LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3
1.1. Các khái niệm liên quan đến hạch toán quản lý môi trường 3
1.2. Khái niệm hạch toán quản lý môi trường 6
1.3. Tổng quan hiện trạng ứng dụng phương pháp luận hạch toán quản lý môi trường . 9
1.3.1. Những ứng dụng hạch toán quản lý môi trường trên thế giới 9
1.3.2. Những ứng dụng hạch toán quản lý môi trương tại Việt Nam 15
1.4. Hạch toán truyền thống 15
1.4.1. Những ưu điểm của hạch toán truyền thống 16
1.4.2. Những nhược điểm của hạch toán truyền thống 18
1.5. Nội dung hạch toán quản lý môi trường 20
CHƯƠNG 2: HẠCH TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG 25
2.1. Chi phí môi trường và cách xác định 25
2.1.1. Sự cần thiết phải hạch toán CPMT trong doanh nghiệp 25
2.1.2. Định nghĩa chi phí môi trường (CPMT): 26
2.1.3. Phân loại chi phí môi trường: 29
2.2. Mô hình hạch toán chi phí môi trường 31
2.2.1. Sơ đồ mô hình 31
2.2.2. Xác định chi tiết các dạng chi phí và doanh thu môi trường 32
2.2.3. Các bước thực hiện 37
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG 41
3.1. Thực trạng sản xuất của nhà máy 41
3.1.1. Quá trình thành lập công ty 41
3.1.2. Các hạng mục công trình chính của công ty giấy Bãi Bằng 42
3.1.3. Các sản phẩm chính và nguyên liệu sử dụng để sản xuất 42
3.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất giấy, và dòng vật liệu vào ra tại các công đoạn 43
3.1.4.1. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu 43
3.1.4.2. Công đoạn nấu, rửa sàng bột 44
3.1.4.3. Công đoạn xeo giấy 45
3.1.4.4. Quy trình sản xuất dịch tẩy ( Nhà máy hoá chất) 45
3.1.4.5. Phân xưởng động lực 45
3.1.5. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 49
3.2. Hiện trạng môi trường của công ty 50
3.2.1. Những nguồn thải chính 50
3.2.2. Hiện trạng môi trường của nhà máy 51
3.2.2.1. Môi trường không khí 51
3.2.2.2. Môi trường nước thải 51
3.2.2.3. Chất thải rắn 54
3.2.2.4. Tiếng ồn 55
3.3. Ảnh hưởng của các chất thải tới môi trường và sức khoẻ của người lao động 55
3.3.1. Tác động của bụi và các loại khí thải khác 55
3.3.2. Tác động của nước thải 55
3.3.3. Tác động của tiếng ồn 56
3.3.4. Tình hình sức khoẻ người lao động 56
3.3.5. Hiện trạng quản lý môi trường tại công ty 57
3.4. Thống kê các chi phí, lợi ích của công ty 57
3.4.1.Thống kê chi phí và lợi ích 57
3.4.2. Nhận xét 58
3.5. Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường 58
3.5.1. Phương pháp luận: 58
3.5.2. Các loại chi phí, doanh thu môi trường của công ty 59
3.5.2.1. Chi phí môi trường 59
3.5.2.2. Doanh thu môi trường 64
3.6. Phân tích tổng chi phí, doanh thu 65
3.7. Giải pháp sản xuất sạch hơn 73
3.7.1. Các giải pháp sản xuất sạch hơn 73
3.7.1.1 Giải pháp 1: Thay đổi công nghệ tẩy trắng 73
3.7.1.2. Giải pháp 2. Kiểm soát nước, kiểm tra các công tơ đo nước tại các công đoạn sản xuất 76
KẾT LUẬN 83
KIẾN NGHỊ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
110 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2717 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài ÁP dụng hạch toán quản lý môi trường tại công ty giấy Bãi Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đến quản lý môi trường và giảm thiểu ví dụ các chi phí thêm vào kết quả từ việc mua các nguyên liệu thân thiện môi trường, các chi phí cho biện pháp phòng ngừa đối nghịch với ảnh hưởng bất lợi, các chi phí thông tin bên ngoài
* Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải
- Nguyên liệu
Chất thải dưới dạng nguyên liệu phần lớn là được chôn lấp như chất thải rắn. Chỉ trong một số trường hợp các đầu ra phi sản phẩm tồn tại dưới dạng thể khí (khí công nghiệp) sẽ làm ô nhiễm không khí. Trong một số trường hợp, chất thải dưới dạng nguyên liệu thô sẽ trở thành một phần của nước thải.
