MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Giả thuyết nghiên cứu 6
7. Khung lý thuyết 7
Nội dung chính
Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận 8
1.2. Những khái niệm công cụ 13
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu 15
Chương 2. ảnh hưởng của việc bàn giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
2.1. Việc làm của người dân xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp 19
2.2. Mức sống của các gia đình sau khi bàn giao đất cho địa phương 34
2.3. Xu hướng cơ cấu việc làm của người dân xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp trong thời gian tới 36
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận 41
2. Khuyến nghị 42
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5
6,0
Doanh nhân
0.1
0,1
Công nhân
7,5
9,5
Lao động tự do
13,1
23,1
Học sinh
1,5
0,1
Khác
10,3
15,3
(Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Bảng 2 : Việc làm của người dân (lao động số 2 trong gia đình) trước khi bàn giao đất (trước 2003) và sau khi bàn giao đất (sau 2003)
Nghề nghiệp
Trước 2003 (%)
Sau 2003 (%)
Nông nghiệp
64,6
41,0
Tiểu thủ công nghiệp
1,5
1,3
Buôn bán nhỏ
7,0
16,2
Cán bộ viên chức
7,4
7,5
Doanh nhân
0.1
0,4
Công nhân
7,2
17,9
Lao động tự do
5,7
12,1
Học sinh
3,4
0,3
Khác
7,2
11,8
(Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Qua bảng số liệu trên ta thấy : Trước khi bàn giao đất có tới trên dưới 60% số người được hỏi làm nông nghiệp (được thể hiện khá rõ thông qua khảo sát đối với các lao động trong các gia đình tại địa phương: 59,9% đối với lao động số 1 và 64,6% đối với lao động số 2 trong các hộ gia đình ) ; nhưng sau khi các hộ dân này bàn giao đất cho các khu công nghiệp thì con số này chỉ còn ở mức trên khoảng 40% . Nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể, có tới 66,40% hộ gia đình tại các thôn thuộc xã Ái Quốc có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp. Với diện tích đất chỉ còn ít, lại làm ăn manh mún do vậy nhân dân không còn thiết tha với nghề nông. Qua khảo sát chúng tôi cũng thấy được rằng đa số những người làm nông nghiệp còn lại ở địa phương phần lớn là tầng lớp trung tuổi. Có tới 41,7% những người được hỏi làm nghề thuần nông ở trong độ tuổi từ 46-55. Những lao động trong độ tuổi này rất khó đáp ứng được yêu cầu của các nhà máy, xí nghiệp mới hình thành tại địa phương do vậy nên họ chỉ có thể lựa chọn tiếp tục nghề nông với diện tích đất bị thu hẹp tương đối hoặc kết hợp với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Có đến 30% những người được hỏi trong độ tuổi từ 46-55 làm trong các ngành nghề thủ công nghiêp. Như vậy lao động trong các ngành ngề nông nghiệp không còn chiếm một tỷ lệ lớn như trước đây nhưng vẫn là một ngành nghề chính. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của rất nhiều ngành nghề khác nhau, đòi hỏi phải có chính sách mới phù hợp để chuyển đổi sang các hình thức kinh doanh khác trong quá trình phát triển kinh tế địa phương. Theo M. Weber, hành động lựa chon tiếp tục làm nghề nông nghiệp của một số người được coi là hành động duy lý- truyền thống, hành động tuân thủ những tập quán được truyền lại từ đời này qua đời khác. Nghề nông được coi là một nghề truyền thống của địa phương ( với trên dưới 60% dân cư sống bằng nghề nông ) nhưng bên cạnh đó bên cạnh kinh nghiệm do cha ông truyền lại thì người dân cũng được phổ biến những kỹ thuật hiện đại để có thu hoạch cao trên diện tích đất canh tác. Mặc dù tỷ trọng vông nghiệp, dịch vụ tại địa phương đã tăng lên chiếm 66,2%, nông nghiệp chỉ còn 33,8% nhưng Nam Sách vẫn còn 65% số lao động nông nghiệp; đời sống kinh tế của người dân phần lớn phụ thuộc vào nghề nông.
Sự thay đổi nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc sau khi tiến hành bàn giao đất là tương đối đa dạng. Áp dụng lý thuyết biến đổi xã hội ta thấy sự biến đổi xã hội trên các mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội….. trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm thay đổi tới việc làm của người dân. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đã khiến cho nhiều người nông dân không có việc làm phải chuyển sang nghề khác.
