Đề tài Áp dụng mô hình CTM - CTC trong Tổng Công ty XDCT Giao thông 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 5

1.1. Cơ cấu tổ chức công ty mẹ - công ty con 5

1.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức quản lý các doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con. 5

1.1.2. Khái niệm về Công ty mẹ - Công ty con: 7

1.1.2.1. Công ty mẹ: 7

1.1.2.2. công ty con: 9

1.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình công ty mẹ - công ty con: 10

1.1.4. Thể chế hoá các mối quan hệ giữa CTM và CTC. 18

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ, công ty con. 23

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ. 23

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty con 27

1.3. Quan hệ giữa Công ty mẹ và Công ty con. 28

1.3.1. Quan hệ giữa công ty mẹ Nhà nước với công ty con Nhà nước. 28

1.3.2. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là công ty TNHH một thành viên. 29

1.3.3. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con có số cổ phần chi phối của công ty mẹ. 30

1.3.4. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty cổ phần, vốn góp không chi phối của công ty mẹ. 31

1.4. Các ưu điểm của mô hình CTM - CTC 32

1.5. Kinh nghiệm tổ chức quản lý doanh nghiệp ở các nước phát triển và tổ chức quản lý theo mô hình CTM - CTC ở nước ta. 33

1.5.1. Kinh nghiệm tổ chức quản lý doanh nghiệp ở các nước phát triển. 33

1.5.2. Tình hình thí điểm mô hình CTM - CTC ở nước ta. 36

1.5.3. Dẫn chứng về tổ chức quản lý theo mô hình CTM - CTC trong thực tế: 37

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY XDCT GIAO THÔNG 1 40

2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong Tổng Công ty XDCT Giao thông 1 40

2.1.1. Giới thiệu chung 40

2.1.2. Tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trong CIENCO 1 44

2.2. Đánh giá thực hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng Tổng Công ty XDCT Giao thông 1 55

2.1.1. Về trình độ công nghệ 55

2.2.2. Về liên kết kinh tế 55

2.2.3. Về tổ chức quản lý 57

2.2.4. Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp 59

CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH CTM - CTC VÀO CIENCO 1 61

3.1. Tổ chức công ty mẹ và các công ty con: 61

3.2 Hoàn thiện hội đồng quản trị của CTM và bộ máy quản lý của các CTC 65

3.2.1. Hoàn thiện Hội đồng quản trị của Công ty mẹ 65

3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý của các CTC 70

3.3. Xây dựng mối quan hệ giữa CTM và CTC 71

3.4. Một số biện pháp quản lý phục vụ cho mô hình CTM - CTC 76

3.4.1. CTM quản lý CTC thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 76

3.4.2. Tổ chức thị trường và thực hiện hợp đồng 79

3.4.3. Tổ chức huy động, quản lý sử dụng và bảo toàn vốn 81

3.4.4. Tổ chức nghiên cứu triển khai về sản phẩm mới, công nghệ mới 89

3.4.5. Tổ chức đào tạo CB - CNVC 95

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

 