- Bao bì
Hầu hết bao bì đều rời khỏi nhà máy cùng với các sản phẩm nhưng sẽ có một tỷ lệ phần trăm nhất định nên được ghi như một chi phí môi trường. Giá trị của vật liệu đóng gói thường bao gồm một phần giá của nguyên liệu. Những vật liệu làm bao bì không có khả năng tái chế sẽ trở thành chất thải và cần được tiêu huỷ. Do đó, cân bằng dòng vật liệu bao gồm chất thải bao gói của sản phẩm, bao gói của nguyên liệu, phụ liệu và các nguyên liệu hoạt động.
- Phụ liệu
Trong đầu ra phi sản phẩm có một ý nghĩa nhất định do đó những phụ liệu trở thành chất thải cần được quản lý chặt chẽ cũng như tính toán trong các chi phí về môi trường.
- Các nguyên liệu hoạt động
Một phần của nguyên liệu hoạt động này có thể trở thành một đầu ra phi sản phẩm. Các nguyên liệu hoạt động được sử dụng trong sản xuất cần phân biệt với các nguyên liệu hoạt động sử dụng cho các mục đích quản lý.
- Năng lượng
Các nhà quản lý cần xác định (ước tính) lượng năng lượng đầu vào và năng lượng đầu ra hao phí trong quá trình sản xuất.
- Nước
Cân bằng nước dựa trên lượng nước đầu vào và lượng nước đầu ra. Nước thải sẽ thải khỏi nhà máy, một phần nước sẽ bị mất mát (như đường ống thất thoát), và một phần nước đi vào sản phẩm. Do đó thuật ngữ này nên bao gồm giá của lượng nước thải khỏi nhà mày cũng như lượng nước hao phí đã nói ở trên.
Đầu ra phi sản phẩm không chỉ có giá mua nguyên liệu bởi vì trải qua quá trình sản xuất đầu ra phi sản phẩm còn làm tiêu tốn các loại chi phí khác- chi phí cho xử lý và tái chế. Do đó giá của vật liệu cần cộng thêm các chi phí về lao động và vốn.
* Chi phí tái chế
Đầu ra phi sản phẩm không chỉ có giá mua nguyên liệu bởi vì trải qua quá trình sản xuất đầu ra phi sản phẩm còn làm tiêu tốn các loại chi phí khác- chi phí cho xử lý và tái chế. Do đó giá của vật liệu cần cộng thêm chi phí vốn và lao động.
Vấn đề này nên quy định các chi phí lao động dành cho quá trình sản xuất không hiệu quả, liên quan đến khấu hao máy móc, thiết bị và các chi phí khác.Chi phí tái chế thường được tính toán dựa trên cơ sở lãi suất phần trăm của vật liệu tiêu dùng trong một giai đoạn sản xuất nhất định.
* Doanh thu môi trường
- Các khoản hỗ trợ tiền thưởng
Các khoản hỗ trợ, thưởng liên quan đến việc bảo vệ môi trường và được coi như doanh thu.
- Các khoản khác
Phần này bao gồm doanh thu có được từ việc bán các chất thải (ví dụ thu nhập từ bán vật liệu thải ra từ thiết bị lọc, doanh thu từ việc bán bùn cặn, …) Các khoản này có thể bao gồm doanh thu từ việc sử dụng nhiệt sản phẩm phụ, doanh thu từ thiết bị xử lý để xử lý nước thải cho các khách hàng bên ngoài.
2.2.3. Các bước thực hiện
Để thực hiện và áp dụng được các công cụ EMA ở một công ty, theo kinh nghiệm của những người tham gia nghiên cứu điển hình, có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát về các bước mà một tổ chức có thể tiến hành khi thực hiện một hệ thống hạch toán môi trường. Các bước đó bao gồm:
Đạt được sự xác nhận và cam kết của cấp quản lý cao nhất
Trước hết, một dự án EMA ở một công ty muốn thực hiện được thì phải được sự ủng hộ và đồng ý của cấp cao nhất (ban giám đốc). Sau đó cấp quản lý cao nhất bắt buộc phải thông báo cho các cấp quản lý sản xuất, những người lao động trong bắt buộc phải thông báo cho các cấp quản lý sản xuất, những người lao động trong toàn bộ doanh nghiệp được biết.
Thành lập nhóm thực hiện
Nhóm này tập hợp nhiều nhà chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
Một cá nhân có chuyên môn kế toán, là người am hiểu hệ thống hạch toán đang tồn tại.
Một cá nhân am hiểu làm thế nào để EMA có thể được sử dụng trong khuôn khổ của tổ chức và những cơ hội nào mà việc hạch toán này có thể mang lại.
Một cá nhân có chuyên môn về môi trường là người có thể giải thích các tác động môi trường đáng kể đối với tổ chức.
Một cá nhân am hiểu sự tiêu thụ nguyên liệu hoặc các chi phí môi truờng sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc hoạt động cần phải nghiên cứu.
