Đề tài Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái usd/vnđ đối với việc kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu y tế Vimedimex i

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY

XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ I – VIMEDIMEXI 2

1. Thực trạng nhập khẩu của Công ty nhập khẩu y tế I 2

1.1. Đặc điểm của Công ty xuất nhập khẩu y tế I. 2

1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty từ 2000 – 2002. 2

2. Xu hướng biến động của đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ từ 2000 tới nay. 3

3. Kết quả kinh tế của sự thay đổ tỷ giá hối đoái đối với VimedimexI. 4

CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIMEDIMEXI 6

1. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của VIMEDIMEXI 6

2. Quyết định hoạt động kinh doanh của VIMEDIMEXI khi tỷ giá biến động 6

2.1. Cách thức nhập khẩu 6

2.2. Cách thức thanh toán. 8

2.3. Cách thức phòng ngừa rủi ro hối đoái. 9

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIMEDIMEXI 12

1. Bài học kinh nghiệm 12

2. Những kiến nghị. 13

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

 

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái usd/vnđ đối với việc kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu y tế Vimedimex i, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền kinh tế quốc dân, thông qua hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế vĩ mô. Đó là chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu về tỷ giá hối đoái đã có nhiều hướng của tỷ giá hối đoái tới hạot động kinh doanh của một công ty nói chung nà một công ty nói riêng thì còn ít phổ biên. Vì vậy mà em chọn đề tài " Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái USD/VNĐ đối với việc kinh doanh của công ty Xuất nhập khẩu Y tế VIMEDIMEX I" để nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của em là nhằm phân tích ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Để biết được quyết định của Công ty như thế nào khi tỷ giá hối đoái thay đổi và từ đó tạo điều kiện cho lợi nhuận kinh doanh của Công ty đạt tối đa hay không. Và cũng để các Công ty khác biết được tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái tới việc kinh doanh Xuất nhập khẩu như thế nào?. Vì vậy, trên tinh thần nghiên cứu vừa học hỏi, bài viết này tập trung vào phân tích ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khẩu của Công ty. Đồng thời nêu ra một số kiến nghị nhằm mang lại, hoàn thiện hơn vế quyết định của công ty khi tỷ giá hối đoái thay đổi. Bài viết chia làm 3 phần Phần I: Tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Y tế I Phần II: Ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đối với hoạt động kinh doanh của VimedimexI Phần III: Bài học kinh nghiệm và kiến nghị đối với Công ty Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Đàm Quang Vinh người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do thời gian còn hạn chế bài viết này không thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy em mong được sự giúp đỡ và góp ý của thầy để đề tài của em hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ I – VIMEDIMEXI 1. Thực trạng nhập khẩu của Công ty nhập khẩu y tế I 1.1. Đặc điểm của Công ty xuất nhập khẩu y tế I. VimedimexI là Công ty hoạt động kinh doanh 100% vốn Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành y tế là chủ yếu. Bao gồm xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu hoá chất làm thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị máy móc y tế. Nguồn vốn: Vốn ngân sách, vốn vay ngân hàng, vốn vay từ các nguồn khác. Vốn pháp định 22 tỷ VNĐ, vốn lưu động 45 tỷ VNĐ. Nguồn lực: Tổng số 120 người, gồm 2 tiến sĩ, 84 đại học, 34 trung cấp. Hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước, có quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới. 1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty từ 2000 – 2002. Hoạt động kinh doanh của Công ty VIMEDIMEXI chủ yếu là nhập khẩu. Tỷ trọng nhập khẩu chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 2000 – 2002 Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Kim ngạch NK 7.156.027 8.768.580 11.245.176 Kim ngạch XK 4.350.539 1.344.306 90.348 Tổng kim ngạch XNK 11.506.620 10.112.886 11.344.614 (Nguồn từ báo cáo hàng năm của Vimedimex I) Nhìn vào bảng 1, ta thấy được tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty qua các năm tăng lên dần. Năm 2000 kim ngạch nhập khẩu đạt 7.150.027 USD, năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 22,5%. Đến năm 2002 thì kim ngạch nhập khẩu đạt 11.245.176 USD. Qua đó, ta thấy được hoạt động nhập khẩu chiếm vai trò chủ đạo trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty. Thông qua bảng trên ta thấy được tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu tăng lên qua các năm. Năm 2000 tỷ trọng nhập khẩu chiếm 62,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, đến năm 2001 tỷ trọng nhập khẩu đạt 86,71% và đến năm 2002 tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu tiếp tục tăng lên và đạt mức cao nhất là 99,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. 2. Xu hướng biến động của đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ từ 2000 tới nay. Đầu năm 2000, đồng Việt Nam được trao đổi tại mức tỷ giá 13.891 VNĐ ăn 1 USD, đến cuối năm 2000 thì đồng Việt Nam bắt đầu trượt giá và tháng 12 năm 2000, thì tỷ giá là 14.486 VNĐ ăn 1USD. Kể từ thời gian này trở đi đồng Việt Nam hầu như trượt giá. Tuy vậy nó vẫn được dao động từ 1% đến 10%. Đó là nhờ sự tác đọng của chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ hàng xuất khẩu Việt Nam. Đến năm 2002 này đồng Việt Nam dao động rất ít. Nói chung nó chỉ dao động trong biên độ nhỏ. Bảng 2: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với đồng đô la Năm Tháng 2000 2001 2002 1 13.891 14.521 15.083 2 14.040 14.521 15.075 3 14.044 14.521 15.128 4 14.049 14.521 15.176 5 14.072 15.521 15.129 6 14.073 14.521 15.237 7 14.073 14.930 15.225 8 14.083 14.930 15.300 9 14.108 14.982 15.320 10 14.315 14.992 15.306 11 14.397 15.021 15.325 12 14.486 15.067 15.350 (Nguồn từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Nhìn vào bảng 2, ta có thể thấy được sự biến động của đồng Việt Nam so với đồng đô la mỹ. Mà đặc biệt là thời điểm từ đầu năm 2000 lúc đó 13.891 đồng Việt Nam so với 1 USD thì đến tháng 12 năm 2002 là 15.350 VNĐ so với 1 USD. Như vậy sự biến động là 10,5%. Đó cũng là khoảng biến động mà Chính phủ Việt Nam cho phép. 3. Kết quả kinh tế của sự thay đổ tỷ giá hối đoái đối với VimedimexI. VimedimexI là Công ty xuất nhập khẩu dược phẩm của Bộ y tế, chịu trách nhiệm kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế phục vụ cho nhu cầu trong cả nước. Ban lãnh đạo Công ty đã có cố gắng nghiên cứu thị trường mua và bán sản phẩm hàng hoá của mình trên cơ sở giá cả phù hợp. Đặc biệt sự biến động của tỷ giá hối đoái đối với đồng nội tệ của nước sản xuất, so với đồng USD, đồng USD so với đồng Việt Nam. Trên cơ sở đó, Công ty đề ra chiến lược kinh doanh nhằm thu được doanh thu và lợi nhuận cao nhất. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi, Công ty có chính sách tăng giảm giá bán trên thị trường nội địa. Bảng 3: Kết quả kinh doanh của Công ty từ 2000 – 2002 Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tổng doanh thu 12.329.134 12.144.274 13.850.660 Tổng kim ngạch XNK 11.506.620 10.112.886 11.344.614 - Kim ngạch NK 7.156.027 8.768.580 11.245.176 - Kim ngạch XK 4.350.539 1.344.306 90.348 Lợi nhuận 56.871,4 60.573,5 53.040 (Nguồn từ báo cáo của Công ty năm 2002) Khi giá cả quá cao của nước sản xuất quy ra USD (giá cả cao ở đây là do sự biến động tỷ giá giữa đồng USD và đồng tiền nước sản xuất sản phẩm). Công ty có thể tìm ban hàng mới mua bán sản phẩm thay thế, hoặc là tăng giá bán song mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo doanh thu và lợi nhuận. Bảng 4: Kết quả nhập khẩu của Công ty từ 2000 – 2002 Chỉ tiêu Năm Doanh thu tiêu thụ hàng nhập (1000 VNĐ) Tỷ giá VNĐ/USD cuối năm Doanh thu tiêu thụ hàng nhập (USD) 2000 109.436.603 14.486 7.554.646,072 2001 146.329.860 15.067 9.711.943,984 2002 178.021.600 15.350 11.597.498,37 Đầu năm 2000 Công ty dự kiến cả năm sẽ nhập một lượng hàng giá trị là 13.500.000 USD song do tỷ giá đồng Việt Nam giảm sút cuối cùng Công ty chỉ nhập về 11.506.602 USD sút so với dự kiến là 1.993.380 USD tức là đã giảm đi 14,76% tổng kim ngạch nhập khẩu do tỷ giá VNĐ giảm dần dẫn đến hàng nhập về bán kém đi. Lúc đó dẫn đến doanh thu dự kiến lúc đầu là 15.000.000USD giảm xuống còn 12.329 USD tức là giảm đi 17,8% doanh thu lợi nhuận. Nhìn vào bảng 4 chúng ta thấy được khi tỷ giá VNĐ giảm thì doanh thu bán hàng nhập khẩu quy đổi ra USD vẫn tăng Công ty luôn thay đổi giá cả hàng hoá theo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Thực chất việc làm này là để giữ cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá. Tỷ giá hối đoái thay đổi làm cho doanh thu của công ty cũng thay đổi. CHƯƠNG II ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIMEDIMEXI 1. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của VIMEDIMEXI Do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế thế giới và đặc biệt là khu vực châu á năm 1997 nền kinh tế Việt Nam ít nhiều chịu sự biến động VIMEDIMEXI là Công ty xuất nhập khẩu tân dược hàng đầu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất lớn vì nhiệm vụ của Bộ y tế giao cho nhập khẩu tân dược phục vụ cho bệnh viên. Đồng Việt Nam giảm giá đồng thời kéo theo doanh thu của Công ty sẽ giảm vì phải cân đối khách hàng này và thị phần trong nước. Khi đó kéo theo lợi nhuận sẽ giảm theo. Điều đó chứng tỏ rõ ràng khi năm 2000 doanh thu dự tính ban đầu của Công ty tương ứng với tỷ giá là 14.050 VNĐ ăn 1USD nhưng đến cuối năm thì 14.486 VNĐ ăn 1 USD đã khiến lợi nhuận và doanh thu của Công ty giảm đi. Lợi nhuận của công ty đã giảm đi ít nhất là 830.0000 USD và nếu so sánh năm 2000 với 2001 thì lơị nhuận dù có tăng chút ít song doanh thu lại giảm đến 1,5% so với năm 2001 Kết quả VIMEDIMEXI phải tìm hàng thay thế và quy giá bán về giá USD quy đổi để giữa vững lợi