Đề tài Áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001: 2001 tại Xí nghiệp Sông Đà 802

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần THỨ NHẤT: Khái quát chung về Bệnh viện phụ sản trung ương và khoa Dinh Dưỡng của Viện 3

I. Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3

1.2. Chức năng và nhiệm vụ 4

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện 5

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA DINH DƯỠNG 8

2.1. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển 8

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của khoa 8

2.3 . Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của khoa 9

2. 3. Đặc điểm kinh doanh, dịch vụ và mặt hàng kinh doanh của khoa Dinh Dưỡng 10

2. 4. Hình thức và chất lượng phục vụ của khoa 10

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH KINH DOANH VÀ PHỤC VỤ CỦA KHOA DINH DƯỠNG 11

3.1. Các nhân tố bên trong 11

3.2. Các nhân tố bên ngoài 11

PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ KINH DOANH CỦA DINH DƯỠNG – BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG 13

 

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIấN CỨU VỀ DINH DƯỠNG CỦA KHOA 13

1.1. Thực trạng hoạt động nghiờn cứu tầm quan trọng của dinh dưỡng 13

1.2.Dinh dưỡng hợp lý 14

1.3. Sự nguy hại của năng lượng thừa và thiếu 18

1.4. Cỏc chất dinh dưỡng 19

II. THỰC TRẠNG CễNG TÁC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĐỊNH SUẤT ĂN 39

2.1. Định suất ăn cho cỏn bộ, nhõn viờn của Viện 39

2.2. Định suất ăn cho khỏch hàng 39

III. THỰC TRẠNG CễNG TÁC QUẢN Lí CỦA KHOA DINH DƯỠNG 40

3.1. Thực trạng cụng tỏc quản lý nhõn sự của Khoa Dinh dưỡng 40

3.2. Thực trạng cụng tỏc quản lý vốn của Khoa Dinh dưỡng 43

3.3. Thực trạng cụng tỏc quản lý hàng tồn kho của Khoa Dinh dưỡng 43

IV. THỰC TRẠNG VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA KHOA DINH DƯỠNG 44

V. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KINH DOANH CỦA KHOA DINH DƯỠNG. 49

5.1. Đỏnh giỏ về chất lượng phục vụ của Khoa 49

5.2. Một số tồn tại và Nguyờn nhõn 50

PHẦN THỨ III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ KINH DOANH TẠI KHOA DINH DƯỠNG, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG 52

I. Phương hướng phát triển kinh doanh của khoa 52

II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ ăn, uống 52

2.1. Tăng cường công tác quản lý chất lượng 52

2.2. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ 53

2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 53

2.4. Nâng cao văn minh phục vụ 54

2.5. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm 54

2.6. Tổ chức tốt quy trình phục vụ 54

KẾT LUẬN 55

 

 