Một cá nhân có chuyên môn công nghệ thông tin là người có thể đưa ra ý kiến xem liệu các đề xuất chuyên sâu về công nghệ thông tin có thực tế và khả thi không.
Một cá nhân từ ban giám đốc có thể bảo vệ dự án trong khuôn khổ tổ chức.
Nói tóm lại, một nhóm thực hiện bao gồm kỹ sư, nhà quản lý sản xuất, vận hành, nhân viên tài chính, cán bộ quản lý môi trường, người cung cấp vật tư và các nhân viên kế toán.
Xác định quy mô, giới hạn của hệ thống đề xuất
Nhóm nghiên cứu căn cứ tình hình thực tế và đề xuất của cấp lãnh đạo công ty sẽ giới hạn việc thực hiện, hạch toán một sản phẩm, một bộ phận, một dây chuyền sản xuất hay toàn bộ nhà máy? Phạm vi các chi phí được cân nhắc đến đâu?
Thu thập toàn bộ thông tin tài chính và vật chất
Thông tin bao gồm báo cáo tài chính, số liệu đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất, thông tin về dòng vật chất và năng lượng và các thông tin về tiền tệ.
Nhận dạng các chi phí môi trường
Nhận dạng được toàn bộ các chi phí môi trường bao gồm các chi phí trực tiếp như xử lý chất thải, chôn lấp và đặc biệt phải xác định được các chi phí môi trường ẩn. Xem xét các khía cạnh môi trường cụ thể và các tác động đi kèm với các phạm vi hoạt động của công ty và các cổ đông của nó
Các tác động môi trường có thể đo được bằng tiền tệ và cũng có thể bằng đơn vị phi tiền tệ vì chúng không được định giá trên thị trường.
Xác định doanh thu tiềm năng bất kỳ hay các cơ hội cắt giảm chi phí
Ví dụ như có thể thực hiện sự cải tiến ở đâu? Có phải chất thải được tạo ra do việc mua các nguyên liệu kém phẩm chất? có phải việc bao gói hiện nay sẽ được tái chế và nếu không thì tại sao không? Có sử dụng những người cung cấp nguyên liệu khác nhau là những người chiụ trách nhiệm bao gói? Các sáng kiến như vậy ảnh hưởng lên chi phí như thế nào?
Đánh giá các chi phí và doanh thu được xử lý như thế nào trong các hệ thống hạch toán chi phí hiện hành
Có phải chúng được tính toán cho các sản phẩm hay các quá trình
Có phải chúng bị ẩn trong các hạch toán chi phí tổng? Các chi phí như chất thải, năng lượng, nước, và các chi phí nguyên liệu được xử lý như thế nào thậm chí mặc dù chúng là sản phẩm hay quá trình cụ thể và có các hệ quả về môi trường.
Có phải các chi phí và các doanh thu này có thể thu được nhiều hơn, đem lại lợi ích và hiệu quả nhiều hơn?
Có thể tạo ra sự khuyến khích để cải thiện môi trường hay việc thực hiện tài chính như thế nào?
Xây dựng các giải pháp
Các giải pháp có thể tính toán lại việc phân bổ giá thành sản phẩm, cải tiến công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn..
Đánh giá các giải pháp, đề xuất thay đổi hệ thống và thực hiện
Sau khi xây dựng giải pháp, cần đánh giá tính khả thi của các giải pháp đó. Nếu phải thay đổi hệ thống thì việc thực hiện những thay đổi đó là điều rất quan trọng. Ví dụ như việc khuyên tất cả những người sử dụng hệ thống cần thay đổi quan niệm, và tại sao phải thay đổi là điều cần thết. Giải pháp được đánh giá khả thi thì thực hiện giải pháp đó
Theo dõi kết quả
Sau khi áp dụng EMA tại nhà máy, không phải dự án kết thúc mà cần phải thường xuyên theo dõi tiến bộ, kết quả thực hiện và kịp thời có phương án điều chỉnh nếu sai sót hay thực hiện không hiệu quả ở một khâu nào đó.
CHƯƠNG 3
ỨNG DỤNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG
3.1. Thực trạng sản xuất của nhà máy
Nhà máy giấy Bãi Bằng là một doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty giấy Việt Nam, chuyên sản xuất các loại giấy phục vụ nhu cầu trong nước cũng như nước ngoài. Trụ sở chính tại thị trấn Phong Châu tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Quá trình thành lập công ty
Năm 1974 khởi công xây dựng nhà máy giấy Vĩnh Phú. Đây là một nhà máy liên hợp bột và giấy công trình viện trợ không hoàn lại của chính phủ và nhân dân Thụy Điển từ khâu thiết kế, xây dựng vận hành và đào tạo nhân lực
Năm 1982 Khánh thành toàn bộ và đưa vào hoạt động với tên gọi Nhà máy giấy Vĩnh Phú
Năm 1987 đổi tên thành xí nghiệp liên hợp giấy Vĩnh Phú
Năm 1992 đổi tên thành công ty giấy Bãi Bằng và được giữ với tên goi gọi này đến bây giờ.
