Trước lớp báo ân báo oán, Nguyễn Du hãy còn bắt Bạc Hạnh thề và lần này thì tác giả còn vẽ cảmột cảnh bày biện thờ cúng:
“Một nhà dọn dẹp linh đình
Quét sân, đặc trác, rửa bình, thắp nhang
Bạc Sinh quỳ xuống vội vàng
Quá lời nguyện hết Thành Hoàng, Thổ Công”
Dọn dẹp thì rất sang trọng, công phu, thề thì rất nhanh, chỉ trỏ bông lông bao la cho qua chuyện, Mã Giám Sinh, Tú bà thề còn mượn đến “ cấp cao” là trời đất còn Bạc bà, Bạc hạnh cuối mẻ thề chỉ mượn đến “ cấp dưới” là Thành Hoàng, Thổ Công, nhưng lại “ quá lời” một sống hai chết ! Nguyễn Du không chỉ dựng lên một mẻ thề mà dựng lên một cảnh tương phản giữa hình thức bày biện kỹ lưỡng, rềnh ràng với nội dung thề thốt qua loa, đó là điều vô lí không thể hiểu được trong xã hội suy tàn. Sự tương phản ấy vừa có ý nghĩa xã hội sâu sắc, vừa là một sự trào phúng, đả kích “ Quá lời nguyện hết Thành hoàng, Thổ công” là một sáng tạo nên tiếng cười trong ca dao lẫn người bình dân Việt Nam. Nãy giờ quên mất anh chàng sở khanh:
“ Sở khanh lên tiếng rêu rao
Nọ nghe rằng có con nào ở đây”
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9815 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng văn học dân gian với văn học viết Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
û trang giấy viết của Nguyễn Du ấy! Tuy nhiên xã hội ta vẫn chưa diệt hết hạng người áy, chứng cứ sống dai khiến người ta nhớ như in dáng điệu không lẫn vào đâu “Thoắt trông nhờn nhợt màu da/Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao” của mụ! Không còn cô Hoạn Thư trong cái cách sai tay chân đi đốt nhà, bắt người về hành hạ nhưng cái mưu mô của mụ thì quả là sâu sắc, khi ta cợt nghĩ đến vẫn còn “sởn da gà”. Nhân vật Hoạn Thư là một sáng tạo thật ly kì, thật hiếm có nhưng lại rất thật! Nhưng nếu cuộc đời ta đang xây dựng không còn những anh Thúc Sinh thì không bao giờ còn mụ Hoạn Thư! Cái anh Thúc Sinh sợ vợ, không chút khí phách đàn ông nhưng lại tốt bụng hiền lành. Còn cái tên “Sở Khanh, thật đúng với cái tên của hắn. Từ anh Sở Khanh cưỡi ngựa chuồn mất trong “Truyện Kiều” đến những anh Sở Khanh trong đời thường không đi ngựa mà đi bộ, đi xe đạp hay ô tô mà người ta vẫn cứ nhớ cái “Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào!” Bỡi nó rất điển hình cho tính “anh hùng rơm” của gã, chỉ biết đấm ngực kêu thời nhưng rốt cuộc chỉ là cái mắt mo mà nàng Kiều muốn lờ đi.
Nếu nói về cách sử dụng ngôn từ, ca dao , tục ngữ một cách nhuần nhuyễn trong tác phẩm “Truyện Kiều” thì không thể tìm người thứ hai ngoài Nguyễn Du. Tôi lấy ví dung trong đoạn trích” Chị Em Thuý Kiều”
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làm thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen tha thắm liểu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”
Chỉ trong sáu câu thơ mà Nguyễn Du sử dụng một điển tích và hai hình ảnh ẩn dụ. Nguyễn Du sử dụng điển tích “nghiêng nước nghiêng thành” để phụ hoạ làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều, khiến nười ta cũng phải say mê đến nổi mất thành, mất nước.