nhuận do có thuyên giảm song doanh thu năm 2002 so với năm 2001 đã tăng 14.1%. Và Công typ cũng đang dần dần kéo lại thị phần trong nước của mình. 2. Quyết định hoạt động kinh doanh của VIMEDIMEXI khi tỷ giá biến động 2.1. Cách thức nhập khẩu Nghiên cứu sản phẩm hàng hoá bán tốt trên thị trường trên cơ sở giá cả mua và bán. Khi Công ty tìm kiếm bạn hàng có sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của Việt Nam. Hàng hoá nhập khẩu về bán trên thị trường nội địa thì chịu sự chi phối của cung cầu trong nước. Việc nhập hàng gì, số lượng, giá cả, thời gian… đều được Công ty tính toán cân đối. Sự biến động của đồng bản tệ nước sản xuất làm tăng hay giảm giá so với đồng USD cũng ảnh hưởng đến giá Công ty nhập. Ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Công ty cần có chính sách đối với các bạn hàng. Nếu giá mua cao quá thì Công ty phải tìm bạn hàng mới có giá cả phù hợp. Dựa vào phụ lục 1, Công ty nhập khẩu thuốc của một số nước. Chẳng hạn Homtamin ginseng, chỉ nhập khẩu của Hàn Quốc. Tuy rằng, rất nhiều nước sản xuất được sản phẩm này, như Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Singgapo… Ngoài thương hiệu của nước sản xuất (hãng sản xuất) vấn đề giá cả nhập ổn định. Bởi nguồn nguyên liệu để sản xuất ra Homtamin ginseng ổn định, tỷ giá giữa đồng bản tệ ( Hàn Quốc) so với đồng USD ổn định. Nếu giá bán theo VNĐ giá cao. Hoặc do giá mua quá cao (do chi phí đầu vào cao) khi có sự biến động tỷ giá giữa đồng tiền bản tệ, như đồng Won (Korea Rep) so với đồng USD. Khi đó Công ty quyết định ngừng nhập khẩu Homtamin ginseng của Hàn Quốc, chuyển sang tìm bạn hàng mới có sản phẩm tương tự như Trung Quốc hoặc Bắc Triều Tiên chẳng hạn. Trên cơ sở giá mua hợp lý, nếu tỷ giá giữa đồng tiền bản tệ (chẳng hạn yuan (nhân dân tệ)) so với USD thấp hơn hoặc bằng đồng yuan so với VNĐ. Vả lại đồng yuan chưa phải là đồng tiền mạnh trên thế giới. Quyết định nhập của Công ty cũng thông qua thanh toán bằng USD. Hoặc do sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa VNĐ /USD. Dẫn đến giá bán tại thị trường cao. Khi đó Công ty hoặc không nhập khẩu sản phẩm này chuyển sang sản phẩm khác hoặc Công ty phải hạ giá để giữ thị phần. Quyết định của Công ty hiện tại là giảm giá và không nhập khẩu sản phẩm này về tiếp, chờ thị trường ổn định. Trong các tháng 1 - 5 Công ty có nhập sản phẩm Homtamin ginseng, đơn giá 3,54 USD / họp 60v. Đến tháng 6/2002 tỷ giá USD/VNĐ tăng từ 1 ¸ 15225. Giá bán tại Việt Nam 63.639 đồng/ hộp 60v cao hơn giá bán tháng 2 là 62.971 đồng/hộp 60v. Khi đó Công ty quyết định ngừng nhập sản phẩm này của Hàn Quốc và chuyển sang nhập sản phẩm khác. Nếu Công ty vận tiếp tục nhập và bán sản phẩm này, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Bởi giá cao dẫn đến cạnh tranh lớn, thị phần giảm dẫn đến doanh thu và lợi nhuận giảm. Phụ lục 1 và bảng 3, cho ta thấy những quyết định của Công ty là xác đáng và mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001. 60.573,5 USD, năm 2000. 