Công ty Giấy Bãi Bằng hiện đang sở hữu một công trình sản xuất khép kín từ khâu trồng rừng, chế biến nguyên liệu, sản xuất điện, hóa chất, sản xuất bột và giấy đến khâu bảo dưỡng, vận tải. Công ty gồm có 16 lâm trường, 5 xí nghiệp, 4 nhà máy đóng trên địa bàn các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh và 3 chi nhánh tại Tp. Hà Nội, Tp.Đã Nằng, Tp. Hồ Chí Minh với số lượng cán bộ công nhân viên gần 6.000 người là những cán bộ, kỹ sư có trình độ và công nhân lành nghề được tổ chức, điều hành theo phương thức quản lý Bắc Âu.
Vốn kinh doanh: 2.053 tỷ đồng.
Doanh thu: Năm 2004: 850 tỷ đồng; năm 2005: 1.310 tỷ đồng.
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty:
Sản xuất và kinh doanh Giấy in, giấy viết và giấy Tissue.
Sản xuất và kinh doanh nguyên liệu giấy
3.1.2. Các hạng mục công trình chính của công ty giấy Bãi Bằng
- Nhà hành chính
- Nhà máy hóa chất
- Xí nghiệp bảo dưỡng
- Nhà máy điện
- Nhà máy giấy
- Xí nghiệp vận tải, sân bãi nguyên vật liệu
- Kho tàng, bến cảng Sông Lô
- Trạm xử lý nước cấp và trạm xử lý nước thải
- Và các công trình khác
3.1.3. Các sản phẩm chính và nguyên liệu sử dụng để sản xuất
* Sản phẩm chính:
Giấy in: Dạng cuộn, tờ, sử dụng cho việc in tài liệu, sách các loại.
Giấy viết: Dạng cuộn, tờ, dùng để sản xuất vở, đóng sổ.
Giấy photocopy: Sử dụng cho các loại máy photocopy.
Giấy Tissue: Dạng cuộn, để gia công giấy vệ sinh, khăn ăn các loại. Các sản phẩm chế biến: Khăn ăn (hộp hoặc gói), giấy vệ sinh, khăn ăn bỏ túi.
Các sản phẩm gỗ: gỗ dán, bàn, ghế, cửa các loại, trang thiết bị nội thất, đồ dùng văn phòng.
* Năng lực sản xuất:
Giấy: 100.000 tấn/năm.
Bột giấy: 61.000 tấn/năm
* Nguyên liệu sử dụng
Nguyên liệu chính để sản xuất giấy là tre, nứa, gỗ và một phần bột nhập ngoại.
Cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2: Nguyên, nhiên liệu để sản xuất giấy
Nguyên liệu
Nhiên liệu
Tre, nứa, gỗ
Dầu FO
Bột nhập 90% độ khô
Than
H2O2
Vôi
Tinh bột cho sản xuất giấy
Phèn cho sản xuất nước sạch
Muối sulfate
Keo AKD
Bột đá
Lưới các loại
Bao bì giấy bao gói và lõi
Nước
(Nguồn: Phòng kỹ thuật môi trường)
3.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất giấy, và dòng vật liệu vào ra tại các công đoạn
3.1.4.1. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu
Tre, nứa, gỗ là nguyên liệu chính dùng cho sản xuất bột giấy và giấy ở công ty giấy Bãi Bằng. Quá trình chuẩn bị nguyên liệu thô được tóm tắt như sau:
Nguyên liệu tre, nứa được đưa từ bãi chứa vào băng chuyền sau khi rửa sơ bộ rồi được chuyển máy chặt. Tại đây tre, nứa được chặt thành mảnh nhỏ có chiều dài 35 mm, rộng 10- 40 mm dày 2-5mm. Mảnh tre, nứa sau khi chặt được đưa qua hệ thống sàng chọn rồi chuyển đến hệ thống rửa để làm sạch bùn đất trước khi đưa sang sân chứa mảnh. Năng suất máy chặt tre, nứa, là 25 tấn/ h
Gỗ nguyên liệu được đưa vào băng tải hai chuyển đến bộ phận bóc vỏ, sau khi bóc vỏ gỗ được rửa sạch và được chuyển đến máy chặt mảnh. Tại đây gỗ được chặt thành những mảnh nhỏ kích thước dài 25- 35 mm, rộng 10-40mm, dày 3-7mm. Mảnh gỗ được đưa qua sàng lọc chọn mảnh, mảnh hợp đạt tiêu chuẩn được đưa sang sân chứa gỗ. Năng suất máy chặt gỗ là 60 tấn/h