doc125 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Áp dụng mô hình CTM - CTC trong Tổng Công ty XDCT Giao thông 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng công trình 136 - Địa chỉ: Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội - Công việc chủ yếu: + Xây dựng công trình giao thông + Sửa chữa phương tiện thiết bị giao thông vận tải + Cung ứng vật tư thiết bị + Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn + Xây dựng công trình dân dụng + Kinh doanh vật liệu xây dựng Lợi thế của doanh nghiệp - Có sản phẩm đa dạng, có kinh nghiệm về việc xây dựng kiến trúc Khó khăn của doanh nghiệp: - Hiệu quả sản xuất hấp do vay vốn nhiều - Máy thi công lạc hậu 11. Công ty cơ khí xây dựng công trình 121 - Địa chỉ: Số 2 Dốc Cẩm - Gia Lâm - Hà Nội - Công việc chủ yếu: + Sản xuất kết cấu thép, vật liệu xây dựng, bê tông tươi và cấu kiện bê tông đúc sẵn + Chế tạo sửa chữa máy móc thiết bị xây dựng và vận tải + Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng Lợi thế của doanh nghiệp - Doanh nghiệp tích cực trong việc phát triển công nghệ sản xuất - Tích cực đa dạng hoá sản phẩm Khó khăn của doanh nghiệp - Thiếu vốn phải vay ngân hàng với lãi suất cao 12. Công ty cầu đường 10 - Địa chỉ: An Hưng - An Hải - Hải Phòng - Công việc chủ yếu: + Xây dựng công trình giao thông + Sản suất cấu kiện bê tông đúc sẵn + Xây dựng công trình công nghiệp + Xây dựng công trình dân dụng + Cung ứng vật tư thiết bị + Gia công kết cấu thép và các sản phẩm cơ khí Lợi thế của doanh nghiệp - Doanh nghiệp được thành lập từ lâu, có nhiều kinh nghiệm thi công - Sản phẩm đa dạng Khó khăn của doanh nghiệp - Năng suất chưa cao - Trang thiết bị đã lạc hậu nhiều 13. Công ty vật tư thiết bị giao thông 1 - Địa chỉ: 104 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội - Công việc chủ yếu: + Kinh doanh vật liệu xây dựng + Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị + Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu + Xây dựng công trình giao thông Lợi thế của doanh nghiệp - Doanh nghiệp có lợi thế được kinh doanh xuất nhập khẩu - Đội ngũ cán bộ kinh doanh được đào tạo tốt Khó khăn của doanh nghiệp - Việc tìm hiểu thị trường còn hạn chế chưa phát huy hết lợi thế 14. Công ty công trình giao thông 134 - Địa chỉ: Nhà V10D - trạm 10 - Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội - Công việc chủ yếu: + Xây dựng công trình giao thông + Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn + Xây dựng công trình công nghiệp + Xây dựng công trình dân dụng + Sản xuất vật liệu xây dựng Lợi thế của doanh nghiệp - Là doanh nghiệp trẻ nên năng động trong việc tìm kiếm thị trường - Tích cực đầu tư công nghệ thi công hiện đại Khó khăn của doanh nghiệp - Khó tập trung vốn thi công - Địa bàn hoạt động rộng nên có khó khăn cho việc quản lý 15. Công ty tư vấn xây dựng công trình giao thông 1 - Địa chỉ: Nhà số 10 đường 2/5 Khu A - Nam Thành Công - Hà Nội - Công việc chủ yếu: + Lập dự án đầu tư các công trình giao thông + Thiết kế và lập tổng dự toán các công trình giao thông bao gồm cả công trình kỹ thuật và công trình phục vụ liên quan + Thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế kỹ thuật các công trình giao thông + Thực hiện các công việc tư vấn khác Lợi thế của doanh nghiệp - Doanh nghiệp có lực lượng cán bộ kỹ thuật đông đảo - Tích cực trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật Khó khăn của doanh nghiệp - Thị trường còn hẹp chưa có bước đột phá 16. Công ty tư vấn thí nghiệm vật liệu giao thông 1 - Địa chỉ: 33D Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội - Công việc chủ yếu: + Thí nghiệm vật liệu xây dựng + Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng + Dịch