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001: 2001 tại Xí nghiệp Sông Đà 802, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đào tạo đầy đủ, chưa hiểu rõ vai trò của mình trong hệ thống chất lượng. Đây là khó khăn nhất của các doanh nghiệp xây dựng do sự biến động nhân công ở trên công trình và ở các dự án công trình khác nhau. Những cản lực đời thường, tâm lý bị làm thêm việc, phải chịu trách nhiệm, các quyền lực được xác định, phải làm việc theo quy trình nên thường gây ra những phản ánh tiêu cực gián tiếp. - Về máy móc thiết bị: Mặc dù trong thời gian gần đây Xí nghiệp đã chú trọng đầu tư một số máy móc thiết bị hiện đại nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hệ thống. Một số máy móc thiết bị lạc hậu sẽ cản trở việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào thi công. Mặt khác, với thiết bị kém chất lượng sẽ kéo theo chất lượng công trình khó được đảm bảo. Việc nghiên cứu hệ thống chất lượng còn khó khăn do thiếu kinh nghiệm. Không chỉ Xí nghiệp Sông Đà 802 mà hầu hết các doanh nghiệp xây dựng thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng. Điều đó là do hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam mới chỉ quan tâm đến chất lượng trong những năm gần đây, trong khi thế giới đã triển khai áp dụng trước nhiều năm. Quan niệm hướng tới khách hàng nặng về quảng cáo, chưa đạt nặng vấn đề chất lượng của công tác quản trị và chất lượng sản phẩm. 2.4.2. Khó khăn bên ngoài doanh nghiệp ở nước ta hiện nay lực lượng giảng viên về quản lý chất lượng, chuyên gia tư vấn về ISO 9001 chưa biết vận dụng tốt nghiệp vụ chuyên môn vào công việc thực tế của doanh nghiệp để cho cách triển khai áp dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả. Các tư vấn chưa đi sâu vào thực tế, nội dung hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp để đưa vào hệ thống văn bản chất lượng. Vì vậy các quy trình hoạt động chưa được văn bản hóa vào hồ sơ tài liệu. Các tài liệu hướng dẫn, tra cứu còn ít, ít có mô hình ví dụ minh họa. Trong ngành xây dựng việc tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế chưa thống nhất được. Các tiêu chuẩn của các quốc gia rất khác nhau nên khó có tiêu chuẩn chính xác để đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng. Vì vậy không chỉ Xí nghiệp Sông Đà 802 mà các doanh nghiệp khác cũng thường gặp phải khó khăn này. 2.5. Những thuận lợi đối với việc áp dụng ISO 9001 tại Xí nghiệp Sông Đà 802 2.5.1. Thuận lợi bên trong Xí nghiệp - Nhận thức của lãnh đạo: Lãnh đạo Xí nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng và quản lý chất lượng. Qua quá trình nghiên cứu, giám đốc Xí nghiệp đã cam kết bằng văn bản về việc áp dụng ISO 9001, đội ngũ cán bộ đã có sự thống nhất cao về việc nghiên cứu và áp dụng ISO 9001. Qua đó có thể thấy được trình độ nhận thức của cán bộ Xí nghiệp đã được nâng cao. Đây là yêu cầu đầu tiên trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000. - Yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh: Khoa học kỹ thuật hiện đại dần tác động vào các quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp . Tác động đòi hỏi phải có hệ thống quản lý thích hợp, đáp ứng được yêu cầu của quy trình và kỹ thuật mới. Mặt khác đối với hoạt động sản xuất hiện nay của Xí nghiệp Sông Đà 802 đang từng bước cải tiến nhằm hoàn thành và kiểm tra chất lượng ngay sau từng khoản mục công trình,nghiệm thu đối với từng công đoạn thi công, điều đó bắt buộc phải có phương pháp quản lý bằng hệ thống một cách chặt chẽ. - Yếu tố về lao động: Sự cần cù chịu khó học hỏi của công nhân viên là đặc tính ưu việt của người Việt Nam. Đặc biệt những năm gần đây do hiệu quả kinh doanh