Mảnh tre, nứa, gỗ từ 2 sân chứa được máy cấp vào hệ thống thổi mảnh và được thổi đến từng nồi nấu theo tỷ lệ phối trộn tre và nứa/gỗ là 50/50. Tỷ lệ này có thể điều chỉnh cho phù hợp với nguồn cung cấp và đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm
3.1.4.2. Công đoạn nấu, rửa sàng bột
Bột giấy được sản xuất theo phương pháp sun phát có thu hồi hóa chất. Hiệu suất thu bột thường là 48-50%. Hiện tại công ty Bãi Bằng có 4 nồi nấu bột kiểu trụ đứng với dung tích là 148m3/nồi. Vịêc nấu bột được thực hiện theo phương pháp gián đoạn và thời gian nấu là 230 phút/mẻ
Sau khi hoàn thành công đoạn nấu, bột được chuyển sang bể phóng có dung tích 400m3 và đưa đến máy đánh tơi rồi sang 4 máy rửa chân không. Dịch đen được đưa đến hệ thống chưng bốc rồi đốt ở lò thu hồi kiềm và sau đó dung dịch xanh được xút hoá để tái tạo lại dịch nấu bột. Quá trình thu hồi xút là một công đoạn rất quan trọng của quá trình sản xuất giấy, thu hồi kiềm để tái sử dụng thông qua công nghệ đốt sẽ làm giảm giá thành, thu hồi nhiệt năng thông qua đốt các chất hữu cơ và cuối cùng là hạn chế rất lớn lượng chất thải tới môi trường
Bột đen đã rửa sạch sẽ được chuyển qua khâu sàng lọc để loại bỏ mấu mắt, mảnh sống và cát sạn rồi được đưa sang hệ thống tẩy trắng gồm 4 giai đoạn: Tẩy oxy, clo, kiềm và hypro. Bột sau tẩy được chứa vào bể và đi xeo giấy
3.1.4.3. Công đoạn xeo giấy
Tổng công ty có 2 máy xeo lưới đôi khổ rộng 3,8m tốc độ xeo lơn nhất 650m/phút với tổng công xuất 100.000 tấn giấy/năm.
Trước khi đưa vào máy xeo, bột giấy được nghiền nhỏ để làm đồng đều và mềm mại sau đó bột được phối trộn với phụ gia như: Bột đá, tinh bột cationic, keo AKD, một số chất khác ở mức độ phù hợp với yêu cầu chất lượng giấy.
Bột được bơm lên hòm phun bột ở nồng độ 0,4 – 0,6 % lên lưới hình thành sang ép ướt để đạt độ khô 40% rồi vào hệ thống sấy. Giấy ra khỏi máy xeo có độ khô 93 -94% đưa sang hoàn thành để gia công chế biến thành sản phẩm giấy cuộn, giấy ram, vở học sinh.
3.1.4.4. Quy trình sản xuất dịch tẩy ( Nhà máy hoá chất)
Hiện nay dây chuyền sản xuất hoá chất của Tổng Công ty có năng lực sản xuất là: 6500 tấn clo và 7000 tấn xút/năm, chủ yếu cung cấp cho quá trình tẩy trắng bột giấy.
Dịch tẩy gồm clo, xút, và Hyprocloritnatri (javen), được sản xuất từ quá trình điện phân muối ăn. Sản phẩm của quá trình điện phân là khí clo, xút dung dịch, khí hydro.
Khí clo được sấy khô rồi nén trong 3 thùng chứa clo lỏng. Khi sử dụng clo được hoá hơi để cấp sang tẩy bột và một phần cho phản ứng với một phần xút để tạo thành nước tẩy javen phục vụ tẩy bột.
Xút được chứa vào bể và bơm đi tẩy bột. Khí hyđro được tác dụng với clo tạo thành axit HCl, được sử dụng cho các mục đích khác.
3.1.4.5. Phân xưởng động lực
Phân xưởng động lực gồm hai nồi hơi: Nồi hơi đốt than và nồi hơi đốt dịch đen (nồi hơi thu hồi). Mục đích chính của phân xưởng này là thu hồi lại hoá chất nấu, sản xuất và cung cấp điện, hơi phục vụ nhu cầu công nghệ sản xuất bột giấy và giấy.
Lò hơi đốt than có năng suất phát hơi là 145 tấn/giờ, lượng than tiêu thụ cho lò là 400 tấn/ ngày. Bụi trong khói lò được xử lý bằng hệ thống lắng tĩnh điện có hiệu suất thu hồi bụi trên 96%.
Lò hơi đốt dịch đen có năng suất phát hơi là 45 tấn/giờ. Nguồn nhiên liệu sử dụng là dịch đen thu hồi từ quá trình rửa bột giấy. Khí thải của lò hơi này cũng được xử lý bằng hệ thống lọc bụi tĩnh điện với hiệu suất thu hồi bụi trên 96%.