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”, lại một hình ảnh ẩn dụ miêu tả vẻ đẹp trời cho của nàng, đôi mắt đẹp, trong sáng như nước mùa thu, lông mày như nét của mùa xuân. Chả thế mà đến thiên nhiên cũng phải “Hoa ghen”, “liễu hờn”. Các bức tranh của Nguyễn Du mang cái đặc tính và nhưựoc điểm của văn chương cổ điển: tả người một cách tuyệt đối hoá, tất phải đẹp nhất và tài nhất, đàn ông thì văn chương nết đất, thông minh tính trời còn đàn bà thì “sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”. Tuy nhiên, Nguyễn Du có phóng đại về nội dung, mà hình thức văn thì kiệm, ít lời nhiều chất thể nên người đọc vẫn còn thấy phải chăng.
Còn Thuý Vân:
“Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
“Thốt” cũng có nghĩa là nói, nhưng nếu để “Hoa cười ngọc nói” thì chữ “ Nói” bị ảnh hưởng của chữ cười, thế thì hoá ra “Cười nói” mà cười nói nói chẳng hoá ra nói nhiều. Chữ “ Thốt” là thỉnh thoảng mới nói ( Lấy từ câu tục ngữ “ Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe” ) đáng mới nói, nghĩ rồi mới thốt ra, có thể mới “ Đoan trang”. Thuý Vân cũng rất đẹp, điều đó không còn bàn cãi gì nữa, nhưng lại đẹp một cách phúc hậu “Khuôn trăng đầy đặn” nói nôn na ra là “Phinh phính đôi má bánh đúc”, cho nên “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” thua xong, nhường xong là yên ổn. Còn Thuý Kiều cũng rất đẹp nhưng đẹp theo lối “Chim sa cá lặn” ( Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh ). Hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải kém Thuý Kiều, chúng nó “hờn”, “ghen” và chúng sẽ trả thù và nàng Kiều sẽ phải lắm phen long đong, lận đận, truân chuyên với chúng! Thật là một kết quả dự báo gần như là chính xác đối với thời điểm đó!
- Điển tích mà Nguyễn Du sử dụng trong tác phẩm của mình không phải lời ít, mà ngược lại rất phong phú đằng khác. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, mở đầu là câu “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân”. Điển tích mà Nguyễn Du sử dụng ở đây là điển tích “Khoá xuân toả nhị Kiều” nói về việc vua Tần cho bắt nhốt hai người con gái đẹp nhất là Đại Kiều và Tiểu Kiều vào trong cung để họ phải chết mòn mỏi. Không biết là hữu hay vô ý mà cô Kiều của chúng ta lại có tên giống hệt người con gái trong điển tích. Há chẳng phải Nguyễn Du có ý rằng nàng Kiều sau lần tự tử không chất, bị mụ Tú giam vào lầu Ngưng Bích như “cá cắn câu”, “chim vào lồng” đó sao? Hay điển tích “Sân Lai” trong câu “Sân Lai cách mấy nắng mưa” (Lão Lai Tử dù đã có tuổi nhưng vẫn còn mặc áo sặc sỡ để mua vui cho cha mẹ) cũng thể hiện được sự hiếu thuận của nàng Kiều, một lòng hướng về cha mẹ hay sao? Còn trong đoạn:
“Nàng rằng: nghĩa nặng nhìn non
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?”
“Sâm Thương” chính là sao Kim, một hành tinh trong hệ Mặt Trời, nhưng người xưa cho là hai ngôi sao, một ở phía đông và một ở phía tây, sao này mọc, sao kia lăn. Nguyễn Du dùng “Sâm Thương” để chỉ sự cách biệt không bao giờ gặp nhau giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh. Thúc Sinh đi rồi, Kiều không thể nào làm “vẹn chữ lòng”. “Người cũ” và “cố nhân” đều đồng nghĩa với nhau và đều chỉ Thúc Sinh, thể hiện sự biết ơn của nàng trước hành động nghĩa hiệp của Sinh: cứu nàng ra khỏi lầu xah lần thứ nhất.