56871, 4 USD. Tuy nhiên, khi giá lên quá cao, nếu Công ty không nhập sản phẩm bán sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh - lợi nhuận. Bởi doanh số giảm, thị phần giảm. Công ty chưa tìm được sản phẩm cùng loại để thay thế, của nước sản xuất khác. Đây là kết quả kém linh động của Công ty. Lợi nhuận năm 2002: 53.040 USD thấp hơn 2001 ( 60.573,5USD) Ở đây ta thấy, Công ty luôn luôn phải cân đối điều chỉnh giữa giá bán, thị phần nhằm mục tiêu tối đa lợi nhuận. Đặc biệt quan tâm là giá cả đầu vào (giá nhập khẩu)/ Bảng phụ lục 1 đã nói lên sự ứng dụng linh hoạt trong nhập khẩu hàng hoá của Công ty Vimedimex Ngoài ra Công ty cần nhập khẩu theo cách thức đơn đặt hàng và nhập khẩu uỷ thác. Dưới dạng được hưởng hoa hồng, do đó không chịu sự biến động của tỷ giá hối đoái vẫn tăng doanh thu và lợi nhuận. 2.2. Cách thức thanh toán. Công ty sử dụng phương thức thanh toán trao đổi qua ngoại tệ mạnh là USD. Bởi do đồng USD ít chịu sự ảnh hưởng của sự biến động tiền tệ thế giới. Đa số các đồng tiền khác đều chịu ảnh hưởng của đồng USD. Nước sản xuất hàng mà Công ty nhập khẩu cũng chịu sự ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ. Dựa vào bảng 2 Công ty nhập hàng trong thời gian năm 2002 thì có sự biến động tăng giảm của VNĐ so với USD không đáng kể. Do Công ty chọn bạn hàng có mặt bằng giá cả ổn định (đồng tiền bản tệ của nước sản xuất so với USD xem như không đổi) cho nên giá mua qua các thời kỳ gần như không đổi. Do giá bán trên thị trường Việt Nam được Công ty ấn định theo đồng USD quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá hối đoái thời kỳ bán. Cho nên doanh thu và lợi nhuận cuả Công ty gần như không thay đổi. Thông thường thì Công ty thanh toán bằng L/C và bằng T/T. Trong đó phương thức thanh toán bằng L/C chiếm 80%. Vì hàng hoá nhập khẩu của Công ty theo hợp đồng trong vòng 30 ngày kể từ khi mở L/C. Cho nên sự biến động tỷ giá là không ảnh hưởng. Dựa vào phụ lục 1 và 2. Các hợp đồng nhập khẩu của Công ty đều thanh toán qua USD, giá mua cũng theo đơn giá USD. Giá bán theo USD có qui đổi ra VNĐ, qua các tháng theo sự biến động của tỷp giá hối đoái. Khi nhập khẩu hàng của Hàn Quốc, Công ty không thanh toán qua đồng won. Hai bên thoả thuận thanh toán qua đồng USD. Đồng Won của Korea Rep không phải là ngoại tệ mạnh. Tuy là nước sản xuất có nguồn nguyên liệu tại chỗ. Nhưng sự biến động của đồng Won so với VNĐ khó dự đoán. Công ty cũng không thể sử dụng đồng EURO để thanh toán, vì đồng EURO chưa phải là đồng tiền mạnh đảm bảo cho khả năng thanh toán theo thông lệ giữa 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc. Sựa biến động EURO trong thời gian qua cũng thất thường. Công ty quyết định chọn đồng USD trong giao dịch thanh toán và định giá. Bởi sự biến động của đồng USD rất ít, ngân hàng TW Mỹ rất ít khi phải giá đồng USD. Qua số liệu bảng 2, ta nhận thấy sự biến động tăng giảm của VNĐ/USD từ 2000 - 2002 là thấp. Trong năm 2000 tăng 4,1%, trong năm 2001 là 3,7% trong năm 2002 là 1,75%. Qua số liệu phụ lục 1, 2. Việc trao đổi thanh toán giao dịch và định giá mua bán thông qua USD, không theo Việt Nam đồng cũng như đồng bản tệ của nước sản xuất. Đơn giá mua bán tương đối ổn định. Ví dụ: Homtaminginseng hộp 300v, tháng 3/2002 mua đơn giá 13,120USD/ hộp 300v, tháng 11/2002, mua đơn giá 13,612USD/hộp 300v. Qui ra VNĐ: Từ 198.479 đồng/hộp 300v đến 208604 đồng/hộp 300v. Chênh lệch VNĐ 10.125 đồng. Với biến động tỷ giá hối đoái USD /VNĐ từ 1 ¸ 15228 đến 1 ¸ 15325. Như vậy, ta thấy khi đơn giá mua tăng, đơn giá bán của Công ty cũng tăng, cộng thêm phần mất giá của đồng tiền Việt Nam. Giá cả bán tại thị trường tăng sản lượng giảm, doanh thu và lợi nhuận giảm. Nếu Công ty chấp thuận thanh toán theo Việt nam đồng hoặ đồng Won chắc rằng giá cả trên thị trường Việt Nam tăng rất cao. Quyết định chọn ngoại tệ mạnh, thanh toán bằng đồng USD, thực sự giúp Công ty có một chiến lược giá cả tương đối ổn định, vừa có khả năng đảm bảo mục tiêu đề ra, vừa có khả năng giữ vững thị phần. Tuy nhiên, nếu sự biến động lớn của đồng nước sản xuất, hoặc mất giá của USD, hay đồng Việt Nam với chỉ số lạm phát cao, khả năng rủi ro lớn sẽ khó lường. 