Như trên chúng tôi đã thấy, do nhận thức về việc làm của người dân rất đa dạng nên sau khi bàn giao đất sản xuất họ nhanh chóng đi tìm việc làm khác phù hợp. Rất nhiều người dân chuyển sang làm buôn bán, dịch vụ; số người làm nghề này đã có sự tăng đáng kể trong các hộ gia đình đó là từ 5,5% trước năm 2003 đã tăng lên 11,2% từ sau năm 2003 ( theo khảo sát về lao động số 1 trong các hộ gia đình ) và từ 7,0% lên 16,2% ( theo khảo sát về lao động số 2 trong các hộ gia đình ). Sự biến đổi xã hội đã làm thay đổi nhận thức của người dân. Trước kia, thương nhân không được coi trọng, những người buôn bán bị xã hội lên án, coi thường. Tuy nhiên khi mà nghề nông không còn nhiều cơ hội phát triển nữa thì ngươì ta lại chú ý đến thương nghiệp. Với sự đa dạng cuả thị trường hiện nay, “ trăm người bán, vạn người mua” thì người dân có thể dễ dàng tìm thấy cho mình một mặt hàng kinh doanh nào đó phù hợp. Nếu khéo léo, năng động, nhạy cảm và dễ thích ứng thì buôn bán là nghề phù hợp với rất nhiều người. Bởi nhiều lĩnh vực buôn bán không đòi hỏi trình độ cao và vốn nhiều ; điều này rất phù hợp với hoàn cảnh thực tế của người nông dân sau khi bàn giao đất : trình độ hạn chế, vốn không nhiều. Buôn bán cũng có thể là nghề tạm hoặc là nghề phụ vì người ta không nhất thiết phải dành thời gian nhất định nào đó cho công việc. Họ có thể buôn bán trong lúc rỗi rãi ( buổi tối, ngoài giờ hành chính, làm phụ thêm đối với người làm ca….) hoặc làm kết hợp với thời gian học nghề hay tìm công việc có trình độ cao và phù hợp với mình hơn…. Hành động lựa chọn nghề buôn bán theo M. Weber là hành động hợp lý so với giá trị - hành động duy lý đối chiếu với một mục đích, là một hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất. Người dân khi lựa chọn nghề nghiệp buôn bán xuất phát từ mục đích có được thu nhập cao vì trong cơ chế thị trường hiện nay, họ có thể tìm được một loại hàng hoá kinh doanh phù hợp với bản thân mà không cần đòi hỏi phải có một trình độ cao và cũng không bị bó hẹp về thời gian phù hợp với tâm lý của người nông dân.
Qua điều tra, chúng tôi thấy rằng số lao động làm trong các ngành nghề tiểu thụ công nghiệp tại địa phương không có sự thay đổi rõ ràng trong thời điểm trước và sau khi bàn giao đất. Sự thay đổi này là không đáng kể chiếm 1,7% trước năm 2003 và 2,1% từ sau 2003 ( qua khảo sát về lao động số 1 trong các gia đình). Như vậy để thấy rằng các chính sách của chính quyền địa phương đối với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là không có sự thay đổi nhiều, không đẩy mạnh phát triển ngành nghề này vì vậy mà số lượng lao động trong các ngành nghề này tăng lên hay giảm xuống không đáng kể. Qua điều tra các hộ dân cho thấy những người trả lời phỏng vấn trực tiếp đa số đều làm nông nghiệp 42,8% trong khi đó tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm 1,2%; công nhân chỉ chiếm khoảng 7,5%, bên cạnh đó các ngành nghề về kinh doanh, dịch vụ lại phát triển khá nhanh (14,2%). Tuy nhiên do đặc thù của công việc phù hợp với khả năng, trình độ của nhiều người (đã được đào tạo) thì số người làm trong các nhà máy, xí nghiệp (công nhân) trong thời gian tới sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này sẽ được chứng minh trong phần sau.