Hàm lượng khí mang mùi thấp
Tre, nứa
Sản phẩm giấy
Hình 4: Sơ đồ dây chuyền sản xuất và chất thải
Rửa
Sàng
Nấu
Tẩy
Xeo giấy
Chuẩn bị mảnh
Gỗ
Cống A
Vỏ cây mùn cưa
SX hơi điện
Cô đặc gián tiếp
SX hợp chất tẩy điện phân màng ion
Xút hoá
Hố xỉ
Đốt
Cống B
Bùn vôi
Xỉ than
Nước thải ra sông Hồng có nồng độ chất ô nhiễm thấp
Xử lý cơ, hoá học
Xử lý sinh học
Bể lắng nước xỉ
Hố bùn vôi
Nước thải ra hồ cá
Nước thải
Khí thải
Chất thải rắn
Nước thải tạm thời ra mương Phú nham
Hình 5: Sơ đồ dòng vật liệu vào ra tại các công đoạn
Sản phẩm bột đen :60.219,6
Nước thải : 2.059.200 M3
Khí thải
Bùn vôi: 28.800 tấn
Chuẩn bị mảnh
Mảnh tre, nứa, gỗ:270.000 tấn
Mấu mắt : 20.400 tấn
Nứơc thải : 360.000 m3
Tre, nứa, gỗ : 290.400 tấn
Nước : 360.000 m3
Điện: 3500 MWH
Mảnh tre, nứa gỗ:270.000 tấn
Điện : 6500 MWH
Nước : 2.851.200 m3
Hơi: 120.000 Tấn
Vật liệu phụ: 22.720.000 tấn
Nấu,rửa,sàng
Sản phẩm bột đen: 60219,6 tấn
Điện : 4500 MWH
Nước: 2.880.000 m3
Hoá chất tầy: 8.640.000 tấn
Tẩy trắng
Sản phẩm bột tẩy trắng: 60.000 tấn
Nước thải : 2.640.000 m3
Bột thải : 219,6 tấn
Sản phảm bột tẩy trắng:60.000 tấn
Sản phẩm bột nhập ngoại: 22.040,7 tấn
Điện: 5.020 MWH
Nước : 2.698.558 m3
Hoá chất: 18.901,1 tấn
Xeo giấy
Sản phẩm giấy: 92.000 tấn
Nứơc thải : 1.844.000 m3
Bột thải : 712,8 tấn
3.1.5. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Kể từ khi mở rộng cải tạo dây chuyền sản xuất, công ty không ngừng cải tiến công nghệ nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Kết quả đạt được như sau:
Bảng 3 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm
Năm
sản lượng sản phẩm sx
Sản lượng tiêu thụ(tấn)
Giá trị sản xuất(triệu đồng)
Doanh thu tiêu thụ(triệu đồng)
Nộp ngân sách(triệu đồng)
Lợi nhuận(triệu đông)
2001
65.524
68.240
643.149
721.626
75.374
50.427
2002
73.233
71.082
730.243
793.176
72.798
60.169
2003
75.865
72.720
750.323
816.593
67.765
52.430
2004
48.078
52.163
500888
645.650
40.389
12.500
2005
85.327
71.205
907.994
857.089
40.836
40.074
2006
92171
99547
906.762
1.123.218
56.517
24.326
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm 2001 – 2006)
Tình hình xuất khẩu:
Công ty giấy Bãi bằng trong năm 2005 đã xuất khẩu 100.000 tấn răm mảnh nguyên liệu giấy và 14.000 tấn giấy thành phẩm với tổng kim ngạch 20.000.000 USD, xuất khẩu gần 6.000 tấn sang thị trường Malaixia, Indonesia, Iran, Philippin.
Năm 2006 giá trị xuất khẩu của công ty đạt khoảng 19.000.000 USD, năm 2007 công ty dự kiến xuất khẩu khoảng 30.000 tấn giấy các lo
Giấy bãi bằng là một trong những sản phẩm có chỗ đứng và uy tín tên tuổi trên thị trường trong nước cũng như thế giới.