- Do có cả một thời gian chỉ sống giữa nhân dân cho nên Nguyễn Du có hẳn cảmột kho tục ngữ, ca dao để vận dụng vào trong thơ của mình. Ví như đoạn Thuý Kiều gợi nhắc đến Hoạn Thư trong lúc đối thoại với Thúc Sinh trong đoạn trích “Thuý kiều báo ân, báo oán”
“Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng thoả nghĩa sâu cho vừa”
Nhắc đến Thúc Sinh, Kiều không thể không nhớ đến ả Hoạn Thư, cái kẻ đã cho bọn ưng, Khuyển đốt nhà, bắt cóc nàng về để đánh ghen. Khi cái anh chàng sợ vợ kia đã nói thực lòng mình:
“Liệu mà cao chạy xa bay
Ái ân ta có ngần này mà thôi”
thì cũng chính là lúc mà nàng Kiều bắt đầu cho một đời làm a hoàn, hoa nô cho nhà họ Hoạn. Ả năm lần bảy lượt hành hạ Kiều một cách khốc liệt nhất, bắt nang đánh đàn cho hai vợ chồng ả nghe, nhưng thực ra:
“Cùng trong một tiếng tơ đồng
người ngoài cười nụ người trong khóc thầm”
Kiều hầu rượu cho vợ chồng Hoạn Thư:
“Vợ chòng chén tạc chén thù
Bắt nàng đứng chực tri hồ hai nơi”
“Hai nơi” chứ không phải “một nơi” đâu! Tức là phải đi đi lại lại để phục vụ rượu cho vợ chồng ả, hết bên chồng lại bên vợ. Mới chỉ có bấy nhiêu thôi mà ta cũng có thể đánh giá được bản chất của ả, một kẻ “quỷ quái tinh ma:, toàn dùng những thủ đoạn cay nhất, độc nhất để đánh ghen. Song, “phen” này thì ả đừng thoát khỏi tay Kiều (kẻ cắp bà già gặp nhau), Kiều sẽ trả thù, trả thù tất cả những gì mà ả đã “ban” cho nàng (Mưu Sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa). Lạinói thêm về ả Hoạn Thư, nhất là về thế ghen đặc biệt của Hoạn Thư, Nguyễn Du đặt trong ý nghĩ của Thuý Kiều, khi vợ chồng Thúc Sinh đã vào chung gối loan phòng, và nàng đã thức đêm suy nghĩ:
“Bây giờ mới rõ tăm hơi
Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen!”
Người ta nói nhà sư, nhà báo, nhà giáo, nhà văn; còn Nguyễn Công Trứ gọi các kép đàn, đào hát là “một lũ nhà tơ – ngồi chờ quan lớn”, trong khi dưới con mắt của Nguyễn Du là một “nhà ghen” (vốn dòng họ Hoạn ghen gia/con quan lại bộ, tên là Hoạn Thư). Là một “ghen gia” đã thành “nhà” rồi! Cái thể thức đánh ghen của Hoạn Thư thật là là một sáng tạo ít có trong văn học thế giới, trước hết là một sáng tạo của Thanh Tâm Tài Nhân và là của Nguyễn Du. Và cái cuộc đánh ghen ấy là:
“Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao”
Thành ngữ “Giết người không dao” để ám chỉ những kẻ tàn nhẫn, khốc liệt mà “giết người” đến độ “không dao” thì quả là một “cao thủ” hiếm có. Đối với Hoạn Thư cũng vậy, ả cho người nhà đến bắt Kiều về để đánh ghen mà đánh ghen một cách rất cay độc, lúc thì bắt làm hoa nô, lúc thì hầu rượu, đánh đàn cho vợ chồng Thúc Sinh nghe, lúc thì làm người chép kinh ở gác Quan Aâm. Mọi mưu kế của ả đều toan tính trong bụng:
“Lo gì việc ấy mà lo
Kiến trong miệng chén có bò đi đâu”
Lại thêm một thành ngữ nữa “Kiến bò miệng chén” ám chỉ cái cách hành hạ dã man, không chút thương tiếc của Hoạn Thư dành cho Kiều. Có câu chép “Lại bò đi đâu”. Từ “lại” nghĩa là “mà lại” – Kiến trong miệng chén mà lại bò đi đâu? Còn từ “có” nghĩa là: không thể bò đi đằng nào được “đã bỏ vào hòm, khoá rồi, có ai lấy được!” “Có bò đi đâu” là cái tư thế chòm chõm nắm chắc trong tay văn tự ruộng của anh nông dân của tên địa chủ giống như Hoạn Thư đã giữ chắc được Thuý Kiều trongtay mà không lo sợ gì cả.