Theo số liệu thống kê của chính quyền xã Ái Quốc hiện tại điạ phương có rất nhiều làng nghề hoạt động tốt ( 116 làng/ 124 làng có nghề ) và có xu hướng phát triển tạo việc làm cho người lao động và tăng thu nhập như làng chế biến nông sản theo hướng công nghiệp ( làng chế biến hành ở Nam Trung). Ngành tiểu thủ công nghiệp không ngừng được phát triển và mở rộng, khuyến khích các cơ sở sản xuất tạo điều kiện và giúp đỡ các hộ tư nhân về vay vốn ngân hàng đầu tư cho việc xây dựng mua sắm thiết bị để sản xuất và chế biến. Nhằm nâng cao hiệu quả các nghề trên địa bàn phát triển mạnh như đồ mộc, cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy, sản xuất gạch không nung. Tổng giá trị nhành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trong năm đạt được 16 tỷ đồng, tăng 2% so với kế hoạch tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Xã Ái Quốc là một địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi, tiêu thụ hàng hoá nhanh, phát triển các ngành nghề phần lớn đạt giá trị cao. Trong xã có 493 hộ làm nghề kinh doanh dịch vụ ở trung tâm xã, trên các trục đường 5A và 183 và 2 chợ tiền Trung và chợ Mét; các nghề như thương nghiệp, giải khát, quán ăn, vận tải ô tô, tàu thuyền, công nông, xe ôm, bốc dỡ. Riêng đối với dịch vụ kinh doanh nhà trọ thì đây đựơc coi là một trong những dịch vụ phát triển nhanh trên địa bàn. Theo số liệu tại địa phương thì chỉ riêng trên địa bàn thôn Tiền Trung đã có tới hơn 100 hộ cho thuê nhà trọ gấp 4-5 lần so với trước khi có sự xuất hiện các khu công nghiệp tại địa phương ( trước đây cũng tại thôn này thì số lượng hộ dân cho thuê trọ chỉ có khoảng trên dưới 20 gia đình ).Ngoài ra các ngành nghề như hàng xay sát, nấu rượu, bún, bánh…đem lại nguồn thu về dịch vụ 19,9 tỷ đồng tăng 4,8% so với kế hoạch và tăng so với năm 2006 là 21,4%.
Theo quan điểm của tác giả thuyết cơ cấu chức năng : “Các địa vị, vị trí xã hội luôn được phân chia phù hợp với năng lực của từng cá nhân. Các công việc nặng nhọc và thu nhập thấp thường được đảm nhận bởi những người xuất thân trong những điều kiện thấp và không có trình độ, họ thường phải đảm nhận những công việc nặng nhọc không đòi hỏi phải được “đào tạo”. Đó là những nghề lao động tự do như thợ xây, bán hàng rong, đồng nát.…số lượng người này chiếm 13,0% những người được hỏi.
Tóm lại do không còn nhiều đất canh tác nên số người làm nông nghiệp đã giảm đi khá nhiều. Phần lớn trong số họ chuyển sang buôn bán, làm thợ thủ công, công nhân hoặc làm các nghề lao động tự do. Vậy sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề có diễn ra đồng bộ và các cơ hội nghề nghiệp có đến với tất cả mọi người dân mất đất với giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, cấu trúc và mức sống gia đình khác nhau là như nhau không ?
Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này theo cơ cấu giới tính, chúng tôi nhận thấy rằng
Bảng 3: Tương quan giữa giới tính và nghề nghiệp của người được hỏi
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp hiện nay của người trả lời
Giới tính người trả lời
Nữ (%)
Nam (%)
Nông nghiệp
44,7
40,4
Tiểu thủ công nghiệp
0,4
2,2
Buôn bán nhỏ
18,7
8,5
Cán bộ viên chức
6,4
7,4
Doanh nhân
0
0,3
Công nhân
7,3
7,7
Lao động tự do
7,7
19,5
Học sinh
0
0,1
Nghề khác
14,5
13,7
Không trả lời
0,2
0
Tổng
100
100
(Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Bảng số liệu trên cho thấy nghề buôn bán có sự khác biệt trong tương quan giữa hai giới; có tới 18,7% nữ giới được hỏi làm buôn bán, dịch vụ trong khi đó chỉ có 8,5% nam giới làm nghề này. Như đã nói ở trên, buôn bán là nghề phù hợp với khả năng của nhiều người; từ những người buôn thúng bán mẹt đến những người mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ. Tuy vậy nó vẫn có sự phân công rõ ràng về giới trong nghề này, nữ giới sẽ có những ưu thế nhất định trong ngành nghề này bởi buôn bán hay kinh doanh luon đòi hỏi một sự nhanh nhậy, linh hoạt, mềm dẻo mà đây được coi là những điểm mạnh của phái nữ. Do vậy mà tất nhiên số lượng nữ giới sẽ chiếm phần nhiều hơn so với nam giới. Nhiều lĩnh vực buôn bán không đòi hỏi trình độ và vốn đầu tư lớn, chỉ cần một chút năng động nắm bắt được thị trường là người bán có thể thu lợi nhuận. Đây cũng là lý do mà ngành nghề kinh doanh buôn bán ngày càng có sức thu hút lớn đối với người dân. Áp dụng lý thuyết hành động xã hội, theo Parson, hành động lựa chọn trên của người dân là hành động dựa theo định hướng “đạt tới – có sẵn”, chủ thể hành động có định hướng, có xem xét đến những đặc điểm của bản thân như giới tính, tuổi, màu da, học vấn…. Những người dân có trình độ khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, giới tính khác nhau thì lựa chọn lĩnh vực kinh doanh khác nhau, mặt hàng kinh doanh khác nhau sao cho phù hợp với mình.