vụ khác + Tư vấn kiểm tra, giám sát chất lượng công trình gt Lợi thế của doanh nghiệp: - Doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc sản xuất kinh doanh - Công nghệ được quan tâm đầu tư Khó khăn của doanh nghiệp - Quy mô vẫn còn nhỏ chưa đáp ứng được các công trình quốc tế - Việc tập trung vốn còn nhiều khó khăn 17. Công ty sản xuất vật liệu xây dựng công trình 1 - Địa chỉ: Hoành Bồ - Quảng Ninh - Công việc chủ yếu: + Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng + Sản xuất xi măng + Vận chuyển hàng hoá Lợi thế của doanh nghiệp - Doanh nghiệp có địa bàn sản xuất kinh doanh thuận lợi _ Công nghệ được quan âm đầu tư Khó khăn của doanh nghiệp - Chưa đa dạng được sản phẩm - Việc tập trung vốn còn nhiều khó khăn. Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên trong năm 2001 như sau: TT Tên các doanh nghiệp Sản lượng (Tỷ đ) Doanh thu (Tỷ đ) Giá trị còn lại TSCĐ (Tỷ đ) Vốn lưu động (Tỷ đ) CBCNV (người) Thu nhập (nghìn.đ/th) Lợi nhuận thực hiện (tr.đ) 1 Công ty cầu 12 219,4 195,9 43,7 133,8 816 1.255 2.960 2 Công ty cầu 14 162,1 148,8 35,5 98,9 785 1.255 1.540 3 Công ty XDCT thuỷ 100,1 88,5 18,3 59,1 985 980 961 4 Công ty CTGT 116 98,3 85,9 17,7 60,9 516 1.050 924 5 Công ty CP XDGT118 83,7 63,7 33,7 75,4 351 1.074 273 6 Công ty XDCT 120 106,7 136,7 24,8 127,5 480 1.050 1.105 7 Công ty đường 122 131,3 118,6 24,9 72,2 658 1.260 1.261 8 Công ty đường 126 85,3 80,5 19,9 33,9 388 1.002 763 9 Công ty CTGT 128 95,6 88,5 17,7 55,5 548 1.006 909 10 Công ty XDCT 136 75,6 63,9 16,3 45,3 568 1.060 515 11 Công ty CKXDCT 121 73,5 74,3 16,9 71,1 456 1.272 1.088 12 Công ty cầu đường 10 119,2 98,6 21,4 66,7 687 1.212 1.193 13 Công ty VTTB giao thông 1 72,6 63,9 13,1 41,3 465 1.290 933 14 Công ty CTGT 134 110,9 90,8 24,5 59,9 657 1.240 1.087 15 Công ty VT XDCTGT 1 18,6 16,5 5,1 15,1 255 1.230 187 16 Công ty VT TNVLGT 1 19,9 17,6 5,2 15,6 286 1.270 200 17 Công ty SXVL XDCT 1 52,6 43,7 14,2 32,6 545 1.275 569 2.2. Đánh giá thực hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng Tổng Công ty XDCT Giao thông 1 Ta có thể đánh giá tổng quát các doanh nghiệp thành viên của CTC trên một số đặc điểm cơ bản sau: 2.1.1. Về trình độ công nghệ Thứ nhất, về thiết bị: Mức độ cơ giới hoá thấp khoảng 45-48%, các thiết bị quá cũ thể hiện chất lượng còn lại trong khoảng 35-68%. Thiết bị chưa được đổi mới nhiều, thiết bị hiện đại chiếm tỷ tọng ít trong khoảng 0 - 15,8^. Tuy đã có một số doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ ở mức trung bình tiên tiến, nhưng tình trạng kỹ thuật của đa số máy móc thiết bị lạc hậu khoảng 2-4 thế hệ Các dây chuyền thi công hiện đại áp dụng công nghệ mới chưa được đầu tư nhiều, nhiều công nghệ tiên tiến chưa được chuyển giao Thứ hai, về trình độ chuyên môn hoá và hợp tác hoá của các doanh nghiệp còn ở mức thấp mới đạt từ 15-62%. Cũng do trình độ chuyên môn hoá hấp, nên mức độ hợp tác hoá cũng thấp. Có doanh nghiệp để thiết bị máy móc nằm chờ, nhưng cũng không ít doanh nghiệp phải đi thuê thiết bị rất nhiều. Chưa tận dụng hết khả năng của các nhân dân, có doanh nghiệp không có việc làm, nhưng cũng có doanh nghiệp phải đi thuê thầu phụ Thứ ba, về chất lượng sản phẩm: nhìn chung các doanh nghiệp đều quan tâm đến chất lượng sản phẩm, nhưng chưa sâu sát lắm nên thỉnh thoảng có xảy ra một vài sự cố không đáng có Thứ tư, bảo vệ môi trường sinh thái, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm nên còn nhiều hạn chế. Vệ sinh công nghiệp chưa được các doanh nghiệp chú ý nên chưa đảm bảo đời sống của CNCNV 2.2.2. Về liên kết kinh tế Các doanh nghiệp trong Tổng công ty chưa có sự liên kết với nhau về vốn, tài chính và thị trường. Các doanh nghiệp không đầu tư vào