Nàng Thứy Kiều bị Hoạn Thư truyền gọi ra lạy mừng Thúc Sinh mới về:
“Phải rằng nắng quáng đèn loà
rõ ràng ngồi đó chăng là Thúc Sinh?”
Nàng Kiều không giơ hai tay lên dụi mắt, nhưng Nguyễn Du thực chất miêu tả nàng như vậy. Tản Đà chú giải: “Nắng quáng đèn loà” cũng như nói rõ “Rõ nàng mở mắt mà ngờ chiêm bao” và hạ cữ “chăng” tức là nghi vấn thì hợp lý hơn chứ dùng chữ “chẳng” hơi thiên về khẳng định e không hợp Nàng Kiều vừa bước vừa nghĩ, đến khi gần rồi mới “cúi đầu nép xuống sân mai một chiều” thì anh chàng Thúc Sinh của chúng ta mới ngã người:
“Sinh đà phách lạc hồn xiêu
thương ôi chẳng phải nàng Kiều ở đây?”
Câu này sử dụng chữ “chẳng” mới hợp lý, đúng theo luật âm thanh của thơ lục bắt. Từ “chăng” mà đưa tới “chẳng” thì bút pháp quả thật tài tình! Còn từ “đà” tương với từ “đã”, nhưng trong câu:
“Vửa nhà dù tính về sau
Thì đà em đó, lọ cầu chị đây”
Có bản chép “thì còn em đó”, “đa”ø là đã có rồi . nếu Kim Trọng muốn lấy vợ, thì còn em đó, có thể lấy được. Đằng này Kim Trọng đã lấy Thuý Vân rồi thì còn đặt từ “còn” vào đấy chi nữa!
Còn khi miêu tả về “bà chị” Tú Bà, Nguyễn Du có viết:
“Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao”
không nên sửa “ăn chi” thành “ăn gì” nghe không hay, vả lại nếu đọc “ăn gì” thì có tới 3 dấu huyền ở những vị trí nặng nề. Về phần đẫy đà, mụ Tú bà có hai dấu huyền đè nặng xuống và về phần cao lớn của mụ thì mấy tiếng “ăn chi cao” đã khiến mụ dong dỏng phần nào. Và cái đoạn mụ Tú Bà nổi cơn tam bành, rút roi đa định sấn lại đánh Thuý Kiều như tôi đã nói nói ở trên cho thấy Nguyễn Du không những là một nhà thơ mà còn là một nhà viết kịch giỏi. Tưởng như xỉa xói văng nước bọt, nói thật nhanh không kịp thở, không hề hạ giọng mà một mực đưa lên cao trào. Thật là một con người ăn để “đẫy đà”, có hơi để mà xỉa xói, chèn ép chị em!