được nâng cao. Do đó, nhân viên trong Xí nghiệp phấn khởi và an tâm hơn trong công việc, có cố gắng quyết tâm hơn. 2.5.2. Thuận lợi bên ngoài Xí nghiệp Trung tâm chứng nhận hệ thống chất lượng của Việt Nam (Quacert) được thành lập giúp Xí nghiệp Sông Đà 802 có cơ hội được chứng nhận hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 với chi phí thấp hơn rất nhiều. Hơn nữa, gần đây Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các cơ quan khác đã tổ chức nhiều khóa đào tạo về chất lượng nhằm giúp các doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 dễ dàng hơn trong việc thực hiện hệ chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giảm chi phí. Bộ xây dựng cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo bàn về chất lượng các công trình xây dựng và việc áp dụng hệ thống chất lượng trong xây dựng tìm ra các giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm có hiệu quả. Câu lạc bộ chất lượng VIN giúp doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm về quản lý chất lượng trong doanh nghiệp với nhau để có thể học hỏi được những điều tốt, khắc phục những nhược điểm thiếu sót trong hệ thống chất lượng và chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp mình. Trung tâm năng suất Việt Nam (VPC) được thành lập hoạt động là nơi cung cấp các dịch vụ tư vấn về chất lượng và hệ thống chất lượng cho doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn xây dựng hướng dẫn áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 do bộ xây dựng ban hành tạo điều kiện cho HACINCO nghiên cứu triển khai áp dụng hệ thống chất lượng như: - TCXD219: 1998 : Hướng dẫn về áp dụng các tiêu chuẩn TCVN/ISO 9000 cho các đơn vị khảo sát xây dựng. - TCXD220: 1998: Hướng dẫn về áp dụng các tiêu chuẩn TCVN/ISO 900 cho các đơn vị thiết kế xây dựng. - TCXD221: 1998 : Hướng dẫn về áp dụng các tiêu chuẩn TCVN/ISO 9000 cho các đơn vị thi công xây lắp - TCXD222: 1998: Hướng dẫn về áp dụng các tiêu chuẩn TCVN/ISO 900 cho các đơn vị sản xuất vật liệu và chế phẩm xây dựng. 3. Nội dung của kế hoạch nghiên cứu và xây dựng hệ thống ISO 9001 : 2000 của Xí nghiệp Sông Đà 802 3.1. Nội dung kế hoạch 3.1.1. Thành lập ban chỉ đạo Xí nghiệp coi việc áp dụng hệ thống ISO 9001 : 2000 là một dự án lớn vì thế Xí nghiệp sẽ tìm cách để điều hành dự án có hiệu quả. Để đáp ứng điều này, Xí nghiệp thành lập ban chỉ đạo ISO 9001. Cùng với tổ chức tư vấn, Xí nghiệp xác định cơ cấu của ban chỉ đạo dự án, xác định thành phần nhân sự của dự án. Ban chỉ đạo dự án gồm Ban giám đốc, cán bộ phụ trách các bộ phận, có thể thêm các thành phần khác do Giám đốc quyết định. Ngay sau khi được thành lập, ban chỉ đạo bắt tay vào đi sâu nghiên cứu, triển khai, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. 3.1.2. Đào tạo về quản lý chất lượng và các yêu cầu ISO 9001 : 2000 Đào tạo cho ban chỉ đạo là khóa đào tạo đầu tiên của tổ chức tư vấn. Đây là hành động có tính quyết định tới nhận thức về mô hình quản lý chất lượng của toàn Xí nghiệp do thành viên của ban chỉ đạo là lực lượng nòng cốt này sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của các thành viên trong Xí nghiệp về mô hình quản lý chất lượng. Tổ chức tư vấn sẽ đào tạo cho các thành viên của ban chỉ đạo những kiến thức cơ bản về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000. Lợi ích của việc áp dụng và các yếu tố cơ bản của hệ thống chất lượng theo ISO 9000, cách thức áp dụng ISO 9000, Sau khi chương trình đào tạo kết thúc, trình độ nhận thức của các thành viên ban chỉ đạo sẽ được đánh giá thông qua kết quả kỳ thi cuối khóa. Và chính những kiến thức này của họ sẽ là nền tảng cơ bản cho quá trình truyền đạt cũng như thực