nhau toạ mối liên kết về vốn. Các doanh nghiệp đều có tài sản cố định riêng, không điều phối được cho nhau, KHCB chưa được tập trung nên không thể có vốn lớn để đầu tư dứt điểm từng dự án. Các doanh nghiệp tự tích luỹ, nên không có khả năng đầu tư lớn, không đổi mới được công nghệ. Các doanh nghiệp tự tìm khách hàng, thậm chí đôi khi còn cạnh tranh, không có sự liên kết hỗ trợ tìm việc làn, phân công thị phần. Các doanh nghiệp không có hệ thống tiếp thị chung, nắm thị trường và thu thập thông tin, cho nên thiếu sức mạnh cạnh tranh. Tổng công ty được thành lập theo hành chính, là con số cộng các doanh nghiệp thành viên. TCT như "mái nhà chung" cho nhiều doanh nghiệp cùng sống chứ chưa phải do nhu cầu liên kết qua quá trình công trình hay tích tụ và tập trung. Sự tập hợp mang tính hành chính làm cho sự gắn bó, liên kết giữa các thành viên trong tổng công ty chưa chặt chẽ, chưa tạo thành một chỉnh thể hữu cơ, tương tác đồng thuận để có thể trở thành một tổng công ty mạnh Sự tạo ghép từ nhiều thành viên khác nhau khiến cho sự nắm bắt và điều hành khá phức tạp. Thậm chí, sự chia cắt về sản phẩm, về thị trường vẫn tồn tại dẫn đến thực tế về sự cạnh tranh cục bộ trong Tổng công ty, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trong cạnh tranh quốc tế. Sự cộng dồn giá trị tài sản, trong đó có những tài sản là tàn dư của các chủ trương đầu tư trong cơ chế cũ để lại đang là gánh nặng cho sự cất cánh của Tổng công ty. Trong khi đó, tổng công ty ít nhận được sự trợ giúp cần thiết từ ngân sách Nhà nước để bổ sung tiềm lực tài chính khiến cho sự phát triển càng khó khăn Hầu hết các doanh nghiệp thành viên được thành lập từ khi Tổng công ty ra đời, đã quen với cơ chế được giao quyền độc lập nên một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đang hoạt động thuận lợi bị gò bó khi hoạt động trong tổ chức tổng công ty, nhưng Nhà nước chưa quy định cụ thể để tháo gỡ nên tổng công ty chưa mạnh dạn tổ chức lại các đơn vị thành viên 2.2.3. Về tổ chức quản lý Mô hình tổ chức Tổng công ty vẫn dựa trên mô hình quản lý trực tuyến và chức năng của thời kỳ bao cấp, không phù hợp với nền kinh tế đã chuyển sang kinh tế thị trường. Thực tế đó đã làm cho quyền tự chủ của các doanh nghiệp thành viên bị hạn chế đi rất nhiều. Đồng thời Tổng công ty cũng chưa thực hiện được sự kiểm soát và chi phối đối với hoạt động của các doanh nghiệp thành viên. Cơ quan Tổng công ty là cấp trung gian, cấp trên của các doanh nghiệp độc lập có tư cách pháp nhân Tổng công ty tìm kiếm được một số hợp đồng, giao cho các doanh nghiệp. Hợp đồng nào mà các doanh nghiệp thấy có lợi, thu nhập cao thì nhận làm, tuy vẫn kêu là lỗ, còn những hợp đồng nào thấy không có lãi hoặc lãi ít thì tuy có nhận nhiệm vụ, nhưng thực hiện không đảm bảo, để chậm tiến độ mà Tổng công ty đã ký hợp đồng. Mấu chốt của vấn đề là Tổng công ty vẫn là cấp trên của các doanh nghiệp, chưa phải là hai pháp nhân kinh tế quan hệ với nhau Tổng công ty không có vốn để đầu tư trực tiếp kinh doanh và quỹ tập trung để đầu tư dứt điểm từng công nghệ và giải quyết những vấn đề mấu chốt về nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tổng công ty chưa có những trung tâm nghiên cứu thiết kế và tư vấn mạnh, nhận thầu tư vấn, thiết kế những công trình phức tạp từ đó tạo việc làm cho đơn vị Về kế hoạch sản lượng Tổng công ty giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế kế hoạch hàng năm cho các doanh nghiệp thành viên để đảm bảo tốc độ tăng trưởng của ngành, quốc gia. Nhưng Tổng công ty chỉ có khả năng cấp được 10 - 20 vốn lưu động cần bổ sung và không giao vốn đầu tư bổ sung để mua sắm thiết bị hoặc đầu tư mở rộng để các doanh nghiệp thành viên thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì thế, các doanh nghiệp thành viên phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao nên doanh nghiệp tuy hạch toán có lợi nhuận, có khi có lợi nhuận cao nhưng không đủ để trả lãi vay ngân hàng Thực tế nhiều lúc Tổng công ty không nắm được một cách cụ thể tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp thành viên nên việc giao nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng năm không sát với khả năng của từng doanh nghiệp, mang tính gò ép gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thành viên Về hợp đồng kinh tế: Các hợp đồng lớn do Tổng công ty ký, còn các hợp đồng dưới mức lớn thì chưa quy định rõ quyền ký kết thuộc tổng giám đốc hoặc tổng giám đốc uỷ quyền hoặc uỷ quyền cho các doanh nghiệp thành viên được quyết định nên thực tế xảy ra việc phân cấp quyết định ký hợp đồng giữa tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên tuỳ tiện, không khuyến khích các doanh nghiệp thành viên chủ động tìm kiếm hợp đồng với đối ác. Về tổ chức nhân sự: Không quy định sự ràng buộc giữa các doanh nghiệp thành viên với Tổng công ty trong việc tuyển dụng, cho thôi việc đối với từng loại chức danh lao động (kỹ sư chính, chuyên viên chính, thợ bậc cao, thợ qua đào tạo...), loại nào thì các doanh nghiệp thành viên phải báo cáo Tổng công ty để điều hoà nội bộ, loại nào doanh nghiệp thành viên được tuyển dụng và tập trung gửi đi đào tạo. Do đó dẫn đến trong lúc doanh nghiệp này đang cần lao động thì doanh nghiệp khác lại điều chuyển đi Về tài chính: Vốn của Tổng công ty là tổng cộng vốn của các doanh nghiệp thành viên. Do đó mới chỉ là tài sản chứ chưa phải thực sự là vốn tài chính. Phần vốn của Tổng công ty còn lại rất ít. Do đó vai trò đầu tư, điều tiết, điều hoà vốn của Tổng công ty chưa được phát huy Khi Tổng công ty bổ sung vốn cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp không có trách nhiệm thanh toán nợ. Khi giao cho các doanh nghiệp thành viên vay, có trách nhiệm thanh toán nợ nhưng nhiều trường hợp các doanh nghiệp thành viên không có khả năng thanh, toán nợ đến hạn. Cả hai trường hợp này Tổng công ty lúng túng trong việc huy động vốn của các doanh nghiệp thành viên khác để thanh toán. Tình trạng thiếu vốn hoạt động của các doanh nghiệp thành viên là hiện tượng phổ biến và nghiêm trọng. Vốn lưu động Nhà nước cấp chỉ đáp ứng được 20%, nhưng số vốn lưu động thực sự hoạt động chỉ bằng 10%. Trong tình trạng thiếu vốn như vậy, doanh nghiệp phải đi vay vốn ngắn hạn và chịu lãi suất cao nên hiệu quả đầu tư thấp, khó thu hồi vốn và khó trả nợ đến hạn, một số doanh nghiệp trước nguy cơ mất khả năng thanh toán. Ngoài ra việc sử dụng vốn ở các doanh nghiệp còn kém hiệu quả. Về đầu tư: Các doanh nghiệp thành viên được thực hiện các dự án đầu tư trong hai trường hợp: một là, Tổng công ty giao cho các doanh nghiệp tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch của Tổng công ty. Hai là, các doanh nghiệp thành viên tự đầu tư những công trình, dự án phát triển không nằm trong các dự án do Tổng công ty trực tiếp điều hành. Nhưng trong cả hai trường hợp này đều không quy định rõ ai là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư. Do đó không xác định rõ trách nhiệm của người chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện đầu tư theo quy chế đầu tư và xây dựng của Chính phủ. 2.2.4. Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp Cán bộ quản lý của Tổng công ty được đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong bộ máy cũ, phần lớn chưa được huấn luyện và đào tạo lại nên còn nhiều hạn chế. Không ít người trong đội ngũ giám đốc doanh nghiệp thiếu kiến thức văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kiến thức kinh doanh, không theo kịp với yêu cầu của cơ chế quản lý mới, cơ chế thị trường. Trong những năm gần đây Tổng Công ty XDCT Giao thông 1 đã mạnh dạn điều chuyển ba giám đốc doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả Việc đầu tư cho công tác đào tạo các giám đốc doanh nghiệp còn hạn chế, chưa có chương trình và kế hoạch cụ thể trong việc đưa các giám đốc đi đào tạo nâng cao trình độ. Trên đây là những nhược điểm rất cơ bản của các doanh nghiệp trong CIENCO 1, mà những nhược điểm xuất phát từ tổ chức quản lý chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường. Chương III Nghiên cứu việc áp dụng mô hình CTM - CTC vào Cienco 1 3.1. Tổ chức công ty mẹ và các công ty con: Chương II luận án đã phân tích thực trạng của Cienco 1. Hiện nay việc xây dựng hạ tầng ở nước ta đang phát triển rất mạnh nhằm đáp ứng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là xây dựng các công trình. Các Tổng công ty khác đang lao vào thị trường này, cạnh tranh với Cienco 1. Đồng thời các hãng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam với ưu thế rất lớn về chất lượng kỹ thuật và công nghệ. Do đó, Cienco 1 phải được hoàn thiện về tổ chức quản lý thì mới có thể tồn tại và phát triển. Chương I luận án đã phân tích, mô hình tổ chức quản lý thích hợp có thể áp dụng vào Cienco 1 là mô hình CTM - CTC. Luận án chọn sơ đồ liên kết theo công nghệ chuyên môn hoá kết hợp với sơ đồ liên kết theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, vì các lẽ sau: Thứ nhất, vốn đầu tư cho công nghệ rất lớn như công nghệ thi công cầu (ván khuôn trượt, đúc hẫng, đúc đẩy, khoan cọc nhồi đường kính lớn...), dây chuyền thi công mặt đường cao cấp... các công ty không thể đầu tư từ A - Z với đầy đủ các loại công nghệ vì vốn đầu tư rất lớn. Thứ hai, do chuyên môn hoá, sẽ dễ dàng hiện đại hoá các CTC. Tuy luận án chọn sơ đồ liên kết theo chuyên môn hoá là chính nhưng phải kết hợp với liên kết theo nhiệm vụ SXKD vì hiện nay các TCT kinh doanh chuyên ngành là chính, nhưng được phép phát triển đa ngành, do đó các ngành không chuyên có thể tổ chức theo nhiệm vụ SXKD. Để thực hiện mô hình CTM - CTC, cơ quan Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc sẽ trở thành CTM, bao gồm: - Các phòng chức năng của CTM. - Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng công trình - Trung tâm công nghệ - Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế. - Trường kỹ thuật nghiệp vụ công trình giao thông. - Các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước. - Xí nghiệp đá quốc lộ 1 - Xí nghiệp thi công cơ giới và xây dựng công trình. Tuỳ theo yêu cầu phát triển có thể thành lập thêm một số xí nghiệp trực thuộc nữa. CTM được tổ chức theo sơ đồ sau: Các chi nhánh, VP đại diện trong nước Các chi nhánh, VP đại diện ở nước ngoài Cơ quan CTM CIENCO 1 Trường KTNV CTGT Xí nghiệp đá QL 1 Xí nghiệp thi công cơ giới & XDCT Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng công trình Trung tâm công nghệ Trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty mẹ Các công ty hạch toán độc lập trở thành các CTC, được tổ chức theo công nghệ chuyên môn hoá và theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Dưới đây là phân tích từng DN để xác định hướng chuyên môn hoá từng DN: - Công ty cầu 12: Tập trung công nghệ để trở thành DN thi công cầu hàng đầu ở Việt Nam, mở rộng việc sản xuất cấu kiện bê tông phục vụ thi công cầu. Do quy mô của công ty khá lớn và hoạt động ở địa bàn khắp cả nước nên từng bước hoàn thành các công ty con trực thuộc Công ty. - Công ty cầu 14: Chuyên sâu việc thi công công trình cầu để trở thành DN hàng đầu về xây dựng cầu trong khu vực. - Công ty xây dựng công trình