Đã từ lâu khách hàng trong nước và nhiều nước trên thế giới đã quen biết với thương hiệu giấy Bãi Bằng của một nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á; đã từng biết một doanh nghiệp luôn có sản phẩm được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, được tặng giải thưởng “Quả cầu Vàng” và giải “Sao vàng đất Việt”
3.2. Hiện trạng môi trường của công ty
3.2.1. Những nguồn thải chính
Bộ phận xử lý nguyên liệu thô: chất thải phát sinh từ công đoạn xử lý nguyên liệu thô là chất thải rắn có nguồn gốc từ nguyên liệu sản xuất giấy. Có 10% nguyên liệu phế liệu là vỏ cây, mùn cưa, do chặt mảnh và sàng loại vỏ. Một ngày xử lý 600 tấn nguyên liệu thô thì thải khoảng 60 tấn lượng phế liệu này đã được thu nhặt còn mùn rác làm chất đốt cho nhân dân vùng lân cận
Thải từ sàng lọc bột khô: bộ phận sàng lọc bột loại bọt khoảng 1% phế liệu là mấu mắt, bột sống và cát sạn trong bột, lượng này mỗi ngày thu hồi khoảng 1.2 tấn bán cho các cơ sở làm giấy catong chất lượng thấp
Bột thải từ tẩy rửa bột: Nước thải từ công đoạn tẩy rửa có chứa một lượng lớn bột giấy theo tính toán mỗi ngày có khoảng 6.1 tấn bột được thải ra cùng với nước thải. Lượng bột này theo nước thải xuống bể lắng và được thu hồi lại tại máy lọc sala.
Chất thải từ công đoạn xeo giấy: mặc dù đã có hệ thống thu hồi bột nổi nhưng việc thu hồi vẫn chưa triệt để, nước thải từ phân xưởng xeo mỗi ngày đem theo khoảng 1,98 tấn bột. Nước thải được chảy về bể lắng của hệ thống xử lý nước thải chung một phần bột thải được thu hồi trên máy lọc sala để sản xuất giấy cuộn lõi và làm giấy catông hoặc bán ướt cho các xí nghiệp giấy địa phương.
Thải bùn vôi: bùn vôi sinh ra trong quá trình thu hồi xút, lượng bùn thải ra khoảng 80 tấn được bơm ra hồ chứa nằm ở phía đông nhà máy.
Lò hơi đốt than: Thải ra khoảng 90 – 100 tấn xỉ/ngày, 1/3 than chưa cháy và lượng xỉ than này bán cho dân địa phương làm chất đốt sinh hoạt. Khí thải lò hơi chứa chất khí độc hại SO2, NOx, và bụi.
Lò hơi thu hồi kiềm : khí thải chính trong khói lò là SO2,H2S, bụi mỗi ngày 440 kg bụi được thải ra từ ống khói
3.2.2. Hiện trạng môi trường của nhà máy
3.2.2.1. Môi trường không khí
* Các nguồn gây ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất của nhà máy giấy là
- Khí thải từ ống khói của lò hơi đốt than
- Khí thải từ ống khói lò hơi thu hồi
- Khí thải từ khu vực nồi nấu bột khi vận hành
- Khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra vào nhà máy.
- Khí thải phát sinh từ hệ thống thoát nước thải do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ.
- Bụi do chặt mảnh nguyên liệu
* Kết quả đo đạc phân tích như sau:
SO2 dao động 0,0003 – 0,0554 mg/m3 thấp hơn GHCP quy định của bộ y tế trong khu vực sản xuất (GHCP= 10mg/m3)
NOx 0,0006 – 0,0149 mg/m3 thấp hơn quy đinh của bộ y tế
CO 0,1 – 6,66 mg/m3 thấp hơn quy đinh TCN 5937
H2S,CL2, HCL, đều có nồng độ thấp hơn tiêu chuẩn của bộ y tế
Riêng hàm lượng bụi khá cao 0,1 – 2,56 mg/m3
3.2.2.2. Môi trường nước thải
* Nước thải bao gồm:
- Nước rửa cây nguyên liệu
- Nước dịch đen
- Nước rửa mảnh
- Nước rửa bột
- Nước làm mát từ nhà máy nhiệt điện
- Nước thải từ phân xưởng hoá chất
Bảng 4: Báo cáo kiểm tra thành phần nước thải
TT
Thông số
Đơn vị
Kết quả
TCVN 5945-1995 loại B
1
PH
6,9 – 7,9
5,5-9
2
Mầu
Pt-Co
407
3
BOD
Mg/l
10,5
50
4
COD
-
104,1
100
5
Chất rắn lơ lửng
-
89,5
100
6
Xơ sợi
t/ng ày
467,9
7
S2-
Mg/l
1,2
8
Tổng N
Mg /l
0,56 – 11,2
60
9
Tổng P
Mg/l
0,109 – 1,296
6
(Nguồn: Báo cáo tác động môi trường của công ty năm 2006)
* Kết quả phân tích chất lượng nước thải:
Đa phần ở mức thấp hơn GHCP 5945-2001 ngoại trừ hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS và hàm lượng COD của nước thải còn cao hơn so với mức quy định