2.3. Cách thức phòng ngừa rủi ro hối đoái. Công ty nhập khẩu hàng hoá bán trên thị trường nội địa thị chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ của Việt Nam. Công ty sử dụng đồng USD là ngoại tệ mạnh để thanh toán. Theo dõi sự biến động tỷ giá của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ để quyết định phương thức kinh doanh. Nhằm đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cao nhất. Khi tỷ giá tăng hay giảm, Công ty đề ra chính sách điều chỉnh giá cả mua bán phù hợp với mục tiêu lợi nhuận tối đa. Xác định đối thủ cạnh tranh của Công ty, giá cả và hình thức thanh toán, VIMEDIMEXI là Công typ có uy tín trong xuất nhập khẩu về dược phẩm và thiết bị y tế. Công ty còn làm nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam cho nhiều hãng sản xuất trên thế giới. Thuốc chữa bệnh chưa hoặc ít sự tác động của chính sách giá hiện hành. Nhà nước chưa áp dụng khung giá trần và giá sàn. Giá cả do thị trường điều tiết, thuận lợi cho các sản phẩm độc quyền. Công ty áp dụng chính giá cả linh hoạt khi có sự biến động tỷ giá. Tăng giảm giá bán theo sự biến động của tỷ giá. Bảng 5: Tính toán so sánh doanh thu - lợi nhuận Đơn vị: Triệu đồng Tên mặt hàng Tổng chi (VNĐ) Tháng bán Doanh thu (VNĐ) Chi phí Lợi nhuận Homtamingin seng (hộp 60v) 8.543,0112 2 6297,129 … 188,914 3 3159,634 … 94,789 4 633,932 … 19,018 S 10.090.695 … S 302,721 Qua các bảng trên và phụ lục 1,2 và các bảng 4, 5 Công ty nhập khẩu hàng hoá qua các thời kỳ với giá mua tươngđối ổn định. Thanh toán bằng USD, hàng hoá theo USD với giá quy đổi ra Việt Nam đồng có sự điều chỉnh giá cả theo tỷ giá hối đoái. Theo phụ lục 2 và bảng 5, hàng nhập khẩu về Công ty bán ra theo giá trị USD quy đổi ra VNĐ. Tỷ giá hối đoái có thay đổ theo từng tháng. Ví dụ: Homtamingin seng (hộp 60v) bán theo đơn giá 4,1772USD/hộp tháng 2,3,4 nhưng quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá hối đoái của các tháng đó. Bán tháng 2 đến (4,1772 x 15075); bán tháng 3 đến ( 4,1772 x 15128; bán tháng 4 đến 4,1772 x 15176. Như vậy qui ra VNĐ đơn giá bán tăng lên. Cạnh tranh lớn thị phần giảm, dẫn đến doanh thu, lợi nhuận giảm. Thị phần và sản lượng bán của các loại thuốc cũng khác nhau giữa các tháng. Sự biến động của tỷ giá hối đoái Công ty cạnh tranh lớn thị phần giảm doanh thu và lợi nhuận giảm. Minh hoạ, nếu doanh nghiệp bán vào tháng 2 tất cả các Homtamingin seng (hộp 60v) theo tỷ giá 1/15.075 thu được 10.075,406 triệu đồng Việt Nam tương đương lợi nhuận là 302,206 triệu đồng Việt Nam. Như vậy doanh số tụt so với bán ra trong 3 tháng ( 2,3,4) khi tỷ giá hối đoái giảm đồng Việt Nam tăng giá thì lợi nhuận giảm. Nếu doanh nghiệp bán tất cả Homtamingin seng vào tháng 4, tỷ giá 1/15128, doanh số 10.142,909 triệu đồng. Lợi nhuận theo đồng Việt Nam tăng lên so với bán tháng 2. Tỷ giá hối đoái tăng lên tương đối, đồng nội tệ mất giá, doanh số bán tăng lên, lợi nhuận tăng lên. Theo số liệu của Công ty, ta nhận thấy tỷ giá thay đổi có ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận (xem các biến số khác gần như không đổi) Như vậy từ sự phân tích trên ta thấy: * Khi tỷ giá hối đoái tăng giảm có ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. * Công ty đã đề ra những chính sách nhằm chống rủi ro hối đoái như: - Cách thức nhập khẩu . - Cách thức thanh toán bằng đồng ngoại tệ mạnh. - Điều chỉnh giá cả mua bán theo sự biến động của tỷ giá với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. CHƯƠNG III BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIMEDIMEXI 1. Bài học kinh nghiệm Việt nam đang trong quá trình hội nhập, nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước thời cơ, cơ hội thách thức lớn, điều rủi ro có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Việc nắm bắt thị trường trong nước và quốc tế, am hiểu luật lệ thông lệ kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế… đòi hỏi phải có chính sách và chiến lược cụ thể rõ ràng. Quan hệ giao dịch kinh tế trên cơ sở lợi nhuận tối đa, cũng phải nghiên cứu kỹ khả năng, thế mạnh của đối tác. Phải có bạn hàng tiềm năng, để có thể lựa chọn mặt hàng thay thế khi có sự biến động giá cả. Khả năng đáp ứng nhu cầu của Công ty từ bạn hàng Công ty cũng phải định giá cụ thể. Nguồn hàng để sản xuất khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đối thủ cạnh tranh… tỷ giá của đồng bản tệ so với đồng tiền mạnh thanh toán Công ty và đối tác. Chọn lựa đồng tiền thanh toán và phương thức thanh toán nhanh và hiệu quả. Quyết định chọn lựa USD để thanh toán là một quyết định chính xác của Công ty. Nếu thay bằng VNĐ hoặc đồng bản tệ của nước sản xuất thì khả năng rủi ro rất lớn, và sự mất giá của các đồng tiền trên.Tức thì Công ty đã tránh được phần nào rủi ro do tác động của hối đoái. Nhập khẩu thuốc tiêu thụ trên thị trường nội địa. Doanh thu tăng giảm phần lớn do giá cả quyết định. Công ty có chính sách giá cả linh động, liên tục điều chỉnh theo quy luật thị trường. Tránh được rủi ro trong kinh doanh. Việc Công ty áp dụng chính sách điều chỉnh giá tăng giảm theo tỷ giá hối đoái cũng là một quyết định đúng. Tuy nhiên tỷ giá hối đoái chỉ ảnh hưởng một phần trong hàng loạt yếu tố quyết định thành bại đến hiệu quả kinh doanh. Công ty vẫn có một chiến lược nghiên cứu tổng thể các yếu tố lạm phát, lãi suất v.v… Đặc biệt Công ty còn có một lượng dự trữ ngoại tệ mạnh như USD , EURO … để phòng ngừa khi có lạm phát, hoặc biến động tỷ giá lớn xảy ra. 2. Những kiến nghị. Nghiên cứu kỹ đối tác: Khả năng thế mạnh, đối thủ cạnh tranh tiềm lực tài chính và bạn hàng… Trên cơ sở đó xác định nguồn nhập ổn định. Sự biến động tỷ giá của nước so với đồng tiền thanh toán cũng quyết định lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Cần phải nghiên cứu, dự báo chính xác, để đề ra chính sách giá cả hợp lý, ứng phó với rủi ro xảy ra. Công ty không nên quyết định khi giá cả quá cao thì không nhập sản phẩm về bán, nhưng vậy dẫn đến thị phần của Công ty bỏ trống, thu hẹp, ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận. Chính sách thanh toán đơn giản và thuận tiện hơn. Công ty cần nghiên cứu thanh toán theo các đồng ngoại tệ mạnh như USD, EURO, Yên Nhật, France Pháp… Linh hoạt trong chính sách thanh toán tăng uy tín của Công ty trên thương trường. Muốn vậy, phải am hiểu thông lệ quốc tế. Chính sách giá linh hoạt: Chính sách giá muốn đạt hiệu quả cao, Công ty cần nghiên cứu