“Chẳng ngờ: gã mã Giám Sinh
vẫn là một đứa phong tình đã quen”
Tản Đà bình luận: chữ “gã” ở đây thật mới, mà nghĩ ra không thể đặt chữ gì hơn. chữ “đứa” cũng mới, đi cùng với chữ “gã” thiệt hay. Chữ “gã” là một “y” (theo tiếng Nam bộ), ngồi thứ ba chưa phải là khinh, nhưng rõ ràng không trọng chút nào, chữ “đứa” thật sự đã khinh bỉ.
Trước lớp báo ân báo oán, Nguyễn Du hãy còn bắt Bạc Hạnh thề và lần này thì tác giả còn vẽ cảmột cảnh bày biện thờ cúng:
“Một nhà dọn dẹp linh đình
Quét sân, đặc trác, rửa bình, thắp nhang
Bạc Sinh quỳ xuống vội vàng
Quá lời nguyện hết Thành Hoàng, Thổ Công”
Dọn dẹp thì rất sang trọng, công phu, thề thì rất nhanh, chỉ trỏ bông lông bao la cho qua chuyện, Mã Giám Sinh, Tú bà thề còn mượn đến “ cấp cao” là trời đất còn Bạc bà, Bạc hạnh cuối mẻ thề chỉ mượn đến “ cấp dưới” là Thành Hoàng, Thổ Công, nhưng lại “ quá lời” một sống hai chết ! Nguyễn Du không chỉ dựng lên một mẻ thề mà dựng lên một cảnh tương phản giữa hình thức bày biện kỹ lưỡng, rềnh ràng với nội dung thề thốt qua loa, đó là điều vô lí không thể hiểu được trong xã hội suy tàn. Sự tương phản ấy vừa có ý nghĩa xã hội sâu sắc, vừa là một sự trào phúng, đả kích “ Quá lời nguyện hết Thành hoàng, Thổ công” là một sáng tạo nên tiếng cười trong ca dao lẫn người bình dân Việt Nam. Nãy giờ quên mất anh chàng sở khanh:
“ Sở khanh lên tiếng rêu rao
Nọ nghe rằng có con nào ở đây”
Có bản chép “ rằng nghe mới có”. Đang tự nhiên một câu hay “ Nọ nghe rằng có con nào ở đây” chỉ một cái nhạc điệu câu thơ, với cái tiếng “ nọ” ( này nọ, kia nọ, phủ lý nọ) cũng đủ thấy giọng sở khanh muốn cà khia! Người ta thường nói “ nay nghe”, do đó cũng có thể nói là “ nọ nghe”, mặt khác, bảo “ con nào” là rất khinh bỉ, đó là một con chẳng ai thèm biết, lại thêm tiếng “ đây” vào nữa thì đủ độ “ nọ, nào, đây”. Chỉ có thể không hiểu biến hoá ấy thì mới sử dụng “ Rằng nghe mới có”, một câu trơn tuột, không cá thể hoá !
“ Vắng nhà được buổi hôm nay
Dấy lòng gọi chút sang đây tạ lòng”
Thử thay đổi từ “ sang “ bằng “ ra “ thì đôi trai gái chẳng còn ra thể thống gì nữa. Đúng là “ liễu ngõ tường hoa tường rồi, liễu mọc ngay ở ngõ, hoa thời ngay trên tường, có sát sạt như thế thò mới “ ra đây” một cách chóng váng như thế. “sang đây tạ lòng” là phải cất công đi sang, vả lại lần Kiều đến thăm Kim Trọng thì ít nhất đường đủ dài để mà “ sang” chứ không phải làm một cái “ xoẹt” mà “ ra đây” ngay tức khắc ! Với lại “ tạ lòng” kia mà, muốn tạ lòng thì không khí phải trang trọng, phải sang đây chứ đừng “ ra đây” ( hơi mất lịch sự ).