thuỷ: Phát triển tập trung chuyên sâu vào việc thi công các công trình cảng, kè, thuỷ lợi, công trình biển. Mở rộng việc thi công các công trình cầu. - Công ty công trình giao thông 116: Tập trung chuyên sâu việc thi công các công trình đường bộ, sân bay. Mở rộng thi công các công trình cầu nhỏ. - Công ty cổ phần xây dựng giao thông 118: Đây là công ty cổ phần đầu tiên ở Tổng công ty, định hướng phát triển việc sản xuất đa dạng, thi công đường, sân bay, cầu cống - Công ty xây dựng công trình 120: Có kinh nghiệm thi công đường sắt và đường bộ, nên chuyên sâu các loại sản phẩm này. Phát huy tính chủ động trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường. - Công ty đường 122: Phát triển chuyên sâu việc thi công đường cấp cao và sân bay. Mở rộng phát triển một số sản phẩm khác. - Công ty công trình giao thông 128: Tập trung phát triển việc thi công đường và công trình cầu nhỏ. Đi sâu việc đổi mới công nghệ. - Công ty xây dựng công trình 136: Đi sâu phát triển việc thi công đường và công trình kiến trúc. - Công ty cơ khí xây dựng công trình 121: Tập trung đầu tư công nghệ để sản xuất những sản phẩm cơ khí hiện đại phục vụ việc thi công các công trình giao thông. - Công ty cầu đường 10: Định hướng đi sâu vào phát triển việc thi công các công trình cầu đường, đi sâu vào việc mở rộng thi công các công trình cầu. - Công ty vật tư thiết bị giao thông 1: Tìm hiểu nghiên cứu các thiết bị công nghệ hiện đại để đầu tư cho cả Tổng công ty. - Công trình giao thông 134: Phát triển đa dạng các sản phẩm công trình giao thông. Phát triển các công ty con của mình để quản lý sản xuất được tốt hơn. - Công ty tư vấn xây dựng công trình giao thông 1: Đi sâu vào việc tư vấn xây dựng các công trình giao thông. Phát triển sang các lĩnh vực công trình xây dựng dân dụng, khu công nghiệp, khu đô thị. - Công ty tư vấn thí nghiệm vật liêu giao thông 1: Tập trung vào việc thí nghiệm vật liêu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty. - Công ty sản xuất vật liệu xây dựng công trình 1: Hoàn thiện các dây chuyền sản xuất vật liệu đáp ứng nhu cầu của các Tổng công ty. Đi sâu nghiên cứu các sản phẩm ngoại nhập để dần dần thay thế. Để chuyển các DN thành viên Tổng công ty thành công ty con ta xem xét áp dụng hai giải pháp sau: - Thứ nhất, là thực hiện việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu các DN thành viên, trong đó nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối tại các DN này. Hình thức đa dạng hoá sở hữu có thể là cổ phần hoá hoặc đem góp vốn liên doanh. Vì nhà nước nắm cổ phần chi phối nên đương nhiên công ty cổ phần hoặc công ty liên doanh đó sẽ bị Công ty mẹ chi phối và trở thành công ty con của Tổng công ty. - Giải pháp thứ hai là chuyển DN thành viên thành công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty là chủ sở hữu theo Nghị định 63/ CP của Chính phủ. DN thành viên khi dó mặc dù vẫn có 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước nhưng hoạt động theo Luật DN và chỉ có HĐQT Tổng công ty là tổ chức duy nhất giữ vai trò chủ sở hữu, do đó sẽ chi phối hoạt động của DN thành viên và DN thành viên sẽ trở thành công ty con của Tổng công ty. Dù hoạt động theo hình thức nào, Nhà nước vẫn nắm quyền chi phối đối với công ty mẹ và qua đó nắm quyền chi phối với các công ty con mà không làm ảnh hưởng đến quyền tự chủ của CTM và CTC. Để chuyển các Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình CTM - CTC, có thể thực hiện đồng thời chuyển thành CTM và các DN khác thành các công ty cổ phẩn, công ty TNHH một thành viên do CTM là chủ sở hữu; hoặc thực hiện chuyển các DN thành viên thành công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên trước, sau đó mới