Chỉ tiêu về Nitơ dao động trong khoảng 0,56 – 11,2 mg/l
Chỉ tiêu P dao động trong khoảng 0,109 – 1,296 mg/l thấp hơn TCVN
Hình 6: Hệ thống xử lý nước thải – Công ty Giấy Bãi Bằng
H2SO4
NaOH
Al2(SO4)3
Máng đo lưu lượng
Sàng thanh
Bể bông kết và
lắng sơ cấp
Bể
điều hoà
Tháp làm mát
Bể chọn
H3PO4
Urê
Antifoam
Không khí
Bể sục khí
Bể lắng thứ cấp
Trạm bơm
Hồ khẩn cấp
Máy ép bùn
(xơ sợi thu hồi)
Bột thải
Bể chứa bùn
Máy ép bùn sinh học
Polime
Bùn thải
Nước thải vào xử lý
Nước thải sau xử lý
Nước lọc
3.2.2.3. Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong xử lý nguyên liệu thô gồm: mùn, vỏ lá cây, các cây nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn cho sản xuất, phát sinh khoảng 45 tấn/ngày, khoảng 14390 tấn/năm
Chất thải phát sinh trong công đoạn này chủ yếu là các chất hữu cơ (mùn sinh ra do chặt mảnh) bán cho nhân dân trong vùng làm chất đốt
Chất thải rắn phát sinh từ lò đốt chủ yếu là xỉ than, lượng xỉ than sinh ra hàng ngày phụ thuộc rất lơn vào công suất sản xuất hơi của lò hơi.Theo số liệu thống kê năm 2005 thì hàng ngày có một lượng khoảng 120 tấn xỉ than được thải ra ( trong đó xỉ than chiếm 70%) lượng xỉ than được thu gom và bán cho nhân dân trong vùng, than còn lại trong xỉ được nhân dân tận thu để nung gạch ngói và xỉ sử dụng làm vật liệu xây dựng.
Bột thải: thu hồi từ hệ thống bể lắng hiện có của công ty, được sử dụng cho máy xeo carton và ước tính khoảng 6 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn (bột giấy) không quản lý được cuốn theo nước thải đổ vào Sông Thao. Bột giấy mang theo cùng với nước thải có Ph cao là nguyên nhân xuất hiện bọt tại cưả xả nước thải vào sông Thao
Bùn vôi : Hàng ngày nhà máy sử dụng từ 40 – 50 tấn vôi để xút hoá. Bùn vôi từ khâu xút hoá được pha loãng thành dung dịch 10% sau đó được bơm theo đường ống thải ra hồ chứa bùn vôi. Lượng bùn vôi hàng ngày thải ra khoảng 80 tấn/ngày bùn chủ yếu là CACO3 được tạo ra phản ứng xút hoá sau:
NA2CO3 + CA(OH)2 = 2NAOH + CACO3
Bảng 5: Kết quả phân tích mẫu chất thải rắn của công ty giấy bãi bằng
Stt
Vị trí lấy mẫu
Độ ẩm
Phần trăm
Hữu cơ
Phần trăm
Vô cơ
1
Rác rửa mảnh
51.55
65,56
34,34
2
Rác vỏ cây
35,80
82,56
17,44
3
Rác phân xưởng bột
60,71
90,87
9,13
4
Xỉ than nhà máy điện
1,1
0,02
99,98
5
Rác tiền xử lý nước thải
70,52
80,76
19,24
6
Rác máy sàng mảnh
24.13
43,12
56,88
7
Bùn nhão hố bùn vôi
35.25
2,134
97,866
(Nguồn:Báo cáo tác động môi trường của công ty năm 2006)
3.2.2.4. Tiếng ồn
Theo kết quả đo đặc khảo sát môi trường năm 2005 hầu hết các kết quả đo đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép ở những khu vực như: kho nguyên liệu, khu xeo giấy, tại lò hơi, và đặc biệt là khu gia công giấy.
3.3. Ảnh hưởng của các chất thải tới môi trường và sức khoẻ của người lao động
3.3.1. Tác động của bụi và các loại khí thải khác
Khí thải trong quá trình sản xuất đặc biệt là khí H2S có nồng độ cao gây mùi khó chịu không những ảnh hưởng đên môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động cũng như người dân xung quanh nhà máy.
Các khí SO2, NOx, CO2… dễ gây kích thích niêm mạc, gây tai biến về máu, rối loạn quá trình chuyển hoá protein và đường. Mặt khác bụi trong quá trình chặt mảnh tre nứa, và quá trình vận chuyển có thể gây các bệnh về phổi,
3.3.2. Tác động của nước thải
Tác động đến môi trường: Nước thải của công ty tuy đã có hệ thống xử lý nước thải bằng bùn sinh học, các chỉ số COD, BOD, TSS đều đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng một phần vẫn gây ra ô nhiễm môi trường nước xung quanh công ty, làm cho nước tại các sông có màu đen trông rất mất mỹ quan và có ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Tác động đến sức khoẻ người lao động: có t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36591.doc