Kiều tạ ơn trước Từ Hải :
“ Khắc xương ghi dạ xiết chi
Dễ đêm gan góc đền nghì trời mây”
“ Khắc xương ghi dạ” cũng đồng nghĩa với “ chạm xương chép dạ”. Nhưng “khắc xương” là khắc vào xương, nghĩ cũng hơi quá mà lại thay bằng “ chạm” vào xương thì quả là một thứ tiểu xảo lố bịch “ khắc ơn” thì nghe nói chứ “ chạm ơn” thì chưa bao giờ, chả lẽ lại chạm vào xương “ Ghi dạ” là vừa “ ghi” là động tác vừa nói, vừa ghi lại kết quả chứ “ chép” thì chẳng hoá ra “ photocoppy” một cách y chăng hay sao ?
“ Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Nhờ cậy mà không áp đặt vì đây là duyên không thể áp đặt : tình duyên cho nên dù là chị em thân thiết nhưng Kiều đặt Vân vào một mối quan hệ ngang hàng, bình đẳng, có khi còn hơn thế nữa. “ cậy” là tin cậy, nhờ cậy. Nó đòi hỏi sự gắng gỏi, nhọc lòng, người được trao phải dốc kiệt sức mới mong làm được. Chỉ cần thay một từ đồng nghĩa như từ “ nhờ” thì câu thơ mất ngay trọng lượng. Từ “ chịu” cũng vậy, từ “ nhận” chẳng hạn cũng nhận lấy kết quả như trên. Aáy là chưa nói đến từ “Thưa” (hàm nghĩa rộng là “ Nói “ ) bình thường, “ Thưa” dùng dể giao tiếp giữa kẻ dưới với người bề trên nhưng vào hoàn cảnh này thì đối với nàng Kiều, ai giúp được mình thì đó là người trên bất kể là chi hay em. Với từ “ lạy” ở câu dưới, không phải là vái lạy mà lạy van xin, kết hợp với từ “cậy “ nó tạo thnàh một câu hoàn chỉnh : “ Chị xin em, chị lạy em, em có thương chị thì giúp chị hoàn thành lời đính ước giữa chi với Kim Trọng”. Chỉ cần hai câu mà Thuý Kiều đã nhờ em mình làm hộ công việc, thật là dài!
Báo thể thao và văn hoá số ra ngày 29 – 7 – 2006 có viết : “ Trước đây nhà thơ Tế Hanh từng có bài thơ, đại ý kể lại chuyện : Trong một lần về Nghi Xuân – Hà Tĩnh – quê hương đại thi hào Nguyễn Du, khi ông hỏi một bà ụ rằng nhà cụ Nguyễn ở đâu, bà cụ ngơ ngác hỏi lại : “ Nguyễn Du nào?” ông mới nói : Người đã viết “ Truyện Kiều”, tức thì bà cụ “ à lên” bảo : “ Thế thì đi đường này, bác theo tôi”. Và tác giả bài thơ kết luận : “ Người ta có thể quên đến người làm thơ, nhưng đừng để quên thơ”. Đấy, hẳn mọi người đã thấy được sức lan toả của “ Truyện Kiều” trong tầng lớp bình dân, hàng trăm câu Kiều đã thành tục ngữ từ lúc nào không hay. Không những “ Trăm năm tính cuộc vuông tròn/phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”, “Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay”, “ Mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vào”, “ Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”… màn hững tình tứ tinh vi, khuất khúc nhất của con người “ Vui là vui ngượng kẻo mà’’, “ Chiều lòng gọi chút xướng tuỳ mảy may”, “ Bâng khuâng duyên mới, ngậm ngùi tình xưa”… cũng đã thành tục ngữ. Cho đến phòng cảnh trong “ Truyện Kiều” cũng trở thành tục ngữ bởi những từ ngữ mà Nguyễn Du sử dụng hầu hết đều quá ư gần gũi với nhân dân, có khi sử dụng những âm từ gần gúi với nhân dân và bởi dễ học thuộc lòng nên người ta mới đem ra nói! Đến khi, kết thúc “ Truyện kiều”, Nguyễn Du vẫn cho là :
“Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh”
Tác giả cho rằng đó chỉ là “ lời quê”, là do “ chắp nhặt dông dài” để “ mua vui một vài trống canh” mà thôi. Thực sự, muốn bình luận những vần thơ, ý thơ sâu sắc, được tác giả dày công sàng lọc, chọn lọc thì cũng phải bỏ ra nhiều công sức. Nhưng Nguyễn Du lại hồn nhiên “ Nãy giờ tôi làm việc không đáng kể” trong khi người bình luận đã thấm mệt, như chưa đổ một tí mồ hôi nào cả ! Như chừng còn có thể viết một truyện dài như thế nữa ! Người mua bao đường kiếm sắc sảo mà chỉ như đi vài bước sơ sài mua vui. Chứng tỏ viết “ Kiều” đối với tác giả chưa phải đã cạn hết sức lực, chưa cạn ý tình ! Quả thật, cuộc sống gần với nhân dân đã góp vào “Truyện Kiều” một sức mạnh không nhỏ để có thể tạo nên tiếng vang còn vang đến tận bây giờ.