hiện mô hình. 3.1.3. Khảo sát tình hình thực trạng của Xí nghiệp với các yêu cầu tiêu chuẩn Mục đích của việc khảo sát tình hình Xí nghiệp nhằm: tìm hiểu hoạt động của Xí nghiệp và tình trạng hệ thống chất lượng hiện hành so với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001, sau đó nêu ra các yêu cầu cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng. Xác định các điểm không phù hợp với tiêu chuẩn và giúp cán bộ công nhân viên Xí nghiệp làm quen với cách thức tiến hành đánh giá tình hình phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000. Việc khảo sát tình hình thực trạng sẽ được tiến hành trên cơ sở cách thức đánh giá của bên thứ ba do các chuyên gia tư vấn tiến hành. Sau khi khảo sát tình hình, tổ chức tư vấn sẽ đưa ra "Báo cáo khảo sát tình hình thực trạng Xí nghiệp ". Báo cáo này đưa ra kết quả cụ thể theo từng điều khoản của tiêu chuẩn và những giải pháp cần áp dụng. Báo cáo này sẽ được dùng làm cơ sở cho việc xác định khối lượng công việc cụ thể và xã hội kế hoạch hành động chi tiết. Cùng với những kết luận rút ra từ quá trình khảo sát tình hình, nhóm khảo sát sẽ đưa ra những khuyến nghị để Xí nghiệp có thể nhận thấy và tập trung giải quyết trong quá trình áp dụng nhằm làm cho quá trình này được triển khai nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao. Những khuyến nghị này tập trung giải quyết trong quá trình áp dụng nhằm làm cho quá trình này được triển khai nhanh chóng và đem lại hiệu quả. Những khuyến nghị này tập trung vào các vấn đề như: hành động của lãnh đạo, xác định cung cấp nguồn lực cho quá trình áp dụng và sự tham gia của mọi thành viên, trên cơ sở những khuyến nghị này, Xí nghiệp sẽ chính sách những hành động thiết thực để giải quyết chúng nhằm chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện cho quá trình áp dụng được thuận lợi. 3.1.4. Thiết kế hệ thống Đây là bước thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung những gì cần thiết mà đã được xác định trong quá trình khảo sát tình hình Xí nghiệp để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001. Khi thiết kế hệ thống, lãnh đạo Xí nghiệp ban chỉ đạo dự án và tổ chức tư vấn sẽ xác định được cấu trúc của hệ thống chất lượng; lập kế hoạch chi tiết và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể. Xí nghiệp quán triệt các nguyên tắc sau khi tiến hành thiết kế hệ thống: - Đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng - Phản ánh thực tế hoạt động của Xí nghiệp - Đáp ứng đúng yêu cầu của tiêu chuẩn - Phải phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của người sử dụng - Không sao chép Dưới sự hướng dẫn của tổ chức tư vấn, Xí nghiệp sẽ xây dựng văn bản của hệ thống chất lượng gồm 4 tầng tài liệu. Hệ thống phải thể hiện toàn bộ cơ cấu tổ chức, thủ tục và các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc quản lý chất lượng. Sơ đồ 2: Cấu trúc của hệ thống chất lượng được mô tả cụ thể như sau: Sổ tay CL Các kế hoạch Các quy trình kỹ thuật Các hướng dãn biểu mẫu Tầng 1: Sổ tay chất lượng Là tài liệu thuộc tầng cao nhất, do ban lãnh đạo Xí nghiệp ban hành, trình bày chính sách chung về chất lượng, cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của các chức vụ cụ thể của Xí nghiệp , các nguyên tắc chung trong việc thực hiện các yêu cầu của hệ thống chất lượng theo ISO 9001. Tầng 2: Các kế hoạch chất lượng Là cách thức để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp được thể hiện trong các quy trình và hướng dẫn có liên quan. Bao gồm: - Xác định, lập kế hoạch, thiết kế, triển khai, kiểm tra đối với các hợp đồng. - Xác định nhu cầu và cung cấp các nguồn lực, kỹ năng cần thiết. - Xác định và xây dựng hồ sơ chất lượng Tầng 3: Các thủ tục, quy trình kỹ thuật Quy trình là các tài liệu quy định trách nhiệm, cách thức thực hiện và kiểm soát các hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của chất lượng của Xí nghiệp + Trong quy trình trình bày chi tiết các thủ tục thực hiện các quá trình theo yêu cầu của hệ thống chất lượng. + Đối tượng sử dụng tài liệu này là các cán bộ quản lý, nhân viên các phòng ban trong Xí nghiệp . Những tài liệu này không được cấp phát cho những người không có nhiệm vụ. Tầng 4: Các biểu mẫu, hướng dẫn công việc Các hướng dẫn, biểu mẫu bao gồm: các hướng dẫn công việc, các quy định, các tài liệu hoặc các biên bản liên quan đến chất lượng là những bằng chứng ghi nhận kết quả thực hiện công việc nêu trong các quy trình. + Đối tượng sử dụng tài liệu này là những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong Xí nghiệp . Những tài liệu này không được cấp phát cho những người không có nhiệm vụ. + Các tài liệu hệ thống chất lượng đều có thể được sửa đổi, cải tiến khi cần thiết. Toàn bộ hệ thống chất lượng mà Xí nghiệp thiết kế xây dựng sẽ giúp Xí nghiệp quản lý các hoạt động một cách thống nhất, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, giúp cho việc điều hành và đào tạo. Những điều này được xác định khi bắt tay vào xây dựng hệ thống chất lượng nhưng là mục tiêu phải đạt được của việc xây dựng hệ thống chất lượng. 3.1.5. Phân công viết tài liệu, hướng dẫn viết văn bản. Sau khi tổ chức tư vấn cùng lãnh đạo Xí nghiệp đưa ra mô hình hệ thống quản lý chất lượng của Xí nghiệp ở dạng văn bản thì Xí nghiệp cần phải tiến hành viết tài liệu cụ thể. Công việc viết tài liệu phải được Xí nghiệp phân công cán bộ chịu trách nhiệm từng lĩnh vực viết từng tài liệu cụ thể, để đảm bảo thời gian hoàn thành, sát với tình hình thực tế của Xí nghiệp . Các chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn các cán bộ chịu trách nhiệm biên soạn các tài liệu. 3.1.6. Hướng dẫn Xí nghiệp viết tài liệu theo kế hoạch Sau khi tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng cán bộ cụ thể, tổ chức tư vấn và ban chỉ đạo sẽ tiến hành hướng dẫn từng cán bộ được phân công biên soạn dự thảo toàn bộ các tài liệu theo kế hoạch đề ra. Dự thảo các tài liệu của Xí nghiệp phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu tiêu chuẩn theo kế hoạch đề ra và phải đảm bảo phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp . 3.1.7. Xem xét, hoàn thiện các văn bản Việc xem xét, hoàn thiện các văn bản sẽ được tổ chức tư vấn cùng cán bộ có thẩm quyền tiến hành xem xét sau khi các dự thảo tài liệu đã được biên soạn. Đây là công việc hết sức cần thiết đảm bảo cho các tài liệu đảm bảo đầy đủ chính xác. Sau đó tổ chức tư vấn, cùng cán bộ có thẩm quyền đề nghị lãnh đạo Xí nghiệp phê duyệt và ban hành toàn bộ các tài liệu đã dự thảo. 3.1.8. Phổ biến tài liệu Khi tài liệu được ban hành, tổ chức tư vấn sẽ hướng dẫn Xí nghiệp tổ chức lập kế hoạch và tiến hành phổ biến tất cả các tài liệu cho những người có liên quan để mọi người nắm rõ được các tài liệu đã ban hành để đảm bảo thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Phổ biến tài liệu cần được tiến hành nhanh chóng, chính xác, đảm bảo đủ về số lượng và theo từng lĩnh vực cụ thể. 3.1.9. Theo dõi việc thực hiện, cải tiến hệ thống văn bản Sau khi phổ biến tài liệu, những người có liên quan cần nghiên cứu cụ thể để có thể góp ý, bổ sung thêm những điều kiện cần thiết phù hợp với tình hình thực tế của mỗi phòng ban cụ thể của Xí nghiệp. Tổ chức tư vấn sẽ hướng dẫn Xí nghiệp sửa đổi, cải tiến tài liệu qua những ý kiến đóng góp của những người có liên quan, đồng thời theo dõi quá trình thực hiện, góp ý lãnh đạo Xí nghiệp thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo quá trình thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ. 