tổng thể từ nhu cầu thị trường, thị phần tiêu thụ, biến động lạm phát, lãi suất tiền tệ, đối thủ cạnh tranh… Từ đó ổn định doanh thu lợi nhuận làm mục tiêu điều chỉnh giá cả. Công ty sử dụng tỷ giá theo USD qui đổi ra giá bán VNĐ. Đây là một quyết định có khả năng hạn chế rủi ro hối đoái. Khi trượt giá USD so với VNĐ quá lớn, điều chỉnh này chỉ là một biện pháp , chưa chắc mang lại hiệu quả cao. Phải cùng ghép với các yếu tố khác nữa như giá cả thị trường, mong muốn chiếm thị phần, lạm phát, lãi suất… Đầu tư bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân Công ty có trình độ về dự báo biến động giá cả. Tham khảo các chiến lược kinh doanh các Công ty đa quốc gia trên thế giới đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng linh hoạt về điều hành kinh doanh của Công ty. Chính sách dự trữ tỷ lệ ngoại tệ mạnh như USD, EURO… Cụ thể trích một khoản tỷ lệ % trong qũy tại đầu tư, quỹ dự phòng rủi ro. Cách thức nhập khẩu thì tăng cường nhập khẩu trực tiếp, tìm kiếm bán hàng tiềm năng, bán hàng thay thế. KẾT LUẬN Từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng tỷ giá hối đoái là vấn đề rất rộng lớn và hết sức nhạy cảm. Ngày nay chính sách tỷ giá được sử dụng như công cụ chiến lược, để đạt được mục tiêu kinh tế tối đa hoá lợi nhuận cho công ty. Tỷ giá hối đoái có vai trò to lớn trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các Công ty vì vậy việc tìm hiểu, học hỏi, nắm bắt nhanh tình hình thay đổi của tỷ giá hối đoái là một công việc hết sức to lớn cho một Công ty nhằm tăng thêm cơ hội của mình ở môi trường kinh doanh quốc tế. Trong bài viết này, mới chỉ phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu dựa trên sự biến động của tỷ giá hối đoái, các vấn đề ảnh hưởng lớn như lạm phát, lãi suất… chưa được nói đến. Vấn đề kinh doanh quốc tế của Công ty muốn đạt hiệu quả cao, lợi nhuận tối đa, cần có sự nghiên cứu sâu sự ảnh hưởng của các biến số lạm phát, tiền tệ. Công ty cần linh hoạt trong chính sách giá cả, dự trữ ngoại tệ mạnh, có bạn hàng tiềm năng. Với sự thành công như hiện nay, chúng ta có thể tin tưởng rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang trong đà phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính - Frednic Mishkin 2. Kinh tế vĩ mô - Ngregory mankiw 3. Tỷ giá hối đoái - phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh - NXBTC/1996 4. Tạp chí phát triển kinh tế năm 1998 5. Thời báo kinh tế Việt Nam và thế giới 1999 - 2000 6. Một số tài liệu về Công ty VIMEDIMEX I 7. Giáo trình kinh doanh quốc tế - GS. Nguyễn Thị Hường MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ I – VIMEDIMEXI 2 1. Thực trạng nhập khẩu của Công ty nhập khẩu y tế I 2 1.1. Đặc điểm của Công ty xuất nhập khẩu y tế I. 2 1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty từ 2000 – 2002. 2 2. Xu hướng biến động của đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ từ 2000 tới nay. 3 3. Kết quả kinh tế của sự thay đổ tỷ giá hối đoái đối với VimedimexI. 4 CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIMEDIMEXI 6 1. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của VIMEDIMEXI 6 2. Quyết định hoạt động kinh doanh của VIMEDIMEXI khi tỷ giá biến động 6 2.1. Cách thức nhập khẩu 6 2.2. Cách thức thanh toán. 8 2.3. Cách thức phòng ngừa rủi ro hối đoái. 9 CHƯƠNG III: BÀI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0579.doc