2) Thơ Hồ Xuân Hương mang đậm chất dân gian :
Có thể nói Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hết sức độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam. Mặcd ù có những quan điểm đánh giá Hồ Xuân Hương hết sức khác nhau, như cho rằng “ thi trung hữu quỷ”, rằng thơ bà “ tục tĩu” hoặc Hồ Xuân Hương “ nhà thơ cách mạng” “ bà chúa thơ nôm”…nhưng tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất một quan điểm thơ Hồ Xuân Hương rất đậm đà sắc thái dan gian Hồ Xuân Hương đã vận dụng tuyệt dối mọi hình thức vốn có của văn học dân gian vào thơ của mình về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
1) Chất dân gian trong thơ của Hồ Xuân Hương về nội dung được bà thể hiện ở 3 hệ thống đề tài như : về loại người “ có học”, về nhà chùa và về người phụ nữ.
a. Về đề tài người có học :
Dân ta hiếu học và kính trọng người học, người học dốt không phải là đối tượng để dân gian đả kích. Họ ghét là những kẻ “ xấu nói tốt, dốt nói chữ”. Thà dốt đặc còn hơn hay chữ lóng. Như vậy thực chất đối tượng phê phán của dân gian là bọn đạo đức giả : dốt nát nhưng hay hợm mình khoe khoang, trong bụng chẳng mấy chữ mà ngạo. Bà Hồ Xuân Hương đã bắt được cái cảm và cái nghĩ đó của dân gian và thể hiện ra bằng thơ. Bà gọi lũ hay chữ lỏng ấy là đàn thằng ngọng trong bài thơ:
“ Một đàn thằng ngọng nỉ xem chuông. Chúng bảo nhau rằng : ấy ái uông” Vì thế mà Hồ Xuân Hương tỏ ra khinh bỉ, xem thường bọn người ấy :
“ Khéo léo đi đâi lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ”
Đó là những hang mạt trong giới “ có học”. Nhân cách các bậc hiền triết quân tử cũng chẳng còn gì “ phường lối tóc” tuy chữ nghĩa có nhiều hơn dù cho chúng văn chương chữ nghĩa “ bề bề” ra đấy nhưng khi thấy người ta chẳng may nằm “ hớ hênh ra” thì cũng như gà mắc tóc. Điều đó mâu thuẫn giữa phép tắc, nhu cầu thường tình của tạo hoá khiến chúng không thể dứt ra được.
“Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở, ở không xong”.
( Thiếu nữ ngủ ngày)
Ở đây, tiếng cười của Xuân Hương không phải là tiếng cường chỉ có tiêu huỷ. Mà ở đây bà muốn khẳng định một cái gì đó trong sự phủ định này. Điều ấy rất giống với tiếng cười dân gian. Rõ ràng là cái nghĩ, cái cảm của Hồ Xuân Hương và cái cảm, cái nghĩ của dân gian đã hoà cùng một nhịp.
b. Về đề tài nhà chùa :
Dân gian quan niệm khác với Nho giáo, họ không ghét đạo phật, thậm chí còn ngưỡng mộ, nhưng dân gian lại ghét cay ghét đắng bọn buôn thân bán Phật.