Nông nghiệp vẫn là nghề được hai giới quan tâm, lựa chọn. Hàng động lựa chọn nghề nông theo M. Weber có thể được coi là hành động cổ truyền – hành động tuân thủ theo những tập quán đã được truyền lại từ nghề này sang nghề khác và được thừa nhận trong quá khứ ( nghề nông được coi là một nghề truyền thống của người nông dân từ xa xưa ) nhưng cũng có thể coi là hành động hợp lý so với mục đích – hành động thực hiện với sự cân nhắc, tính toán rằng đây là nghề đem lại thu nhập ổn định, phù hợp với trình độ, khả năng của họ. Cơ cấu giới trong nghề này là khá cân đối, bên cạnh sự cần cù khéo léo của người phụ nữ ( 44,7% ) cũng rất cần tới sự góp mặt của nam giới ( 40,4% ) với những công việc vận chuyển và sự thông minh, sáng tạo của họ. Trên thực tế, chúng ta thấy rất nhiều những tấm gương nông dân là nam giới đã chế tạo ra rất nhiều máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đạt hiệu quả cao.
Công nhân và cán bộ viên chức không có sự khác biệt về giới, bởi hiện nay những ngành nghề này không đòi hỏi cũng như không ưu tiên cho riêng một đối tượng nhất định (chỉ riêng nam hoặc chỉ riêng nữ). Tuy vậy vẫn có sự chênh nhất định đối với giới nam và giới nữ trong các ngành nghề nhất định. Trong một gia đình khi cuộc sống khó khăn để lựa chọn người được đi học (học nghề) thì nam giới thường được ưu tiên hơn, quan niệm truyền thống cho rằng người con gái không cần học nhiều, nên ở nhà và làm các nghề đơn giản ( làm ruộng hay buôn bán nhỏ….) để có thời gian chăm sóc gia đình vì thế nên tỷ lệ người được hỏi làm nông nghiệp là nữ luôn cao hơn ( tuy không nhiều ) so với nam giới. Do những tư tưởng như vậy mà người con trai có nhiều cơ hội thăng tiến cao hơn, bên cạnh đó, do hạn chế về thời gian và sức khoẻ người phụ nữ cũng ít có cơ may kiếm các nghề lao động tự do bên ngoài. Vì thế mà nam giới làm nghề lao động tự do chiếm tỷ lệ cao 19,5% so với 7,7% nữ giới.
Như vậy, nghề nông nghiệp, công nhân và cán bộ viên chức là những nghề thu hút sự tham gia của cả hai giới , cơ cấu giới khá cân bằng; những nghề lao động tự do, tiểu thủ công nghiệp với đặc thù nghề nghiệp đòi hỏi sức khoẻ và thời gian nên nam giới thường làm nhiều hơn, còn nữ giới thường được ưu tiên hơn với ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và không tốn nhiều thời gian như buôn bán nhỏ hay một số nghề khác…. Do đó vấn đề đặt ra là không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà việc làm đó phải thích hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, nâng cao năng suất lao động.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi tiến hành tìm hiểu về nghề nghiệp chính của gia đình đối với những gia đình có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp và những hộ không.
