng đáng lo ngại đó là sự phát triển vượt tầm kiểm soát của cà phê trồng mới đay là một trở ngại trong công tác chỉ đạo kinh doanh xuất khẩu. Số liệu trên cho thấy năng suất tăng lên nhờ những nguyên nhân sau: Khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi cho cây cà phê 70% diện tích cà phê Việt Nam được trồng trên đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, tâng dầy, tơi xốp. Khí hậu Việt Nam có mùa khô tuy khắc nghiệt nhưng do giải quyết tưới tiêu tốt nên biến hận chế thành thuận lợi. Cơ chế quản lý của ta đổi mới chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất, vườn cây cho người lao động đã nâng ý thức làm chủ lên cao. Nhờ đó vườn cây được trăm sóc tốt, đằu tư thâm canh tăng cao, đất đai được sử dụng triệt để. II.Tổng quan về thị trường cà phê thế giới: Theo thống kê của SAO, toàn thế giới hiện nay có trên 80 nước trồng cà phê trong đó có 3 nước Châu Phi, 15 nước Châu Mỹ, 6 nước Châu Đại Dương và một số nước Châu á. Nói chung, hầu hết diện tích cà phê tập trung ở vành đai nhiệt đới. Sản lượng cà phê thế giới năm 1980 là 4 708 triệu tấn; năm 1992 là 5 685 triệu tấn; năm 1994 là 5 430 triệu tấn. Sản lượng cà phê niên vụ 1996 – 1997 là 6 120 triệu tấn. Sản lượng cà phê thế giới Đơn vị triệu bao ( 01 bao = 60 Kg ) Nước Vụ 1996 -1997 Vụ 1997 – 1998 Vụ 1999 - 2000 Tổng só thế giới 102,02 90,6 104,5 Brazin 28 22,4 26,5 Colobia 11,9 10,7 9,2 Việt Nam 5,55 6,6 6,93 Hiện nay tổng diện tích trồng cà phê trên thế giới vào khoảng trên 10 triệu ha và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn, Năng suất bình quân chưa quá 7 tạ nhân/ha. Nhìn lại sự phát triển thị trường tiêu thụ cà phê cho thấy sau thế chiến II nhu cầu dùng cà phê ở nhiều quốc gia lãnh thổ trên thế giới tăng lên nhanh chóng. Bắt đầu từ Mỹ, ở thập niên 1960 ¸ 1960, khi các cựu chiến binh mang sở thích uống cà phê về truyền bá trong quân đội và dân chúng rồi dần phát triển sang Châu Âu ở những năm 1960 ¸ 1970. ở cuối thập niên 1970 khi thị trường Mỹ, Châu Âu gần chững lại thì những thị trường mới lại nổ ra ở vùng Viễn Đông như Nhật Bản, và gần đây thị trường Đông Âu, Trung Quốc có dấu hiệu tăng. Cùng với sự mở rộng thị trường ở khắp nơi, sản lượng cà phê thế giới không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bằng việc mở rộng diện tích trồng trọt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất. Với việc đẩy mạnh lượng xuất khẩu của các nước sản xuất cà phê truyền thống. Cộng thêm một số nước tham gia vào thị trường thế giới dẫn đến chế độ quota xuất khẩu của các nước trong hiệp hội cà phê ( ACPC ) bị phá vỡ tháng 7 năm 1989 do không thể kiểm soát nổi. Từ đó thị trường cà phê thế giới được thả nổi, tốc độ tăng của cung nhanh hơn cầu khiến cho giá giảm trong suốt thời gian qua, đến nay đã giảm đến mức giá thấp nhất trong vòng 30 năm đối với cà phê Robusta và 7 năm đối với cà phê arabica. Lượng cung, cầu cà phê trên thế giới Đơn vị tính triệu bao 2001 2000 1999 1998 1997 1996 1995 1994 1993 Sản lượng 111,4 115,1 105,0 97,6 103,0 88,2 94,4 91,4 92,5 + Arabica 70,0 74,5 73,8 63,7 66,6 59,3 65,9 63,5 65,1 + Robusta 41,4 40,6 32,7 33,9 36,4 28,9 28,5 27,9 27,4 Lượng tiêu thụ 102,2 103,6 102,4 101,4 99,5 95,7 - - + ở các nước XK 24,9 24,5 24,7 24,4 23,5 22,4 - - + ở các nước NK 77,3 79,1 77,7 77,0 76,0 73,3 - - EU 33,5 34,9 34,4 34,7 34,6 33,1 - - Mỹ 18,8 19,2 18,5 17,8 18,0 17,4 - - Nhật 6,5 6,3 