Có lẽ thờ Phật mà còn định bán cả Phật đường, nào thanh cao, não bạt, hộ pháp, thậm chí bán cả chùa để lấy tiền nộp chep cưới vợ. Hồ Xuân Hương khai thác đề tài này theo cảm hướng dân gian đó. Bà thấy chùa chiền, sư sãi sao mà kỳ quặc.
“ Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm
vãi nấp sau lưng sáu, bảy bà”
Quán Sứ, trung tâm tu hành lớn nhất giữa thàng Thăng Long chẳng còn tôn nghiêm chút nào :
“ Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?
Chầy kinh tiểu để suông không đấm
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo
Sáng banh không kẻ khuya tang mít
Trưa trật nào ai móc kẽ rêu…”
Hay “ Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Vị gì một chút tẻo tèo teo”
Thế là bà buông ra một lời chửi đổng rất dân gian và cũng rất Hồ Xuân Hương.
“ Cha kiếp đường tu sao lắt léo”
đã thế Hồ Xuân Hương lại như thương xót cho cái đầu không tóc bị ong châm kia, mà chửi con ong tai ác nọ :
“ Bá ngọ con ong bé cái nhầm !”
Đó là cách châm biếm hết sức độc đáo của Hồ Xuân Hương.
Chủ nghĩa nhân đạo thì địch với chủ nghĩa cấm dục tôn giáo, thù địch với thói đạo đức giả đã khiến Hồ Xuân Hương đưa những cảm hứng dân gian không được giai cấp thống trị thừa nhận vào thơ chính thức. Đó cũng là nét riêng của Hồ Xuân Hương. Bà đã tiếp tục tiếng cười dân gian một cách thành công.
c. Về đề tài người phụ nữ :
Trong ca dao, khi nói về mình người phụ nữ thường xưng hô ở địa vị thấp hơn người đàn ông : em, thiếp…… Hồ Xuân Hương là người đầu tiên làm cuộc cách mạng trong quan điểm này. Trong cảnh ngộ “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, lễ giáo phong kiến bắt người phụ nữ phải “ phu xướng phụ tuỳ”. Dân gian thì ngược lại, không chấp nhận và nói thẳng :
“ Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây”
Nói vậy thôi chứ gỡ khỏi cáo “ nợ đời” không dễ gì. May chi kẻ vũ phu nọ chết đi mới thoát nợ. Hồ Xuân Hương cũng nghĩ vậy nên khi ông Tổng Cóc chết, bà như trút một gánh nặng :
“ Vàng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi”
Ngoài ra, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ là điều khẳng định. Thế nhưng ca dao hay than cho phẩm hạnh của họ bị vùi dập hoặc “ thơm cho ai biết, ngát lừng cho ai hay”. Uân Hương không chỉ ca ngợi cái đẹp tiềm tàng, cái đẹp về nội dung của người phụ nữ như ca dao, mà còn ca ngợi cái đẹp hài hoà giữa tâm hồn và thể chất, giữa nội dung và hình thức của họ.
“ Hỏi bao nhiêu tuổi, hỡi cô mình?
Chị cũng xinh, mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh”
Đó là cái đẹp tinh khiết, có thể nói là cái đẹp “ vĩnh cửu”. Ta còn bắt gặp cái đẹp “ thanh tân”, đẹp “ lạ lùng” trong thơ bà. Đây là đẹp như tròn trịa mà không kém phần cứng cỏi kiểu Hồ Xuân Hương.
Hay : “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Ở bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã sử dụng công thức “ thân em” để nói lên thân phận của người con gái bình dân, của một kiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng văn học dân gian với văn học viết việt nam.doc