3.1.10.Phổ biến ISO 9000 cho tất cả nhân viên Sau khi hệ thống văn bản được xây dựng, xét duyệt và ban hành, Xí nghiệp tiến hành tổ chức phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp , nâng cao nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 nói chung và ISO 9001 nói riêng. Đồng thời, phối hợp với tổ chức tư vấn đào tạo cách thức tiến hành công việc đã xác định trong văn bản hệ thống chất lượng. Song song với việc đào tạo là tổ chức kiểm tra trình độ nghiệp vụ của từng người tiêu hướng dẫn công việc được giao, cách thức làm việc của mỗi người. Tổ chức thi đua và khuyến khích vật chất các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt quá trình trang bị nhận thức. Phổ biến có thể được tiến hành một lần cho tất cả mọi người hoặc có thể được chia thành một số bước cụ thể. Thời gian cho mỗi lần phổ biến khoảng 0,5 ngày. 3.1.11. Đào tạo đánh giá viên nội bộ Tổ chức tư vấn sẽ giúp Xí nghiệp tiến hành đào tạo về đánh giá viên chất lượng nội bộ, đảm bảo cho các cán bộ chủ chốt của Xí nghiệp có đủ năng lực và số lượng để tự đánh giá hệ thống chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo đối với hệ thống chất lượng. Nội dung đào tạo của khóa học là các cách đánh giá chất lượng, sự cần thiết và mục đích của đánh giá chất lượng nội bộ, các kỹ thuật đánh giá, cách thức tìm kiếm điểm không phù hợp và phân loại chúng, cách điều hành quá trình đánh giá các kiến thức mà tổ chức tư vấn trang bị sẽ giúp cho những chuyên gia của Xí nghiệp có thể tự mình đánh giá được hệ thống chất lượng của Xí nghiệp khi cần thiết. Kết thúc khóa học, các học viên phải trải qua một kỳ thi để có thể được cấp chứng chỉ chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ. Tổ chức tư vấn sẽ cấp chứng chỉ chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ mà từ lực lượng này Xí nghiệp có thể độc lập tiến hành đánh giá hệ thống chất lượng của mình. 3.1.12. Lập kế hoạch, triển khai đánh giá nội bộ Tổ chức tư vấn cùng Xí nghiệp sẽ tiến hành phân định trách nhiệm của cán bộ đánh giá, của trưởng nhóm đánh giá, lập kế hoạch đánh giá trước khi bắt tay vào tiến hành đánh giá. Trong kế hoạch đánh giá sẽ xác định rõ mục tiêu, phạm vi các tài liệu, thời gian, địa điểm, nhân lực và sự cần thiết tham gia hợp tác của các cán bộ nhân viên từ các bộ phận. Thông báo tới các bộ phận, cá nhân liên quan tới kế hoạch đánh giá và xác nhận sự nhất trí của các bộ phận, cá nhân này. Sau khi đã lập kế hoạch đánh giá là việc bắt tay vào việc đánh giá. Trước khi tiến hành đánh giá, các cán bộ đánh giá cần nghiên cứu các tài liệu, sổ tay chất lượng và các quy trình, thủ tục chất lượng để hiểu sâu sắc hơn về hệ thống chất lượng của Xí nghiệp , các thủ tục, quy trình của hệ thống chất lượng liên quan tới bộ phận sẽ được đánh giá. Xem xét sự phù hợp của hệ thống chất lượng đã được lập thành văn bản theo yêu cầu của ISO 9001, chuẩn bị phiếu ghi chép cho những vấn đề, điểm cần làm sáng tỏ trong quá trình đánh giá. Bước đầu tiên của quá trình đánh giá là họp khai mạc với sự tham gia của nhóm đánh giá, đại diện của các bộ phận được đánh giá. Trưởng nhóm đánh giá trình bày kế hoạch đánh giá, các thành viên của đoàn đánh giá, đại diện các bộ phận được đánh giá và giải thích cách thức tiến hành đánh giá được tiến hành các tài liệu và người liên quan. Khi tiến hành đánh giá, các cán bộ đánh giá sẽ so sánh hệ thống chất lượng đang tồn tại ở Xí nghiệp với các yêu cầu của ISO 9001 để thấy sự thực hiện có đúng đắn không, có hiệu quả như thế nào. Xí nghiệp cần kết hợp sử dụng tổng hợp các