6,1 6,1 5,9 6,2 - - Các nước khác 18,5 18,7 18,7 18,4 17,5 16,6 - - chênh lệch cung, cầu 12,9 1,4 -4,8 1,6 -11,3 -0,7 - - Lượng tồn kho ở các nước nhập khẩu 16,0 10,6 8,29 8,51 7,79 - - - Nguồn: FO Licht’s International Coffee Report (1/2002) - Lượng cung tăng bình quân 2,88% trong giai đoạn 1991 ¸ 2001 - Nếu xét trong giai đoạn 1995 ¸ 2001 thì tốc độ tăng bình quân là 4,01% trong khi đó lượng tiêu thụ chỉ tăng khoảng 1,5 đặc biệt là ở những thị trường truyền thống ( Mỹ, Đông Âu, Nhật Bản ) hầu như không tăng mặc dù chỉ số giá cà phê Arabica và Robusta liên tục giảm, trong năm 2000 các chỉ số đã giảm khoảng 39% và 58%. -Sản lượng trong 2 năm 1999 ¸ 2000 tăng mạnh do điều kiện thời tiết thuận lợi làm cho lượng xuất khẩu cũng tăng theo. Theo ICO lượng xuất khẩu nhẩy vọt từ 77,3 triệu bao ở mùa vụ 1997/1998 lên 84,3 triệu bao vào vụ 1998/1999 và đạt kỷ lục ở mức 90 triệu bao ở vụ 1999/2000. Với lượng xuất khẩu cao giá giảm, các nhà nhập khẩu tận dụng cơ hội giá thấp kỷ lục này để lượng dự trữ từ 8,29 triệu bao (1998 ) lên 10,6 triệu bao và 16 triệu bao ( 1999 và 2000 ). Trong điều kiện như vậy, trong thời gian tới ít nhất là hai năm giá khó hồi phục lại ở các nước liên tiếp được mùa và một khi lượng tồn kho ở các nước nhập khẩu tăng mạnh thì các nước xuất khẩu sẽ mất quyền kiểm soát thị trường. - Lượng tiêu thụ cà phê cũng bắt đầu tăng nhẹ ở các nước sản xuất cà phê do kết quả của việc khai thác mở rộng thị trường nội địa như Brazin, Ân độ ... bên cạnh các nước khác như Nga, Đông âu lượng tiêu thụ có dấu hiệu hồi phục do nền kinh tế dần ổn định sau sự kiện XHCN tan rã ở các nước này. Mặc dù vậy trong những năm gần đây. sản lượng cà phê có phần giảm sút do các nguyên nhân: Nhu cầu cà phê trên thế giới đã trở nên dần bảo hoà. Giá cả của cà phê sụt giảm một cách đáng kể, do vậy người trồng cà phê trở lên không còn thiết tha lắm với cây cà phê. Do điều kiện tự nhiên bất ổn định, hạn hán lũ lụt thường xuyên sảy ra gây ra những vụ mất mùa cà phê. III. Tình hình xuất khẩu cà phê. 1.Các nhân tố ảnh hưởng đến KQ xuất khẩu cà phê 1.1 Cung cà phê thế giới Sự giao động về cung trước hết là ở Brazin – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Brazin có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu cà phê thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hai nước dẫn đầu cà phê thế giới là Brazin và Colômbia khi các nước này bị mất mùa hoặc gập thiên tai thì ngay lập tức cung cà phê thế giới bị sụt giảm rõ rệt và do đó giá cà phê thế giới sẽ tăng vọt do sự mất cân đối cung cầu. Ngược lại, nếu được mùa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả cà phê thế giới. Trong những năm gần đây do thời tiết không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng cà phê thế giới làm cho kho cà phê thế giới luôn trong tình trạng cạn kiệt nhưng hai năm gần đây ( cuối 1999 đến nay ) thị trường cà phê thế giới bắt đầu suy thoái và một trong các lý do cơ bản là do tình trạng cung vượt quá cầu mà nguyên nhân là Brzin liên tục được mùa cà phê. 1.2. Cầu cà phê thế giới Chúng ta biết rằng 99% sản lượng cà phê Việt Nam sản xuất là để xuất khẩu. Do vậy, cầu cà phê thế giới chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lượng cà phê sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu thế giới về cà phê Việt Nam ngày càng tăng lên. Đây là một yếu tố quan trọng làm tăng mức sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua. Tóm lại, hiện nay,cung cầu cà phê thế giới có những biến động phức tạp. Cầu cà phê thế giới thế tương đối ổn định, còn cung hiện nay vượt xa nhu cầu thị trường cà phê thế giới đang sa sút. Một nguyên nhân quan trọng tác động vào cung cầu cà phê thế giới là giá cả. Giá cà phê thế giới giảm dần trong suốt 4 năm qua do sản xuất ở Châu á tăng mạnh, dự trữ cà phê thế giới cao trong khi kế hoạch dư trữ 20% của ACTC thất bại. Vừa qua ICO và ACPC ( Hiệp hội những nước sản xuất cà phê ) đã đưa ra kế hoạch huỷ 5% cà phê kém chất lượng ra khỏi thị trường 5 nước sản xuất cà phê Trung Mỹ. Colombi đã bắt đầu áp dụng từ Ngày 1 tháng 10 năm 2001. Việt Nam cũng có cắt giảm 20 ¸ 30% diện tích trồng cà phê để hạn chế lượng cung cà phê góp phần khắc phục tình trạng “ bội thực “ cà phê của thị trường thế giới. 2.Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua 2.1 Chất lượng cà phê xuất khẩu: Chất lượng hầng nông sản nói chung và cà phê nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, giống, kỹ thuật gieo giống, thu hoạch, chế biến và quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nếu bất cứ khâu nào trong cả quá trình không hoàn thiện sẽ đầu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm cà phê Việt Nam hầu hết được chọn lọc qua nhiều thập kỷ được gieo trồng trên trên những vùngđất có khí hậu thích hợp, đặc biệt trên những vùng cao từ 300mét trở lên nên cà phê càng có ưu thế tạo hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Từ đầu những năm của thập kỷ 90, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến. Do công trình quản lý cà phê không theo kịp nên chất lượng cà phê có phần giảm sút so với trước đây.. Tình trạng hạt đen, hạt lên mem, hạt thối lẫn lộn cùng với nhiều tạp chất không đảm bảo về chất lượng dẫn đến giá xuất thấp gây thiệt hại cho việc xuất khẩu. Bên cạnh đó, do công trình chế biến ( sơ chế ) rất phân tán thô sơ, thiếu kỹ thuật nên chất lượng cà phê thường kém mặc dù chúng ta có nguồn đầu vào thơm ngon, chất lượng tốt. Vấn đề tồn tại phổ biến hiện nay trong các lô hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ cao, độ ẩm cao, tạp chất vượt quá quy định. Hiện nay, do chất lượng cà phê Việt Nam chưa được đảm bảo nên khách hàng thường phải mang cà phê Việt Nam đi tấi chế ở một số nước trung gian trước khi đưa đến nơi tiêu thụ chính thức. Vì thế họ thường trả với giá thấp hơn nhiều so với giá quốc tế. Công tác quản lý xuất khẩu nói chung và quản lý chất lượng nói riêng đã được coi trọng hơn. Góp phần cải tiến mặt hàng cà phê xuất khẩu. Nếu trước đây có nhiều khách hàng than phiền về chất lượng cà phê Việt Nam thì đến nay chất lượng cà phê Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt. Hãng Nestle SA nhận định: cà phê Việt Nam có hượng vị độc đáo, hương vị này rất hiếm có ở cà phê cùng loại cuẩ các nước khác. Haaangx ED và Fman đánh giá rất cao về chất lượng cà phê Việt Nam. Nhiều nhà máy xay rang ở Mỹ cho rằng cà phê Việt Nam khi pha chế có hương vị rất phù hợp với người tiêu dùng Mỹ. Hiện nay, cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê loại II chiếm khoảng 80%, 6¸ 8% cà phê hạt đen, vỡ còn lại cà phê xuất khẩu loại I chưa quấ 8%. Trên thực tế, khách hàng chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu ngoại hình như: kích thước, mầu sắc, độ ẩm và các khuyết tật khác của hạt chứ không theo một