chuyển đổi thành CTM. 3.2 Hoàn thiện hội đồng quản trị của CTM và bộ máy quản lý của các CTC 3.2.1. Hoàn thiện Hội đồng quản trị của Công ty mẹ Đối với DN tư hữu về tư liệu sản xuất thì một người chủ hoặc một nhóm người chủ sẽ trực tiếp làm DN. Trong trường hợp, họ không đủ trình độ chuyên môn cần thiết thì họ có thể thuê Giám đốc, thay mặt họ quản lý và điều hành DN. Giám đốc không phải là người có quyền cao nhất, nhưng có quyền chủ động điều hành SXKD theo một số quy định nghiêm ngặt của ông chủ, nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận thu được là tiêu chí quan trọng nhất, cơ bản nhất để đánh giá trình độ quản lý của một Giám đốc, người chủ không tham gia vào quá trình điều hành DN nhưng có quyền quyết định những vấn đề cơ bản quan trọng của DN. Với những cơ chế quản lý trên, ta thấy rằng CNTB đã có những thành công trong công tác quản lý DN. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là vận dụng cơ chế này vào nền kinh tế thị trường XHCN như thế nào? Luật DNNN quy định, có hai loại DN: Loại có HĐQT, ban kiểm soát và loại không có HĐQT. HĐQT thực hiện chức năng quản lý hoạt động DN. Luật cũng quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT: - Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và nguồn lực khác do Nhà nước giao cho DN. - Trình thủ tướng cơ quan quyết định thành lập DN phê duyệt điều lệ DN, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm, trừ các DN quan trọng do Thủ tướng quyết định. - Trình thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước theo phân cấp của Chính phủ các phương án liên doanh, góp vốn, các dự án đầu tư của DN. - Trình thủ tướng Chính phủ hoặc người được thủ tướng Chính phủ uỷ nhiệm, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, kỷ luật Tổng giám đốc hoặc Giám đốc DN. - Trình thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước được Chính phủ phân cấp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, kế toán trưởng DN theo đề nghị của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. - Trình thủ tướng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt quyết toán tài chính hàng trăm của DN. - Phê chuẩn phương án sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn là phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc đề nghị, thông qua quyết toán tài chính hàng năm của các DN thành viên (nếu có), thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của chính phủ. - Quyết định phương án huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu. - Phê chuẩn phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế bộ máy quản lý DN, quy hoạch đào tạo lao động và điều lệ của các đơn vị thành viên, đề nghị thành lập, tách, nhập, giải thể các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật. - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc các đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng Giám đốc. - Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, các đơn vị thành viên trong việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, mục tiêu Nhà nước giao cho DN và thực hiện các quyết định khác của HĐQT. Luật cũng quy định nhiệm vụ quyền hạn của Tổng giám đốc. Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của HĐQT. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của DN và chịu trách nhiệm trước HĐQT, người ra quyết định bổ nhiệm và pháp luật về điều hành DN. Tổng giám đốc hoặc giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong DN. Tổng giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Cùng Chủ tịch HĐQT ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ nhà nư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2374.doc
Tài liệu liên quan