kỹ thuật đánh giá như phỏng vấn, trao đổi xem xét hệ thống tài liệu, quan sát công việc trong quá trình đánh giá. 3.1.13. Hướng dẫn khắc phục các điểm không phù hợp Việc lập kế hoạch, triển khai đánh giá chất lượng nội bộ sẽ đem lại kết quả mà trong đó sẽ chỉ ra được đâu là những điểm phù hợp với những điểm không phù hợp, tổ chức tư vấn tiến hành khắc phục, bổ sung các điểm không phù hợp này sao cho thành những điểm phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn. 3.1.14. Họp xem xét của lãnh đạo Xí nghiệp Sau khi đã khắc phục được các điểm không phù hợp, Xí nghiệp cần phải tổ chức họp ban lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống chất lượng và xem xét các vấn đề cần cải tiến, điều chỉnh của hệ thống. Họp xem xét của ban lãnh đạo Xí nghiệp nên được tổ chức sau các lần đánh giá chất lượng nội bộ. 3.1.15. Tổ chức đánh giá thử Việc tổ chức đánh giá thử là việc cần thiết trước khi tiến hành đánh giá chính thức đối với việc tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 của Xí nghiệp . Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm mời tổ chức chứng nhận tới tiến hành đánh giá thử để xác định mức độ phù hợp của hệ thống đối với yêu cầu tiêu chuẩn đồng thời giúp cán bộ của Xí nghiệp làm quen với đánh giá chính thức. 3.1.16.Xem xét hướng dẫn Xí nghiệp khắc phục các lỗi sau đánh giá thử Sau khi đánh giá thử kết thúc, các kết quả đánh giá sẽ được kết luận trong "Báo cáo đánh giá thử". Báo cáo này sẽ liệt kê đầy đủ, chi tiết các lỗi cụ thể phục các lỗi này, để đảm bảo khi tiến hành đánh giá chính thức sẽ không còn phát hiện các lỗi tương tự nữa. 3.1.17 Hướng dẫn các công việc chuẩn bị cho chứng nhận Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá trước chứng nhận: nội dung này nhằm xác định xem hệ thống của Xí nghiệp đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa, có được thể hiện một cách hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do Xí nghiệp tiến hành hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện. - Lựa chọn tổ chức chứng nhận: tổ chức chứng nhận đây đánh giá của bên thứ ba là tổ chức đã được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Vì nguyên tắc mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị như nhau, không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Xí nghiệp có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ. - Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hành đánh giá. 3.1.18 Đánh giá chứng nhận Tổ chức chứng nhận được Xí nghiệp lựa chọn tiến hành đánh giá sự phù hợp và sự thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn. Nếu hệ thống Xí nghiệp của Xí nghiệp đã đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu của tiêu chuẩn, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của Xí nghiệp . Sự chứng nhận này là bằng chứng khách quan do bên thứ ba cấp, chứng minh rằng Xí nghiệp có đủ khả năng sản xuất sản phẩm và đáp ứng các dịch vụ có chất lượng cho khách hàng. 3.1.19. Hướng dẫn khắc phục lỗi sau chứng nhận (nếu có) Tổ chức tư vấn sẽ giúp Xí nghiệp thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết để giải quyết những điểm không phù hợp được phát hiện ra trong quá trình đánh giá, cho đến khi tổ chức chứng nhận xác định rằng hệ thống quản lý chất lượng của Xí nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Trong giai đoạn này, Xí nghiệp không chỉ tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại mà còn cần phải tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng của Xí nghiệp . 