tiêu chuẩn nào cả. a.Về kích thước hạt: Kích thước hạt là một chỉ tiêu quan trọng cả về chất lượng cũng như năng suất cà phê theo đánh giá quốc tế: - Cà phê loại I: Hạt có kích thước trên sàn N16 - Cà phê loại II: Hạt có kích thước trên sàn N14 - Loại không sử dụng được lọt sàng N10 Ở nước ta, những nông trường có vườn cây tốt, năng suất cao và ổn định thì hạtloại I chiếm 50 ¸ 60% và xấp xỉ 40% loại II. Như vậy, xét về mặt kích thước cà phê Việt Nam có trên 95% khối lượng hạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong nhiều năm qua, chất lượng cà phê xuất khẩu nói chung còn nhiều khiếm khuyết. b.Về chất lượng: chất lượng cà phê không ổn định, đáng chú ý là các dạng hạt đen, nâu, xanh non, quả khô, sâu ... vẫn còn nhiều là do người sản xuất tranh thủ hái cà phê xanh khi đầu vụ thu hoạch, thêm vaaof đó, quá trình thu hái cà phê của khu vực tự nhiên không đảm bảo, tạp chất lẫn nhiều, hơn nữa công trình chế biến chưa đảm bảo xay xát mua bán cà phê ngay khi còn độ ẩm cao. Thông thường, cà phê xuất khẩu phải qua chung gian mới đến các nhà trực tiếp xuất khẩu. Trước đây, người sản xuất thường xay xát chế biến thành cà phê xô có độ ẩm từ 17 ¸ 20%. Do đó để xuất khẩu người xuất khẩu phải tái chế cho cà phê có độ ẩm phù hợp đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu ( dưới 12% nên vừa gây thiệt hại cho người sản xuất vừa ảnh hưởng đến lượng cà phê xuất khẩu. Bên cạnh đó tập quán quen xuất khẩu cà phê xô, có quy định độ ẩm, tỷ lệ hạt đen vỡ và có lẫn tạp chất nên đã không khuyên khích được người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Như vậy, để cà phê Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa bằng cách khắc phục các nhược điểm còn tồn tại ở trên. Đồng thời, phát huy những ưu thế đặc trưng của cà phê Việt Nam cả về chất lượng và hương vị thơm ngon vốn có của nó để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng quốc tế. 2.2.Sản lượng và giá cả cà phê xuất khẩu Trong những năm vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Cà phê đứng thứ hai chỉ sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản. Để hiểu rõ hơn tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam thời gian qua ta có biểu sau: Số lượng giá cả và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Năm Số lượng xuất khẩu (1000tấn) Giá xuất khẩu bình quân (USD/tấn) Kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) 1990 89,6 850 76 160 1991 95,5 830 77 605 1992 118,2 720 83 664 1993 122,7 900 110 430 1994 170 1764 299 800 1995 218 2 569 560 000 1996 230 1 643 420 000 1997 389 1 260 490 526 1998 328 1 555 594 000 1999 428 1 379 537 730 2000 680 718 489 000 Có thể nói ràng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh, điều này làm tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm. Theo Tổng cục Thống kê năm 2000 sản lượng cà phê Việt Nam tăng mạnh, gần 28% so với năm 1999 ước đạt 690 nghìn tấn. Lượng cà phê xuất khẩu ước tính cũng tăng kỷ lục, tăng gần 40% so với năm 1999 lên 680 000tấn. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu không phải là yếu tố duy nhất tác động đến kim ngạch xuất khẩu. Một yếu tố khác rất quan trọng đó là giá xuất khẩu. Giá này một phần phụ thuộc vào giá trên thị trường thế giới, một phần phụ thuộc vào chất lượng cà phê xuất khẩu của ta. Ta chưa thể kiểm soát được giá cà phê thế giới. Mực giá này phụ thuộc vào tình hình được mùa hay mất mùa của Brazin – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Giá cà phê Việt Nam dựa trên nền tảng chính là giá cà phê ở thị trường Lonđon ( Anh ) và Newyork ( Mỹ ), tuỳ từng thời gian nhưng thông thường là giá quốc tế đó trừ bù 200 ¸ 350USD/tấn là giá xuất khẩu FOB thành phố Hồ Chí Minh của cà phê Việt Nam. Mười tháng đầu năm 1999 giá cà phê trên các thị trường giảm mạnh. Tại Newyork cà phê Arabica giao ngay giảm 16% từ 2461 USD/tấn ( quýI/1999 ) xuống 1978 USD/tấn ( tháng 10/1999 ). Tại Lonđon giá cà phê Robusta giao ngay giảm 29,5% từ 1750 USD/tấn ( quýI/1999 ) xuống 1234USD/tấn ( tháng 10/1999 ). Vì giá cà phê thế giới có ảnh hưởng rất mạnh lên giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam nên vào thời điểm này giá FOB cà phê Robusta Việt Nam loại R2 rớt mạnh 590 USD/tấn từ 1565 USD/tấn xuống còn 976 USD/tấn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá cà phê giảm mạnh. Trước hết là do nguồn cung tăng mạnh theo USDA sản lượng cà phê thế giới vụ 1998 ¸ 1999 so với vụ 1997 ¸ 1998 ước tính tăng 9,2% tương đương với 8,96 triệu bao ( 1 bao = 60Kg ) đạt 106,63 triệu bao. Trong đó sản lượng cà phê của Brazin tăng kỷ lục, tăng 11,2 triệu bao, đạt 34,7 triệu bao. Sản lượng tăng kỷ lục và đồng Real 10 thấng đầu năm 1999 giảm đã đưa cà phê xuất khẩu của nước này tăng mạnh. Năm 2000 là năm đầy khó khăn thử thách đối với các nhà sản xuất cũng như xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi sản lượng cà phê tăng lên nhiều lần so với vụ trước thì giá cà phê lại giảm kỷ lục cùng với sự giảm giá cà phê thế giới đã làm cho kim nhạch xuất khẩu cà phê năm 2000 ước tính chỉ đạt hơn 489 triệu USD, giẩm 17% so với năm 1999. Giá xuất khẩu cà phê Robusta loại II ( 5% đen và vỡ ) tháng 12 năm 2000 chỉ còn 430 USD/tấn. FOB giảm hơn 51% so với tháng 1 năm 2000. Theo VICOFA đây là mức giá cà phê xuất khẩu thấp nhất 10 năm qua. Đây cũng laaf nguyên nhân làm giá cà phê trong nước năm qua cũng liên tục giảm với tốc độ nhanh, với mức kỷ lục chưa từng có. Tại Đắklak giá cà phê nhân loại I đã giảm từ 11 500đ/Kg ( tháng 1/2000 ) xuống 9 100đ/kg ( tháng 7/2000 ) rồi xuống 4000 ¸ 4500đ/Kg ( hai tuần đầu tháng 12/2000 ) gỉam hơn 62% so với tháng 1/1999, khi đó cà phê loại I khoảng 20 500 ¸ 21 000đ/Kg thì giá hiện nay đã giảm xuống 80% mức giá thấp hơn chi phí sản xuất 33 ¸ 38%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thị trường cà phê thế giới dư thừa cung lớn cộng với lượng tồn kho quá cao. Lượng cà phê thế giới 8 tháng từ tháng 10/1999 ¸ tháng 7 /2000 vào khoảng 73,1 triệu bao cao hơn lượng xuất khẩu cùng kỳ vụ 1998/ 1999 là 2,3 triệu bao và cao cùng kỳ vụ 1997/ 1998 là 7,6 triệu bao nhưng cung vẫn vượt xa cầu. Trước tình hình giá cà phê xuống thấp giữa tháng 12/2000 VICOFA đã quyết định các thành viên của mình tạm ngừng ký kết các hợp đồng xuất khẩu cà phê và sẽ chỉ chào bán cà phê với mức giá tối thiểu là 450 USD/tấn FOB. có thể nói thị trường cà phê thế giới chưa có dấu hiệu hồi phục. Tình hình biến động này của thị trường cà phê có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước cũng như đến thu nhập và cuộc sống của những người dân trồng cà phê. ở nhiều nơi đã diễn ra tình trạng chặt phá cây cà phê để trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó Nhà nước phải tìm ra biện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTC827.DOC
Tài liệu liên quan