Chuyển giao đất để xây khu công nghiệp
Nghề nghiệp chính của gia đình
Tổng (%)
Thuần nông (%)
Hỗn hợp (%)
Phi nông (%)
Không trả lời (%)
Có
15,5
55,2
28,7
0,6
100
Không
23,7
58,4
17,9
0,4
100
Bảng 4 : Tương quan giữa hộ gia đình có đất bị chuyển giao hay không với nghề nghiệp chính của gia đình
(Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Qua bảng trên cho ta thấy những gia đình có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp chiếm tới hơn một nửa là các gia đình hỗn hợp - 55,2% , trong khi đó các hộ gia đình là thuần nông chiếm không nhiều 15,5%. Do vậy khi tiến hành chuyển giao đất cho các khu công nghiệp thì việc làm của người dân khi được hỏi họ đều nói rằng hài lòng với công việc hiện tại của bản thân. Các hộ gia đình này không chỉ sống nhờ thu nhập từ nông nghiệp mà họ có thể phát triển thêm rất nhiều công việc để nâng cao mức sống như các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các loại hình kinh doanh dịch vụ…. Cũng tương tự như vậy những gia đình không có đất chuyển gaio cho các khu công nghiệp đa phần đều là những gia đình mà nghề nghiệp chính của họ là hỗn hợp - 58,4% . Điều đó cho thấy rằng nghề nghiệp chính của các hộ gia đình tại đây là nghề hỗn hợp - tức là bên cạnh việc phát triển nghề nông các hộ gia đình này vẫn tiếp tục làm thêm các nghề khác để tăng thêm thu nhập. Do vậy khi mà diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhiều không gây ra những ảnh hưởng lớn tới nghề nghiệp của người dân nơi đây. Kiểm định mối liên hệ này cho thấy, có sự liện hệ giữa việc chuyển giao đất để xây khu công nghiệp với nghề nghiệp chính hiện nay của các gia đình ( vì Pearson Chi – Square = 17,173 ; df = 3 ; P – Value = 0,001 < 0,05 ) nhưng mối liên hệ này là mối liên hệ yếu ( Sig = 0,001 ; Cramer’s V = 0,145 ).
Tuy sự ảnh hưởng đó là không lớn nhưng đối với những hộ có đất bị chuyển giao và những hộ không có đất bị chuyển giao thì mức độ hài lòng với công việc hiện nay của họ có tương đương với nhau hay không ?
Mức độ hài lòng với công việc hiện nay của người dân.
Bảng 5: Tương quan giữa hộ gia đình có đất bị chuyển giao hay không với mức độ hài lòng về việc làm hiện nay
(Đơn vị tính : % )
Chuyển giao đất để xây khu công nghiệp
Mức độ hài lòng với việc làm hiện nay
Tổng
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Không ý kiến
Có
3,5
72,2
21,8
2,5
100
không
7,1
73,6
16,7
2,6
100
(Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Do thực tế tại địa phương đó là những gia đình có đất hay không có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp đa số đều là những gia đình mà nghề nghiệp chính của họ là hỗn hợp do vậy mà việc chuyển giao diện tích đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp không gây ra quá nhiều ảnh hưởng tới đời sống của họ. Vì vậy mà khi được hỏi về mức độ hài lòng về công việc hiện nay đối với nhứng gia đình có đất chuyển giao cũng như các gia đình không có đất chuyển giao họ đều có một nhận xét chung là hài lòng với công việc hiện nay, tỷ lệ này chiếm tới 72,2% và 73,6%. Với sự xuất hiện của các khu công nghiệp mới, bên cạnh việc các gia đình đều làm nhiều nghề để kiếm sống , không trông cậy vào riêng nghề nông, bên cạnh đó các khu công ngiệp ra đời tạo thêm 1 lượng lớn công an việc làm cho người dân nơi đây đồng thời kéo theo đó là rất nhiều loại hình dịch vụ phát triển kèm theo tạo điều kiện cho người dân có cơ hội mở rộng thêm nhiều ngành nghề kinh doanh dịch vụ đi kèm. Bởi vậy mà đa số người dân được hỏi cho dù là hộ có đất chuyển giao hay không đều hài lòng với công việc hiện nay của mình. Tuy vậy cũng có không nhỏ những người không hài lòng với công việc hiện nay của bản thân, điều đó đặt ra cho chính quyền địa phương cần có những chính sách hợp lý về việc làm để có thể thu hút việc làm tới tất cả người dân địa phương. Kiểm định mối liên hệ này cho thấy không tồn tại mối liên hệ giữa việc chuyển giao đất để xây dựng khu công nghiệp với mức độ hài lòng với công việc hiện nay của người dân ( Vì P – value = 0,069 > 0,05 ).