3.1.20. Kết thúc dự án Sau khi tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 cho Xí nghiệp thì coi như kết thúc giai đoạn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong Xí nghiệp . Tuy nhiên, Xí nghiệp cần phải liên tục cải tiến để tiếp tục duy trì và thực hiện tốt hơn nữa, phát huy hiệu quả hơn nữa của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp . 4.Thực trạng về vấn đề chất lượng quản lý chất lượng của Xí nghiệp Trong quá trình phát triển cuả Xí nghiệp , vấn đề quản lý chất lượng mặc dù đã được ban lãnh đạo quan tâm và đầu tư nhưng chưa được thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất. Việc nghiên cứu và áp dụng những mô hình quản lý chất lượng tiên tiến trong các giai đoạn phát triển của quản lý chất lượng chưa được thực hiện. Xí nghiệp mới chỉ áp dụng mô hình chất lượng, theo nhóm OTK để theo dõi thi công các công trình đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng; Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này chưa thực sự hiệu quả mà còn mất nhiều thời gian trong việc kiểm tra theo dõi. Để đảm bảo công trình được thi công đúng tiến độ và đúng yêu cầu thì nhóm OTK cần phải thực hiện việc theo dõi hàng ngày, hàng ca làm việc. Việc theo dõi của mô hình OTK dựa trên việc đánh giá theo các tiêu chuẩn mà Nhà nước, Bộ ngành quy định nên mô hình này chưa thực sự có tính linh hoạt và mang tính chủ động trong hoạt động quản lý chất lượng của Xí nghiệp . Vì vậy vấn đề quản lý chất lượng đang và sẽ được lãnh đạo Xí nghiệp quan tâm hơn nữa, đầu tư đi sát với tình hình thực tế của Xí nghiệp để đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phấn đấu trong những năm tới các công trình có quy mô lớn, nhỏ của Xí nghiệp thi công đều đạt được là những công trình chất lượng cao. Đứng trước tình hình đó, lãnh đạo Xí nghiệp quyết định tiến hành xây dựng và áp dụng mô hình quản lý chất lượng hiện đại vào Xí nghiệp nhằm nâng cao chất lượng mỗi công trình và tăng khả năng hoạt động quản lý chất lượng trong toàn Xí nghiệp . Lãnh đạo Xí nghiệp đã thấy được ý nghĩa to lớn của việc áp dụng ISO 9000 vào hoạt động quản lý chất lượng, trong việc duy trì và phát triển Xí nghiệp ban lãnh đạo đã định hướng cho hoạt động của hệ thống chất lượng, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho hoạt động quản lý của mình đem lại hiệu quả thiết thực. Sau khi nghiên cứu nghiêm túc vấn đề, tham khảo kinh nghiệm của các doanh nghiệp, tổ chức đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 9000, Xí nghiệp đã quyết định lựa chọn cho mình tiêu chuẩn phù hợp đó là tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000. Sau khi xác định được tiêu chuẩn và phạm vi áp dụng, lãnh đạo Xí nghiệp cam kết thực hiện việc áp dụng ISO 9001 vào hoạt động quản lý chất lượng tại Xí nghiệp và tiến hành lập kế hoạch xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000. Phần III Một số giải pháp về kế hoạch xây dựng và áp dụng hệ thống QLCL theo ISO 9001-2000 tại Xí nghiệp Sông Đà 802 1.1. Phương hướng nâng cao sản xuất nói chung Trong một số năm tới, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp phấn đấu đạt giá trị sản xuất kinh doanh hàng năm như sau: Bảng số 7: Kế hoạch các chỉ tiêu chủ yếu từ năm 2007 đến 2011 Đơn vị tính: tỷ đồng STT Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 A Tổng giá trị SXKD 220,92 232,03 261,25 358,32 387,72 1 Giá trị xây lắp 334,4 191,1 214,4 271,5 254,9 2 Giá trị sản xuất CN 0 5,8 27,0 67,0 112,0 3 Giá trị phục vụ xây lắp 18,9 9,0 14,8 14,8 15,8 4 Giá trị kinh doanh VTTB-PT 6,6 6,19 5,0 5,0 5,0 5 Giá trị nhập khẩu thiết bị 68,74 71,5 88,5 75,1 0 B Cơ cấu trong giá trị XL 138,4 191,9 214,4 71,5 254,9 1 Các công trình TĐ, TL 49,6 125,9 191,2 244,6 197,9 2 Các công trìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5329.doc
Tài liệu liên quan