Bên cạnh đó để đánh giá mức độ hài lòng với công việc hiện nay của người dân chúng tôi tiến hành tìm hiểu mức độ hài lòng của họ theo cơ cấu nghề nghiệp để nhằm có một cái nhìn toàn diện hơn :
Bảng 6: Tương quan giữa nghề nghiệp chính của gia đình với mức độ hài lòng với việc làm hiện nay
(Đơn vị tính : % )
Nghề nghiệp chính của gia đình
Mức độ hài lòng với việc làm hiện nay
Tổng
Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Không ý kiến
Thuần nông
4,1
68,9
23,6
3,4
100
Hỗn hợp
5,1
74,1
18,2
2,6
100
Phi nông
4,5
73
20,5
2,0
100
(Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Như bao vùng quê khác Hải Dương nói chung và huyện Nam Sách nói riêng đang trên đà phát triển từng bước tiến hành hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từng bước được tiến hành nhằm phù hợp với xu thế phát triển chung của vùng bên cạnh đó vẫn tiếp tục phát triển các ngành nghề truyền thống. Tạo điều kiện về việc làm cho tất cả mọi người dân có cơ hội làm việc và nâng cao mức sống gia đình. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng đa số các gia đình có nghề chính chủ yếu về nông nghiệp ( gia đình thuần nông) khi được hỏi đều cho biết họ hài lòng với việc làm hiện tại của bản thân – 68,9%. Đây được coi là một dấu hiệu khả quan cho sự phát triển kinh tế của huyện Nam Sách đồng thời nó thể hiện những chính sách của đại phương về phát triển kinh tế đặc biệt đối với ngành nghề thuần nông là hợp lý. Bởi Nam Sách được coi là một huyện tương đối phát triển của tỉnh Hải Dương về các ngành nghề phi nông như với các loại hình dịch vụ đa dạng do đặc trưng của vùng là nơi có các khu công nghiệp mới mở. Trước đây người dân của huyện sống chủ yếu bằng nghề nông do vậy khi mà một diện tích lớn đất nông nghiệp được chuyển giao cho các khu công nghiệp, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây, tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi cho thấy đây lại là những ảnh hưởng tích cực tới đối với nghề nghiệp của các hộ gia đình, họ không hề bị động mà vẫn tiếp tục phát triển ngành nghề của mình theo nhiều hướng mới với sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, những gia đình hỗn hợp hay phi nông đều cho thấy sự hài lòng với công việc hiện nay của họ là khá cao lần lượt là 74,1% và 73% . Điều đó cho thấy rằng chính sách phát triển kinh tế của chính quyền địa phương là khá tốt , người dân khi được hỏi cho dù ở ngành nghề nào đều cho rằng họ hài lòng với công việc hiện nay của mình. Tuy vậy cũng còn một số không nhỏ người dân trên dưới 20% ở tất cả các ngành nghề không hài lòng với công việc hiện nay của mình. Có thể do trình độ học vấn của họ có hạn chế hoặc do số lượng công việc tại địa phương chưa đủ đáp ứng hết tất cả nhu cầu của người dân. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cần có những nghiên cứu cụ thể để có thể tạo cơ hội cho mọi người có thể tìm kiếm những công việc phù hợp với bản thân. Kiểm định mối liên hệ này cho thấy rõ ràng không có mối liên hệ giữa mức độ hài lòng với công việc hiện nay với những nghề nghiệp chính của các hộ gia đình , những hộ thuần nông, hỗn hợp hay phi nông đều cho thấy mức độ hài lòng với công việc hiên nay của họ không có sự phân biệt rõ giữa từng ngành nghề của các hộ gia đình ( vì P – value = 0,092 > 0,05 ).
2.2. Mức sống của các gia đình sau khi bàn giao đất cho địa phương.
Như đã nói ở trên đa số những người dân từ những gia đình có đất chuyển giao cho đến những gia đình không có đất chuyển giao đều rất hài lòng về công việc hiện nay của bản thân, vậy mức sống của các gia đình đó có sự thay đổi từ khi tiến hành bàn giao đất hay không ? Ta cùng xem kết quả khảo sát sau :
Bảng 7: Tương quan giữa hộ gia đình có đất bị chuyển giao hay không với những thay đổi về mức sống từ năm 2003 đến nay
(Đơn vị tính : % )
Chuyển giao đất để xây khu công nghiệp
Thay đổi mức sống từ năm 2003 đến nay
Tổng
Tăng lên
Giảm đi
Không thay đổi
Không trả lời
Có
40,7
14,2
44,9
0,2
100
không
49,5
7,7
42,8
0
100
Qua bảng số liệu trên cho thấy phần nhiều những hộ gia đình có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp cho rằng mức sống của họ không thay đổi so với trước kia - 44,9 % . Có thể giải thích cho lý do này đó là phần lớn các hộ gia đình tại huyện Nam Sách là những hộ gia đình có ngành nghề là hỗn hợp ( sự kết hợp giữa nông nghiệp và một số ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ….) do vậy khi có một diện tích đất nông nghiệp chuyển giao cho các khu công nghiệp thì nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới đời sống cũng như mức sống của người dân nơi đây – đây phần lớn là những gia đình làm nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy mà khi các khu công nghiệp xuất hiện haydiện tích đất bị thu hẹp không ảnh hưởng nhiều tới mức sống của họ. Tuy vậy cũng có không ít những gia đình nhanh nhậy trong làm ăn đã tranh thủ sự thay đổi này ; họ chuyển sang các ngành nghề kinh doanh dịch vụ còn khá mới mẻ tại địa phương và nhanh chóng thu được những kết quả đáng kể. Bởi vậy mà cũng có tới 40,7% những gia đình có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp cho rằng mức sống của gia đình họ đã tăng lên kể từ khi tiến hành giao đất cho địa phương.
Còn đối với những hỗ gia đình không chuyển giao đất cho khu công nghiệp thì ngược lại. Có tới 49,5% hộ gia đình cho rằng mức sống của họ tăng lên kể từ khi có sự kiện chuyển giao đất tại địa phwong mặc dù họ không có đất trong diện chuyển giao. Điều này có thể được lý giải như sau đối với những hộ không có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp đa phần họ đều là những hộ gia đình phi nông. Do vậy khi hiện tượng chuyển giao đất cho các khu công nghiệp diễn ra tại địa phương không gây những ảnh hưởng không tốt tới nghề nghiệp của họ mà ngược lại. Tạo điều kiện cho các gia đình này phát triển các ngành nghề kinh doanh dịch vụ hay có người thân được nhận vào làm tại các khu công nghiệp. Đời sống được cải thiện đáng kể tuy vậy vẫn có một bộ phận gia đình cho rằng mức sống của họ không thay đổi 42,8%. Đây có thể là một bộ phận gia đình vẫn sống bằng nghề truyền thống trước đây như các nghề về tiểu thủ công nghiệp hoặc do họ làm ăn không có hiệu quả, không tận dụng được những cơ hội việc làm mới đến tại địa phương. Đây được coi là vấn đề quan trọng cho các nhà chức trách địa phương trong việc nâng cao mức sống một cách đồng đều và hiệu quả đối với mỗi người dân. Kiểm định mối liên hệ này cho thấy có sự liên hệ giữa việc chuyển giao đất để xây dựng khu công nghiệp với mức sống của các hộ gia đình từ năm 2003 đến nay ( vì Pearson Chi – Square = 10,236 ; df = 3 ; P – value = 0,017 < 0,05) ; nhưng mối liên hệ này là mối liên hệ yếu ( Sig = 0,017 ; Cramer’s V = 0,112 ).
2.3. Xu hướng cơ cấu việc làm của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách. tỉnh Hải Dương sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp trong thời gian tới.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Dương có khoảng trên 80 doanh nghiệp nước ngoàim cùng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như khu: khu công nghiệp Tàu thuỷ, khu công nghiệp Nam Sách, khu công nghiệp Phú Thái, khu công nghiệp Đại An …. Và 7 công ty được Bộ lao động – thương binh xã hội giới thiệu về tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở Malaysia và Đài Loan là các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn. Các doanh nghiệp tư nhân nằm trên địa bàn huyện cũng được đầu tư hình thành, chủ yếu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH01 (2).doc